Tổng kết phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Tổng kết phương pháp

đọc – hiểu văn bản văn học

 

I – BÀI TẬP

          1. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 182.

          2. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 182.

          3. Đọc – hiểu văn bản văn học yêu cầu học sinh phải đọc như thế nào ?

          4. Làm thế nào để học sinh tự hiểu được văn bản văn học ?

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. Thông thường, người ta hiểu đất nước như một địa bàn cư trú, một phạm vi lãnh thổ của một dân tộc, quốc gia. Đó là cách hiểu bề ngoài. Nguyễn Khoa Điềm nêu ra một ý niệm Đất Nước trong chiều sâu văn hoá, ngôn ngữ, phong tục, đưa ta đến một cảm nhận mới : Đất nước trong thế giới tinh thần, trong tâm linh. Phân tích nội dung từng câu thơ ta sẽ hiểu điều đó. Từ đó, có thể nêu ý kiến bình luận khẳng định cái mới trong bài Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm so với một số bài thơ cùng viết về đất nước khác.

          2. Đoạn văn kể chuyện chiến sĩ Việt bị thương và phải nằm lại trong khi đơn vị vẫn tiến lên phía trước. Việt bị thương ở mắt, không thấy gì, tay sưng đau, chỉ còn thính giác và ý nghĩ đang hoạt động. Nhà văn miêu tả cảm giác và dòng ý nghĩ của Việt khi được biết quân địch đang chạy qua chỗ nằm của mình mà anh không nhìn thấy. Chỉ một đoạn văn mà làm hiện lên một con người sống động, vừa ngây thơ, hồn nhiên vừa tự tin, tự hào, không chút run sợ trước kẻ thù ngay cả khi rơi vào trận địa địch, mắt không thấy gì và hai bàn tay bị thương, có thể nói là rơi vào tình trạng gần như không còn sức chiến đấu nữa. Việt đâu phải chỉ chiến đấu với địch. Anh phải chiến đấu với cái đói, vói lũ ruồi, với cái cơ thể không thể tự điều khiển được của chính anh.

          Nhà văn đã chọn một tình huống thật éo le để miêu tả tinh thần chiến đấu của nhân vật. Niềm tin, tình đồng đội, tình gia đình, lòng căm thù giặc là sức mạnh của Việt.

          3. Đọc – hiểu văn bản đòi hỏi học sinh phải tự học, tự đọc, không thể chỉ ghi chép và học thuộc các lời giảng của thầy, cô như trước nữa. Học sinh phải đối diện với văn bản, đọc hiểu từ ngữ, câu, đoạn, xác định lời trong văn cảnh là của ai, hàm ý của nó,… để hiểu hình tượng vãn học do ngôn từ gợi lên, hiểu ý nghĩa, thấy được cái hay, cái đẹp của văn bản. Chỉ khi nào ấn tượng của mình phù hợp với văn bản, với bài giảng thì mới được coi là hiểu.

          Đọc – hiểu đòi hỏi phải luôn thắc mắc và phát hiện những chỗ khác thường trong lời văn và tìm cách lí giải các hiện tượng ấy. Đặc biệt là hiểu được mạch ý trong bài văn, bài thơ, mới theo dõi được cách tư duy của tác giả.

          4. Tự hiểu tức là tự mình hiểu một cách độc lập, không dựa dẫm vào ý kiến của người khác. Từ câu trả lời của câu hỏi ở Bài tập 3, học sinh suy nghĩ, nêu ra câu trả lời của mình.

 

 

—–

Hình thức trình bày văn bản

Luyện tập về cách tránh một số loại lỗi lo gích

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận