Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về con người

Đang tải...

Quan điểm cơ bản về con người

1. Có học thuyết về con người trong chủ nghĩa Mác không?

Trước khi xem xét những quan điểm cụ thể của chủ nghĩa Mác về con người, ehúng tôi thấy cần phải làm rõ tính vô căn cứ của nhận định lâu nay của không ít học giả phương Tây liên quan đến câu hỏi có hay không học thuyết con người trong chủ nghĩa Mác.

Xung quanh vấn đề có hay không một học thuyết về con người, về vị trí của phạm trù con người trong chủ nghĩa Mác là vấn đề mà trong một thời gian dài có không ít những ý kiến, cách hiểu trái ngược nhau. Nhiều nhà mác học phương Tây thường tuyên bố rằng: Chủ nghĩa Mác bỏ quên con người. Nói một cách trực diện, lời tuyên bố đó hàm chỉ sự khẳng định trong chủ nghĩa Mác không có học thuyết về con người. Một số người ít cực đoan hơn thì cho rằng Mác và Ăngghen chỉ bàn đến con người trong những tác phẩm thời trẻ, tức là thời kỳ quan điểm của Mác còn chịu nhiều ảnh hưởng của triết học Hêghen. Nói như thế về thực chất cũng là phủ nhận học thuyết con người của Mác. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của những nhận định đó? Để nhận diện thực chất vấn đề trước hết cần phải đặt nó trong vòng xoáy của sự đối lập về ý thức hệ và trong sự khác biệt những kiến giải phạm trù con người. Điều đó được thể hiện cụ thể ở những đánh giá của các nhà nghiên cứu phương Tây đối với những sáng tạo khoa học của Mác: thứ nhất, họ chỉ thừa nhận cống hiến của Mác trong những nghiên cứu kinh tế học, đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư, mà bỏ qua một thực tế là những nghiên cứu của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác về lĩnh vực kinh tế học không với tư cách là nhà kinh tế học thuần túy, các ông xem nó như là công cụ thực hiện lý tưởng xuyên suốt toàn bộ hoạt động lý luận và thực tiễn của mình là giải phóng con người, giải phóng xã hội và giải phóng giai cấp; thứ hai, về mặt triết học, họ cho rằng Mác và Ăngghen đã xa rời truyền thống “nhân bản” của phương Tây, vì các ông chỉ chú ý đến con người giai cấp. Trong xã hội có giai cấp sự khác biệt giai cấp quy định điều kiện sống, ý thức hệ, tâm lý, hệ giá trị.v.v. của mỗi cá nhân là điều không thể phủ nhận. Nhưng tuyệt đối hoá tính quy định của yếu tố giai cấp đến mức coi là cái bản chất duy nhất của con người lại là quan niệm rất khác với quan niệm biện chứng về con người của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác. Nên khi xem ba phạm trù con người nhân loại, con người giai cấp và con người cá nhân trong triết học con người của chủ nghĩa Mác, hoặc như là những phạm trù độc lập, thậm trí đối lập nhau, nếu không phải là chủ ý xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thì cũng là cách nhìn siêu hình, xa lạ với chủ nghĩa Mác.

Đúng là c. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin không để lại một tác phẩm riêng về con người; đúng là mục tiêu và điều kiện đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản khiến các ông đã không có nhiều thời gian ‘bàn một cách hệ thống vấn đề con người. Nhưng nếu lần theo những tác phẩm của Mác từ những tác phẩm trước 1844 (thời kỳ những sáng tạo của Mác và Ảngghen còn chịu những ảnh hưởng trực tiếp của triết học Hêghen) đến những tác phẩm cuối đời của các ông thì có thể khẳng định vấn đề “con người” luôn xuất hiện, chi phối những sáng tạo của các ông.

Sự khác biệt trong phạm trù con người của chủ nghĩa Mác với không chỉ các học thuyết về con người của các nhà triết học cùng thời với Mác và Ăngghen, mà cả với không ít học thuyết về con ngưòi hiện nay là ở chỗ quan niệm của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác đã vượt qua những hạn chế của quan niệm tư biện triết học và đưa ra kiến giải duy vật và biện chứng về con người. Đối với Mác con người được nghiên cứu, xem xét là những con người hiện thực chứ không còn dừng lại ở con người trừu tượng, về điều này Ph, Ăngghen đã nói rất rõ trong thư gửi Mác 19/11/1844 như sau: “Chúng ta phải xuất phát từ cái “Tôi”, từ cá nhân mang tính kinh nghiệm, có thể xác, nhưng không phải dẫm chân ở điểm này như Stiếc – nơ mà phải từ cá nhân đó vươn tới “con người”. “Con người” sẽ mãi mãi chỉ là nhân vật hư ảo nếu như cơ sở của nó không phải là những con người kinh nghiệm”. Đấy thực sự là điểm khác biệt rất căn bản về nhận thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác với không ít những nhà triết học cùng thời của các ông, và cả với nhiều trào lưu triết học phương Tây sau này. Cho nên luận điểm gán cho “Chủ nghĩa Mác bỏ quên con người” (với tư cách con người cá nhân, con người nhân loại) nếu không phải là cố tình xuyên tạc, thì cũng là hiểu không đầy đủ chủ nghĩa Mác.

2. Quan niệm về con người trong chủ nghĩa Mác

Con người là gì? Đó là câu hỏi mà chủ nghĩa Mác hay bất kì một học thuyết về con người nào khác đều không thể lảng tránh.

Câu hỏi này đã đeo đẳng từ khi loài người xuất hiện và sẽ còn tiếp tục cùng với sự tồn tại của nó. Tất nhiên, cùng với sự phát triến của xã hội, của khoa học, nhận thức của nhân loại về vấn đề con ng­ười càng phức tạp hơn, phong phú hơn, và do đó các lý thuyết về con người ngày càng nhiều. Sự đa dạng, sự đối lập của các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về con người trong lịch sử triết học là một ví dụ. Chủ nghĩa duy tâm thần học coi con người là sản phẩm của sự sáng tạo của thượng đế. Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Hêghen) lại cho “ý niệm tuyệt đối” là nguồn gốc và động lực của con người, của tính tích cực của nó. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phát triển theo h- ướng tuyệt đối hoá tâm lý, ý thức cá nhân, xem thế giới nội tâm của con người mới là cái quy định duy nhất bản chất con người và đem nó đối lập với thế giới bên ngoài con người cá thể. Nói chung quan điểm duy tâm về con người dù dưới hình thức nào cũng đều đi đến chỗ phủ nhận hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp quan hệ trần gian, quan hệ vật chất là yểu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của con người, loài người. Phơ-bách nhà triết học duy vật lớn nhất thế kỷ XVIII, ng­ười được coi là cầu nối giữa triết học Hêghen và triết học Mác, dù đã khắc phục quan điểm duy tâm về nguồn gốc con người, ông coi con người là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của tự nhiên vì chỉ ở thế giới con người mới có hoạt động tư duy. Nhưng cái gì là cái đã tạo nên sự khác biệt đó giữa thế giới người với thế giới động vật? Để kiến giải điều này Phơ-bách, với tư cách là nhà duy vật, đã nhìn thấy-vai trò của yếu tố sinh học. Cách nhìn như thế ở ông là bước tiến lớn trong quan niệm về con người. Nhưng kiến giải đó hãy còn xa với sự thật là chính cái xã hội, cái chỉ xuất hiện trong tồn tại cộng đồng của loài người, mới là cái căn bản quyết định sự khác biệt giữa thế giới loài người và loài vật. Nhận xét về hạn chế này trong quan niệm của Phơ-bách, Mác viết: “Do đó, coi bản chất (Ăngghen sửa là “bản chất con người”) chỉ là “chủng loại”, chỉ là tính phổ biến nội tại, câm, nó gắn bó một cách thuần túy tự nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau”.  Nên khi vượt ra khỏi giới hạn của “quan điểm tự nhiên” về bản chất của con người thì Phơ-bách không vượt thoát ra khỏi quan niệm của chủ nghĩa duy tâm. Chang hạn, để lý giải tình trạng bất công giữa người và người trong xã hội ông đã phải viện dẫn đến “tôn giáo tình yêu”, đến đạo đức. Khi tuyệt đôi hoá những yêu íô này và xem nó là cái bản châí của con người, Phơ-bách trên thực tế vẫn chưa thoát khởi quan niệm trừu tượng về con người. Trong bức thư Ăngghen gửi Mác ngày 19/11/1844, ông đã phê phán cách tiếp cận của Phơ-bách về con người như sau: “Con người ” của Phơ-bách là cái phát sinh từ thượng đế, Phơ-bách đi từ thượng đế đến “con người”, và vì vậy “con người” của ông vẫn còn phủ lên trên một lóp hào quang trừu tượng thần thánh”.

Những hạn chế của Phơ-bách, của Hêghen và của những trào lưu triết học trước đó về vấn đề con người sẽ được khắc phục trong học thuyết của chủ nghĩa Mác. Tất nhiên, để thực hiện điều đó cần có những quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp mới.

Điểm đầu tiên trong cách tiếp cận của Mác và Ăngghen về vấn đề con người chính là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu vận động của đời sống xã hội, của lịch sử nhân loại. Từ đó Mác đã đưa quan điểm thực tiễn vào xem xét con người. Điều này được thể hiện rõ trong nhận định của Ăngghen về bước tiến có tính chất cách mạng mà những luận cương về Phơ – bách của Mác đã đem lại. Có thể nói với quan điểm thực tiễn, Mác đã đặt nền tảng cho một nhận thức mới, khoa học về con người, nó cho phép khắc phục quan điểm duy tâm và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu con người, nó yêu cầu phải nhìn con người trong mối quan hệ tự nhiên – xã hội – con người.

Khi xem xét con người dưới lăng kính của quan điểm thực tiễn trong các tác phẩm của Mác và Ăngghen, theo chúng tôi, cần chú ý tới những nhận định có tính định hướng phương pháp luận sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu con người cần phải xuất phát từ chính những con người hiện thực trong lịch sử phát triển của nó, nghĩa là từ “những con người hành động tồn tại thực sự” của một xã hội, của một giai đoạn lịch sử nhất định với tất cả những mối quan hệ tự nhiên, xã hội hiện hữu của nó. về điều này Mác và Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là tiền đề tuỳ tiện, không phải là những giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện hoạt động vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng nhự những điều kiện do chính hoạt động của họ tạo ra. Như vậy, những tiền đề ấy có thể kiểm nghiệm được bằng con đường thuần tuý.”

Thứ hai, con người là một thực thể tự nhiên – xã hội. Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác mặt tự nhiên của con người không chỉ giới hạn trong sự xem xét nguồn gốc của loài người, mà còn ở sự tồn tại cá thể, tồn tại loài của con người. Điều này nếu chỉ xem xét như sự giải thích mặt thế giới quan cho quan niệm biện chứng duy vật về con người là chưa đủ. Mà nó còn có ý nghĩa định hướng cho những nghiên cứu về con người cả trên phương diện cá thể, lẫn phương diện loài trong thể thống nhất hữu cơ tự nhiên – xã hội – con người.

Thứ ba, mối quan hệ cá nhân – cộng đồng (nhóm, giai cấp, dân tộc, nhân loại) cần phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng. Không như một số học giả phương Tây vẫn nói về chủ nghĩa Mác, đoạn văn sau đây của Ăngghen cho thấy yếu tố con người cá thể được các ông quan tâm một cách đúng mức, ông viết: “Chúng ta đều là những người cộng sản, đon giản xuất phát từ những thôi thúc vị kỷ, và chính vì xuất phát từ những thôi thúc vị kỷ mà chúng ta trở thành con người, chứ không phải chỉ là những cá nhân.”  Tất nhiên, chữ vị kỷ được Ảngghen dùng ở đây hàm chỉ vai trò của những nhu cầu, lợi ích, mục đích cá nhân trong hoạt động lịch sử của nó, hoàn toàn không đồng nghĩa với chủ nghĩa vị kỷ, là cái trở thành nguyên nhân của không ít những hiện tượng tha hoá dù ở thời Mác hay thời nay. Đáng tiếc là trong thực tiễn luận điểm này của các tác gia kinh điến của chủ nghĩa Mác ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác lại không được chú ý đầy đủ.

Thứ tư, con người vừa là sản phẩm của các quan hệ xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo của lịch sử. Đây là mệnh đề rất nổi tiếng của chủ nghĩa Mác về con người, nó đã được bàn tới khá nhiều. Khi nói con ngưòi là chủ thể sáng tạo của lịch sử các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác hàm chỉ lịch sử nhân loại do chính con người làm ra. Nhưng sự sáng tạo của con người trong lịch sử không đơn thuần là hành động chỉ do ý muốn chủ quan của con người quy định, mà hành vi sáng tạo của con người lại bị giới hạn bởi chính những điều kiện, những mục tiêu của lịch sử, bởi vì chính con người, như Mác nói, luôn bị quy định bởi những điều kiện sản xuất, bởi cơ cấu nhà nước, bởi các thiết chế chính trị-xã hội. Vì thế, khi nói đến vai trò tích cực của nhân tố con người trong lịch sử rõ ràng không thể chỉ chú ý nhân tố chủ quan của con người, mà sự tạo lập những điều kiện khách quan cần thiết cho nó là yếu tố vô cùng quan trọng. Nên kliông ngẫu nhiên mà hai mệnh đề con người là chủ thể sáng tạo của lịch sử và con người là sản phẩm của lịch sử luôn được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nhau, về mặt lý thuyết luận điểm này dễ được chấp nhận, nhưng trong thực tiễn, việc giải quyết mối quan hệ đó lại có không ít vấn đề.

3. Quan niệm về giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác

Câu hỏi con người là gì, trong chủ nghĩa Mác được xem xét cùng với câu hỏi làm thế nào để đem lại cho con người, cho mọi người cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc thực sự ngay tại trần thế.

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta thấy Mác và Ăngghen không chỉ đưa ra những luận giải khoa học phạm trù con người, mà học thuyết của các ông còn hướng vào tìm những nguyên nhân thực sự của tình trạng bất công trong xã hội, của tình trạng đại bộ phận những người lao động trong xã hội tư bản bị tước mất quyền được sống, được tự do, được bình đẳng, được hạnh phúc. Và các ông đã xây dựng lý luận về giải phóng giai cấp vô sản,, giải phóng con người. Có thể nói, trong học thuyết về con người nói riêng, học thuyết Mác nói chung lợi ích của giai cấp vô sản luôn được phản ánh trong những khái quát lý luận của c. Mác, Ph. Ảngghen và V.I. Lênin. Để hiểu học thuyết về con người của chủ nghĩa Mác không thể xem xét tách rời hai mặt này. Mọi sự kiến giải bản chất, thân phận con người mà không hướng đến thực hiện quyền bình đẳng cho mọi người, trước hết là cho những người lao động trong hiện thực, và chỉ ra những điều kiện, cách thức thực hiện quyền đó sẽ chỉ là hoặc lý thuyết suông, hoặc một sự ru ngủ có ngụ ý. Có lẽ chính vì thế mà học thuyết Mác được xem là học thuyết bênh vực những người nghèo triệt để nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Như đã nói đến ở trên, bước chuyển căn bản trong học thuyết về con người của Mác là sự thay thế phạm trù con người trừu tượng bằng con người hiện thực trong sự phát triển lịch sử của nó. về điều này, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen viết: “Chúng ta không xuất phát từ những điều con người nói, tưởng tượng, hình dung, chúng ta cũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong suy nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới những con người bằng xương, bằng thịt; không, chúng ta xuất phát từ những con người đang hoạt động hiện thực, và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của nhũng phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy”;.

Con người hiện thực với tư cách là đối tượng đầu tiên của những nghiên cứu về con người trong chủ nghĩa Mác chính là nhũng người vô sản. Các ông không chỉ nhìn những con người này như là nhũng người nghèo khồ cần được cứu giúp, ban ơn như quan niệm của nhiều nhà nhân đạo chủ nghĩa khác, mà chính là ở chỗ các ông luôn nhin giai cấp vô sản như là người đại diện cho một phương thức sản xuất mới tiến bộ trong lịch sử, và vì vậy chính giai cấp vô sản phải là người tự thực hiện sự nghiệp giải phóng chính mình và giải phóng toàn thể những người lao động. Khi giai cấp vô sản tự giải phóng mình khỏi tình trạng “tha hoá” – tình trạng do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, cũng chính là tạo ra những tiền đề hiện thực cho sự thống nhất giữa con người nhân loại với con người giai cấp ứong chính họ. Đó là cách nhìn hoàn toàn mới và khác biệt về chất giữa các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác với các nhà nhân đạo chủ nghĩa khác. Nói một cách cụ thể hơn, những nghiên cứu lý luận về con người trong chủ nghĩa Mác luôn gắn với mục đích nhất quán là giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng người lao động, làm cho họ trở thành chủ nhân thực sự của lịch sử.

Điều này trong chừng mực nhất định cho phép kiến giải mô hình lý luận về con người cùa các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác: các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác đã không đưa ra một học thuyết riêng biệt về con người, mà vấn đề con người được các ông xem xét trong ba bộ phận họp thành của chủ nghĩa Mác. Nếu nhìn từ góc độ này có thể thấy: triết học đem lại cho chúng ta sự hiểu biết cái bản chất nhất của mối quan hệ tự nhiên – xã hội – con người, giữa con người cá thể với tồn tại loài của con người; kinh tế – chính trị học chỉ ra những nguyên nhân căn bản, sâu xa chi phối sự vận động, phát triển của xã hội và từ đó luận chứng quy luật tiêu vong của các xã hội người bóc lột người; chủ nghĩa cộng sản khoa học chỉ ra con đường và biện pháp mà giai cấp vô sản và toàn thể những người lao động phải thực hiện để tự giải phóng mình, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Hay nói theo cách của Mác và Ăngghen trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – là chúng ta cần phải nghiên cứu con người như là “những hiện thân của những phạm trù kinh tế”, “của những quan hệ giai cấp và lợi ích giai cấp”.v.v. Cho nên nếu nhìn học thuyết về con người của chủ nghĩa Mác trong mối liên hệ tổng thể trên, chúng ta sẽ thấy ở đó tính khoa học về nội dung và lôgic chặt chẽ về kết cấu. Và việc đưa kiến giải vấn đề con người trong cơ cấu lý thuyết nói trên chính là sức mạnh của học thuyết Mác. Đương nhiên điều đó không có nghĩa rằng việc xây dựng học thuyết về con người với tư cách là hệ thống lý luận có tính độc lập nhất định trong chủ nghĩa Mác là không cần thiết, mà chỉ có thể hiểu rằng đối với các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác do phải tập trung vào nhiệm vụ chính yếu là đấu ứanh giải phóng giai cấp vô sản, cho nên cũng như nhiều vấn đề lý luận khác sinh thời các ông chưa thể thực hiện được một cách trọn vẹn.

4. Quan niệm về xây dựng tính tích cực của nhân tố con người trong chủ nghĩa Mác

Một trong những tư tưởng quan trọng về con người luôn được các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác chú ý đến đó là xây dựng tính tính tích cực của nhân tố con người.

về điều này, theo chúng tôi, có những điểm đáng chú ý sau đây:

1/ Nguyên tắc biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội của con người phải được chú ý với tư cách là nguyên tắc xuất phát của việc giải thích và xây dựng tính tích cực của con người. Tinh thần của nguyên tắc này được thể hiện như sau: tồn tại của con người như thế nào thì ý thức của họ như thế, nói một cách khác không có cái gọi là ý thức nói chung thoát ly khỏi tính quy định của tồn tại hiện thực của con người. Nhưng điều đó không có nghĩa ý thức chỉ là phản ánh thụ động của tồn tại.

2/ Khi bàn tới tính tích cực của nhân tổ con người trọng tâm chú ý của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác là về tính tích cực của quần chúng nhân dân lao động, vấn đề này trên thực tế không chỉ là vấn đề của những quan tâm lý luận về con người, mà chính là vấn đề thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, của công cuộc xẩy dựng xã hội mới. Điều này được thể hiện trong những tư tưởng rất nổi tiếng của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đối với những người mácxít, khái niệm “quần chúng”, “nhân dân ” có nội hàm khác biệt về chất so với các quan niệm của nhiều triết gia phương Tây khác. Trong quan niệm của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác quần chúng nhân dân không chỉ là những người cùng khổ, mà họ là những người sáng tạo ra lịch sử. Chính với cách nhìn này, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh: nước Nga non trẻ chỉ có thể thoát ra khỏi thời kỳ gay go nhất của những năm đầu sau Cách mạng tháng Mười và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội khi có được sự tham gia tự giác, tự nguyện của những người công nhân, nông dân và nhân dân Nga với tư cách là những chủ nhân. Tư tưởng này của chủ nghĩa Mác không bao giờ là cũ. Bài học về sự thờ ơ của bộ phận không nhỏ người dân Liên Xô trước bước ngoặt số phận của Đảng Cộng sản Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết vào thời điểm 1991 là một ví dụ.

Tính tích cực của con người, hơn thế nữa của đông đảo quần chúng nhân dân lao động không phải là năng ỉực bẩm sinh. Lênin trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo công cuộc khôi phục nước Nga sau chiến tranh đã đưa ra nhiều tư tưởng đáng chú ý về vấn đề này. Ở đây chúng tôi muốn lưu ý một số luận điểm của ông liên quan đến những điều kiện hình thành tính tích cực của con người: Thứ nhất, phải có cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa cái chủ quan (sự giác ngộ lý tưởng, lòng nhiệt tình cách mạng, đạo đức, trình độ văn hoá, năng lực đáp ứng những nhiệm vụ thực tiễn của người lao động…) và cái khách quan (cơ sở vật chất của xã hội, môi trường xã hội, thể chế…) trong xây dựng, củng cố tính tích cực của con người. Thứ hai, vai trò của hoạt động thực tiễn trong việc tạo lập sự phù họp giữa những biến đổi của hoàn cảnh với biến đổi ý thức của con người. Điểm này có thể xem là tư tưởng quan trọng cần phải chú ý, đặc biệt trong công tác giáo dục, bởi vì chính thực tiễn đấu tranh cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội là môi trường tốt nhất để hình thành năng lực, nhân cách con người phù họp với những yêu cầu của thời đại. Vì thế, Mác và Ăngghen đã từng rất nhấn mạnh vai trò của thực tiễn cách mạng như là yếu tố “cần thiết” không chỉ vì “cách mạng có thể lật đổ giai cấp thống trị”, mà còn vì chính trong cách mạng “giai cấp lật đổ mới có thể vứt bỏ sự thối nát cũ và trở thành có khả năng tạo ra cơ sở mới của xã hội” (Hệ tư tưởng Đức). Rõ ràng là, để con người “trở thành có khả năng” trong việc đáp ứng các yêu cầu của công cuộc kiến thiết một xã hội mới, theo quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, đòi hỏi phải kết họp thống nhất quá trình giáo dục và tự giáo dục của con người trong hoạt động thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là, phải làm cho môi trường lao động của mỗi con người phải trở thành trường học suốt đời của họ. Đáng tiếc là ở nước ta hiện nay tư tưởng này không được hiểu đầy đủ không chỉ trong lĩnh vực nhận thức, mà cả trong tổ chức thực tiễn.

5. Quan niệm về bản chất con người trong chủ nghĩa Mác

Con người phải được nghiên cứu, phân tích trong những mối quan hệ xã hội cụ thể.

Cơ sở xuất phát của tư tưởng này đã được Mác thể hiện trong luận cương thứ 6 về Phơ – bách: “Nhưng bản chất con người không phải là cái trừu tượng của những cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Luận cương này có thể xem là tiền đề có tính nguyên tắc của mô hình phân tích con người của Mác. Tất nhiên sự nhận thức về công thức này của Mác cũng có nhiều loại thái độ khác nhau, có những người cho rằng trong luận đề này của Mác, tự do của con người đã bị đánh mất, rằng ở đó không có chỗ cho con người cá nhân, rằng con người chỉ còn là tiểu tiết của xã hội. Một sự phê phán như vậy là không có cơ sở, bởi vì trong luận đề này Mác không đề cập đến toàn bộ các yếu tố tạo thành của con người, mà chỉ nói đến những yếu tố quyết định bản chất của nó. về ý nghĩa của luận cương này đối với khoa học về con người, nhận xét sau của Giáo sư, Viện sỹ V.E. Đaviđôvích là rất đáng lưu ý: “Người ta coi luận cương ấy là một trong những điểm sâu sắc và chói sáng nhất của tư tưởng của Mác, là phát kiến có tầm cỡ rộng nhất, là công thức tìm tòi vĩ đại”. Đó là “công thửc tìm tòi vĩ đại” bởi, – ông dẫn lời Viện sỹ I.T. Phrôlốp, cái chân lý mà Mác phát hiện “đon giản và hiển nhiên”, “sâu sắc và cơ bản”, nó là kết quả của những khám phá khoa học nhiều thế kỷ, của “cuộc đấu tranh tư tưởng khốc liệt”.

Luận cương thứ 6 của Mác về Phơ – bách, như chúng tôi đã nói ở trên có vai trò nền tảng của việc nghiên cứu, kiến giải phạm trù con người của chủ nghĩa Mác. Nhưng trong thực tế việc lý giải nội dung của nó, chỉ trong giới nghiên cứu mácxít thôi cũng có không ít những khác biệt. Vai trò phương pháp luận của luận cương thứ 6 của Mác trong nghiên cứu con người là điều ít ai phủ nhận. Nhưng vấn đề lại ở chỗ hiểu luận cương này như thế nào là cái quyết định trong việc triển khai “công thức” của Mác.

Để hiểu luận cương này có những vấn đề sau đây cần được chú ý:

Thứ nhất. Quan hệ xã hội với tư cách là kết quả hoạt động lâu dài của cộng đồng người, thì trước hết nó là cái đã được khách thể hoá “trở thành điều kiện và tiền đề, nền tảng và cội rễ” chi phối hoạt động, tồn tại của con người. Tuy nhiên các quan hệ xã hội phải được nhìn nhận trong quan hệ biện chứng giữa nó là cái “bên ngoài” đối với con người đang hành động và là cái bên trong, cái chỉ xuất hiện khi các cá thể cùng tương tác, cùng sáng tạo.

Thứ hai. Nói bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội điều đó có thể hiểu rằng mọi quan hệ xã hội hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều góp vào hình thành bản chất của con người. Điều này cho thấy cái “bản chất” của con người không phải là cái thuần túy có tính cá nhân. Nhưng ở đây cần nhấn mạnh theo lý luận của chủ nghĩa Mác, quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định, chi phối các quan hệ xã hội khác. Đây là luận điểm căn bản phân biệt lý luận mácxít với các lý luận khác.

Thứ ba. Các quan hệ xã hội, các hoạt động và những điều kiện hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính lịch sử vì thế nội dung hiện thực của cái “tổng hòa” (bản chất của con. người) phải được nhìn nhận trong tính lịch sử – cụ thể.

Thứ tư. Bản chất con người chỉ có thể hình thành trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội.

Thứ năm. Phép biện chứng là công cụ nhận thức bản chất của con người dưới dạng phạm trù, với nghĩa này vấn đề mấu chốt là phải phân tích mâu thuẫn giữa xã hội (loài) với cá nhân (cá thể) riêng biệt. Mâu thuẫn này có thể được xem là “khởi điểm lôgic” của việc nhận thức bản chất con người.

Xem xét một cách hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người chúng ta thấy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chưa bao giờ chủ trương nghiên cứu con người chỉ ở cấp độ bản chất, mặc dù nếu bỏ qua nó trên thực tế sẽ không thể hiểu được con người là gì, mà luôn nhìn con người là một thực thể phức tạp của mối quan hệ thống nhất giữa mặt tự nhiên với mặt xã hội, giữa bản chất với tồn tại của nó.

Tất nhiên ở thời của Mác một phần do những hạn chế của ngành sinh học người, một phần là do nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi Mác phải tập trung lý giải những căn nguyên của tình trạng bất công trong xã hội và con đường giải quyết nó, cho nên nhũng ưu tiên về mặt lý thuyết của các ông là ở việc phân tích khía cạnh xã hội của con người. Điều đó cũng là đương nhiên. Nhưng mặt khác cũng cần thấy rằng dù yếu tố sinh học quan trọng đến đâu chăng nữa, thì chỉ sự thừa nhận “bản chất con người là một thực thể hoạt động xã hội” mới đưa lại khả năng hiện thực cho sự phân tích tồn tại của con người, của sự phát triển con người.

Đối với chủ nghĩa Mác việc tìm hiểu bản chất của con người không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ nhận thức, mà cái quan trọng hơn là thấy được (như Mác đã nói) “bản chất đó thay đổi thế nào trong mỗi thời đại lịch sử nhất định”. Chính vì thế luận cương thứ sáu của Mác toát lên một tinh thần cách mạng, một lời kêu gọi tiến hành cải biến hiện thực để tạo lập một thế giới thực sự vì con người, của con ngưòi, chứ không phải là thể giới trong đó chỉ một số người được sống cuộc sống hạnh phúc, còn đại bộ phận nhân dân thì nghèo khổ.

6. Quan niệm về xây dựng con người của chủ nghĩa xã hội

Lý luận về xây dựng con người của chủ nghĩa xã hội – một trong những nội dung quan trọng của học thuyết về con người của chủ nghĩa Mác.

Mác và Ảngghen căn cứ trên những phân tích quy luật phát triến nội tại của chủ nghĩa tư bản đã đưa ra những dự đoán về xã hội và con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa: những con người tự do, phát triển toàn diện, lấy lao động sáng tạo làm nguồn cảm hứng duy nhất trong đời sống, ngày càng có đủ năng lực làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân. Nhưng sự phát triển lý luận về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, có thể nói, được thể hiện tập trung trong các tác phẩm của Lênin. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì sau Cách mạng tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, mới trở thành hiện thực trực tiếp.

Trong các tác phẩm của Lênin sự phát triển lý luận về con người được tập trung chủ yếu vào vấn đề như sau:

Cũng như Mác và Ăngghen, Lênin luôn quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển trong việc xem xét vấn đề con người. Trong nhũng tư tưởng của Mác và Ăngghen về con người của xã hội tương lai, Lênin đặc biệt coi trọng tư tưởng về sự phát triển tự do và toàn diện cho tất cả mọi thành viên của xã hội, vì tư tưởng này cho thấy sự khác biệt về nguyên tắc giữa sự phát triển của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa với trong chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên khi bắt tay vào giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin không thể bằng lòng với những nguyên tắc chung đó. Ông đòi hỏi phải cụ thể hoá tư tưởng trên của Mác phù họp với yêu cầu thực tiễn của hai giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng về con người của Mác đã nói đến ở trên là nói đến sự phát triển con người ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự phân biệt chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cộng sản là điều được Lênin coi là đặc biệt quan trọng. Nếu không chú ý tới điều này sẽ rơi vào không tưởng. Đó chính là điểm Lênin đã phê phán quan niệm của Plêkhanốp về chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội thoát thai từ xã hội cũ, nó được xây dựng bởi những con người do xã hội cũ để lại. Đó là quy luật khách quan của lịch sử. về điều này Lênin viết: “Công nhân không bao giờ bị một bức vạn lý trường thành nào tách khỏi xã hội cũ cả. Mà công nhân còn giữ lại nhiều tâm lý cổ truyền của xã hội tư bản. Công nhân đang xây dựng một xã hội mới, nhưng họ chưa biến thành những con người mới, rũ sạch được hết bùn nhơ của thế giới cũ; họ còn bị ngập đến tận đầu gối trong vũng bùn đó. Gột sạch được đám bùn đó vẫn còn là một mơ ước. Nghĩ rằng có thể làm ngay được việc đó là một điều không tưởng hết sức ngốc nghếch. Đó là một không tưởng, trên thực tế nó sẽ đẩy thời đại của chủ nghĩa xã hội đến chỗ không bao giờ thực hiện được”7. Vì thế cuộc cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn chặt với sự “lột xác” của mỗi con người, với cuộc “đấu tranh chống lại tất cả những nhược điểm và khuyết điểm còn tồn tại ngay cả trong những người lao động và đang kéo giai cấp vô sản thụt xuống”. Cho nên có thể nói đòi hỏi bức thiết nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là ở những giai đoạn đầu, theo Lênin, là đào tạo những con người lao động kiểu mới “biết tổ chức”, “biết quản lý” nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và toàn bộ các mặt của đời sống xã hội. Nhưng những con người mới đó không từ trên trời rơi xuống, mà phải “đào tạo” từ chính những con người “ngập trong vũng bùn” của xã hội cũ. Để làm được việc này Lênin đã phân tích một cách cụ thể những đặc điểm của mỗi giai cấp, tầng lóp – công nhân, nông dân, trí thức và cả những người cộng sản Nga, từ đó đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức khác nhau để biến họ thành những con người xây dựng xã hội mới. Lênin xác định rằng đây là nhiệm vụ rất khó khăn.

Con người mới xã hội chủ nghĩa, theo Lênin, có những phẩm chất và năng lực cơ bản sau: thứ nhất, là những người lao động kiểu mới (nguyên tắc “mọi người vì mình, mình vì mọi người”, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” phải trở thành ý thức, tập quán hàng ngày của quần chúng; “biết tổ chức lao động ở trình độ cao”; “lao động có năng xuất cao”…); thứ hai, là những người có kỷ luật tự giác cao; thứ ba, là những ngưòi có năng lực tổ chức và quản lý xã hội mới; thứ tư, là những người có trình độ văn hoá cao.

Làm thế nào để xây dựng con người xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nước Nga lúc bấy giờ? Đây là điều thu hút sự quan tâm rất lớn trong các tác phẩm của Lênin, nhất là những tác phẩm được viết thời kỳ sau Cách mạng tháng Mười: Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải đặc biệt chú ý đến vẩn đề “tăng cường chuyên chính vô sản” là điều kiện “tuyệt đối cần thiết, và chân lý đó đã được thực tiễn hoàn toàn chứng minh trong quá trình cách mạng của chúng ta”, vì vậy “phải có kỷ luật sắt và triệt để thi hành chuyên chính vô sản chống lại những ngả nghiêng tiểu tư sản” là “khẩu hiệu chung và có tính chất tổng quát trước mắt của chúng ta”. Nhưng Lênin cũng nhấn mạnh rằng thực hiện chuyên chính đó như thế nào, điều đó phải căn cứ vào nhiệm vụ của từng giai đoạn phát triển của cách mạng. Sau khi đã giành được chính quyền và đập tan sự phản kháng của các phần tử phản cách mạng và sự can thiệp của các nước đế quốc thì chính quyền XôViết phải tập trung vào “nhiệm vụ quản lý nhà nước” mà trước hết là nhiệm vụ quản lý kinh tế. Lênin nhấn mạnh, đó là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài hơn rất nhiều so với nhiệm vụ giành chính quyền, và để thực hiện điều này đòi hỏi phải giải quyết biện chứng mối quan hệ giữa quyền lực tập trung của nhà nước với phát huy dân chủ. Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, vì chỉ như vậy mới có thể giảm nhẹ lao động của con người”, mới “có thể làm cho toàn bộ tâm lý của người tiểu nông trở nên lành mạnh”. Thứ ba, thực hiện giải phóng phụ nữ, giải phóng các dân tộc bị áp bức, tạo những điều kiện bình đẳng cho sự phát triển của con người. Khi nói đến nhũng vấn đề này Lênin rất ghét những lời ba hoa về câu chữ, nhũng khẩu hiệu suông, mà Người đòi hỏi nhũng người cộng sản, những người cầm quyền giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề một cách cụ thể. Chẳng hạn, khi đề cập tới vấn đề giải phóng phụ nữ, Lênin rất chú ý tới việc tổ chức nhà trẻ, nhà ăn tập thể như thế nào, vì chỉ có những cái đó mới có thể giúp phụ nữ thoát khỏi gánh nặng của công việc gia đỉnh, để có thể tham gia nhiều hon vào công việc xã hội, để nắm lấy văn hoá và tri thức. Thứ tư, vấn đề giáo dục thế hệ trẻ được Lênin đặt vào vị trí chiến lược của công cuộc xây dựng xã hội mới vì chính họ là thế hệ trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin chỉ rõ: “Thế hệ trước có nhiệm vụ phải lật đổ giai cấp tư sản”, còn “thế hệ mới có nhiệm vụ phức tạp hơn”, – họ phải duy trì thành quả cách mạng của các thế hệ cha anh đã giành được, điều đó là đương nhiên, và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất “đã được dọn sạch”, trên đổng tro tàn mà xã hội cũ để lại. Vì thế thanh niên cần được đào tạo thành những người lao động kiểu mới, phải tổ chức thật tốt việc học tập để thanh niên có thể làm chủ được tất cả các khoa học kỹ thuật tiên tiến của thời đại.v.v. Đó là điều được Lênin xác định có ý nghĩa hàng đầu để đào tạo thế hệ mới đủ phẩm chất, đủ năng lực xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trên đây là một số luận điểm, tư tưởng, chúng tôi cho là cơ bản trong học thuyết về con người của chủ nghĩa Mác. Mặc dù những tư tưởng, những luận điểm đó của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác được trình bày một cách rải rác trong nhiều tác phẩm, nhưng nếu hệ thống lại, đó là học thuyết khá hoàn chỉnh về con người. Thực tiễn lịch sử của cách mạng vô sản, của con đường xã hội chủ nghĩa là minh chứng cho nhũng giá trị của học thuyết Mác nói chung và của học thuyết Mác về con người nói riêng.

Hoàn cảnh lịch sử mới (hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan vì; quá trình hội nhập trên quy mô toàn cầu) đang đặt ra những thách thức không nhỏ trên con đường xây dựng xã hội mới với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện những yêu cầu đó thì việc phát huy, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiềm năng của con người Việt Nam trong công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước được xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản. Điều đó đương nhiên cũng đặt ra cho công tác nghiên cứu, giáo dục những nhiệm vụ mới. Và cũng chính từ thực tế xây dựng, phát triển đất nước nhũng năm qua khẳng định việc nhận thức những giá trị lý luận, phương pháp luận của học thuyết Mác về con người có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng cũng cần chú ý rằng chủ nghĩa Mác không phải là bảo bối vạn năng cho mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Cái quan trọng nhất mà chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho chúng ta là phương pháp biện chứng duy vật và cần phải tận dụng triệt để nó vào trong các nghiên cứu đương đại về con người.

Xem thêm Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận