Thân bài – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Thân bài

I – BÀI TẬP

          1. So sánh những điểm khác nhau giữa thân bài và mở bài (nhiệm vụ, bố cục và cấu trúc).

          2. Đọc bài văn sau đây và chỉ ra nội dung chính của các đoạn văn trong phần thân bài.

VAI TRÒ CỦA THỜI TIẾT, KHÍ HẬU,

NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN

          (1) Hai chủ đề có quan hệ chặt chẽ với nhau và nhấn mạnh vai trò quan trọng của khí tượng, thuỷ văn và các khoa học vật lí địa cầu liên quan đối với sự tiến bộ của loài người, phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, giảm đói nghèo, đồng thời thừa nhận vai trò và trách nhiệm của các cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia nói riêng và của cộng đồng quốc tế nói chung đối với nguồn tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước trong tương lai.

          (2) Thời tiết và khí hậu luôn luôn tác động đến đời sống và các hoạt động của con người. Ngược lại, nhiều hoạt động thiếu tính khoa học của con người đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như xoáy thuận nhiệt đới , lũ lụt, hạn hán và những sóng nhiệt ngày càng gia tăng, đe doạ đáng kể tới sự phát triển bền vững.

          (3) Cùng với sự tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hoá, nhu cầu về nước ngọt ngày càng tăng. Đây là sức ép lớn đối với nguồn tài nguyên vốn ít ỏi trên trái đất. Sự khan hiếm nguồn nước càng gay gắt hơn khi mức độ của các loại thiên tai liên quan đến nước cũng đang có xu hướng gia tăng, là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Cùng đó là sự suy giảm chất lượng nước do bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các hoá chất bảo vệ thực vật đang được sử dụng quá nhiều trong nông nghiệp. Nhân Ngày Nước thế giới và Ngày Khí tượng thế giới năm nay, WMO cảnh báo mọi người về vai trò của thời tiết, khí hậu và nước đối với sự phát triển bền vững, kêu gọi hành động chung của cộng đồng quốc tế bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước trong tương lai.

          (4) Nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã chính thức phê chuẩn hàng loạt Công ước và Nghị định thư quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu : Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-dôn, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Ki-ô-tô về giảm phát thải khí nhà kính,… Sự tham gia tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện những cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với các Công ước trên đã và đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

          (5) Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, những đặc điểm khí hậu và thời tiết của Việt Nam rất phức tạp. Trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam, hầu như nơi nào cũng phải chịu ảnh hưởng của những bất thường do khí hậu, thời tiết với những mức độ khác nhau. Cơn bão Lin-đa hình thành nhanh chóng và bất ngờ đổ bộ vào Nam Bộ cuối năm 1997 là hiện tượng chỉ lặp lại trong khoảng gần một trăm năm ở vùng này. Cuối năm 1998 chỉ trong vòng một tháng, ba cơn bão liên tiếp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, đây cũng là một kỉ lục về số lượng bão đổ bộ tập trung vào một khu vực trong một thời gian ngắn. Hạn hán ở Việt Nam cũng xảy ra ở nhiều nới với quy mô và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt, hạn hán nghiêm trọng kéo dài xảy ra ở phần lớn các vùng trên cả nước năm 1998 – 1999 do hậu quả của En Ni-nô đã mang lại những hậu quả nặng nề với đời sống của nhân dân ở nhiều vùng trong cả nước, nhất là các tỉnh ở Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía bắc. Hạn hán, cháy rừng u Minh năm 2002 và từ cuối năm ngoái đến nay, hạn hán đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề đối với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hàng loạt thiên tai khác với quy mô nhỏ hơn như lũ quét, lốc tố, vòi rồng, v.v. cũng gây những thiệt hại không nhỏ. Điển hình có thể kể đến trận lũ quét ở Mường Lay xảy ra năm 1996, dẫn đến phải di chuyển toàn bộ tỉnh lị Lai Châu về Điện Biên Phủ.

          (6) Ngành khí tượng thuỷ văn đã nỗ lực góp phần giảm nhẹ thiệt hại do các hiện tượng khí hậu thời tiết bất thường gây ra cũng như quản lí nguồn nước tốt hơn. Hệ thống quan trắc được tăng cường để theo dõi diễn biến các hiện tượng khí tượng thuỷ văn, thu thập đầy đủ và chính xác hơn các số liệu phục vụ việc cảnh báo và dự báo thiên tai bão, lũ. Hệ thống thông tin liên lạc giữa Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia với các cơ quan chỉ đạo phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và phương tiện thông tin đại chúng cũng được nâng cấp, cải thiện đáng kể. Các bản tin dự báo, cảnh báo đã được đưa đến các đối tượng sử dụng kịp thời và đầy đủ hơn. Thời gian tới, ngành khí tượng thuỷ văn tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của mình, phối hợp các ngành hữu quan trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, hợp tác chiến lược với các tổ chức quốc tế, tập trung cải thiện khả năng dự báo, nhất là những biến động nguy hiểm của thời tiết, nâng cao chất lượng công tác cảnh báo kịp thời hơn, chính xác hơn và có độ tin cậy cao ; nâng cao chất lượng dự báo khí tượng, thuỷ văn, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, phục vụ ngày càng hiệu quả cho sự phát triển bền vũng của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

(Theo Bùi Văn Đức, báo Nhân Dân điện tử, ngày 23 – 3 – 2005)

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. Điểm khác biệt giữa phần thân bài và phần mở bài đã được sách giáo khoa nêu lên rất rõ :

          – Nếu như phần mở bài có nhiệm vụ nêu iên vấn đề trọng tâm thì phần thân bài có nhiệm vụ triển khai và lạm sáng tỏ vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài. Cho nên phần này còn gọi là phần giải quyết vấn đề. Đây là phần chính, phần quan trọng nhất, dài nhất của bài văn nói chung và văn nghị luận nói riêng.

          Nếu như ở phần mở bài, vấn đề trọng tâm được coi là một luận điểm trung tâm, thì phần thân bài sẽ cụ thể hoá luận điểm trung tâm ấy bằng các luận điểm bộ phận. Mỗi luận điểm bộ phận được phát triển bằng các luận cứ. Luận cứ được xây dựng bằng các lí lẽ và những dẫn chứng cụ thể.

          – Nếu mở bài là một đoạn văn thì thân bài bao gồm nhiều đoạn văn. Tuỳ vào mức độ nội dung của luận điểm bộ phận hoặc luận cứ mà người viết xây dựng các đoạn thân bài. Nếu luận điểm bộ phận có nội dung ít, đơn giản thì mỗi luận điểm bộ phận là một đoạn của thân bài. Nếu luận điểm bộ phận có nội dung lớn, phong phú, thì mỗi luận cứ trong đó được coi là một đoạn của thân bài.

          – Mỗi đoạn thân bài tập trung làm nổi bật một ý chính. Ý chính ấy thường được nêu bằng câu chủ đề. Nó có thể đặt ở đầu đoạn hoặc có thể đặt ở cuối đoạn. Nếu câu chủ đề đặt ở đầu đoạn thì ta có đoạn văn diễn dịch, vì các ý phát triển đoạn văn này đều tập trung làm nổi bật câu chủ đề ấy. Nếu câu chủ đề đặt ở cuối đoạn ta có một đoạn văn quy nạp. Cũng có khi phối hợp cả diễn dịch và quy nạp ta có đoạn văn tổng – phân hợp.

          Giữa các đoạn văn thường có câu hoặc từ (cụm từ) chuyển tiếp nhằm nối đoạn này với đoạn khác, tạo cho ý của bài văn được liền mạch.

          2. Học sinh tự làm.

 

 

—–

Kiểm tra văn học – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Giá trị của văn học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận