Triết học XôViết và những ảnh hưởng liên văn hóa đối với Việt Nam – Vấn đề phương pháp luận trong triết học phương Tây cổ điển – Lịch sử tư tưởng trước C.Mác

Đang tải...

Triết học XôViết

PGS.TS. NGUYỄN VŨ HẢO

Năm 1980, sau 15 năm gián đoạn, Đảng và Nhà nước Việt Nam lại lựa chọn và gửi gần 40 sinh viên sang Liên Xô để học tập và nghiên cứu về một trong những lĩnh vực mà khi đó được coi là nhạy cảm: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Tác giả của bài viết là một trong số những ngươi trong số đó. Có thể nói, đối với nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi, những năm tháng thòi sinh viên ở Liên Xô là những năm tháng đẹp nhất, đầy ắp những kỷ niệm, những cảm xúc về những con người và đất nước Xôviết, đất nước của Lênin và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Đối với chúng tôi, nước Nga thực sự trở thành Tổ quốc thứ hai của mình. Người Mẹ hiền vĩ đại ấy đã mang đến cho những lưu học sinh chúng tôi không chỉ những tình cảm sâu sắc không thể phai mờ, mà còn là những nền tảng tri thức vững chắc làm hành trang trí tuệ vô giá trong suốt cuộc đòi. Ngươi Mẹ ấy đã thắp sáng trong chúng tôi một tình yêu say đắm đối với triết học như những gì tinh túy nhất, quý giá nhất ở trên đòi, giúp cho chúng tôi hiểu được con đường dẫn đến chân lý và học được cách làm người thực sự. Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về những gì mà những người thầy, những người bạn và đất nước Xôviết đã mang đến. Thiết nghĩ, nói về những tâm tư này, khi bàn về tác động của triết học Xôviết đối với Việt Nam, là hoàn toàn thích hợp, bởi vì làm sao có thể nói đến tác động của triết 

 học Xôviết đối với Việt Nam, mà lại không nhắc đến những ảnh hưởng của nó đến tâm hồn và tâm trạng của những người đã được thụ hưởng nền học vấn triết học Xôviết một thời. Trong bài viết, chúng tôi đưa ra đánh giá chung về triết học Xôviết và những ảnh hưởng liên văn hóa của nó đối với Việt Nam.

1. Vài nét vể sự hình thành và phát triển của triết học Xôviết

Triết học Xôviết có thể được hiểu như một một hệ thống triết học chính thống, đặt nền tảng tư tưởng và lý luận cho toàn bộ đòi sống xã hội ở Liên Xô trong suốt hơn 70 năm tồn tại và phát triển của nó. về thực chất, triết học Xôviết là sự vận dụng và phát triển triết học Mác trong hoàn cảnh và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, theo ý nghĩa đó, nó có thể được đồng nhất với triết học mácxít ở Liên Xô. V.I. Lênin không chỉ được coi là nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, mà còn được xem người sáng lập, ông tổ của nền triết học Xôviết.

Lênin và những môn đệ của chủ nghĩa Mác ở Liên Xô đã để lại một di sản triết học đồ sộ, ghi lại những dấu ấn sâu sắc trong nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần của nhân loại trong thế kỷ XX và gây tác động mạnh mẽ đến thế giới quan và phương thức sông của nhiều dân tộc trên thê giới, trong đó có Việt Nam. Trong suốt nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, triết học Xôviết đã trải qua những bước thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Lịch sử triết học Xôviết có thể chia thành 5 giai đoạn sau: giai đoạn khởi đầu, giai đoạn

 sùng bái cá nhân, giai đoạn hưng thịnh, giai đoạn trì trệ và giai đoạn cải tổ.

a)  Giai đoan khởi đầu của triết hoc Xôviết:

Ngay trong những năm đầu tiên sau khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết được thành lập, triết học Mác – Lênin đã giữ vị trí độc tôn, đã được phổ biến rộng rãi và trở thành vũ khí tư tưởng chủ yếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xôviết. Năm 1922, những nhà triết học Nga như N. O. Lôxép, p. A. Sôrốtxkin, s. L. Phranh, E. L. Radlốp, N. A. Bécđiaép bị buộc phải rời khỏi Liên Xô. Năm 1922, đã xuất hiện những số đầu tiên của tạp chí Dưới lá cờ của chủ nghĩa Mác, một tạp chí triết học mácxít, tiền thân của tạp chí Những vấn đề triết học (ra mắt công chúng kể từ năm 1947). Ngay trong số thứ ba của tạp chí này, giới độc giả Xôviết đã được tiếp cận đến bài viết nổi tiếng của Lênin về ý nghĩa của chủ nghĩa duy vật chiến đấu. Trong bài viết này, lãnh tụ của của giai cấp vô sản và nhân dân Liên Xô đã xác định những nhiệm vụ quan trọng trong việc tiếp tục phát triển triết học mácxít, đặc biệt trong cuộc đấu tranh chông lại thế giới quan duy tâm – tôn giáo và coi quan niệm duy vật về lịch sử là thành quả vĩ đại nhất của triết học mácxít. Bài viết này của Lênin có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ hoạt động tiếp theo các nhà triết học Xôviết. Để chuẩn bị đội ngũ cán bộ triết học Xôviết, năm 1921, Viện Giáo sư Đỏ được thành lập. Trưốc đó, vào năm 1918, Viện Hàn lâm Cộng sản đã được thành lập. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu của giới triết học Xôviết thời kỳ này tập trung chủ yếu vào các vấn đề triết học gắn liền với thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Trong thòi kỳ này, nhiều nhà trí thức và nhiều nhà khoa học Xôviết đã dần dần chuyển sang lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chính trong khoảng thời gian này, một số tác phẩm quan 

trọng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph. Ăngghen (năm 1925) và tác phẩm Bút ký triết học của V.I.Lênin (năm 1929) đã được xuất bản lần đầu tiên. Những tác phẩm này đã tập trung vào việc nhận thức lại toàn bộ lịch sử triết học và nhìn nhận lại sự phát triến của các khoa học chuyên ngành, đặc biệt là các khoa học tự nhiên từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các tác phẩm đó đã tạo ra những xung lực mạnh mẽ cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu các vấn đề của phép biện chứng duy vật mácxít. Năm 1929, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Cộng sản chính thức được thành lập (đến năm 1936, Viện Triết học mới trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô). Một trong những điểm đáng chú ý của triết học Xôviết vào những năm 20 của thế kỷ XX là duy trì bầu không khí tương đối cởi mở cho các cuộc tranh luận và xu hướng tự do ý kiến, nhưng hạn chế chỉ trong khuôn khổ của chủ nghĩa Mác. Xuất hiện các trường phái khác nhau trong triết học Xôviết. Trong thời kỳ này, ở Liên Xô, diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa một bên là trường phái của “các nhà biện chứng” dưới sự lãnh đạo của nhà triết học Xôviết A. M. Đêbôrin (1881-1963), người được đào tạo tại Khoa Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Béclin trước năm 1917, ngưòi bảo vệ phái mácxít chính thông trong triết học Xôviết, Tổng biên tập Tạp chí Dưới lá cờ của chủ nghĩa Mác và một bên là phái cơ giới học gồm A. Variasa, s. Pêtrốp, D. Xâytơlin, Ph. Pêrenman,
V. Sarabianốp, v.v. dưới sự lãnh đạo của Liubốp Ácxenrốt và A. K. Timiriadép. Cuộc tranh luận xoay chủ yếu xung quanh vấn đề quan hệ giữa triết học và khoa học. Cuộc tranh luận này kết thúc bằng thất bại của phái cơ giới tại Hội nghị toàn thể của Liên bang Xôviết được tổ chức vào năm 1929, dành cho các cơ quan nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác – Lênin.

b)  Giai đoan sùng bái cá nhân:

Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 30 đến trước Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1956), sau một loạt bài phát biểu có tổ chức chống lại “phái duy tâm Mensêvích hóa” của các nhà triết học Xôviết như A. Đêbôrin hay N. Karép, V.V.. Để hiểu rõ thực chất của giai đoạn sùng bái cá nhân này, trước hết cần làm rõ khái niệm “sùng bái cá nhân”.

Sùng bái cá nhân là sự sùng bái một cách mù quáng trước uy tín và sự tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân lãnh tụ. Về bản chất, tệ sùng bái cá nhân xuất phát từ chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy ý chí, cho rằng quá trình lịch sử bị quyết định không phải bởi các quy luật khách quan, bởi hoạt động của quần chúng nhân dân, mà bởi nguyện vọng, ý chí của các cá nhân lãnh tụ lỗi lạc. Trong giai đoạn này, xuất hiện một bầu không khí nặng nề bao phủ lên triết học Xôviết sau việc xuất bản cuốn sách của Xtalin vào năm 1938 nhan đề Bàn về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sủ, một cuốn sách mà khi đó đã được coi là “đỉnh cao” của triết học mácxít. Với quan niệm cứng nhắc, giáo điều, xa ròi các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật mác xít và những lòi di huấn của Lênin, cuốn sách này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các giáo trình, bài giảng triết học không chỉ ở Liên Xô, mà còn ở một sô’ nước khác trong hệ thông xã hội chủ nghĩa sau này, trong đó có Việt Nam. Các cuộc tranh luận triết học thực sự có tính học thuật hầu như bị chấm dứt. Nhiều nhà triết học Xôviết như I. Lupôn, Đ. Gachép, V. Sêrêdơnhicốp,

G.s. Tưmianxki, s. Iu. Xemcốpxki bị trấn áp. Trong số này, G.s. Tưmianxki (1893-1941) đã từng là tác giả của các công trình về triết học của Xpinôda và Bêcơn, là ngưòi thuộc phái các “nhà biện chứng”, còn s. Iu. Xemcốpxki (1882-1937) là người đầu tiên ở Liên Xô đưa ra sự luận giải triết học cho thuyết tương đối Anhxtanh, chống lại quan điểm đương thời coi học thuyết này là duy tâm. Các đại biểu của phái các “nhà biện chứng” Đêbôrin được coi là theo xu hướng Hêghen hóa, cũng trở thành nạn nhân của thòi kỳ này bởi các biện pháp “tổ chức” và “hành chính”. Trong thời kỳ sùng bái cá nhân, phải kể đến vai trò của M. B. Mitin (1901-1987), ngưòi nắm địa vị thống trị trong triết học Xôviết trong các cơ quan đảng, nhà nước và Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô trong nhiều thập kỷ và có vai trò đặc biệt trong việc xác lập sự thông nhất trong triết học Xôviết, biến nó thành công cụ tư tưởng để bảo vệ chế độ theo mô hình của chủ nghĩa xã hội tập trung quan liêu theo kiểu trại lính1. Triết học Xô viết bị tổn thất nặng nề, đặc biệt sau cuộc tranh luận triết học năm 1947, trong đó A. A. Giơđannốp đã đưa ra những tiêu chí định hướng sai lầm cho việc nghiên cứu tiếp theo về lý luận triết học và lịch sử triết học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà triết học Xôviết vượt qua được những điều kiện vô cùng khó khăn cho sáng tạo triết học đó để sống và thực hiện những công trình triết học có giá trị, chẳng hạn về các vấn đề triết học của khoa học tự nhiên (như B. M. Kêđrôp), về lịch sử triết học (V. Ph. Axmút, A. Ph. Lôxép).

c)  Giai đoan hưng thịnh của triết hoc Xôviết:

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc phê phán tệ sùng bái cá nhân tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (vào năm 1956) đến đầu thập kỷ 70. Sự hưng thịnh của giai đoạn này được thể hiện ở sự tăng cường đáng kể số 

 lượng các đề tài nghiên cứu, số lượng các công trình nghiên cứu và ở sự sắc sảo của các cách tiếp cận đối với các vấn đề của triết học. Hoạt động của các cơ quan và thiết chế chuyên về triết học như các Viện Triết hoc thuôc Viên Hàn lâm khoa hoc Liên Xô và các Viện Hàn lâm các nước cộng hòa của Liên Xô, các Viện Hàn lâm khoa học xã hội thuộc hệ thông Trường Đảng, Hội Triết học Liên Xô, các khoa triết học, các bộ môn triết học của các trường đại học lớn đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác định những đường hướng phát triển của triết học Xôviết. Xuất hiện nhiều công trình khoa học có giá trị, khẳng định vai trò ngày càng tăng của triết học Mác – Lênin trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà thực tiễn xã hội và nhu cầu nhận thức đã đặt ra. Trong số này, phải kể đến các công trình nghiên cứu các vấn đề của phép biện chứng duy vật, lôgíc biện chứng, nhận thức luận, phương pháp luận, lôgíc khoa học đặc biệt của E. V. Ilencốp, M.M. Rodentan, p. V. Cốpnhin. Tiếp đến, phải kể đến các thành tựu trong việc nghiên cứu các vấn đề triết học của khoa học tự nhiên (vật lý học, thiên văn học, sinh học, điều khiển học, v.v.) của các nhà triết học Xôviết như I. V. Cudơnhetxôp, M. E. Omelianôpxki v.v. hay các nhà khoa học tự nhiên như Đ. K. Bêliaép, N.N. Sêmênôp, p. K. Anôkhin, V. A. Phôc, A. I. Bécgơ, V.V.. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các thành tựu đạt được trong việc nghiên cứu các vấn đề triết học của tâm lý học với các công trình của A. N. Lêônchép, s. L. Rubinxtanh, B. G. Ananhép, Đ. N. Udơnagiơ, V.V.. Đồng thòi, cũng không thể không nhắc đến các công trình về các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chẳng hạn liên quan đến học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội, đến lý luận về văn hóa và đến cách mạng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải ghi nhận các thành quả của các nhà triết học Xôviết như T. I. Oiderơman, A. s. Bôgômôlốp, Lôxép, v.v. trong việc nghiên cứu về các vấn đề lịch sử triết học, hay đóng góp 
nhà triết học như ô. G. Đrốpnhixki, A. Ph. Sưxkin, v.v. trong việc nghiên cứu về các vấn đề đạo đức học hay của M.Ph. Ôvcianhicốp, M.A. Liphsíp, trong việc nghiên cứu các vấn đề mỹ học.

d)   Giai đoạn trì trệ của triết hoc Xôviết:

Giai đoạn này bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 70 đến nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Xuất hiện tình trạng trì trệ trong nhiều lĩnh vực của triết học mácxít ở Liên Xô. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng giảm động lực sáng tạo triết học chính là sự thiếu vắng môi trường tự do tư tưởng, tự do ý kiến và đặc biệt là xu hướng biến triết học chỉ là công cụ, là phương tiện phục vụ chính trị, phục vụ cho việc minh họa các đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô. Thực ra, chức năng minh họa đường lôi là một chức năng quan trọng của triết học Xôviết. Tuy nhiên, chức năng quan trọng hơn của nó phải là chức năng tư vấn, mở đường cho các nhà chính trị, chức năng của các nhà lý luận đốì với thực tiễn. Chức năng vĩ đại này của triết học sẽ bị mất đi, nếu triết học mất đi tính độc lập tương đối đối với chính trị, bị tầm thường hóa, bị coi chỉ là phương tiện để phục vụ các mục tiêu chính trị nào đó mang tính chủ quan.

đ) Giai đoan cải tổ của triết hoc Xôviết:

Giai đoạn này bắt đầu từ nửa thứ hai của thập kỷ 80 thế kỷ XX, gắn liền với quá trình cải tổ và đổi mới toàn bộ đòi sống xã hội ở Liên Xô. Trong những năm này, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có tính sáng tạo liên quan đến hàng loạt các vấn đề triết học, đặc biệt là những vấn đề toàn cầu của nền văn minh, những vấn đề nghiên cứu tổng hợp về con ngươi, những vấn đề về quá trình nhân văn hóa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những vấn đề về lịch sử triết học, về lý luận và phương pháp luận của nhận thức khoa học, các vấn đề lý luận

của chủ nghĩa xã hội đương thời, các vấn đề về lịch sử triết học Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh ấy, ngày càng gia tăng vai trò tổng hợp của triết học Mác – Lênin trong việc liên kết các đại biểu của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên việc cải tổ trong nhiều lĩnh vực kiến trúc thượng tầng trong xã hội Xô viết, trong đó có lĩnh vực triết học ở Liên Xô đã vượt ra ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa Mác, vượt ra ngoài sự kiểm soát của Nhà nước Xô viết. Đây là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới sụp đổ của Liên Xô.

2. Một số nhận định về triết học Xôviết

Từ bức tranh khái quát về lịch sử triết học Xôviết, ta có thể đưa ra một số nhận định sơ bộ về triết học Xôviết như sau:

Thứ nhất, triết học Xôưiết là một trong những di sản vĩ đại không chỉ của Liên Xô, mà còn của nhân loại tiến bộ trong thế kỷ XX. Thành tựu lớn lao của triết học Xôviết chính là ở chỗ hệ thống hóa, hoàn thiện và phát triển các luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của thế giới trong thế kỷ XX. Nhìn nhận về điều này, nhà sử học Mỹ L. Grehem viết: “Chủ nghĩa duy vật biện chứng Xôviết hiện đại là thành quả trí tuệ gây ấn tượng mạnh mẽ. Sự hoàn thiện các luận điểm trước đây của Ăngghen, Plêkhanốp và Lênin, và sự phát triển các luận điểm đó vào trong sự diễn giải có tính chất hệ thông về giới tự nhiên lắ sáng tạo độc đáo của chủ nghĩa Mác Xôviết. Không nghi ngờ gì nữa, được phát triển bởi những người ủng hộ có năng lực nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng là nỗ lực chân thành và có cơ sở để hiểu và giải thích giới tự nhiên. Theo tính phổ quát và mức độ hoàn thiện, trong số các hệ thông tư tưởng hiện đại, không có các hệ thống nào giống 

như cách giải thích duy vật biện chứng về giới tự nhiên”.

Thứ hai, thành tựu to lớn của triết học Xôviết là ở chỗ đã xây dựng và phát triển được một hệ thống triết học đồ sộ bao gồm nhiều lĩnh vực như lịch sử triết học, phép biện chứng, lý luận nhận thức, lôgíc biện chứng, lôgíc hình thức, triết học của khoa học tự nhiên, mỹ học, đạo đức học, triết học xã hội, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, triết học về con người. Có thể nói đến một sô” lượng vô cùng lớn các công trình nghiên cứu, các từ điển, bách khoa toàn thư, các sách chuyên khảo, tham khảo, các giáo trình, bài giảng về các lĩnh vực khác nhau của triết học được xuất bản phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu và công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Xôviết.

Thứ ba, triết học Xôviết đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của Liên bang Xôviết. Các công trình nghiên cứu của các nhà triết học Xôviết đã giải đáp nhiều vấn lý luận mà thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã đặt ra. Các công trình nghiên cứu đó không chỉ hấp dẫn bởi cách tiếp cận, bởi kết cấu lôgíc, mà còn bởi giá trị lịch sử của chúng, phản ánh đúng tình trạng tinh thần thòi đại.

Thứ tư, thành tựu vĩ đại không thể phủ nhận được của các nhà triết học Xôviết là ở chỗ, đã dịch ra tiếng Nga và xuất bản hầu hết các tác phẩm kinh điển của lịch sử triết học phương Tây, đặc biệt là lịch sử triết học phương Tây trước Mác. Cùng với các nguyên tác đó là sự xuất hiện của hàng loạt các công trình nghiên cứu, chú giải, giải thích các nguyên tác. Đây là một công việc không lồ đã được giới triết học Xôviết thực hiện trong nhiều thập

kỷ của thế kỷ XX. Chẳng hạn, riêng từ năm 1917 đến năm 1938, đã có hơn 200.000 bản tác phẩm của Hêghen, 78.000 bản tác phẩm của Arixtốt, 65.000 bản tác phẩm của Xpinôda, v.v. đã được lưu hành ở Liên Xô.

Thứ năm, một trong những thành tựu đáng kể của nền triết học Xôviết là ở chỗ đã đào tạo được một đội ngủ hùng hậu các nhà triết học thuộc nhiều thế hệ có trình độ uyên thâm không chĩ cho các nước cộng hòa ở Liên Xô, mà còn.cho nhiều nước trong phe xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam và cho các nước thuộc các châu lục khác nhau, qua đó đặt nền tảng cho việc phát triển triết học mác xít ở các nước này. Trong số các nhà triết học Xôviết lớn, phải kể đến tên tuổi của A. Ph. Lôxép, V. Ph. Axmút, A. A. Dinôviép, B. M. Kêdrôp, p. X. Côpnin, p. X. Pôpốp, A.X.Bôgômôlốp, T.I.Ôidécman, E. V. Ilencốp, M.M. Rodentan, I. T. Phrôlốp, V.I.Cudơnexốp, I. X. Narơxki, A.V.Gulưga, M.K.Mamarđasơvili, V. X. Môlốtxốp, M.N.Alécxêép, Đ. I. Trexnacốp, Iu. K. Plétnicốp, V. V. Xôcôlốp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ bản đó, triết học Xôviết cũng bộc lộ những bất cập trong việc thực hiện sứ mạng cao cả của nó với tư cách là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn.

Một là, triết học Xôviết có xu hướng bị chính trị hóa. Triết học đã không giữ được vị thê độc lập tương đốĩ cần thiết của nó với tư cách là một khoa học và dường như có xu hướng bị đồng nhất với chính trị, trở thành tôi tớ của.chính trị. Triết học có lúc đánh mất và không phát huy được vai trò của nó như là nền tảng thế giới quan và phương pháp luận, là người dẫn đường của chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và triết học lịch sử trong nhiều trường hợp bị quy chủ yếu về việc trình bày vai trò của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nguyên tắc tính đảng của triết học có lúc bị hiểu một cách thô thiển (dưòng như chỉ là tính đảng chủ quan, bị diễn giải một cách chủ quan

bị tuyệt đối hóa và cực đoan hóa thậm chí tới mức được coi là có thể được áp dụng cho mọi khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và toán học, và cho mọi lĩnh vực của đời sông xã hội. Trong nhiều trường hợp, nguyên tắc đó trở thành công cụ áp đặt để giải quyết các tranh luận khoa học. Một trong những ví dụ cho việc này là cô” gắng của nhóm các nhà triết học Mitin và Iudin muốn biến triết học thành công cụ của chính trị quan phương.

Hai là, triết học Xôviết có những biểu hiện tư biện, xa rời thực tiễn sống động của thế giới thế kỷ XX, dường như chưa cập nhật kịp được những hiện tượng mói lạ trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là đời sống tinh thần không chỉ ở các nước tư bản phương Tây, mà thậm chí còn ngay chính trên đất nưốc Xôviết. Một bộ phận các nhà triết học Xôviết chưa bám sát kịp được các thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, các khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới. Các học thuyết triết học và chính trị xã hội phương Tây chưa được các nhà triết học Xôviết tiếp cận và tìm hiểu một cách thấu đáo. Triết học Xôviết dường như đóng của, chưa giao lưu học hỏi một cách cởi mở với giới triết học thế giới. Chính vì vậy, nhiều luận điểm của các nhà triết học Xôviết trở nên lạc hậu so với cuộc sống và tỏ ra kém sức thuyết phục.

Ba là, một trong những thiếu sót của triết học Xôviết, chính là chưa tạo ra được động lực sáng tạo tinh thần thực sự, chưa tạo được bầu không khí thực sự khích lệ tự do tư tưởng, tự do ý kiến và tự do tranh luận với tư cách là tiền đề không thể thiếu được cho sáng tạo triết học. Một trong những nguyên nhân chủ vếu của mọi sự trì trệ trong việc sáng tạo của giới triết học Xôviết nói riêng, và giới khoa học xã hội và nhân văn nói chung, chính là sự vi phạm nguyên tắc dân chủ trong hoạt động khoa học.

3. Những ảnh hưởng liên văn hóa của triết học Xôviết tới Việt Nam

Có thể nói sự du nhập chủ nghĩa Mác vào Việt Nam không diễn ra theo con đường trực tiếp từ nước Đức, mà theo con đường gián tiếp qua các nước khác như Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhưng chủ yếu thông qua học thuyết của Lênin, đặc biệt thông qua lăng kính của triết học mácxít ở Liên Xô, tức là thông qua lăng kính của triết học Xôviết. Một trong những biến cố quan trọng diễn ra trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX là quá trình giao lưu văn hóa độc đáo giữa triết học Xôviết mang tính hệ thông theo mô hình tư duy phương Tây với triết học truyền thống của Việt Nam, theo mô hình phương Đông vốn không mang tính hệ thống. Hồ Chí Minh, một trong những người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, đã đặt nền tảng cho quá trình giao lưu liên văn hóa Đông – Tây ấy. Lần đầu tiên, một hệ thống triết học đồ sộ của chủ nghĩa Mác với tính cách là một hình thái của chủ nghĩa duy lý phương Tây gồm nhiều lĩnh vực như lịch sử triết học, phép biện chứng, lý luận nhận thức, lôgíc hình thức, triết học của khoa học tự nhiên, mỹ học, đạo đức học, triết học xã hội, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, triết học về con người được du nhập vào Việt Nam bằng con đường quan phương, thông qua các nguồn tư liệu sách báo, trước hết từ Liên Xô, thông qua những nhà lý luận, các học giả Việt Nam, những người đã được học tập và công tác ở Liên Xô. Quá trình giao lưu liên văn hóa Việt – Xô không diễn ra một cách đơn giản, mà trải qua những bước thăng trầm nhất định. Lối tư duy duy lý, lý luận mang tính hệ thông cùng với các nguồn tư liệu vô cùng phong phú của triết học Xôviết (bao gồm các công trình chuyên khảo và tham khảo, các sách công cụ như từ điển, bách khoa toàn

thư, các giáo trình, bài giảng) đã tác động đáng kể đến phương thức tư duy và thế giới quan nhiều thế hệ người Việt Nam trong thế kỷ XX và trở thành nền tảng quan trọng cho sự hình thành một phương thức tư duy và hành động mang tính nhân loại.

Trong quá trình giao tiếp liên văn hóa ấy, điều quan trọng đối với người Việt Nam là phải biết gạn đục khơi trong, chắt lọc những tinh hoa, tinh túy của triết học Xôviết cho triết học Việt Nam, thay vì bắt chước một cách máy móc tất cả những gì mà những con người Xôviết đã nghĩ và đã làm. Trên thực tế, có lúc chúng ta đã tiếp thu không chỉ những thành tựu đáng khâm phục của nền triết học Xôviết, mà còn cả những hạn chế của nó, chẳng hạn như xu hưống chính trị hóa triết học, tính tư biện, xa ròi cuộc sống và việc vi phạm nguyên tắc dân chủ trong hoạt động khoa học. Trong bốì cảnh thế giới đương đại, ta cần sớm khắc phục những hạn chế này với tính cách là những nguy cơ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lưòng. Tóm lại, qua xem xét những bước thăng trầm của triết học Xôviết, bằng việc nhận định về những thành công và hạn chế của triết học Xôviết, bài học kinh nghiệm của chúng ta trong mọi quá trình giao lưu liên văn hóa nói chung, và giao lưu giữa các nền triết học nói riêng chính là: thái độ ứng xử thông minh để học hỏi cái hay ở người và bỏ đi cái dở ở mình.

Xem thêm Hình thức tha hóa

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận