Bài tập Toán 6: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Đang tải...

Bài tập Toán 6: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Cùng Hoc360.net kiểm tra, hệ thống lại kiến thức môn Toán qua các dạng bài tập về Bài tập Toán 6: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình học, chuẩn bị cho kỳ thi, kỳ kiểm tra sắp tới. Mời các em tham khảo và tải về. Chúc các em học giỏi!

Bài tập toán 6. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

1, Lý thuyết

– Một tập hợp có thể có 1 pt, 2 pt, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Ký hiệu là Ø.

– Nếu mọi phần tử thuộc tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập con của B. Ký hiệu A C B

– Nếu mọi phần tử thuộc tập hợp A đều thuộc tập hợp B và ngược lại thì A = B

– Tập rỗng là con của mọi tập hợp và là con của chính nó.

2, Bài tập

Bài 1. Hãy biểu diễn các tập hợp sau và chỉ ra mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử.

a) Viết tập hợp A gồm các số nằm bên trái số 5 trên trục số.

b) Viết tập hợp B gồm các số tự nhiên có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục.

c) Viết tập hợp C gồm các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng các chữ số = 4.

d) Viết tập hợp D gồm các số tự nhiên có hai chữ số mà tích các chữ số là 6.

e) Viết tập hợp E gồm các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng các chữ số bằng tích các chữ số của số đó.

f) Viết tập hợp F gồm các số có 3 chữ số chia hết cho 7.

g) Viết tập hợp G gồm các số có 4 chữ số chia 5 dư 1 không vượt quá 5006.

Bài 2. Các tập hợp sau được biểu diễn dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng. Em hãy biểu diễn lại bằng cách liệt kê các phần tử.

a) A = {x ∈ N │4 ≤ x < 17 và x ⋮ 2 } b) B = {x ∈ N* │x <5} c) C = {x ∈ N │23< x ≤ 63 và x chia 4 dư 2}       

d) D = {x ∈ N │x = k.k với k = 1; 2; 3; 4; 5; 6} e) E = {x ∈ N │x = 3k + 1 với k = 1;2;3;4}

Bài 3. Dựa vào mô tả tính chất đặc trưng, em hãy biểu diễn lại mỗi tập hợp theo phương pháp liệt kê và chỉ ra có bao nhiêu phần tử trong tập hợp đó.

a) Tập hợp B bao gồm các số tự nhiên x mà x – 17 = 10

b) Tập hợp C bao gồm các số tự nhiên x mà 12 – x = 0

c) Tập hợp D bao gồm các số tự nhiên x mà 16 : x – 2 = 0

d) Tập hợp E bao gồm các số tự nhiên x mà 0 . x = 0

e) Tập hợp F bao gồm các số tự nhiên x mà 0 : x = 3

Bài 4. Cho tập hợp A = { 3; 8; m}. Hãy viết ra tất cả các tập con của A

Bài 5. Cho tập hợp A = { 1; 3; 5; 7}; B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10} ; C = {Ø} và Ø

Hãy dùng các ký hiệu …… điền vào chỗ trống sau:

A………….B; A ………..N; B………….N*; Ø…………A; Ø………….B; Ø ………….C; Ø…………… Ø; Ø…………{0};

C………..A; C …………B; C…………. Ø; 5…………A; {5} …………A; {2; 5}………….A; {2; 5} …………….B; {3; 7} …………A;

{3: Ø}………..A; 9…………..A; {2; 6; 10}……………B; 0…………B; A …………{0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}; {0; 2; 4; 11}……….B

 

Xem thêm:

Bài tập Toán 6 nâng cao: Tập hợp số tự nhiên

Hai phân số bằng nhau – Toán lớp 6

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận