Luyện tập về cách tránh một số loại lỗi lo gích – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Luyện tập về cách tránh

một số loại lỗi lo gích 

 

I – BÀI TẬP

          1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 176.

          2. Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

          – Quả là “đông như hội”, người già thích cánh với người trẻ, áo the thâm trộn lẫn với áo phông, chen chúc trên một khoảng đất rộng trước sân đình. (1)

          – Giọng hát của nó thật hay nhưng món ăn nó nấu còn ngon hơn nhiêu. (2)

          – Nguyễn Tuân dạy anh nâng cái nghề viết thành một tôn giáo còn mình là một tín đồ, câu chữ là thánh thần chứ không phải là tay sai muốn dùng sao cũng được, có những chừ chưa phải cái mặt mình được dùng, có thích mấy cũng thôi, phải đợi đủ tài đủ đức, xứng với nó mới dúm dùng. (3)

          – Trong mắt hắn, cô sinh viên má ửng hồng, da mịn mùng ấy là người đẹp lí tưởng, không như những cô gái cục mịch khác hắn vẫn thường gặp. (4)

          – Cần phải lưu ý phòng ngừa ốc bươu vàng, rầy nâu và các loại sâu bọ có hại. (5)

          – Mọi vật đều buồn một cách lưng chừng, xui lòng tôi cũng không đủ cớ mà buồn nữa kia, phải chịu ngùi ngùi một cách vô lí. (6)

          – Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. (7)

          – Mẹ tôi ôm lấy tôi, để cằm vào đầu tôi mà day đi day lụi, lấy áo bông mà ủ vào người tôi, rồi tôi thấy mắt mẹ tôi lại chan chứa mấy hàng lệ, cứ sẽ sẽ mù chảy xuống áo bông, cầm lại không được. (8)

          – “Số đỏ” là kiệt tác số một trong giới văn xuôi Việt Nam . (9)

          – Dịp lễ Giáng sinh vừa qua, ngài bế con chó cưng đi họp, và đã hát cùng với nó trước mặt các quan khách. (10)

          a) Theo anh (chị), những câu nào trên đây là câu đúng ?

          b) Những câu sai thì chữa lại thế nào ?

          3. Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

          – Người phụ nữ đeo một cái tay nải nặng, dáng vừa đi bộ từ ga xe lửa về, không có cái vẻ ngác ngơ lạ lẫm, nhưng hai con mắt đậm nỗi bồi hồi. (1)

          – Hai chân Mậu chồm dậy, quỳ trên giường, liều mạng ngó ra sau vườn qua lỗ thông hơi bên tường. (2)

          – Hăm hở nhất là những con người vừa mới bước đến ngưỡng cửa cuộc đời với hai bùn tay chưa khô vết mực và rất nhiều mộng đẹp trong đầu, những giấc mộng hết sức lớn lao và trong sạch. (3)

          – Nước mắt các bô lão ròng vòng, tống tiễn ông một chén rượu rồi cùng phục xuống lạy. (4)

          – Miệng người đàn bà mếu máo gọi, ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm ì ấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. (5)

          – Tay viên giám thị chắp sau đít, đi tới đi lui giữa căn phòng quen thuộc. (6)

          – Tôi cầm phấn đưa lần cao và tưởng đến những bước chân vụng dụi của ngày xưa. (7)

          – Những con mắt rất ảo não, rất ngậm ngùi như thương lẫn cho nhau, nổi cho nhau tất cả nỗi buồn mênh mông của đời mình. (8)

          – Khiếp sợ, mồ hôi Tổng trấn tuôn vã như tắm, vội vàng nhét ngọc vào rương, khoá kĩ, nhưng ánh sáng vẫn chiếu ngợp cả phòng. (9)

          – Lãng lại ngắm bàn tay Đào và, qua bàn tay, hắn thấy lại hình ảnh Đào ngồi bên chiếc nồi bảy bằng đồng đặt trên ba hòn đá, ngay bên dòng suối, giữa khung cảnh âm u, hùng tráng của núi rừng dưới bóng đêm vừa mới khai nguyên. (10)

          a) Theo anh (chị), những câu nào trên đây là câu đúng ?

          b) Những câu sai thì chữa lại thế nào ?

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. a) Những câu (1), (4), (6), (8) là câu đúng. Câu (1) trích từ Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù ; câu (4) : Anh Đức – Đất; câu (6) : Vũ Hạnh – Bút máu ; câu (8) : Nguyên Hồng – Mợ Du.

          b) Những câu còn lại là câu sai.

          – Ở câu (2), chính Dít, chứ không phải hai chân Dít, “ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân”. Nguyên văn của Nguyễn Trung Thành (Rừng xà nu) : Dít đã ngồi sụp xuống trước mặt anh, hai chân xếp về một bên, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân.

          – Ở câu. (3), chính chị, chứ không phải hai tay chị, “thế chân ông cụ”. Nguyên văn của Ma Văn Kháng (Mùa lá rụng trong vườn) : Chị liền thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực.

          – Ở câu (5), chính hắn, chứ không phải tay áo hắn, “cười rồi lại ăn”. Nguyên văn của Nam Cao (Chí Phèo) : Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn.

          – Ở câu (7), chính thằng bé, chứ không phải mắt thằng bé, “ôm chặt lấy bố”. Nguyên văn của Nguyễn Công Hoan (Tinh thần thể dục) : Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố.

          Những câu sai ở bài tập này đều có một điểm chung : câu viết buộc người ta phải hiểu bộ phận của một người lại thực hiện một hành động, mà lẽ ra chính chủ thể của bộ phận ấy mới có khả năng làm điều đó.

a) Những câu (3), (6), và (8) là câu đúng. Câu (3) trích từ Nguyễn Khải – Tạp văn ; câu (6) : Xuân Diệu – Toả nhị kiều ; câu (8) : Nguyên Huy Tưởng – Cái đời tôi.

          b) Những câu còn lại là câu sai.

          – Câu (1) : Nói áo the thâm, là xét về loại áo và màu sắc (the là loại vải thưa, thường dùng để may áo dài kiểu cổ ; thâm là màu đen), trong khi nói áo phông, là chỉ xét về chất liệu vải và kiểu áo ; như thế miêu tả ở đây không nhất quán. Cách chữa đề nghị : áo the trộn lẫn với áo phông ; hoặc áo the thâm trộn lẫn với áo phông đủ màu sắc.

          – Câu (2) : Người viết muốn so sánh về mức độ mà thôi, chứ không phải so sánh hay với ngon. Cách chữa đề nghị : Giọng hát của nó thật tuyệt vời,nhưng món ăn nó nấu còn tuyệt vời hơn nhiều.

          – Câu (4) : Nói những cô gái cục mịch khác tức là cho cô sinh viên ấy cũng cục mịch, một sự kiện mâu thuẫn với lời khẳng định đó là người đẹp lí tưởng. Cách chữa đề nghị : bỏ từ khác.

          – Câu (5) : Như thế thì rầy nâu không phải là sâu bọ có hại ? Cách chữa đề nghị: Cần phải lưu ý phòng ngừa ốc bươu vàng, rầy nâu và các loai sâu bọ có hại khác.

          – Câu (7) : Như thế thì sắc sảo về ngôn từ không phải là hay về nghệ thuật ? Cách chữa đề nghị : Bài thơ hay về nghệ thuật, đặc biệt là sắc sảo vê ngôn từ.

          – Câu (9) : Giới là lớp người phân theo một đặc điểm nào đó, như nghề nghiệp, địa vị xã hội, v.v. Như thế, Số đỏ là người ? Cách chữa đề nghị : bỏ từ giới.

          – Câu (10) : Con chó cưng cũng hát ? Cách chữa đề nghị : Dịp lễ Giáng sinh vừa qua, trong một buổi họp, ngài bế con chó cưng, hát trước mặt cúc quan khách.

          a) Những câu (1), (3), (7), (8) và (10) là câu đúng. Câu (1) trích từ Ma Văn Kháng – Mùa lá vụng trong vườn ; câu (3) : Lê Vĩnh Hoà – Mưa muộn ; câu (7) : Trần Duy Phiên – Nắng đẹp sân trường ; câu (8) : Nam Cao – Sống mòn ; câu (10) : Phan Du – Tình máu lửa.

          b) Những câu còn lại là câu sai.

          – Câu (2) : Hai chân Mậu ngó ra sau vườn ? Nguyên văn : Mậu chồm dậy, quỳ hai chân trên giường, liều mạng ngó ra sau vườn qua lỗ thông hơi bên tường (Nguyễn Khắc Phê – Thập giá giữa rừng sâu).

          – Câu (4) : Nước mắt của các bô lão tống tiễn ông một chén rượu ? Nguyên văn : Các bô lão nước mắt ròng ròng, tống tiễn ông một chén rượu rồi cùng phục xuống lụy (Nguyễn Văn Xuân – Về làng).

          – Câu (5) : Miệng người đàn bà ngồi xệp xuống ? Nguyên văn : Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lụi buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy (Nguyễn Minh Châu – Chiếc thuyền ngoài xa).

          – Câu (6) : Tay viên giám thị đi tới đi lui ? Nguyên văn : Viên giám thị chắp tay sau đít đi tới đi lui giữa căn phòng quen thuộc (Trang Thế Hy – Nắng đẹp miền quê ngoại).

          – Câu (9) : Mồ hôi của viên Tổng trấn lại thực hiện cái hành động nhét ngọc vào rương ? Nguyên văn : Tổng trấn khiếp sợ, mồ hôi tuôn vã như tắm, vội vàng nhét ngọc vào rương, khoá kĩ, nhưng ánh sáng vẫn chiếu ngợp cả phòng (Vũ Hạnh – Chất ngọc).

 

 

—–

Diễn đạt trong văn nghị luận

Thuốc (Lỗ Tấn) – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận