Thế giới quan và vai trò của thế giới quan trong đời sống xã hội

Đang tải...

Thế giới quan và vai trò, Triết học Mác

1. Khái niệm, nguồn gốc và kết cấu của thế giới quan

1.1. Khái niệm thế giới quan

Để tồn tại, con người phải có quan hệ với thế giới xung quanh, phải thích nghi với giới tự nhiên. Tuy nhiên con người không thích nghi với thế giới xung quanh một cách thụ động như con vật, mà luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo yêu cầu cuộc sống của mình. Chẳng hạn, con người biết tạo ra lửa và dùng lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, nung đất làm đồ gốm và gạch ngói làm vật liệu xây dựng; con người biết xây nhà tránh nắng mưa, tránh thú dữ; con người biết chế tạo ra công cụ lao động ngày càng tiện lợi và tinh xảo để sản xuất ra của cải vật chất v.v. Con vật chỉ bằng cách di cư từ nơi này sang nơi khác, hoặc thay đổi sinh lý (như mọc lông dầy hơn, tiết ra các kháng thế) để thích nghi với sự thay đổi khí hậu, thời tiết. Những thay đổi đó rất chậm chạp và hạn chế, thường không thích ứng kịp với những thay đổi của tự nhiên, vì vậy động vật thường bị huỷ diệt, khi điều kiện sống thay đổi. Muốn biến đổi tự nhiên theo yêu cầu của mình, con người phải hiểu biết thế giới xung quanh và bản thân mình. Trong quá trình cải tạo, tìm hiểu, nhận thức thế giới xung quanh, con người bắt gặp hàng loạt vấn đề cần lý giải như: Thế giới xung quanh ta là gì? Nó từ đâu đến? Cái gì chi phối sự tồn tại và biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh? Nguồn gốc của con người từ đâu? Nó được sinh ra như thế nào? Nó có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh? Vì sao có người giàu, người nghèo, người tốt, người xấu? Con người có nhận thức và cải tạo được thế giới không? Ý nghĩa cuộc sống của con người là ở chỗ nào? v.v. Quá trình tìm tòi và giải đáp những câu hỏi trên đây làm hình thành ở con người những quan niệm nhất định về thế giới, trong đó những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin đã hoà quyện vào nhau thành một khối thống nhất. Đó chính là thế giới quan.

Vậy thế giới quan là hệ thống những quan niệm, quan điếm của con người vế thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của con người nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sổng của con người.

Khái niệm thế giới quan trên đây là rất khái quát, bao hàm cả nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm, quan điểm về cuộc sống của con người và loài người. Quan niệm đó là kết quả của quá trình nhận thức về sự tác động giữa con người – chủ thể hoạt động, với thế giới xung quanh. Vì vậy, nói đến thế giới quan là nói đến quan hệ giữa chủ thể và khách thể, nói đến quan hệ giữa con người, xã hội loài người và thế giới xung quanh. Chủ thể của thế giới quan có thể là cá nhân hoặc cộng đồng xã hội.

1.2. Nguồn gốc của thế giới quan

Thế giới quan, tức những quan niệm của con người về thế giới, không phải là cái tồn tại sẵn trong con người, cũng không phải là cái có sẵn trong tự nhiên. Nghiên cứu quá trình phát triển nhận thức của một người nói riêng, cũng như lịch sử nhận thức của loài người nói chung cho thấy quan niệm về thế giới của cá nhân con người cũng như của cộng đồng xã hội, không phải là cái có sẵn và bất biến, mà nó được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người phản ánh hiện thực khách quan. Thí dụ, thế giới quan của Mác và Ăngghen cũng có sự thay đổi rất căn bản, chuyển từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng, sang lập trường cộng sản trong quá trình các ông hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn. Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau, có những nhu cầu và lợi ích khác nhau, do vậy cũng nảy sinh các thế giới quan khác nhau. Các thời đại lịch sử khác nhau, do trình độ phát triển sản xuất và trình độ nhận thức của con người khác nhau, nên thế giới quan của mỗi thời đại cũng khác nhau. Vì vậy thế giới quan là hiện tượng xã hội phức tạp, có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội. Thế giới quan là sản phẩm của lịch sử, là kết quả của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, nó thay đổi trong quá trình phát triển xã hội.

1.3. Nội dung và hình thức của thế giới quan

Nội dung phản ánh của thế giới quan bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thể chia thành ba lĩnh vực cơ bản là: 1) các đối tượng bên ngoài chủ thể; 2) những quá trình diễn ra trong bản thân chủ thể; 3) quan hệ giữa chủ thể và các đối tượng bên ngoài chủ thể. ba lĩnh vực này đều thể hiện nhận thức của con người về thế giới, con người và vị trí của con người trong thế giới đó.

Hình thức thể hiện của thế giới quan có thể bằng các quan điểm, quan niệm khái quát nhất định nào đó, cũng có thể bằng một hệ thống lý luận với các khái niệm, phạm trù quan hệ chặt chẽ với nhau, thí dụ, hệ thống triết học, hệ thống lý luận chính trị, kinh tế v.v.

1.4. Kết cấu thế giới quan

Thế giới quan có kết cấu phức tạp. Đó là sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin, lý trí và tình cảm. 

Để hiểu kết cấu thế giói quan, cần phân biệt thế giới quan với ý thức.

Khái niệm thế giới quan và khái niệm ý thức có quan hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Trong triết học khái niệm ý thức chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong đầu óc con người. Các hiện tượng đó về thực chất đều là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người, là sản phẩm hoạt động chức năng của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người trong quá trình phản ánh thế giới. Xét về yếu tố cấu thành ý thức và cấu thành thế giới quan, chúng đều bao gồm tri thức, niềm tin, ý chí, tình cảm. Trong khái niệm ý thức, những yếu tố tri thức, niềm tin, ý chí, tình cảm chưa đòi hỏi phải hoà quyện với nhau thành hệ thống, thành một thể thống nhất. Nó có thể chỉ là những yếu tố rời rạc của ý thức, thậm chí còn có thể mâu thuẫn nhau. Nhưng trong khái niệm thế giới quan thì tri thức, niềm tin, lý trí, tình cảm phải hoà quyện với nhau thành một thể thống nhất, thành các quan niệm nhất quán với nhau trong việc giải thích thế giới và vị trí con người trong thế giới. Có thể nói ý thức là khái niệm bao quát phạm vi rộng hơn khái niệm thế giới quan. Thế giới quan là bộ phận tinh túy của ý thức, là bộ phận ý thức tổng hợp đã được tu chỉnh, sàng lọc, vì vậy thế giới quan trở nên sâu sắc và tương đối ổn định, chính vì vậy, thế giới quan mới đóng vai trò vạch ra phương hưómg cho hoạt động thực tiễn của con người.

Quan hệ giữa thế giới quan và tri thức là quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Thế giới quan là cái toàn thể bao hàm tri thức. Tri thức là bộ phận họp thành của thế giới quan. Tri thức tự bản thân nó chưa phải là thế giới quan. Thí dụ biết tạo ra lửa và biết dùng lửa vào cuộc sống để nấu chín thức ãn, chế tạo đồ gốm V.V., nhưng tri thức đó chỉ là sự hiểu biết đon lẻ về một hiện tượng của thế giới. Tri thức đó vẫn không thể giải thích được bản chất của thế giới trong đó lửa là một hiện tượng và quan hệ giữa thế giới đó với con ngưòi và hiểu biết của con người về thế giới và về lửa như thế nào.

Tri thức là sự hiểu biết của con người về một lĩnh vực nhất định của thế giới, là kết quả của quá trình nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người. Tri thức có nhiều loại khác nhau: Tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, nhưng tự bản thân nó tri thức chưa phải là thế giới quan. Tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó kết họp với các yếu tố lý trí, tình cảm, chuyển thành niềm tin của con người. Chỉ khi biến thành niềm tin, tri thức mới trở nên sâu sắc và bền vững, và mới trở thành cơ sở cho hoạt động của con người. Thí dụ khoa học đã chỉ ra xu hướng phát triển của xã hội loài người là tiến lên chủ nghĩa xã hội, con đường phát triên của xã hội Việt Nam hiện nay là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên nếu tri thức này không trở thành niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân thì không thể bền vững, không thể là cơ sở cho hoạt động thực tiễn của hàng triệu người. Niềm tin là một trạng thái tinh thần thể hiện ý chí quyết tâm cao trong hoạt động của Cồn người nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định nào đó. Niềm tin có vai trò quan trọng trong đời sống của con người: Nó có thể làm tăng thêm sức lực của con người, giữ vững ý chí quyết tâm, giúp con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho niềm tin đó.

Trong thế giới quan còn có sự thống nhất giữa lý trí, trí tụê và tình cảm. Lý trí, trí tuệ là sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin. Thế giới quan thể hiện trình độ tương đổi cao của lý trí, trí tuệ. Nhưng lý trí đó không tách rời tình cảm. Tình cảm là một hình thức phản ánh đặc biệt mối quan hệ giữa con người với thế giới và giữa con người với nhau, thể hiện thái độ của con ngưòi về những tác động của thế giới xung quanh đối với bản thân. Tình cảm củng cố thêm lý trí, làm cho lý trí có chiều sâu và có sức mạnh.

Như vậy, thế giới quan không phải là tri thức, niềm tin, tình cảm đơn lẻ, mà là sự tổng hợp toàn bộ hiểu biết và kinh nghiệm sống của con người. Thế giới quan là một hiện tượng xã hội phức tạp. Dưới đây chúng ta tìm hiểu một số loại hình thế giới quan cơ bản của con người xuất hiện trong lịch sử, phản ánh trình độ nhận thức của con người trong lịch sử.

2. Các hình thức thế giới quan cơ bản trong lịch sử

Trong lịch sử xã hội, thế giới quan được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu là các hình thức: huyền thoại, tôn giáo và triết học.

2.1. Thế giới quan huyền thoại

Thế giới quan huyền thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng của người nguyên thuỷ, trong giai đoạn sơ khai của lịch sử. Thế giới quan huyền thoại thể hiện qua các huyền thoại mà con người xây dựng nên để phản ánh hiện thực khách quan. Thế giới quan huyền thoại phản ánh những kết quả cảm nhận ban đầu của người nguyên thuỷ về tự nhiên và đời sống xã hội.

Mỗi dân tộc đều có nhiều huyền thoại để giải thích nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên xung quanh và nguồn gốc dân tộc mình. Thí dụ ở Việt Nam có huyền thoại về nàng Âu Cơ và chàng Lạc Long Quân gặp nhau, kết duyên với nhau, đẻ ra một bọc trăm trứng và nở ra 100 người con, 50 người lên rừng, 50 người xuống biển sinh sống cùng nhau. Đó chính là cách giải thích của thế giới quan huyền thoại về nguồn gổc các dân tộc Việt Nam tò xưa đến nay. Hay câu truyện huyền thoại về Son Tinh và Thuỷ Tinh cũng là quan niệm của người xưa về các hiện tượng thiên nhiên và con người đã phải chống chọi với các lực lượng tự nhiên như thế nào. Thần thoại Hy Lạp là bộ phận chủ yếu thể hiện thế giới quan huyền thoại của người Hy Lạp cổ đại. Thần thoại Hy Lạp đã giải thích nhiều hiện tượng tự nhiên như nguồn gốc của thế gian; giải thích về sự ra đời của trái đất, bầu trời, bóng tối, ánh sáng, địa ngục, tình yêu v.v. đều do các vị thần cai quản và quyết định.

Đặc điểm của thế giới quan huyền thoại là các yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường, lý trí và tín ngưõng, tư duy và cảm xúc chưa phân biệt mà hoà quyện vào nhau. Tuy nhiên, thế giới quan huyền thoại không phải là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan, mà thực ra là sự nhận thức cảm tính – có hình ảnh về giới tự nhiên và đời sống xã hội của con người nguyên thuỷ, sự nhận thức mang tính chất liên tưởng cảm tính. Sự nhận thức đó được thực hiện trước hết bằng con đường so sánh môi trường xã hội mà trực tiếp và chủ yếu là quan hệ huyết thống với các hiện tượng tự nhiên đầy bí ẩn. Sự nhận biết, so sánh các hiện tượng tự nhiên và các quan hệ huyết thống như vậy đã diễn ra với một ý thức đang biến đổi, dù rất chậm chạp của con người nguyên thuỷ. Do vậy thế giới quan huyền thoại không nhũng phản ánh quan hệ luôn biến đổi giữa con người với tự nhiên, giữa các hình thức cộng đồng của con người, mà còn phản ánh cả những sự biến đổi, tiến bộ trong bản thân ý thức của “con người có lý tính”, trong bản thân tư duy của “con người có lý tính đó” mà nội dung biểu cảm của nó ngày càng tích tụ thêm các yếu tố lôgic – khái niệm.

Thế giới quan huyền thoại phản ánh sự phân biệt giữa “cái tôi” và “cái không tôi” trong ý thức của con người nguyên thuỳ vẫn cũng hết sức mờ nhạt. Con người vẫn còn tự coi mình là một bộ phận không thê tách rời của thế giới tự nhiên. Tính chủ quan của con người mới ở tình trạng phôi thai. Đây là đặc trưng rất quan trọng của ý thức con người cổ đại được phản ánh trong thế giới quan huyền thoại.

Một đặc điểm nữa của thế giới quan huyền thoại là nó phân biệt hết sức mờ nhạt cái chỉnh thể với cái bộ phận, cũng như các bộ phận với nhau. Đối với tư duy huyền thoại, thế giới xung quanh có nhiều điểm chung hơn, thậm chí yếu tố đồng nhất còn là nhiều hơn so với những điểm khác biệt, cá biệt. Theo lôgic đó thì mọi sự vật đều có thể trở thành bất kỳ một sự vật nào khác. Trong huyền thoại, các yếu tố tri thức và lôgic chưa chiếm ưu thế so với niềm tin, tuy nhiên đó lại là cái để phân biệt với tôn giáo.

2.2. Thế giới quan tôn giáo

Thế giới quan tôn giáo là hình thức thế giới quan phản ánh hiện thực khách quan một cách hư ảo, là sự giải thích thế giới trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một lực lượng siêu nhiên, thần bí. Thế giới quan tôn giáo ra đời trong điều kiện trình độ nhận thức và thực tiễn của con người còn hết sức thấp kém, con người bất lực trước những lực lượng tự nhiên như sấm, sét, bão, lụt, động đất… Bên cạnh đó, con người còn bất lực trước cả những hiện tượng xã hội mà con người gặp phải như chiến tranh, áp bức bóc lột, bất công trong xã hội v.v. Con người đã thần thánh hoá những lực lượng tự nhiên và xã hội đó, gán cho chúng một bản chất siêu tự nhiên. Điều đó có nguyên nhân từ chính những quan hệ xã hội hiện thực hay từ tồn tại xã hội.Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen7 lời nói đầu, c. Mác viết: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng (tức nhà nước, xã hội ấy – DVT nhấn mạnh) là thế giới lộn ngược. Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lôgic dưới hình thức phổ cập của nó”7. “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”7. Như vậy thế giới quan tôn giáo là thế giới quan lộn ngược, phản ánh sai lệch mối quan hệ của hiện thực khách quan, không phải là thế giới quan khoa học. Tuy nhiên, với sự ra đời của tôn giáo, thế eiới auan tìm được một hình thức mới để thể hiện tính đa dạng của mình, đồng thời cũng được củng cố vững chắc và thâm nhập sâu hơn vào cuộc sổng thường ngày của con người.

Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh vô hạn của thế giới thần thánh, của lực lượng siêu tự nhiên, con người bất lực và luôn phụ thuộc vào thế giới siêu nhiên đó. Đối với thế giới thần thánh đó con người chỉ là kẻ cầu xin và phục tùng, chứ không phải là kẻ sáng tạo như trong huyền thoại.

Tuy nhiên cần thấy một khía cạnh khác của thế giới quan tôn giáo, đó là sự thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi những khổ đau, được an ủi về mặt tinh thần và vươn tới một thế giới hạnh phúc, thánh thiện của con người. Mặt này của thế giới quan tôn giáo đáp ứng yêu cầu đời sống tình cảm đạo đức, đời sống tâm linh của con người làm cho thế giới quan tôn giáo tồn tại lâu dài trong hầu hết các dân tộc trên thế giới và ảnh hưởng đến đời sổng tinh thần của xã hội với nhiếu mức độ sâu sắc khác nhau.

2.3. Thế giới quan triết học

Thế giới quan triết học là hình thức thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận, hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Thế giới quan triết học và triết học không đồng nhất với nhau. Triết học luận giải vấn đề cơ bản của thế giới quan, như bản chất của thế giới là gì, con người, xã hội và ý thức của con người quan hệ với thế giới như thế nào. Khi giải quyết những vấn đề cơ bản của thế giới quan nói trên, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan triết học. Thế giới quan triết học ngoài những vấn đề cơ bản đó, còn bao hàm hệ thống quan điểm của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà triết học không bao quát. Giống như triết học thế giới quan triết học không đon giản chỉ nêu lên các quan niệm của con người về thế giới mà còn cố gắng tìm cách giải thích, chứng minh các quan niệm đó bằng những tài liệu khoa học và những suy luận lôgic. Sự phát triển của thế giới quan triết học luôn gắn với sự phát triển của nhận thức khoa học và thực tiễn xã hội.

Thế giới quan triết học và các tài liệu khoa học có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Thế giới quan triết học dựa vào các tài liệu khoa học để đưa ra những quan điểm khái quát, tổng họp về thế giới, về mối quan hệ bản chất của thế giới. Thí dụ, thế giới quan triết học duy vật dựa vào tài liệu sinh học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh lý của bộ não người và các hiện tượng ý thức. Những tài liệu đó chứng minh rằng con người phải có cấu tạo sinh học bình thường, có bộ não phát triển bình thường mới có quá trình ý thức bình thường. Khái quát những tài liệu đó thế giới quan triết học duy vật đi đến nhận định chung là: Não là cơ quan sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của não. Ý thức không tồn tại độc lập ngoài bộ não con người và không thể là nguyên nhân sinh ra bộ não con người nói riêng và thế giới vật chất nói chung.

Triết học và thế giới quan triết học ra đời trong điều kiện trình độ thực tiễn và trình độ tư duy của con người có bước phát triển cao hơn so với điều kiện ra đời của thế giới quan huyền thoại và tôn giáo. Sự phát triển của sản xuất đã đưa đến sự phân công lao động ngày càng sâu, lực lượng sản xuất phát triển làm xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp và tầng lớp lao động trí óc trong xã hội. Điều đó làm cho tính tích cực của tư duy con người có bước chuyển về chất. Con người bước đầu có ý thức về mình như một thực thể tách khỏi giới tự nhiên. Tư duy con người hướng sự suy ngẫm, sự đánh giá vào chính hoạt động của bản thân mình. Khác với huyền thoại và tôn giáo, triết học diễn tả những vấn đề của thế giới quan triết học không phải bằng những hình tượng huyền thoại, hoặc bằng niềm tin tôn giáo, mà bằng một hệ thống các khái niệm, phạm trù lý luận. Nếu trong huyền thoại yếu tố biểu tượng cảm tính, trong tôn giáo yếu tố niềm tin mãnh liệt vào lực lượng siêu tự nhiên đóng vai trò chủ đạo, thì trong triết học và thế giới quan triết học yếu tố tư duy lý luận đóng vai trò chủ đạo. Triết học và thế giới quan triết học không chỉ nêu ra các quan điểm của mình mà còn chứng minh các quan điểm đó bằng lý tính, hay sự suy luận lôgic. Hơn nữa, ngay từ khi mới ra đời, triết học đã tồn tại như là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vế vị trí của con người trong thế giới đó. Chẳng hạn những vấn đề về bản chất thế giới là gì; nguồn gốc và bản chất ý thức, tư duy con người là gì’ nguôn Pốc bản chẩt tri thức bản chất ợuá trình nhận thức của con người là thế nào? y.v. Đó là những vấn đề chung của thế giới quan mà chỉ có triết học mới có thể giải quyết được. Với ý nghĩa đó, triết học được coi là cơ sở lý luận, là “hạt nhân” lý luận của thể giới quan triết học. Gọi là “hạt nhân” lý luận của thế giới quan triết học vì ngoài các quan điểm triết học, thế giới quan triết học còn thể hiện ở các quan điểm chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ v.v…, nhưng các quan điểm đó đều dựa trên cơ sở lý luận chung là triết học.

Tóm lại, triết học là lý luận về thế giới quan triết học, là sự thể hiện cô đọng và tập trung thế giới quan của một giai cấp, một thời đại nhất định. Triết học thể hiện trình độ cao của tư duy con người và trình độ tự giác trong quá trình phát triển của thế giới quan.

Tuy nhiên không phải triết học nào cũng phản ánh đúng hiện thực khách quan, do vậy không phải íriết học nào cũng là khoa học. Điều đó cho thấy không phải thế giới quan triết học nào cũng là thế giói quan khoa học.

Thế giới quan khoa học là một loại hình thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống những khái niệm, phạm trù phản ánh khái quát, đúng đắn những quan hệ của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong hiện thực khách quan, cùng những quan hệ giữa con người với thế giới và vị trí con người trong thế giới. Thế giới quan khoa học phải dựa trên cơ sở lý luận triết học khoa học – hệ thống triết học phản ánh đúng hiện thực khách quan. Như vậy, theo sự phân loại thế giới quan trên đây, thế giới quan khoa học thuộc hình thức thế giới quan triết học.

3. Vai trò của thế giới quan trong đời sống xã hội

Thế giới quan có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng và trong đời sống của xã hội nói chung. Hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những yếu tố cấu thành thế giới quan như tri thức, niềm tin, lý tri, tình cảm luôn thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động của con người, cả hoạt động nhận thức, cả hoạt động thực tiễn để chi phối các hoạt động đó.

Thế giới quan có thể hướng dẫn con người nhận thức đúng hoặc không đúng sự vật. Nếu được hướng dẫn bởi thế giới quan khoa học, con người sẽ xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, trên cơ sở đó nhận thức đúng quy luật vận động của đối tượng, từ đó có thể xác định đúng phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của con người. Ngược lại, nếu được hướng dẫn bởi một thế giới quan không khoa học, con người không xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, không nhận thức đúng quy luật của đối tượng, con người sẽ không xác định đúng mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động, từ đỏ hoạt động không đạt kết quả như mong muốn. Thí dụ, nếu dựa trên thế giới quan tôn giáo, thừa nhận có lực lượng siêu nhiên mà con người hoàn toàn phải phục tùng, con người không có vai trò gì đối với đời sống xã hội, điều đó sẽ làm cho con người không tích cực hoạt động, không phát huy tính chủ động sáng tạo của mình. Vậy, có thể coi thế giới quan đóng vai trò như là “lăng kính”, qua đó con người xem xét, nhìn nhận thế giới và chỉ đạo hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới.

Vai trò của thế giới quan trong đời sống của con người có thể được thể hiện trên các mặt sau:

Một là, nhờ xác định được những mối liên hệ chung của thế giới và vị trí của con người ừong thế giới nên thế giới quan giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của mình. Nói cách khác, thế giới quan giúp con người có thể định hướng cho cuộc sống của mình bằng việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của mình.

Hai là, nhờ các tri thức chung về thế giới và về bản thân con người, cùng với niềm tin và tình cảm được củng cố trong thế giới quan, nên thế giới quan có thể chi phối hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người ở mức độ khá sâu sắc. Thí dụ, nếu hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, sẽ giúp con người có ý chí và quyết tâm tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản thân. Ngược lại, nếu hiểu không đúng ý nghĩa cuộc sống sẽ làm giảm ý chí, cản trở tính chủ động, tích cực trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, thậm chí còn dẫn con người đến các hoạt động phá hoại, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Điều đó cản trở sự tiến bộ xã hội. trong thời đại ngày nay khi các mối quan hệ xã hội đã trở nên hêt sức phức tạp, tính chủ động của con người, của chủ thể ngày càng được tôn trọng, được tự do phát triển, thì vai ừò của thế giới quan cũng càng lớn hơn. Hình thành và phát triển thế giới quan khoa học là một đòi hỏi tất yếu, đồng thời là một trong những chỉ tiêu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách con người hiện nay. Dưới đây sẽ đề cập đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và thế giới quan khoa học.

Xem thêm Đặc điểm, vai trò của Triết học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận