Giá trị của văn học – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Giá trị của văn học

I – BÀI TẬP

          1. Vì sao con người lại cần đến văn học ?

          2. Giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật chỉ những phẩm chất nào của tác phẩm văn học ?

          3. Tại sao những tác phẩm văn học viết về các hiện tượng xấu xa, tiêu cực trong đời sống lại có giá trị thẩm mĩ ?

          4. Tại sao các tiểu thuyết tuy được sáng tạo bằng hư cấu, “bịa đặt” song lại gây hứng thú và mối quan tâm sâu sắc cho người đọc ?

          5. Giá trị nhận thức của văn học khác giá trị nhận thức khoa học như thế nào ?

          6. Giá trị giáo dục của văn học khác các giá trị giáo dục thông thường ở chỗ nào ?

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. Có thể suy nghĩ và phân tích các lí do khiến con người cần đến văn học nghệ thuật như sau :

        – Văn học là những sáng tác đẹp (thẩm mĩ). Con người vốn thích cái đẹp cho nên họ thích văn học.

        – Văn học thoả mãn nhu cầu giải trí, tưởng tượng, giải toả tâm lí cho con người.

        – Văn học giúp chúng ta hiểu về con người và cuộc đời (nhu cầu hiểu biết của con người rất lớn, nhiều mặt).

        Học sinh phân tích, giải thích và nêu ví dụ chứng minh.

          2. Giá trị thẩm mĩ của văn học phản ánh các giá trị thẩm mĩ của tự nhiên và xã hội : người đẹp, hành vi đẹp, cảnh đẹp, hoặc các thái độ thẩm mĩ của con người như lòng xót thương, sự chế nhạo, sự tôn vinh,… Hoài Thanh có lần nói : “Tìm cái đẹp trọng tự nhiên là nghệ thuật”. Giá trị nghệ thuật là giá trị của các phương tiện là những con người cụ thể, nhưng đó còn là hình ảnh của lớp lớp những người con của Tây Nguyên anh dũng.

          Câu 2. Trước hết học sinh cần liệt kê ra các nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm được nêu trong đề, sau đó xem xét và phân loại. Có thể thấy, trong các tác phẩm ấy, nhân vật phụ nữ thường được khắc hoạ trên ba phương diện (tính cách, phẩm chất, đặc điểm). Đó là những người phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (Mị trong Vợ chồng A Phủ ; vợ Tràng trong Vợ nhặt; người vợ trong Chiếc thuyền ngoài xa) ; thứ hai là những người phụ nữ đầy ý chí và nghị lực mạnh mẽ, trong đấu tranh cách mạng như Chiến (Những đứa con trong gia đình) ; thứ ba là những người phụ nữ như bà Hiền (Một người Hà Nội), tiêu biểu cho lớp người Hà Nội thanh lịch, “những hạt bụi vàng” của đất kinh kì – là hình ảnh của Hà Nội ngàn năm văn hiến.

 

 

 

—–

Kiểm tra văn học – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Trả bài viết số 5 – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận