Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Đang tải...

Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhà nước có vai trò như thế nào đối với kinh tế thị trường? Đây không phải là câu hỏi mới về mặt lịch sử, nó đã xuất hiện trong các lý thuyết kinh tế – chính trị từ hơn hai trăm năm nay. Sự hiện diện liên tục cho đến nay của những thảo luận xung quanh câu hỏi trên nói lên rằng quan hệ tương tác giữa nhà nước với sự phát triển kinh tế thị trường thường xuất hiện tình huống có vấn đề.

Cách đặt vấn đề của những cuộc thảo luận: 1/ Cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ sự can thiệp của nhà nước và những người phản đối sự can thiệp đó trong nền kinh tế sẽ chẳng mấy ý nghĩa, nếu nó chỉ hướng đến luận chúng sự “cần hay không cần” những can thiệp của nhà nước trong kinh tế thị trường; 2/ Nói cách khác một cách tiếp cận hữu ích là phải đi tìm cơ chế, phạm vi can thiệp hợp lý của nhà nước và xây dựng bộ máy nhà nước thích ứng trong nền kinh tế thị trường? Thực tế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự gia tăng sản xuất của nó cho thấy: “chính phủ tốt không phải là món xa xỉ, mà là một điều kiện cần thiết sống còn. Không có một nhà nước hữu hiệu thì không thể có sự ổn định cả về kinh tế lẫn về mặt xã hội” (Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới – 1997).

1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trước hết chúng ta cần nắm một cách đại thể khái niệm “kinh tế thị trường” trước khi đi tìm hiểu sâu hơn chủ đề chính của tiết này.

Một cách đơn giản thì kinh tế thị trường được hiểu đó là nền kinh tế được tổ chức trên cơ sở sự tự điều tiết của thị trường, trong đó sự phối hợp hành vi mua và bán được thực hiện nhờ sự tác động qua lại trên thị trường giữa những người sản xuất tự do và những nhu cầu cá nhân của người mua.

Nền kinh tế thị trường được tổ chức trên nhũng nguyên tắc căn bản sau đây: 1/ Tự do kinh doanh; 2/ Sự đa dạng của các chủ sở hữu về tư liệu sản xuất; 3/ Quan hệ thoả thuận giữa các chủ thể kinh tế.

Để hình dung đầy đủ khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần nhớ lại bối cảnh lịch sử liên quan đến những thay đổi quan trọng nhất của những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX – sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Giai đoạn trước những biến động nói trên, nền kinh tế của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa hoạt động trên cơ sở kế hoạch do các nhà hoạch định chính sách trung ương soạn thảo và dưới sự điều tiết chung của nhà nước đối với mọi khâu hoạt động của nền kinh tế. Ở đó việc xã hội sản xuất loại hàng hoá và dịch vụ nào, sản xuất bao nhiêu, ai là người sản xuất và ai được phép tiêu dùng.v.v. đều do các nhà hoạch định của chính phủ quyết định, về bản chất đó là nền kinh tế phi thị trường. Giá đỡ về lý luận của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung đó là lý thuyết cho rằng chỉ có nhà nước (chính phủ) mới tổ chức được các hoạt động kinh tế hướng đến nâng cao phúc lợi kinh tế của đất nước với tư cách tổng thể. Không thể phủ nhận một số hiệu quả tích cực của mô hình kinh tế này trong thời điểm nhất định, chang hạn khả năng tập trung nguồn lực kinh tế để rút ngắn thời gian công nghiệp hoá ở Liên Xô trước những năm 40 của thế kỷ XX. Nhung những hệ quả tiêu cực của nó là rất lớn và đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của hệ thống kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay hầu hết các nước đã từng có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã từ bỏ hệ thống kinh tế này và đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi của các nước này đi theo hai khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng thứ nhất, gồm toàn bộ nhũng nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu thực hiện chuyển đồng thời cả hệ thống chính trị và kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa. Một số ít nước khác vẫn duy trì mô hình chủ nghĩa xã hội nhưng có sự thay đổi căn bản về mô hình kinh tế – áp dụng mô hình kinh tế thị trường được điều chỉnh phù họp với xu hướng vận động mới của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế của nước ta thuộc khuynh hướng thứ hai này. cần chú ý rằng việc áp dụng mô hình kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang là quá trình thử nghiệm để đi tới hoàn thiện mô hình và thực tế hơn 20 năm cải cách cho thấy sự phù hợp của quá trình này.

Theo quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế (quy luật) thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nội hàm này được giải thích như sau: 1/ Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản (nhưng trong chủ nghĩa tư bản nó đã được hoàn chỉnh, phát triển ở trình độ cao như là cơ chế duy nhất chi phối toàn bộ đời sống xã hội đến mức người ta đã đồng nhất nó với chủ nghĩa tư bản), mà là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại cho nên nó có thế được sử dụng trong những phương thức sản xuất khác nhau, chẳng hạn, ở Aten (phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ), ở nước Liên Xô thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP); 2/ Mục tiêu của cơ chế kinh tể thị trường áp dụng ở nước ta hiện nay là để phát triển lực lượng sản xuất nhằm thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; sự khác biệt lớn giữa cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, trong trường họp này là: trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường của nước ta hiện nay thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước đóng vai trò chủ đạo; 3/ Nhà nước nhất định phải thực hiện vai trò quản lý, điều tiết, định hướng đối với hoạt động của thị trường; 4/ Quyền tự do kinh doanh, buôn bán của mọi người theo kinh tế thị trường được thừa nhận và bảo đảm về mặt luật pháp, nhưng nó không tách khỏi những mục tiêu ưu tiên sau: – thứ nhất, vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thế nhân dân; thứ hai, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng gì? Và nó có sự khác biệt như thế nào với những đặc trưng của thế chế kinh tế thị trường ở các nước phương Tây? Đó là những câu hỏi mà lâu nay đã trở thành tâm điểm của những thảo luận với những ý kiến khác nhau không chỉ từ phía các học giả phương Tây, mà cả ở các nước đang thực hiện mô hình này (Việt Nam, Trung Quốc). Tuy vậy ở trạng thái định hình nhất định hiện nay nhiều nhà nghiên cứu về sự vận động của cơ chế kinh tế thị trường trong môi trường thể chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cho rằng nền kinh tế thị trường ở nước ta có những dấu hiệu căn bản sau đây:

Thứ nhất, sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (sở hữu nhà nước) là nền tảng quan trọng nhất của nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra ở đây là kinh tế thị trường và chế độ công hữu có dung nạp được nhau không? Câu trả lời cũng rất khác nhau: quan điểm của các học giả Đông Âu thời kỳ hậu Xôviết là “không” – nghĩa là chỉ thừa nhận sự tồn tại của một loại hình thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, các biến dạng khác của nó đều không đầy đủ và không hiệu quả; quan điểm thị trường mới là “” – chúng có thể cùng tồn tại, thúc đẩy lẫn nhau.

Thứ hai, tôn trọng quy luật giá trị – quy luật cơ bản của kinh tế thị trường, nhung phải chú ý đến tác động phân hoá của quy luật này đế tránh sự phân cực giàu nghèo một cách cực đoan.

Thứ ba, kết hợp giữa cơ chế điều tiết kế hoạch và cơ chế thị trường trên cơ sở: 1/ Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh bình đắng của mọi tổ chức và thành phần kinh tế; 2/ Kế hoạch phải lấy quy luật giá trị làm cơ sở; 3/ Phạm vi hoạt động vi mô do thị trường điều tiết, vĩ mô điều tiết bằng nhà nước.

Thứ tư, đảm bảo vai trò làm chủ của người lao động trong kinh tế thị trường.

2. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị truòng

2.1. Một số quan niệm về quan hệ giữa nhà nước với kinh tế thị trường

Các quan niệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất đa dạng với nhiều sự khác biệt thậm chí đối lập nhau. Nhưng về căn bản có nhũng khuynh hướng chính sau đây: tuyệt đối hoá khả năng tự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường; kết hợp giữa điều tiết thị trường với điều tiết của nhà nước.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét các quan niệm này trên các mặt: hình dung lý thuyết, các ưu điểm và hạn chế của chúng, đế từ đó có thể hình dung mô hình thích hợp về sự tương tác giữa nhà nước với cơ chế thị trường trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi (chủ đề trọng tâm của mục 2.2.2).

Mô hình thị trường tự do

Adam Smith (1723 – 1790) được coi là ngưòi khởi xướng của lý thuyết “thị trường tự do”. Năm 1776 ông xuất bản tác phẩm “Bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc”. Tư tưởng (triết lý chính trị) của tác phẩm được coi là cơ sở cho quan điểm thị trường tự do, đó là “các cá nhân sẽ phát huy tốt nhất năng lực của họ khi họ được phép tự do hành động mà không có bàn tay thô bạo của chính phủ chỉ đạo hành động của họ”, Bỏ qua những kiến giải kinh tế học thuần tuý cái mà chúng ta quan tâm ở đây là luận điểm trên hướng đến phủ định vai trò của nhà nước đối với sự phát triển, sự vận hành của nền kinh tế và khẳng định mô hình thay thế hoàn hảo để điều tiết hoạt động kinh tế của xã hội chính là cơ chế kinh tế thị trường. Tính tối ưu của cơ chế không chỉ ở chỗ nó phát huy tốt nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, mà nó còn “thành công khác thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung” (Adam Smith).

Từ những nhìn nhận như vậy những người ủng hộ lý luận thị trường tự do chủ trương: 1/ Mọi hoạt động kinh tế do thị trường tự điều chỉnh; 2/ về nguyên tắc nhà nước càng giảm sự can thiệp thì thị trường càng lành mạnh; 3/ Ảnh hưởng của nhà nước đối với sự phát triển đời sổng kinh tế có chăng chỉ trong giới hạn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế (hệ thống giao thông và liên lạc) và xã hội (hệ thống giáo dục), bảo hộ ở mức độ nhất định sự phát triển nền sản xuất trong nước thông qua hệ thống thuế quan.

Lý thuyết này chi phối sự phát triển của các nước phương Tây trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, nó tỏ ra có kết quả trong thời kỳ phát triển tương đối ổn định của chủ nghĩa tư bản. Nhưng lý thuyết này cũng có những giới hạn không giải quyết được, chẳng hạn sự chi phối của lợi ích cục bộ những lĩnh vực đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm cũng không thu hút các nhà đầu tư dù họ biết nó có ảnh hưởng lớn đến lợi ích công cộng, ví dụ hệ thống chuyển tải điện, phát triển hạ tầng giao thông, hay vấn đề khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và công bằng xã hội.v.v.

Mô hình thị trường có điều tiết

John Mâynrd Keynes(1883-1946) – người được coi là cha đẻ của ngành kinh tế vĩ mô. Ông cũng là người đã khởi xướng lý thuyết về vai trò của sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Quan điểm của Keynes về quan hệ giữa nhà nước và thị trường là đối lập với quan niệm đề cao sự tự điều tiết của cơ chế thị trường (Lý thuyết “Bàn tay vô hình”) và coi sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế là có hại của trường phái cọ điển của Adam Smith. Ông chỉ ra rằng sự phát triển tự phát của thị trường tự do bên cạnh những ưu điểm, cũng đã đưa lại những hậu quả nghiêm trọng có thể đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản và để khắc phục điều đó thì nhà nước cần can thiệp vào các quá trình kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của chủ nghĩa tư bản đã chứng thực quan điểm trên Keynes về sự cần thiết nhà nước tham gia vào điều tiết kinh tế nhằm khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường.

Những ảnh hưởng của quan điểm của Keynes đến các chính sách phát triển ở phương Tây là rất rõ. Chẳng hạn, tổng thống Mỹ F.D. Ruzeven đưa ra lý thuyết có tên gọi là “Đường lối mới” với tư tưởng cơ bản là “tăng sự kiểm soát của nhà nước đối với các khu vực kinh tế quan trọng nhất trong đời sống kinh tế” vốn trước đây vẫn là đặc quyền hưởng lợi của tư nhân. Đường lối này đã giúp kinh tế Mỹ và phương Tây thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 – 1933; hoặc trong giai đoạn thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX những đầu tư của nhà nước đã trở thành động lực quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội ở các nước phương Tây. Sự kiện nữa minh chứng xu hướng này được thể hiện trong báo cáo thường niên của cựu tổng thống Mỹ B. Clinton tại phiên họp thứ 105 (1997) của Quốc hội Mỹ, ông giành một chương nói về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường với tiêu đề “Hoàn thiện vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Mỹ”. Trong đó đặt vấn đề về tính bất họp pháp của việc đặt đổi lập nhà nước với thị trường.

Tóm lại, những mô tả trên, từ các phía đều dẫn đến kết luận rằng, trong nền kinh tế thị trường, mọi nhà nước bất kể chế độ chính trị nào đều phải có sự can thiệp, đều phải thực hiện vai trò tổ chức, quản lý nền kinh tế của mình. Đó là một trong những điều kiện đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, vai trò của nhà nước trong nền kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những điểm chung so với vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường còn có những điểm khác biệt. Đó là nội dung sẽ được xem xét ở phần tiếp sau đây.

2.2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Trước hết cần nói rằng vấn đề được đề cập của mục 2.2.2 là rất rộng. Trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi sẽ chỉ giới hạn trình bày một số nội dung có tính chất đại cương nhất để giúp hình dung đại thể vê vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

* Tính tất yếu của sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Lý giải sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ thị trường ở nước ta hiện nay có nhiều lý do, nhưng chúng tôi cho những lý lẽ sau đây là đáng chú ý: thứ nhất, trạng thái hiện nay của nền kinh tế nước ta được quy định bởi đặc điểm quan trọng – đó là nền kinh tế chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, nghĩa là đang trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Trong điều kiện như vậy thiếu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước sẽ dẫn đến sự hỗn loạn, suy thoái. Sự thất bại và hậu quả kinh tế – xã hội nặng nề phải gánh chịu của chương trình thị trường hoá cấp tốc, triệt để theo mô hình của chủ nghĩa tự do cực đoan ở Nga 1992, – được gọi là “chương trình 500 ngày” dưới thời của chính phủ I. Gaiđa là một bài học đắt giá cho tất cả những nước có nền kinh tế chuyển đổi; thứ hai, trong giai đoạn chuyển đổi nhà nước có vai trò không chỉ là người điều tiết, quản lý các hoạt động kinh tế, mà còn đóng vai trò chủ thể trong xây dựng các thể chế thị trường, các quan hệ thị trường, chẳng hạn xây dựng hành lang pháp lý thích họp của thể chế kinh tế thị trường; thứ ba, vì vậy với những nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta hiện nay bước đi thích họp là thực hiện bước chuyển biến dần dần để xây dựng thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, nhưng về nguyên tắc là không được quay trở lại mô hình kinh tế kế hoạch tập trung.

* Những nguyên tắc chính của việc kết hợp cơ chế điều tiết của nhà nước với cơ chế điều tiết của thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, thừa nhận tính độc lập, tự chủ, tự quyết định của các chủ thể kinh tế.

Thứ hai, hướng đến xây dựng thị trường có tính cạnh tranh lành mạnh theo quy luật của thị trường, tôn trọng tính khách quan của các quy luật thị trường.

Thứ ba, cơ chế điều tiết vĩ mô vừa thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, khống chế các hoạt động của thị trường, vừa có khả năng bổ khuyết những thiếu sót của thị trường.

Thứ tư, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh tế, đối với việc phân bổ các lợi ích và nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con người khỏi sự bóc lột, tạo điều kiện bình đẳng cho sự phát triển của con người.

Thứ năm, củng cố vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế họp thành hệ thống kinh tế của đất nước.

* Những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống pháp luật đủ để thực hiện trật tự luật pháp đảm bảo cho quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế, cụ thể nhà nước tạo hành lang pháp lý và duy ừì kỷ luật hợp đồng.

Thứ hai, can thiệp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế đến đời sống bình thường của người dân và đối với xã hội. Chẳng hạn vấn đề giảm thiểu những nguy cơ của thảm họa sinh thái, bảo trợ người tiêu dùng thông qua tăng hệ thống phúc lợi.

Thứ ba, Nhà nước đảm đương việc cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có vị trí quan trọng sống còn đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế, nhưng cơ chế thị trường không đủ khả năng giải quyết một cách có hiệu quả, chẳng hạn, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư phát triển giáo dục, dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng.v.v.

Thứ tư, nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo công bằng xã hội thông qua hệ thống chính sách tích cực các quan hệ lợi ích; bảo vệ xã hội khỏi những tác động tiêu cực, tự phát của kinh tế thị trường; chống lạm phát và khủng hoảng tuần hoàn.

Thứ năm, quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài sản công phải đi đôi với chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế.

Nhưng cần lưu ý rằng những vấn đề được nói đến ở trên về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kết quả của quá trình nhận thức và đang trong quá trình hình thành, đang trong những thử nghiệm. Vì vậy, những sự điều chỉnh mô hình lý thuyết xuất phát từ thực tiễn là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển. Nói cách khác nó còn là hệ thống lý luận cần được tiếp tục bổ sung hoàn thiện.

Xem thêm Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận