Nguồn gốc của pháp quyền và nhà nước từ góc nhìn đạo đức học

Đang tải...

Pháp quyền và nhà nước

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Pháp quyền và nhà nước là những hiện tượng lịch sử, không có sẵn từ khi có xã hội loài người. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, khi dân cư trong xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng thì mới bắt đầu xuất hiện nhà nước và pháp luật. Như vậy, nhà nước ra đời là để giữ cho các mâu thuẫn xã hội không bùng phát thành các xung đột đối kháng lớn dẫn đến sự diệt vong của chính xã hội. Nguyên nhân ra đời của nhà nước và pháp quyền được xét như thế là từ lập trường mácxít về sự vận động của lịch sử. Trong báo cáo này chúng tôi sẽ khảo sát nguồn gốc của pháp quyền và nhà nước từ góc nhìn của những yêu cầu đạo đức phổ quát.

Quan hệ tương hỗ giữa lĩnh vực pháp quyền và lĩnh vực đạo đức là một trong những vấn đề cốt yếu của triết học thực tiễn. Thực ra, đó là quan hệ giữa lý tưởng đạo đức và đời sống thực tại: sức sống và công năng của ý thức đạo đức phụ thuộc vào việc con người có hiểu quan hệ đó một cách đúng đắn, theo tinh thần tích cực không. Giữa cái thiện lý tưởng với thực tại độc ác có vùng đệm pháp quyền và pháp luật phục vụ cho việc thực hiện cái thiện, hạn chế và cải huấn cái ác. Pháp quyển và hiện thân của nó – nhà nước – ấn định trình độ tổ chức thực tiễn đạo đức đời sống của toàn thể loài người. Và với nhũng ai phủ nhận sạch trơn pháp quyền, thì sự rao giảng đạo đức sẽ mất đi những cầu nối và những điểm tựa trong môi trường thực tế, trở nên xa lạ với nó, và vì thế có tốt nhất thì nó cũng chỉ trở thành lời nói suông vô thưởng vô phạt. Mặt khác, cả pháp quyền, nếu những khái niệm hình thức và những thiết chế của nó bị cách biệt hoàn toàn

khỏi những nguyên tắc và mục đích đạo đức, cũng sẽ mất đi cơ sở vô điều kiện của mình và thực chất sẽ không khác gì sự võ đoán tùy tiện.

Thực ra, để tách biệt triệt để pháp quyền với đạo đức, sẽ phải từ bỏ ngay ngôn ngữ của con người – mọi ngôn ngữ đều có thể chứng tỏ về quan hệ bền chặt nội tại giữa hai ý tưởng ấy. Khái niệm quyền và nghĩa vụ song hành vói nhau ăn sâu vào lĩnh vực tư tưởng đạo đức đến mức có thể trực tiếp được sử dụng để thể hiện chúng. Ai cũng hiểu không cần tranh cãi những chân lý khẳng định của đạo đức học như tôi ý thức được nghĩa vụ của mình phải kiêng tránh mọi điều xấu xa, nói khác, tôi thừa nhận phẩm giá con người ở tôi có quyền được tôn trọng, tôi có nghĩa vụ tùy sức mình giúp đỡ những người khác và phục vụ lợi ích chung, hay là những đồng loại của tôi và cả xã hội có quyền được tôi giúp đỡ và phục vụ; cuối cùng tôi có quyền hòa hợp ý chí của mình với cái mà tôi xem là tối cao tuyệt đối. Nói khác, cái tối cao tuyệt đối ấy có quyền được tôi tôn kính (và đây chính là cơ sở đầu tiên của mọi tôn giáo).

Mọi quan hệ đạo đức đều có thể được thể hiền một cách đúng đắn và dễ hiểu bằng những thuật ngữ pháp quyền. Không gì có thể xa cách lĩnh vực pháp quyền hơn là lòng xót thương kẻ thù. Tuy thế, nếu luật đạo đức tối cao quy định cho tôi nghĩa vụ xót thương kẻ thù, thì có nghĩa rõ ràng là những kẻ thù của tôi có quyển hưởng xót thương của tôi. Nếu tôi không xót thương họ, thì tôi vi phạm lẽ phải. Chính ở đây yếu tố pháp quyền và yếu tố đạo đức được thể hiện trong cùng một thuật ngữ cơ bản. Bởi vì quyền và pháp quyền đều là sự biểu hiện của lẽ phải, và mặt khác, tất cả các đức tính con người cũng đều có thể quy về lẽ phải ấy – nó trùng với cái cần phải có hay cái đúng đắn theo nghĩa đạo đức học. Ở đây không có sự trùng hợp ngôn từ ngẫu nhiên, mà có sự tương đồng về bản chất và quan hệ nội tại ngay giữa các khái niệm.

Dĩ nhiên, từ đó tuyệt không thể suy ra đạo đức và pháp quyền là hai lĩnh vực trùng hợp nhau hoàn toàn và những khái niệm luật học và đạo đức học có thể đổng nhất với nhau. Chỉ có điều hiển nhiên là giữa hai khu vực ấy tổn hữu một mối quan hệ mật thiết tích cực, không cho phép phủ định cái này vì cái kia. Vậy cụ thể quan hệ và sự khác biệt giữa hai khu vực ấy là ở đâu?

Khi nói về các quyên và nghĩa vụ đạo đức, thì như thế ta đã loại bỏ mọi tư tưởng về sự đối lập cơ bản hay là sự bất khả tương dung giữa yếu tố đạo đức và yếu tố pháp lý, song đồng thời như thế cũng mới chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chúng, bởi lẽ khi xác định một quyền nào đó (chẳng hạn, quyền kẻ thù được tôi xót 

thương) là mang tính đạo đức thuần túy, ta ngầm hiểu rằng ngoài nó ra còn có một thứ quyền khác, theo nghĩa hẹp, chính nó mới là quyền, mà ở nó tính đạo đức không là định tính trực tiếp và gần nhất. Quả thật, một mặt nếu xem xét nghĩa vụ đạo đức của ta là thương yêu kẻ thù và, tương ứng, quyền của chúng được ta xót thương; còn mặt khác, xem nghĩa vụ của ta phải đóng góp cho xã hội kịp thời, hay không cướp giật của đồng loại và quyền tương ứng của họ không bị ta cướp giật, thì rõ ràng giữa hai loại quan hệ ấy có sự khác biệt cơ bản và chỉ loại quan hệ thứ hai mới thuộc về pháp quyền theo nghĩa hẹp và riêng của từ.

Sự khác biệt này có thể được quy về ba điểm chính:

1) Những yêu cầu thuần túy đạo đức, chẳng hạn, sự xót thương kẻ thù, về bản chất, là vô giới hạn và phổ quát; chúng đòi hỏi đạo đức hoàn hảo hay ít nhất một ước mong vô giới hạn về cái hoàn hảo ấy. Mọi sự giới hạn, được cho phép một cách có nguyên tắc, là đối nghịch với bản chất của luật đạo đức và phá hoại phẩm giá và ý nghĩa của nó: ai từ bỏ nguyên tắc lý tưởng tuyệt đối, người đó đã từ bỏ chính đạo đức, rời xa lãnh địa của nó. Ngược lại, luật pháp, theo đúng nghĩa của từ này, về bản chất mang tính hữu hạn; thay vì sự hoàn hảo viên mãn, nó đòi hỏi một trạng thái đạo đức ở mức thấp nhất, mức tối thiểu, chỉ đòi hỏi một sự ngăn chặn trong thực tế những biểu hiện nhất định của thói vô đạo đức. Nhưng sự đối lập này không phải là mâu thuẫn dẫn đến xung đột trong thực tại. Từ phía đạo lý, cần phải thừa nhận rằng yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết hoàn thành nghĩa vụ công dân, không cướp giật… là những yêu cầu của cái thiện sơ đẳng nhất, chứ không phải là cái ác; rằng nếu ta phải xót thương kẻ thù, thì ta lại càng phải tôn trọng cuộc sống của tất cả đồng loại, không thực hành những yêu cầu sơ đẳng ấy, thì không thể thực hiện những giới luật cao hơn. Còn về phía pháp lý thì mặc dù luật dân sự hay hình sự không đòi hỏi một ai phải có đạo đức toàn diện, nhưng nó cũng không phủ nhận cái đạo đức toàn diện ấy, và khi nó cấm bất kỳ ai cướp giật thì nó không thể nào, và cũng không thấy cần thiết phải ngăn cản bất kỳ ai xót thương kẻ thù của mình. Như vậy, về điểm này mối quan hệ giữa hai yếu tố đã nêu của đời sống xã hội cần được diễn đạt như sau: pháp quyên là giới hạn thấp nhất hay là mức tối thiểu được xác định của đạo đức.

2) Từ bản chất không giới hạn của những yêu cầu đạo đức thuần túy nảy sinh ra điếm khác biệt thứ hai là, việc thực hiện những yêu cầu ấy không được ấn định nhất quyết và cũng không bị vắt kiệt bởi mọi biểu hiện

bên ngoài hoặc bởi mọi hành vi cụ thể xác định nào khác. Khi thực hiện những hành vi xác định, ta không được nghĩ rằng giới luật đạo đức đã được thực hiện đầy đủ bằng những hành vi ấy và không đòi hỏi gì thêm nữa. Nhiệm vụ thực hiện giới luật ấy, như là biểu hiện của cái hoàn hảo tuyệt đối, sẽ mãi mãi là vô cùng vô tận. Ngược lại, luật pháp ấn định hoặc cấm đoán những hành vi hoàn toàn xác định, và nó tự thoa mãn với việc những hành vi ấy có được thực hiện hay không, mà không đòi hỏi gì cao xa hơn, nếu tôi thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ công dân, không cướp giật của ai, thì luật pháp tự thỏa mãn với tôi, nó không cần gì ở tôi nữa. Và trong sự đối lập ấy giữa đạo đức và pháp luật không có một mâu thuẫn nào hết: những yêu cầu của đạo đức không những loại trừ những hành vi bên ngoài, mà nói chung còn trực tiếp đòi hỏi chúng như là những trạng thái nội tại mặc dù không yêu cầu chúng một cách trực tiếp. Cả đạo đức lẫn luật pháp đều ứng hợp với sinh linh nội tại của con người, với ý chí của họ, nhưng cái thứ nhất tương tác với ý chí ấy trong thể tổng hòa và toàn vẹn của nó, còn cái thứ hai chỉ trong những thực hiện cục bộ của nó, trong quan hệ chỉ với một số thực tại bên ngoài tạo thành đối tượng của pháp quyền như tính bất khả xâm phạm đời sống riêng tư và tài sản của mọi người… Từ góc độ pháp lý, cái quan trọng chính là sự thể hiện khách quan ý chí của chúng ta trong việc thực hiện hoặc không cho thực hiện những hành vi nhất định. Đây là một dấu hiệu cơ bản khác của pháp quyền, và nếu ở trên nó được định nghĩa như một mức tối thiểu xác định của đạo đức, thì thêm cho định nghĩa ấy, có thể nói rằng pháp quyền là sự đòi hỏi thực hiện mức tối thiểu ấy, tức là thực hiện cái thiện ở mức tối thiểu xác định, nói khác, là nó loại trừ trong thực tại một phần nào đó cái ác, trong khi đó thì mối bận tâm đích thực của đạo đức liên quan trực tiếp không phải với sự thực hiện cái thiện ở thế giới bên ngoài, mà với sự hiện hữu nội tại của cái thiện trong lòng người.

3)  Từ sự khác biệt thứ hai này nảy sinh thêm sự khác biệt thứ ba. Yêu cầu đạo đức toàn diện như một trạng thái nội tại quy định một cách tiên quyết sự thực thi tự do và tự nguyện. Ngược lại, để thực hiện một trật tự thì luật pháp nhất định được phép sử dụng sự cưỡng chê’trực tiếp hay gián tiếp. Do mục tiêu trực diện và gần gũi nhất được thừa nhận ở đây chính là sự thực hiện, sự hiện thực hóa ngoại tại một phúc lợi nào đó, chẳng hạn như an ninh xã hội – cho nên tính cưỡng chế của pháp luật trở nên tất yếu; bởi lẽ không một con người chân thật nào lại có thể khẳng định một cách nghiêm túc rằng chi qua thuyết phục bằng lời có thể chấm dứt mọi hành động sát nhân/ cướp giật…

Hợp nhất cả ba dấu hiệu nói trên, có thể có được một định nghĩa sau đây về pháp quyền trong quan hệ với đạo đức: pháp quyền là yêu cầu cưỡng chế thực hiện một mức tối thiểu xác định cái thiện, hay là trật tự, không cho phép những biểu hiện nhất định của cái ác.

Vậy dựa vào đâu mà có yêu cầu ấy và cái trật tự cưỡng chế ấy có thể dung hòa hay không với trật tự đạo đức thuần túy vốn loại trừ mọi sự cưỡng bức? Một khi cái thiện toàn diện đã được khẳng định trong ý chí con người như một lý tưởng, thì phải chăng nên để cho từng người tự do thực hiện nó tùy theo khả năng của mình? Việc gì sẽ phải nâng lên thành luật pháp cái tối thiểu của đạo đức khi mà cần phải thực hiện cái tối đa?

Thế nhưng lợi ích của đạo đức đặt ra điều kiện phải có tự do tinh thần, mà thiếu nó thì không thể có phẩm giá và sự phát triển con người cao nhất. Nhưng con người không thể tồn tại và phát huy tự do của mình ở bên ngoài xã hội. Cho nên lợi ích của đạo đức đòi hỏi tự do của cá nhân không được mâu thuẫn với những điều kiện tồn tại của xã hội. Nếu lý tưởng đạo đức toàn diện chỉ được thực hiện bằng sự tự do phấn đấu cá nhân, thì không thể đáp ứng nhiệm vụ ấy, bởi vì nó đóng góp cho mục tiêu thực tiễn thiết yếu vừa quá nhiều những yêu cầu, vừa quá ít về phương diện thực hiện. Lý tưởng ấy đòi hỏi ở người thừa nhận nó lòng xót thương kẻ thù, nhưng nó không bắt được kẻ không thừa nhận những đòi hỏi của nó chùn tay trước những hành vi tội ác. Xã hội tồn tại không phụ thuộc vào đạo đức toàn diện của một vài người, mà vào an ninh của tất cả. Sự an ninh mà luật đạo đức tự nó không bảo đảm được ấy, lại được bảo vệ bởi luật pháp cưỡng chế, có sức mạnh hiện thực cả vói những kẻ ác.

Như vậy, nguyên tắc đạo đức đòi hỏi con người phải tự hoàn thiện một cách tự do; nhưng để có được cái đó, phải có sự tồn tại của xã hội, mà xã hội không thể tổn tại, nếu ai cũng được quyền tự do làm điều ác theo ý của mình; vì thế luật pháp cưỡng chế không để cho cái ác đi đến những biểu hiện cực đoan phá hoại xã hội, trong thực tế chính là điều kiện tất yếu cho sự hoàn thiện đạo đức, và với tư cách ấy, nó là yêu cầu của chính nguyên tắc đạo đức, mặc dù không phải là sự thể hiện trực tiếp của nó.

Để thực hiện yêu cầu tự do cá nhân, tất yếu đòi hỏi một sự hạn chế tự do ấy trong chừng mực mà sự vượt qua nó sẽ không dung hòa được với sự tồn tại của xã hội hoặc với lợi ích chung trong trạng thái hiện nay của nhân loại. Hai lợi ích ấy, đối lập trong tư duy trừu tượng, lại hòa hợp với nhau trong thực tại và đều 

mang tính bắt buộc về mặt đạo đức. Từ sự gặp gỡ của chúng mà nảy sinh pháp quyền.

Nguyên tắc pháp quyền có thể được xem xét một cách trừu tượng và khi ấy nó chỉ là sự thể hiện trực tiếp của công lý: tôi khẳng định tự do của tôi như là quyền của tôi, bởi lẽ tôi thừa nhận tự do của những người khác như là quyền của họ. Nhưng trong khái niệm pháp quyền nhất thiết có thành tố khách quan, hay là yêu cầu hiện thực hóa: quyền tự do luôn luôn phải có sức mạnh thực hiện, tức là tự do của những khác, không lệ thuộc vào sự thừa nhận chủ quan của tôi, hay là sự công tâm cá nhân của tôi, luôn luôn phải có năng lực hạn chế tự do của tôi trong khuôn khổ bình đẳng với tất cả những người khác. Yêu cầu công lý cưỡng chế ấy được đưa vào pháp quyền từ tư tưởng về lợi ích chung, tức là, từ tư tưởng về sự hiện thực hóa cái thiện, mà để làm được điều đó, công lý nhất thiết phải trở thành thực tại hiện hữu, chứ không chỉ là ý tưởng. Mức độ và những cách thức hiện thực hóa nó tất nhiên phải phụ thuộc vào ý thức đạo đức của xã hội và những điều kiện lịch sử khác. Bằng cách ấy quyền tự nhiên trở thành pháp quyền thực định và xét từ góc độ ấy có thế được đúc kết thành định thức sau: pháp quyền là sự xác lập uyển chuyển trong lịch sử thế cân bằng cần thiết mang tính cưỡng chế giữa hai lợi ích có đạo đức – tự do cá nhân và phúc lợi chung.

Pháp luật chỉ bận tâm với hai đầu mối chính yếu của đời sống con người là tự do của cá nhân và phúc lợi của xã hội, chứ tuyệt không đưa yếu tố cưỡng chế vào những quan hệ cá nhân, như thế nó sẽ phục vụ tốt nhất cho chính đạo đức. Bởi vì con người phải có đạo đức một cách tự do, mà muốn thế, nó phải được tự do vô đạo đức đến một mức độ nhất định. Trong những đường biên nhất định pháp quyển bảo đảm cho nó tự do ấy, tuy vậy tuyệt không khuyến khích nó sử dụng tự do đó. Lợi ích của tự do cá nhân cần phải trùng khớp với lợi ích chung của xã hội, bởi vì không có sự bảo đảm cho những hợp đổng tự do thì không thể có một đòi sống xã hội đúng đắn.

Sự trùng hợp hai lợi ích có đạo đức hiện ra còn rõ hơn trong lĩnh vực luật hình sự. Rõ ràng tự do của từng con người hay quyền tự nhiên của họ sống và tự hoàn thiện sẽ là bất khả thi nếu như chúng phụ thuộc vào ý chí tùy tiện của bất kỳ ai khác. Và nếu người ta có quyền đạo đức bảo vệ tự do và an ninh của mình khỏi những mưu hại của ý chí độc ác, thì giúp đỡ những người khác về mặt này là nghĩa vụ đạo đức của chúng ta; nghĩa vụ chung ấy của mọi người được thực hiện vì lợi ích của mọi người bằng luật hình sự.

Nhung sự cưỡng chế chính đáng trong lĩnh vực này, bảo vệ tự do của những người lương thiện, để lại một không gian đủ rộng cả cho tác động của những ý muốn độc ác và không được cưỡng chế ai trở nên hữu đức. Luật pháp vì lợi ích của tự do cho phép con người được độc ác, không can thiệp vào sự lựa chọn tự do của nó giữa thiện và ác; nó chỉ vì lợi ích của phúc lợi chung ngăn cản con người độc ác trở thành ác ôn nguy hiểm cho chính sự tổn vong của xã hội. Nhiệm vụ của luật pháp tuyệt không phải là làm sao biến thế giới này thành Thiên đàng, mà chỉ làm sao cho nó không biến thành địa ngục trước thời hạn.

Không thể có bất kỳ sự ưu tiên nào giữa lợi ích cá nhân và phúc lợi chung xã hội; không thể cái nào cao hơn cái nào, bởi vì sự ưu tiên cho ý chí cá nhân tự do độc đoán sẽ phá vỡ kết cấu xã hội dẫn đến một thứ chủ nghĩa vô chính phủ, hoặc ngược lại ưu tiên cho sự giám hộ của xã hội đè nén ý chí cá nhân sẽ tạo ra sự thống trị của chủ nghĩa độc tài, tức là cũng của chủ nghĩa vô chính phủ ấy, có điều lại tập trung, tập kết và đè nặng từ bên ngoài.

Dĩ nhiên, trong hiện thực lịch sử, sự cân bằng giữa những sức mạnh cá nhân tự do và sức mạnh tập hợp của tổ chức xã hội luôn luôn mang tính linh động và uyển chuyển, được hợp thành từ nhiều sự vi phạm cục bộ và nhiều cuộc khôi phục. Bảo vệ cuộc sống và tài sản của tất cả mọi người khỏi sự xâm hại của những kẻ thù bên ngoài và bên trong, sau đó bảo đảm cho tất cả mọi người sự trợ giúp về giáo dục, y tế, nhu yếu phẩm cần thiết, với tất cả những phương tiện phục vụ cho sự trợ giúp ấy… đó là cái thiện thực tiễn, mà có thể và phải được thực hiện bằng sự chung sức có tổ chức của xã hội; để làm được việc ấy, xã hội tất yếu phải đặt ra cho các cá nhân riêng lẻ những hạn chế nhất định, hay là những “nghĩa vụ”. Tính chất cưỡng chế của những hạn chế ấy tự nó chỉ là phụ trợ.

Thuộc tính cơ bản của cái thiện (trong thành phần của khái niệm này nhất thiết có yếu tố vị tha đòi hỏi được thể hiện bằng việc làm tương ứng/ hay là lòng cảm thông…) có được nhờ tổ chức pháp quyền của xã hội không phải là tính cưỡng chế, mà là tính khách quan trực tiếp của nhiệm vụ, nhất là đối với những phúc lợi tinh thần, về bản chất chúng không thể mang tính cưỡng bức. Gói gọn lại chúng cũng chỉ có hai mặt: đức hạnh, tức là sự phù hợp nội tại của ý chí con người với cái thiện tự thân tự tại, hay là sự hòa hợp nội tại của trí khôn con người với chân lý như tự nó. Từ những cách hiểu đó có thể thấy rằng, tự do thuộc về bản chất của cả hai phúc lợi tinh thần. Vì vậy mọi sự cưỡng chế trong lĩnh vực này trước hết là sự lừa đảo, và như

vậy hiển nhiên, là cái ác, cho nên mọi biện pháp cưỡng chế trong đời sống tinh thần vì những lợi ích giả định của chân lý và đạo đức đều là sự sử dụng những phương tiện ác vì mục đích sai lầm – về bản chất là sự lạm dụng. Loại bạo lực này, ngay cả khi nó nhân danh tổ chức xã hội bên ngoài để can thiệp vào đời sống tinh thần của con người thì cũng không che đậy được bản chất của nó bị quy định bởi sự giả dối và cái ác. Tức là ở đây không thể lây cái chung để đè nén, lấn át cái riêng.

Sự cân bằng giữa hai lợi ích đạo đức: tự do cá nhân và phúc lợi chung là thực chất của pháp quyền. Nếu phải là sự cân bằng rồi thì phúc lợi chung chỉ có thể giới hạn, chứ không trong trường hợp nào lại được phép xóa bỏ tự do cá nhân, bởi lẽ thế cân bằng khi đó sẽ bị phá vỡ hay mất hẳn do không còn một trong hai đối trọng làm nên nó. Từ khái niệm phúc Tợi chung tất yếu lôgic phái suy ra rằng, cái chung đích thực với tư cách cái chung, giới hạn (bằng những khuôn khổ chung) những lợi ích và ý chí riêng, nhưng không thể xóa bỏ dù chỉ một chủ thể của những lợi ích và ý muốn riêng đó; bởi lẽ cái lợi ích gọi là chung đó Cách này hay khác phải là lợi ích của cả con người bị xóa bỏ đó nữa. Nhưng một khi đã tước đi ở con người đó khả năng hành động tự do, tức là khả năng có được mọi lợi ích, thì cái lợi ích chung ấy không còn là lợi ích cho con người ấy nữa, như thế thì nó sẽ trở thành một lợi ích cục bộ và vì thế mất đi quyền giới hạn tự do cá nhân.

Cả ở điểm này cũng có thể thấy rằng những đòi hỏi của đạo đức trùng hết với bản chất của pháp quyền. Mặc dù, nói chung đạo đức khác biệt với pháp quyền theo nghĩa hẹp, vì nó mang trong mình thành tố cưỡng chế thực hiện cái tối thiểu, tuy vậy ngay trong tính cưỡng chế đó vẫn đáp ứng những yêu cầu của chính đạo đức và không trong trường hợp nào được đi ngược với nó. Cho nên, nếu một luật thực định nào đó mâu thuẫn với ý thức đạo đức về cái thiện, thì có thể khẳng định trước rằng nó cũng không phù hợp với những yêu cầu cơ bản của pháp quyền, và lợi ích của pháp quyền trong trường hợp với những luật như thế tuyệt không thể là bênh vực, mà phải tức khắc bãi bỏ chúng một cách hợp pháp.

Vì điểm khác biệt cơ bản của chuẩn mực pháp quyền so với chuẩn mực đạo đức là ở tính bắt buộc và tính cưỡng chế từ bên ngoài của nó, cho nên về bản chất pháp quyền đòi hỏi sự bảo đảm thực tế cho mình, tức là đòi hỏi có đủ sức mạnh để hiện thực hóa mình. Pháp quyền đích thực phải bao hàm cả những điều kiện để thực hiện hay là để bảo vệ mình khỏi những vi phạm. Điều kiện đầu tiên và cơ bản là cuộc sống cộng

đồng, bởi vì con người riêng lẻ rõ ràng bất lực trước các sức mạnh thiên nhiên và trước những kẻ ác. Nhưng xã hội, trong khi là lá chắn che chở tự do cá nhân (quyền tự nhiên) của con người, thì đồng thời cũng giới hạn những quyền ấy, nhưng đây là sự giới hạn không tùy ý ngẫu nhiên mà mang tính quy luật bắt buộc, nảy sinh từ bản chất của nó. Sử dụng tổ chức xã hội để bảo vệ cuộc sống và hoạt động tự do của mình, thì cá nhân cũng phải thừa nhận ở nó cả cái quyền tồn tại thực và không thể thiếu được đối với cá nhân, có nghĩa là trong mọi hoạt động của mình cá nhân phải tuân thủ những điều kiện mà thiếu chúng thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Ở đây hai lợi ích phải trùng nhau, bởi khi cá nhân muốn thực hiện những quyền của mình và đảm bảo cho minh địa bàn hoạt động tự do, thì dĩ nhiên cá nhân phải quy định mức độ của sự thực hiện ấy hay khuôn khổ của cái địa bàn tự do ấy bằng những yêu cầu cơ bản của phúc lợi xã hội, mà nếu không thỏa mãn chúng thì không thể nào thực hiện cũng như bảo đảm được những quyền tự do của cá nhân. Việc con người phục tùng xã hội hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc đạo đức tuyệt đối, nguyên tắc ấy không hy sinh cái riêng cho cái chung, mà liên kết chúng như là những yếu tố hòa hợp nội tại: cá nhân giao lại cho xã hội cái tự do không hạn chế những không được đảm bảo và ít hữu thực của mình để nhận về sự bảo đảm thực sự cho tự do có giới hạn hợp lý của mình.

Sự giới hạn tự do cá nhân bởi những yêu cầu của phúc lợi chung, được xác định trong những điều kiện không gian – thời gian cụ thể, hay sự cân bằng hóa trong các hoàn cảnh cụ thể, sự kết hợp thường xuyên hai yếu tố đó chính là pháp quyền thực định hay là luật pháp theo nghĩa chặt chẽ. Như vậy, luật pháp thực chất là quy định được mọi người chấp nhận và mang tính phi cá nhân về các quyền, hay là ý niệm về thể cân bằng phải có giữa tự do cá nhân và lợi ích của toàn thể – một sự quy định giới hạn hay là ý niệm phô’biến, được thực hiện thông qua những phán định đặc biệt trong những trường hợp hay vụ việc đơn nhất.

Chính vì vậy, luật pháp nhất thiết phải có ba thuộc tính khác biệt: 1) tính công khai; 2) tính cụ thể; 3) tính khả thi hiện thực. Vì thế luật luôn phải đi đôi với chế tài, tức là sự răn đe sử dụng những biện pháp cưỡng chế trong trường hợp những yêu cầu của luật không được thực hiện, hay những cấm đoán của nó bị vi phạm.

Để cho “chế tài” ấy không là lời đe dọa suông, luật pháp phải dựa vào một sức mạnh hiện thực, đủ để thi hành pháp luật trong mọi trường hợp. Nói cách khác, pháp quyền phải có trong xã hội những chủ thể hay 

đại diện có thực, đủ mạnh để cho những luật mà họ ban hành có sức cưỡng chế. Cái thiết chế đại diện đó của pháp quyền, hay là nền pháp chế hiệu năng ấy được gọi là chính quyền.

Vì nhu cầu thiết yếu đòi hỏi ở chỉnh thể xã hội sự bảo đảm những quyền tự nhiên, mà bản thân mỗi người không tự đảm bảo được, nên mỗi người phải tuân theo lý tính và lẽ công bằng, thừa nhận ở chỉnh thể xã hội cái quyền tích cực sử dụng những phương tiện và phương thức hành động, mà thiếu chúng thì sẽ không giải quyết được những nhiệm vụ của nó, tức không đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu thiết yếu của từng người. Cụ thể mỗi người phải giao cho cái chỉnh thể xã hội ấy 1) quyền lực ban hành những-luật, mang tính bắt buộc đối với mọi người; 2) quyền lực căn cứ vào những luật chung ấy xét xử nhưng vụ việc và hành vi cá biệt; và 3) quyền lực cưỡng chế từng người và tất cả mọi người thi hành những phán quyết tư pháp và tất cả các biện pháp khác cẩn thiết cho an ninh và thịnh vượng chung. Rõ ràng, ba quyền lực khác nhau ấy – quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp – được phân chia một cách tất yếu, không thể bị phân lỵ (và lại càng không được đối đầu nhau), bởi vì chúng đều có cùng một mục đích thống nhất, phục vụ pháp luật vì lợi ích chung. Sự thống nhất ấy của chúng biểu hiện trong thực tế ở sự phục tùng như nhau một quyền lực tối cao thống nhất tập trung trong nó toàn bộ pháp quyền thực định của một chỉnh thể xã hội như chính nó. Cái yếu tố toàn quyền thống nhất ấy thể hiện ở quyền lực thứ nhất – lập pháp; quyền lực thứ hai – tư pháp được quy định bởi quyền lực thứ nhất, vì tòa án không có quyền “tự trị”, mà hoạt động theo luật bắt buộc đối với nó; hai quyền lực đầu quy định quyền thứ ba – nó phụ trách thi hành cưỡng chế các luật và các quyết định của tòa án. Do quan hệ nội tại ấy, không có quyền lực tối cao thống nhất dưới hình thức này hay khác, thì sẽ không có cả những luật có sức mạnh bắt buộc tất cả mọi người, cả những tòa án hoạt động đúng đắn, cả sự quản lý hữu hiệu, tức là ngay mục đích của việc tổ chức một xã hội nhất định theo nguyên tắc pháp quyền cũng không thể đạt được. Dễ hiểu là quan hệ phải có giữa ba quyền lực ấy hay bị phá vỡ không chỉ bởi sự tách biệt hay đối đầu giữa chúng, mà còn, từ phía khác, bởi sự lẫn lộn hay sự bóp méo trật tự tự nhiên giữa chúng, khi mà, chẳng hạn, quyền lực thứ hai – tư pháp, tuân phục không phải quyền lực thứ nhất, mà lại tuân phục quyền lực thứ ba, bị lệ thuộc không phải vào luật pháp thống nhất, mà vào các cơ quan hành pháp khác nhau.

Một thể chế xã hội có tổ chức xác định, bao hàm một hệ thống pháp quyền thực định hoàn bị hay một quyền lực tối cao thống nhất gọi là nhà nước. Trong một cơ thể cần phải phân biệt yếu tố tổ chức, hệ thống

các cơ quan hay công cụ của hoạt động tổ chức và tổng thể của các phần tử được tổ chức ứng với cái đó. Như vậy, cả trong một nhà nước cụ thể, cũng cần phân biệt: 1) quyền lực tối cao; 2) những cơ quan khác nhau của nó và những quyền lực cấp dưới, và 3) “tầng nền” của nhà nước, tức là tổng thể dân cư trên một lãnh thổ xác định, bao gồm các cá nhân, gia đình và những liên minh cá nhân khác, với quy mô khác nhau nhưng đều phục tùng chính quyền nhà nước. Chỉ trong nhà nước pháp quyền mới tìm thấy tất cả các điều kiện cho sự thực hiện của mình, và trên bình diện ấy nhà nước và hiện thân của –pháp quyền.

Không dừng lại ở vấn đề nguồn gốc nhà nước, ở đây chỉ nêu ra cái cơ sở hình thức của nó, như là một điều kiện thiết yếu để tổ chức xã hội trên nguyên tắc pháp quyền. Trong biểu hiện thực tiễn đơn gián nhất, ý nghĩa của nhà nước là ở chỗ, trong những giới hạn của mình nó bắt bạo lực phục tùng pháp luật, sự chuyên quyền độc đoán – phục tùng pháp chế, thay thế sự đối đầu hỗn độn và nguy hại giữa những phần tử cục bộ của loài người tự nhiên bằng trật tự tổn tại đúng đắn của chúng, mà trong việc này sự cưỡng chế chỉ cho phép như là một biện pháp miễn cưỡng được quy định trước, hợp pháp và chính đáng, phát xuất từ quyền lực không thiên vị, đại diện cho tất cả mọi người. Nhưng quyền lực ấy chỉ trải rộng đến biên giới quốc gia. Bên trên những quốc gia riêng biệt không có một cấp quyền lực chung nào, cho nên những xung đột giữa chúng thường được giải quyết đến cùng chỉ bằng bạo lực – chiên tranh. Thực tại đó không phù hợp với nguyên tắc đạo đức tuyệt đối. Ý nghĩa tương đối của chiến tranh và con đường hiện thực tiến tới xóa bỏ chiến tranh – là những vấn đề cuối cùng trong số những vấn để cơ bản mà đời sống nhân loại ngày nay lại đặt ra hết sức gay gắt cho ý thức đạo đức.

Kết luận cuối cùng có thể được rút ra qua báo cáo này là: có thể luận chứng cho sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước pháp quyền không nhất thiết phải gắn với sự phân chia xã hội ra thành các giai cấp đối kháng, hơn thế nếu cái ác luôn song hành tồn tại cùng cái thiện như là hai mặt đối lập của thể thống nhất biện chứng, thì việc luận chứng đó là tự nhiên và nhân văn hơn là các phương tiện của đạo đức học nhân văn phổ quát.

Xem thêm Lý luận kinh điển Mác – Lênin

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận