Ôn tập về tiếng việt (Học kì II) – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Ôn tập về tiếng việt

(Học kì II)

 

I – BÀI TẬP

          1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 216.

          2. Lấy dẫn chứng từ văn bản sau đây để minh hoạ cho đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ hành chính và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách này.

 

          3. Trong những câu dưới đây có một số câu sai vì chép thiếu hay thừa một quan hệ từ. Anh (chị) hãy thêm vào hay bỏ bớt quan hệ từ thiếu hay thừa đó.

          – Không nhìn thấy gì trước mắt, suýt nữa thì tôi đã xô người tới va mặt vào một cái đầu tầu điện đen ngòm đậu chết cứng giữa lòng đường. (1)

(Bảo Ninh – Khắc dấu mạn thuyền)

          – Đôi mắt ông bỗng tối sầm, hai hàm răng nghiến nhau… (2)

          – Những anh trẻ muốn mình già lên đi. Còn những anh già lại cố làm ra trẻ. (3)

          – Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến. (4)

(Kim Lân – Vợ nhặt)

          – Tôi trèo lên một đống gạch, đứng ngóng theo làn nước lấp loáng ánh sao xuôi xuôi dòng kênh không biết chảy về đâu. (5)

          – Hóa ra thằng nhỏ đang ngọ nguậy trong nôi thì bị ọc sữa, sữa trào mũi làm cho nó không thở được trong mấy giây. (6)

          – Mai tì tay lên bao lơn cửa nhìn xuống con sông sâu thẳm, nước đỏ lờ đờ, điểm hạt mưa xuân lấm tấm. (7)

(Khái Hưng – Nửa chừng xuân)

          – Nó nằm úp mặt vào đất, nước mắt thấm, xuống làm tảng đất cày nhão, da mặt nó cứng lụi, dính ập vào hòn đất mới cày vỡ. (8)

(Lê Lựu – Thời xa vắng)

          4. Đọc những câu sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.

          – Dùng trâu để cày thì không phải mất tiền mua xăng dầu như các loại máy móc khác. (1)

          – Giàn thiên lí, chính giữa, thấp lè tè, cành lá xum xuê che chiếc bể cạn thả cá vàng và bốn chậu lan đặt trên đôn sứ cũ kĩ, sứt mẻ : hai chậu bạch ngọc và hai chậu nhất điểm. (2)

(Kim Lân – Con Mã Mái)

          – Kiên quyết thực hiện ba giảm : ma túy, mại dâm và tội phạm. (3)

          – Những công trình nghiên cứu, biên soạn tiếng Việt của ông đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (4)

          – Không phải là một cuốn sách viết riêng về Nguyễn Tuân, nhưng tác giả vẫn dành nhiều trang sách để phân tích nghệ thuật của nhà văn này. (5)

          – Mẹ ước ao sau này các con tôi lớn lên bên cạnh người, như cành lá từ cội mọc ra rồi lại rụng về cội, ấm cúng thân thương. (6)

          a) Theo anh (chị), những câu nào trên đây là đúng ?

          b) Những câu sai thì chữa lại thế nào ?

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. a) Để giải quyết câu chuyện một cách “hoà bình”, bá Kiến phải nói với Chí Phèo bằng giọng thân mật, thậm chí “xuống nước”. Mà điều đó tuyệt đối không thể xảy ra trước mắt “bọn dân làng”, vốn xưa nay chỉ thấy một bá Kiến đầy quyền uy.

          b) Chí Phèo thì xưng hô xấc xược mày, tao, lại có ý đe doạ (Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng). Còn bá Kiến, sau hàng loạt thủ thuật “tháo ngòi nổ” : xưng hô nhũn nhặn anh, tôi; giải thích lời lẽ nghiêm trọng của Chí Phèo theo cách ít nguy hiểm nhất (Lại say rồi phải không ?) ; nhiều lần mời mọc (Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước, Cứ vào đây uống nước đã) ; nhận lỗi về phía mình (Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau), y cố gán cho hai bên quan hệ họ hàng (Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy). Và đã là họ hàng với nhau thì theo đạo lí của người Việt, chớ đá đáp nhau (Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả). Thế là Chí Phèo bị khuất phục (Chí Phèo chả biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên). Ở đây, bá Kiến sử dụng quan hệ thân sơ, thay cho quan hộ quyền thế, là do “chiến lược giao tiếp” của y : giải quyết vấn đề sao cho êm đẹp.

Học sinh đọc kĩ văn bản để tìm những dẫn chứng thích đáng về đặc điểm chung (tính chính xác, minh bạch ; tính khuôn mẫu ; tính công vụ) và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ (về chữ viết, về từ ngữ, về kiểu câu, về bố cục, trình bày) của phong cách ngôn ngữ hành chính.

          3. Các câu (1) (của Bảo Ninh trong Khắc dấu mạn thuyền), (4) (của Kim Lân trong Vợ nhặt) và (7) (của Khái Hưng trong Nửa chừng xuân) là đúng. Các câu còn lại là sai vì thiếu hay thừa quan hệ từ, nguyên văn như sau :

          – Đôi mắt ông bỗng tối sầm, hai hàm răng nghiến vào nhau… (2)

(Đoàn Lê – Đất xóm chùa)

          – Những anh trẻ muốn mình già [không có lên] đi. Còn những anh già lại cố làm ra trẻ. (3)

(Bùi Ngọc Tấn – Một thời để mất)

          – Tôi trèo lên một đống gạch, đứng ngóng theo làn nước lấp loáng ánh sao xuôi xuôi trên dòng kênh không biết chảy về đâu. (5)

(Đoàn Giỏi – Đất rừng phương Nam)

          – Hóa ra thằng nhỏ đang ngọ nguậy trong nôi thì bị ọc sữa, sữa trào lên mũi làm cho nó không thở được trong mấy giây. (6)

(Dạ Ngân – Nước nguồn xuôi mãi)

          – Nó nằm úp mặt vào đất, nước mắt thấm xuống làm tảng đất cày nhão ra, da mặt nó cứng lại, dính ập vào hòn đất mới cày vỡ. (8)

(Lê Lựu – Thời xa vắng)

          4. Các câu (2) (của Kim Lân trong Con Mã Mái), (6) (của Trần Thuỳ Mai trong Em Dung) là đúng. Các câu còn lại là không chấp nhận được. Câu (1) : Trâu là một loại máy móc ? Câu (3) : Ma tuý và mại dâm không phải là tội phạm ? Câu (4) : Có thể nói biên soạn tiếng Việt được không ? Câu (5) : Tác giả là một cuốn sách ?

 

 

 

—–

Ôn tập về văn học (Học kì II)

Ôn tập về làm văn

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận