Quan niệm của C.Mác về các hình thức tha hóa – Vấn đề phương pháp luận trong triết học phương Tây cổ điển – Lịch sử tư tưởng trước C.Mác

Đang tải...

Hình thức tha hóa

TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

Vấn đề về tha hoá không phải là mới, nó là vấn đề đã được các nhà triết học đặt ra từ khá sớm trong lịch sử dưới hình thức tha hoá chính trị, ý thức, tư tưởng. Dựa trên những điều kiện thực tiễn của xả hội tư bản chủ nghĩa, Mác tiếp tục đi sâu phân tích bản chất của hiện tượng tha hoá trong xã hội tư bản và chỉ ra cội nguồn của các hiện tượng tha hoá trên lĩnh vực chính trị, tưởng là từ tha hoá kinh tế. Từ những nghiên cứu đó giúp Mác chỉ ra được nguyên nhân của hiện tượng tha hoá và luận giải cho con đường khắc phục triệt để hiện tượng tha hoá. Sau đây chúng ta sẽ xem xét quan niệm của Mác về những hình thức tha hoá chủ yếu: Tha hoá tôn giáo; tha hoá chính trị – xã hội; tha hoá kinh tế và tha hoá bản chất con người.

1. Tha hoá tôn giáo – biểu hiện của tha hoá ý thức, tư tưởng

Xét theo thời gian, cuộc tranh luận riêng về tha hoá cũng xuất hiện ở Mác dưối hình thức vấn đề tha hoá tôn giáo khi Mác và Ansrsrhen còn theo nhái Hêglien trẻ. Điều này là do việc Mác chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Phoiơbắc về đấu tranh chông tha hoá tôn giáo. Mặt khác, đây là vấn đề lớn của thời đại đó, Mác không thể không bị cuốn hút vào các vấn đề thời đại đang được phái Hêghen trẻ quan tâm và cũng không thể không say

mê với những vấn đề lớn của phái họ. Hơn nữa, cuộc đấu tranh này là quan trọng đối với cuộc cánh mạng ý thức hệ đang diễn ra trong trí tuệ loài người. Rất lâu sau, khi nhận xét về đặc điểm của thời kỳ này, Ăngghen đã viết rằng, điều mà những người Pháp đã thực hiện được trong thực tiễn – tức là cuộc cách mạng – thì người Đức đã đạt được trong lĩnh vực sự trừu tượng tinh thần. Dân tộc Đức so với các dân tộc khác ở châu Âu bị chậm trễ trong phát triển kinh tế và chính trị, nhưng lại vượt trội vào lúc đó về sự phát triển ý thức hệ; và cuộc cách mạng mà họ hoàn thành trong lĩnh vực ấy – đặc biệt là triết học – có một tầm quan trọng vượt xa khỏi biên giới nưốc Đức. Các nhà tư tưởng Đức lúc đó tham gia vào cuộc đấu tranh ý thức hệ đều có ý thức rằng vì nước Đức chưa có khả năng cách mạng vũ trang như cách mạng Pháp, nên tiến hành cuộc đấu tranh này trong lĩnh vực ý thức sẽ mở đường cho cho cuộc thực hành cách mạng. Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh quyết liệt đang tiến hành vào lúc đó – chống sự tha hoá tôn giáo.

Sự phê phán tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải Chúa đã tạo ra con người, mà con người tạo ra Chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa – một thực thể siêu nhiên, chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo ra, là sự tuyệt đốì hoá những đặc điểm và những tính chất của con người dưới một hình thức lý tưởng hoá, nghĩa là dưới hình thức một điển hình lý tưởng. “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại đế mất bản thân mình một lần nữa”. Như vậy, tha hoá tôn giáo biểu hiện con người đã tự làm mình nghèo đi, bởi vì con người đã tước bỏ những đặc điểm riêng của mình để chiếu hình của chúng vào trí 

tuệ mình. Sản phẩm đó mang hình thức một tín ngưỡng xã hội, nó tự “trí hoá” sự tồn tại của nó đối với chính kẻ sáng tạo ra nó. Một khi đã được tạo ra và được khách quan hoá để mang tính xã hội, những tín ngưỡng tôn giáo trở nên không những xa lạ với con người, mà còn đối địch và bắt đầu thống trị con người. “Tôn giáo đã trở thành biểu hiện của việc tách con người ra khỏi cái cộng đồng mà con người là thành viên, khỏi bản thân mình và khỏi những người khác, – lúc ban đầu tôn giáo chính là cái cộng đồng này. Tôn giáo chỉ là tín ngưỡng trừu tượng của sự sai lầm đặc thù, của sở thích tư nhân, của sự tuỳ tiện”. Sự thống trị của sản phẩm của con người đối với con người sáng tạo ra chúng, bản thể của sự tha hoá tôn giáo, được Mác nhắc lại trong Tư bản: “Trong tôn giáo, con người bị sản phẩm của chính đầu óc mình thông trị, thì trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng vậy, con ngưòi cũng bị sản phẩm của chính bàn tay mình thông trị”.

Nội dung nhân đạo của việc chống tha hoá tôn giáo cũng được trình bày rõ ràng ở Ăngghen, điều này cho thấy sự tương đồng trong tư tưởng của hai ông ngay khi còn trẻ và cũng là sự thể hiện đặc điểm nổi bật của phái Hêghen trẻ lúc đó: “Chúng ta muốn trả về cho con ngươi cái nội dung mà tôn giáo đã cướp mất của con người, – không phải là nội dung thần thánh nào đó, mà là nội dung của con người, và sự trả về này quy lại chỉ giản đơn là việc thức tỉnh sự tự giác. Chúng ta muốn xoá bỏ tất cả những gì tự xưng là siêu nhiên và siêu nhân, và bằng cách đó xoá bỏ sự dối trá, bởi vì những tham vọng của con người và của tự nhiên muốn trở thành siêu nhân và siêu nhiên là gốc rễ của mọi sự giả dối và dối trá. Chính vì vậy mà chúng ta vĩnh viễn tuyên chiến với tôn giáo và nối những quan niệm tôn giáo, và chẳng bận tâm gì về việc người ta gọi chúng ta là những nhà vô thần luận 

hoặc là gì khác”. Ăngghen chỉ rõ: “Cho tối nay, câu hỏi bao giờ cũng là: Thượng đế là gì? – và triết học Đức đã giải đáp như sau: Thượng đế là con người. Con người chỉ phải nhận thức bản thân mình, làm cho bản thân mình trở thành thước đo của mọi quan hệ sống, đánh giá những quan hệ đó theo bản chất của mình, xây dựng thê giới thật sự theo kiểu con người, theo những đòi hỏi của bản tính của mình,- và khi đó con người sẽ giải được câu đố của thòi đại chúng ta. Không nên đi tìm chân lý ở những miền hão huyền của thê giới bên kia, ở ngoài thời gian và không gia, ở một “Thượng đế” nào đó… mà phải đi tìm chân lý gần hơn rất nhiều, ngay ở trong lòng của con người. Bản chất riêng của con ngưòi vĩ đại hơn nhiều và cao quý hơn nhiều, so với bản chất tưởng tượng của tất cả những “Thượng đế” có thể có, vì những Thượng đế này chỉ là sự phản ánh ít nhiều mập mò và bị bóp méo của bản thân con người”. Như vậy, các nhà kinh điển mácxít, cũng giống như Phoiơbắc, đều khẳng định tôn giáo là biểu hiện của chính sự tha hoá bản chất con người. Từ đó, các ông đi đến tư tưởng về chống tha hoá tôn giáo để “quay về một cách kiên quyết, thành thực không phải với “thượng đế” mà với bản chất của mình”. Mác không coi tha hoá tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán, mà đi sâu lần tìm căn nguyên xã hội cũng như kinh tế của nó, để có thể khắc phục sự tha hoá đó. “Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khô ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó”.

2. Tha hoá xã hội – chính trị

Đối với nước Đức thì phê phán tôn giáo là “tiền đề” của mọi sự phê phán khác, nhưng đốì với Mác, phê phán tôn giáo chỉ là bắt đầu, nó thúc đẩy ông đến những vấn đề của sự tha hóa chính trị, xã hội và kinh tế. Sự tha hóa

 tôn giáo với tư cách là sự tha hoá của những sản phẩm của con người – sản phẩm tinh thần, không phải là duy nhất và không phải giữ vai trò chính yếu. Trên đây đã giải thích vì sao thời trẻ, tiếp theo những người đương thòi, Mác đã bắt đầu bằng sự tha hoá tôn giáo. Vời tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, tha hoá tôn giáo là biểu hiện của sự tha hoá ý thức, tư tưởng. Khác với các nhà duy tâm Đức, Mác cho rằng, mọi sự tha hoá của ý niệm, tư tưởng con người là kết quả của sự tha hoá của những mối quan hệ giữa những cá nhân cũng như sự phân công lao động đã có. Sự tha hoá trong lĩnh vực ý thức, tư tưởng sẽ là hậu quả của những điều kiện xã hội. Trong Hệ tư tưởng Đức, có một đoạn văn mà có lẽ từ trước đến nay ít ai để ý, Mác viết về nền triết học, nhưng ý nghĩa của nó thì có tính rộng rãi hơn nhiều. “Đối với nhà triết học, một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là từ thế giới tư tưởng hạ mình xuống thê giới hiện thực. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Cũng như các nhà triết học tách tư duy thành một lực lượng độc lập, họ phải tách ngôn ngữ thành một vương quốc độc lập đặc thù. Đó là bí mật của ngôn ngữ triết học, trong ngôn ngữ này tư tưởng có nội dung riêng của nó dưới hình thức những từ ngữ. Nhiệm vụ từ thế giới tư tưởng hạ xuống thế giói hiện thực biến thành nhiệm vụ từ ngôn ngữ hạ xuống cuộc sống. Chúng ta đã chỉ ra rằng việc tách tư tưởng và quan niệm thành những lực lượng độc lập là kêt quả của việc tách riêng những quan hệ tư nhân và những liên hệ giữa những cá nhân. Chúng ta đã chỉ ra rằng việc các nhà tư tưởng và các nhà triết học tiến hành nghiên cứu những tư tưởng ấy một cách chuyên môn và có hệ thống cũng tức là việc hệ thông hoá những tư tưởng ấy, là kết quả của phân công lao động, và nói riêng, triết học Đức là kêt quả của những quan hệ tiểu tư sản Đức. Các nhà triết học chỉ cần đem ngôn ngữ của họ trở lại ngôn ngữ thông thường mà từ đó nó đã được trừu tượng ra, 
thì có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ bị xuyên tạc của thế giới hiện thực và có thể hiểu được rằng cả tư tưởng lẫn ngôn ngữ tự chúng đều không tạo thành cho mình cái vương quốc đặc thù, rằng chúng chỉ là biểu hiện của đời sông hiện thực.

Từ chỉ dẫn trên của Mác, có thể rút ra kết luận sau:

– Mọi hệ tư tưởng đều là biểu hiện của cuộc sống hiện thực, của những mối quan hệ hiện thực giữa những cá nhân, vì vậy cần phải biết chuyển nó sang ngôn ngữ của hiện thực đó.

– Sự tha hoá của ý niệm, tư tưởng loài người là kết quả của sự tha hoá của những mối quan hệ giữa những cá nhân và sự phân công lao động đã có.

Như vậy, từ sự tha hoá ý thức, tư tưởng, chúng ta sẽ phải đưa nó trở về với nền tảng của nó là những vấn đề của sự tha hoá chính trị – xã hội, cũng như tới cơ sở của mọi vấn đề, tới sự tha hoá kinh tế. Ngay trong Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đã chỉ rõ tính tất yếu phải nghiên cứu “cội rễ” của sự tha hoá tôn giáo: “Sau khi cái hình tượng thần thánh của sự tự tha hoá của con ngưòi đã bị bóc trần thì nhiệm vụ cấp thiết của cái triết học đang phục vụ lịch sử là bóc trần sự tự tha hoá trong những hình tượng không thần thánh của nó. Như vậy, phê phán thượng giói biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị”.

Mác cho rằng cần tìm nguồn gốc của sự tha hoá tôn giáo ở chính bản chất của nhà nước: “Nhưng vì tồn tại của tôn giáo là tồn tại của sự không hoàn thiện, cho nên chỉ cần tìm nguồn gốc sự không hoàn thiện này trong bản chất của chính nhà nước. Đối với chúng ta, tôn giáo không còn là nguyên nhân của tính chất hạn chế thế

tục nữa, mà chỉ là biểu hiện của nó. Vì vậy, chúng ta giải thích những xiềng xích tôn giáo trói buộc những công dân tự do của nhà nước bằng những xiềng xích thế tục”. Quan niệm của Mác về tha hoá xã hội – chính trị xuất phát từ sự phê phán của ông với quan niệm của Hêghen về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội công dân. Hêghen cho rằng nhà nước chính là cơ sở của xã hội công dân, và sự tách rời giữa nhà nước chính trị và xã hội công dân là mâu thuẫn và mâu thuẫn này là yếu tố tất yếu của ý niệm, là chân lý tuyệt đối của lý tính. Mác cho rằng xã hội công dân chính là cơ sở của nhà nước, nhà nước ra đời trên nền tảng của xã hội công dân. Vì vậy, một khi nhà nước tách ròi khỏi cơ sở của nó, thì chính là biểu hiện của sự tha hoá của chính nó; sự tồn tại bên kia của nhà nước chính trị chẳng qua chỉ là sự khẳng định việc tha hoá của bản thân các lĩnh vực đó.

Theo Mác, sự tha hoá này biểu hiện ra là sự “rạn nứt” nội tại diễn ra trong con người xuất hiện trong hai vai trò, nhưng dưới một hình thức duy nhất và như nhau: như thành viên của “tổ chức công dân” và như thành viên của “tổ chức nhà nước”. Trong tổ chức thứ nhất, đó là những cá nhân hoạt động – sản phẩm của xã hội công dân – tư sản, nghĩa là những sinh thể hiện thực, “con ngưòi hiện thực”. Trong tổ chức thứ hai, đấy là những thành viên của xã hội chính trị là nhà nước, tham dự vào lý tưởng “con người chân chính”. Trong tổ chức thứ nhất thì đốì với ngưòi công dân, nhà nước thể hiện ra là mặt đốì lập hình thức; trong tổ chức thứ hai thì đối với nhà nước, bản thân người công dân thể hiện ra là mặt đối lập vật chất. Sự phân đôi những vai trò của con người dẫn tới sự xung đột nội tại và tới cái tâm trạng khốn khổ chứng tỏ rằng ngay trong thế giới của những 

 sản phẩm bị tha hoá của con người, con người cũng cảm thấy xa lạ bởi vì con người bị tha hoá khỏi “thực thể” của mình. “Đôì với mỗi cá nhân riêng lẻ, thì người ta thấy quy luật phổ biến ở đây là cái gì. Xã hội công dân và nhà nước tách ròi với nhau. Do đó, cả công dân nhà nước cũng tách rời công dân là thành viên của xã hội công dân. Như vậy, con người phải tự buộc mình phân đôi về bản chất. Với tư cách là công dân hiện thực, con người nằm trong tổ chức song trùng; trong tổ chức quan chức – tổ chức này là tính quy định hình thức, bề ngoài, của nhà nước bên kia, tức của quyền hành chính, không đụng chạm đến người công dân và hiện thực độc lập của họ – và trong tổ chức xã hội, tức tổ chức của xã hội công dân. Nhưng tổ chức xã hội này, với tư cách là tư nhân, công dân lại đứng bên ngoài nhà nước; tổ chức này không liên quan đến nhà nước chính trị với tính cách là nhà nước chính trị”. Sự phân đôi đó là biểu hiện của sự tha hoá bản chất con người. “Nơi nào mà nhà nước chính trị đã đạt tới hình thức thật sự phát triển của nó, thì không những trong tư tưởng, trong ý thức, mà cả trong hiện thực, trong đời sống, con người cũng sống một cuộc sông kép, cuộc sống thiên giới và cuộc sống hạ giới, cuộc sông trong cộng đồng chính trị, trong đó con người thừa nhận mình là một sinh vật xã hội, và cuộc sống trong xã hội công dân, trong đó con người hoạt động với tư cách là tư nhân, xem những người khác là phương tiện, tự hạ mình xuống vai trò phương tiện và trở thành đồ chơi của những lực lượng xa lạ”. Mác không tự giới hạn vào việc ghi nhận “sự phân đôi” của con người xuất phát từ hiện tượng tha hoá. Theo ông: “Chỉ khi nào con người 
 đã nhận thức được và tổ chức được “những lực lượng của bản thân” thành những lực lượng xã hội và vì vậy sẽ không còn tách lực lượng xã hội dưới dạng lực lượng chính trị ra khỏi bản thân mình, – chỉ khi ấy giải phóng con người mới được hoàn thiện”.

Trong đòi sống xã hội, những mối quan hệ khác biệt được thiết lập giữa con người với nhau và cuối cùng tạo nên những cơ cấu vững chắc thường mang những hình thức thiết chế: nhà nước với guồng máy quan liêu của nó, những đảng phái chính trị, những giai cấp xã hội, những tổ nghề nghiệp, gia đình. Đó là những kiểu khác nhau của những mối quan hệ giữa con người với con người, tất cả chúng đều có một cái gì chung: bắt đầu từ lúc mà chúng mang những hình thức thiết chế (nhà nước, đảng phái, gia đình) hay một tổ chức xã hội thường trực (giai cấp, tổ nghề nghiệp) thì chúng bắt đầu có một cuộc sống tự trị, độc lập với ý muốn và sự lựa chọn của những cá nhân. Lúc sinh ra đời, những cá nhân này thấy những thiết chế ấy hoặc những hình thức tổ chức xã hội ấy như là cái có sẵn và họ thuộc về chúng. Sự phụ thuộc của cá nhân vào sản phẩm được tự trị hóa của con

người khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh xã hội được đại diện bởi thiết chế hoặc là hình thức tổ chức xã hội đã có sẵn. Nhưng sự phụ thuộc là tuyệt đối và bất khả kháng trong mọi trường hợp. Theo Mác, nhà nước là tổ chức của giai cấp thông trị; bằng sự cưỡng bức thể xác, nó duy trì sự thông trị kinh tế và chính trị của nó, nhưng đồng thòi đó cũng là một tổ chức quản lý những guồng máy phức tạp của đời sông xã hội. Theo một ý nghĩa nào đó, nhà nước tương ứng với một đội vũ trang (quân sự, cảnh sát), cơ quan hành chính…, quyền lực của nó càng lớn thì sự tha hoá của nó càng nguy hiểm, nó càng với tư cách một lực lượng tự trị, thoát khỏi sự kiểm soát của con
người. Đấy không còn là, theo cách nói của Hêghen, ý thức bị xé nát của cá nhân, vừa là tư sản, vừa là công dân, mà là hiện thực nguy hiểm của bộ máy cưỡng bức có khả năng thông trị mọi cá nhân “nổi loạn”, và càng ngày càng là hiện thực của bộ máy tha hoá cai quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người. ““Nhà nước” với tính cách là một cái gì ở thế giới bên kia và xa lạ với bản chất của xã hội công dân, khẳng định bản thân bằng những đại biểu của mình, đối lập với xã hội công dân. “Cảnh sát”, “toà án” và “ cơ quan hành chính” không phải là đại biểu của bản thân xã hội công dân, là xã hội đang thông qua chúng mà bảo vệ lợi ích phổ biến của chính mình, mà là những đại biếu toàn quyền của nhà nước để quản lý nhà nước chống lại xã hội công dân”.

Sự đối lập giữa nhà nước và xã hội công dân – sự tha hoá của nhà nước, xuất phát từ chính sự tha hoá của giới quan chức. Chính sự lạm dụng quyền lực của giối quan chức vì mục đích cá nhân của họ đã dẫn đến họ không còn là “đại biểu chân chính” của “xã hội công dân” mà chống lại “xã hội công dân”. Mác coi giới quan chức tạo thành một xã hội đóng kín trong nhà nước. Nhà nước chỉ còn tồn tại dưới hình dạng những lực lượng quan chức cụ thể khác nhau và đốì với mỗi quan chức cụ thể thì “Mục đích của nhà nước biến thành mục đích cá nhân của y, thành việc chạy theo chức tước, thành việc mưu danh, cầu lợi”. Sự tha hoá nhà nước là biểu hiện của sự tha hoá chính quyền lực chính trị. Mác cho rằng sự tha hoá nhà nước là biểu hiện tập trung của tất cả các vấn đề tha hoá xã hội – chính trị, bởi vì nhà nước gắn liền với vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp và việc phân chia giai cấp gắn liền với nền sản xuất, với kinh tế. Ngay từ những tác phẩm ở thời kỳ đầu, khi Mác

 chưa chuyển sang lập trường duy vật, vấn đề về sự tha hoá nhà nước đã được ông trình bày khá rõ ràng. Theo sự phân tích của Mác thì tất cả các hình thức nhà nước trong lịch sử đều bị tha hoá: “Cho tới nay, chế độ chính trị là lĩnh vực tôn giáo, là tôn giáo của đời sông nhân dân, là thượng đế của tính phổ biến của đòi sống nhân dân, đối lập với sự tồn tại trần tục của tính hiện thực của đời sông nhân dân”.

Vì vậy sự tha hoá của nhà nước tư sản chỉ là sự tiếp tục của sự tha hoá đó trong lịch sử. “Đời sống chính trị, với ý nghĩa hiện đại, là triết học kinh viện của đời sông nhân dân. Chế độ quân chủ là biểu hiện hoàn chỉnh của sự tha hoá ấy; còn chế độ cộng hoà lại là cái phủ định sự tha hoá đó trong lĩnh vực riêng của nó… Ở thời Trung cổ, đời sống nhân dân và đời sống nhà nước là đồng nhất. Ở đây, con người là nguyên tắc hiện thực của nhà nước, nhưng đó là con người không tự do. Vì vậy, đó là chế độ dân chủ của sự không tự do, là sự tha hoá đến mức độ hoàn thiện”. Nhiều năm sau, khi thuật ngữ “tha hoá” không còn được dùng, chúng ta vẫn tìm thấy tư tưởng của Angghen trong Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức một sự “hồi tưởng” lại thòi thanh niên của ông: “Xã hội thiết lập ra cho mình một cơ quan để bảo vệ lợi ích chung của mình chống lại những sự tấn công ở trong nước và của nước ngoài. Cơ quan đó là chính quyền nhà nước. Vừa mới ra đời, cơ quan đó đã tự làm cho mình trở thành độc lập đối với xã hội và điều đó càng tăng lên khi nhà nước càng trở thành cơ quan của một giai cấp nhất định nào đó… Cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức chống giai cấp thông trị sẽ tất yếu trở thành một cuộc đấu tranh chính trị, một cuộc đấu tranh tiến hành trước hết chống lại sự thống 

trị chính trị của giai cấp thông trị”. Cuộc đấu tranh của Mác và Ăngghen chống sự tha hoá trong chủ nghĩa tư bản gắn liền với quan điểm về việc xoá bỏ nhà nước tư sản – xoá bỏ sự thống trị chính trị, đồng thời gắn liền với sự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩa cộng sản, nói như Ăngghen, nhà nước lúc đó sẽ được đưa vào bảo tàng đồ cổ bên cạnh cái xe quay sợi và chiếc búa đồng đen. Quan niệm về sự phá huỷ bộ máy nhà nước tư sản, về sự tiêu vong nhà nước và về chủ nghĩa cộng sản với tư cách một xã hội không còn nhà nước (bộ máy cưỡng bức), không thay đổi trong tiến trình phát triển tư tưởng của các ông đã được Mác trình bày rõ trong Sự khốn cùng của triết học: “Trong quá trình phát triển của nó, giai cấp công nhân sẽ thay thế xã hội tư sản cũ bằng một tổ chức liên hiệp, tổ chức liên hiệp này sẽ loại bỏ các giai cấp và sự đối kháng giai cấp, và sẽ không còn có chính quyền theo đúng nghĩa của chữ ấy nữa”.

2. Tha hoá lao động – biểu hiện tập trung của tha hoá kinh tế

Khi lý giải về sự tha hoá nhà nước, Mác nhìn thấy mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội công dân. Theo ông, không phải nhà nước chi phối xã hội mà trái lại chính xã hội công dân chi phối nhà nước. Quan niệm duy vật đó hướng Mác tới nền kinh tế: nền tảng của sự tha hoá trong xã hội tư bản là sự tha hoá kinh tế. Chính tha hoá kinh tế là cơ sở của tha hoá xã hội – chính trị, chính nó quy định sự tha hoá ý thức tư tưởng. Trong tha hoá kinh tế, Mác tập trung lý giải nhân tô” cơ bản nhất của nó là lao động. Mác đưa. ra quan niệm của mình về tha hoá lao động trên hai bình diện sau:

a) Sản phẩm lao động đối lập với lao động như một tồn tại xa lạ, không phụ thuộc vào người lao động.

Theo Mác, trong quá trình lao động của con người, trong những điều kiện nào đó khiến cho những sản phẩm của con người trở nên độc lập với người sáng tạo ra chúng và bắt đầu hoạt động một cách tự trị. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc của người vào vật, những sản phẩm của con người buộc con người phải phục tùng quy luật riêng của chúng và còn có thể uy hiếp sự tồn tại của chính con người. Đó chính là biểu hiện sự tha hoá của người lao động vào sản phẩm mà anh ta sản xuất ra: “Việc chiếm hữu vật phẩm biểu hiện ra là một sự tha hoá đến mức người công nhân sản xuất ra càng nhiều vật phẩm thì anh ta có thể chiếm hữu càng ít vật phẩm và anh ta bị sản phẩm của anh ta, tức tư bản, thống trị càng mạnh”. Như vậy, lao động bị tha hoá làm cho sản phẩm lao động không thuộc về người lao động mà trở thành một lực lượng đứng đối lập, thậm chí thông trị ngươi lao động: “Vật phẩm do lao động sản xuất ra, tức sản phẩm của lao động, đối lập với lao động như một thực thể xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất”.

b) Tha hoá của hành vi lao động:

Trên đây, Mác phân tích sự tha hoá, thể hiện trong kết quả của lao động, tức là sản phẩm của lao động. Thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả của hoạt động, của sản xuất. Vậy nếu kết quả của lao động là sự tha hoá thì bản thân sản xuất phải là sự tha hoá bằng hành động, là sự tha hoá của hoạt động, là hoạt động của sự tha hoá, Mác viết: “Nhưng sự tha hoá xuất hiện không chỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất…Sự tha hóa đối tượng lao động chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa 

trong hoạt động của bản thân lao động”. Với quan niệm coi lao động là bản chất con người, lao động của con người là lao động sáng tạo, Mác cho rằng trong điều kiện của xã hội tư bản chủ nghĩa, lao động vốn là hoạt động bản chất của con người đã không ở trong con người mà là cái ở bên ngoài người lao động. Lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và cả tinh thần của người lao động, làm cho họ kiệt quệ, què quật: “Trong lao động của anh ta, anh ta không khẳng định mình mà phủ định mình, không cảm thấy sung sướng, mà cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình. Cho nên chỉ có ở ngoài lao động, công nhân mối cảm thấy mình là chính mình, còn trong quá trình lao động thì cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân mình”.

Lao động giờ đây không còn là nhu cầu, là bản chất con ngưòi mà trở thành một lực lượng xa lạ, đốì lập và nô dịch con người, nó chỉ còn là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người. Vì vậy, lao động của người công nhân trở thành lao động cưỡng bức, và bản thân người lao động cũng né tránh lao động. Người lao động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá trình lao động, “Con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật của mình – ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức, v.v., – còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”.

Sự tha hoá lao động còn biểu hiện ở chỗ: Lao động đó không thuộc về bản thân người lao động mà thuộc về người khác, và bản thân anh ta trong quá trình lao động, không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác. Vì vậy, hoạt động lao động của người lao động là hoạt động tự đánh mất bản thân mình. Đó là quá trình tự tha hoá, “ở đây hoạt động biểu hiện ra là sự đau khổ; sức mạnh biểu hiện ra là sự bất lực, sự thai nghén biểu hiện ra là sự tuyệt đường sinh dục; nghị lực thể chất và tinh thần của bản thăn người công nhân, đòi sông cá nhân của anh ta (vì đòi sông là gì nếu không phải là hoạt động?) biểu hiện ra là hoạt động chông lại bản thân anh ta, không thuộc vào anh ta, không thuộc về anh ta. Đó là sự tự tha hoá. Như vậy, theo Mác, lao động tha hoá được biểu hiện ở cả hai bình diện: trong mối quan hệ giữa người lao động với sản phẩm lao động của mình và với chính hoạt động lao động của mình. Những vấn đề về lao động tha hoá được Mác phân tích khá đầy đủ trong Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844 và được ông tiếp tục đi sâu phân tích về cội nguồn của nó trong Tư bản. Dưới góc độ kinh tế học, cội nguồn và thực chất của sự tha hoá lao động chính là quá trình “lao động chết thống trị và bòn rút sức lao động sống”.

3. Tha hoá bản chất con người

Sự tha hoá bản chất con người được Mác rút ra như hệ quả của lao động tha hoá. Lao động bị tha hoá dẫn tới giới tự nhiên chỉ còn là phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác của con người. Lao động bị tha hoá làm cho lao động trở thành đối lập với giới tự nhiên, lao động không còn là hoạt động cải tạo tự nhiên, chiếm lĩnh tự nhiên phục vụ cho đời sống con người và thông qua đó mà còn người hoàn thiện chính mình nữa. Lao động tha hóa 

khiến cho con người vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến chính hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác của con ngươi, mọi hoạt động tinh thần khác bị loại khỏi đời sông con người. Sự tha hoá lao động dẫn tới kết quả: “Bản chất có tính loài của con người, – giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, – bị biến thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại cá nhăn của con người. Lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhăn loại của con người, trở thành xa lạ với con người”. Kết quả trực tiếp của sự tha hoá bản chất của con người là làm cho người ta trở thành xa lạ với bản chất loài của mình, đồng thời làm cho con người trở thành xa lạ với người khác. “Bản chất có tính loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một ngươi này bị tha hoá với người khác và từng người trong số họ bị tha hoá với bản chất người”. Như vậy, chính lao động bị tha hoá dẫn đến tha hoá bản chất con người, biến cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đối lập, xa lạ với con người. Sự tha hoá lao động cũng dẫn tới sự tách ròi, sự đối lập, xa lạ giữa con người với nhau.

Tóm lại, tha hoá là hiện tượng phổ biến, là một quá trình khách quan và biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Sự luận giải của Mác về lao động tha hoá – biểu hiện tập trung của tha hoá kinh tế, như là nền tảng của tha hoá xã hội – chính trị và tha hoá tư tưởng – là cơ sở để luận giải căn nguyên của hiện tượng tha hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Mác không đưa ra khái niệm trực tiếp về tha hoá, nhưng qua những phân tích của ông, ta thấy quan niệm đó hoàn toàn nhất trí với cách hiểu như sau về 

tha hoá: “Tha hoá là khái niệm nói lên: một là, quá trình và những kết quả chuyển hoá các sản phẩm hoạt động của con người (cả hoạt động thực tiễn – những sản phẩm lao động, tiền, các quan hệ xã hội… lẫn hoạt động lý luận), cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập đối vối con người và thông trị con người; hai là, sự chuyển hoá của những hiện tượng và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với bản thân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con người những quan hệ sinh sống hiện thực của họ”.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, cũng như thực tiễn xây dựng đất nước ta hiện nay, việc làm sống lại những quan niệm của Mác về. tha hoá, hiểu đầy đủ hơn, đúng hơn về nó là việc làm cần thiết. Đó là cơ sở lý luận cho chúng ta tìm câu trả lời cho vấn đề bản chất của nghĩa tư bản, cũng như về nguy cơ tha hoá ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường mở cửa hiện nay.

Xem thêm Tư tưởng của Mác về tha hóa

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận