Quá trình hình thành tư tưởng của C. Mác về tha hóa – Vấn đề phương pháp luận trong triết học phương Tây cổ điển – Lịch sử tư tưởng trước C.Mác

Đang tải...

Tư tưởng của Mác về tha hóa

TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

Mác quan tâm đến vấn đề tha hoá từ rất sớm, ngay từ những tác phẩm đầu tay ông đã đề cập đến những hình thức biểu hiện khác nhau của hiện tượng tha hoá. Quá trình hình thành, phát triển quan niệm của Mác về tha hoá có thể chia thành ba giai đoạn chủ yếu.

1. Thời kỳ trước năm 1844

Trong loạt bài Những tranh luận về luật cấm trộm củi rừng trên tò Nhật báo tỉnh Ranh (Rheinische Zeitung), Mác đề cập đến thái độ bái vật giáo của con người đối với các quan hệ kinh tế hiện thực và đến tính chất bái vật giáo của tiền tệ. Tiếp theo, trong Niên giám Pháp – Đức, Mác tiến gần đến tư tưởng về tính chất bái vật giáo hàng hoá, coi những ảo tưởng tôn giáo cũng là một dạng tha hoá. Trong Về vấn đề Do Thái, khái niệm tha hoá đã được Mác phác thảo rõ nét. Ở đó, Mác đề cập đến các thứ bậc khác nhau của tha hoá, phê phán tha hoá tôn giáo và vạch rõ: “Tôn giáo đã trở thành biểu hiện của việc tách con người ra khỏi cái cộng đồng mà con người là thành viên, khỏi bản thân mình và khỏi những người khác – lúc ban đầu tôn giáo chính là cái cộng đồng này. Tôn giáo chỉ là tín ngưỡng trừu tượng của sự sai lầm đặc thù, của sở thích tư nhân, của sự tùy tiện, 

Theo ông, tôn giáo là “biểu hiện của sự tách rời và đẩy xa nhau ra giữa con ngươi với con người”. Gắn liền với nó là sự tha hoá xã hội – chính trị – nền tảng “thế tục” của tôn giáo. Theo Mác, sự tha hoá xã hội – chính trị, biểu hiện ra ở sự đối lập giữa con người của xã hội công dân và con người chính trị. Sự tha hoá biểu hiện ở chính sự “rạn nứt”, sự phân đôi của bản chất con người. “Cuộc xung đột trong đó con người, với tư cách là tín đồ của một tôn giáo riêng, đụng độ với chính bản thân mình vối tư cách là công dân nhà nước, cũng như với những người khác với tư cách là những thành viên của chỉnh thể xã hội – cuộc xung đột ấy quy thành sự phân liệt thế tục giữa nhà nước chính trị với xã hội công dân”. Từ đó, Mác đặt vấn đề về quan hệ giữa giải phóng chính trị và giải phóng con người, và đi đến tư tưởng nhân đạo về sự giải phóng con người khỏi sự tha hoá chính trị. Trong tác phẩm này, Mác chưa đi đến tư tưởng về tha hoá kinh tế, nhưng những hiện tượng bái vật giáo hàng hoá đã được thể hiện như là những hiện tượng phái sinh từ những quan hệ thuần tuý kinh tế, còn bái vật giáo tiền tệ được lý giải như là “bản chất đã tha hoá của lao động và của tồn tại con ngươi ra khỏi con người” thông qua các quan hệ của sự vật, “sự tha hoá của các vật là thực tiễn của sự tha hoá của con ngươi”.

Tiếp đó, trong Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (1843), Mác đưa ra tư tưởng về tha hoá xã hội – chính trị, trong đó tập trung vào vấn đề tha hoá nhà nước. Vấn đề tha hoá nhà nước – biểu hiện tập trung của tha hoá xã hội – chính trị được Mác khảo sát trên cơ sở phê phán quan niệm nhà nước của Hêghen. Mác đối lập với Hêghen trong lý giải nguồn gốc của nhà nước. Mác cho rằng, không phải nhà nước là nền tảng

của xã hội công dân mà ngược lại xã hội công dân là nền tảng của nhà nước. Như vậy, sự tha hoá nhà nước biểu hiện chính ở sự tách ròi giữa xã hội công dân và nhà nước chính trị. Sự tách ròi đó biểu hiện ở sự rạn nứt nội tại diễn ra trong con ngưòi xuất hiện trong hai vai trò, nhưng dưới một hình thức duy nhất và như nhau: như thành viên của “tổ chức dân sự” và như thành viên của “tổ chức nhà nước”. Tư tưởng về sự tha hoá nhà nước gắn liền với tư tưởng về sự tiêu vong của nhà nước, với tư tưởng về xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước (vối tư cách bộ máy bạo lực) của Mác sau này.

Tác phẩm này là sự mở đường cho việc xem xét tha hoá chính trị như là kết quả của các quá trình kinh tế của Mác sau này. Trong những tác phẩm thòi kỳ trước 1844, khái niệm tha hoá được Mác phác thảo khá rõ nét, các thứ bậc tha hoá cũng đã được khảo sát cùng với sự chuyển biến lập trường thế giới quan của ông, từ tha hoá tôn giáo đến tha hoá xã hội – chính trị. Những nghiên cứu của Mác ở giai đoạn này mới chỉ là bắt đầu, là tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu nền tảng của mọi dạng tha hoá – tha hoá kinh tế ở giai đoạn sau năm 1844.

2. Thời kỳ những năm 1844-1848

Thòi kỳ này đánh dấu việc hình thành những quan niệm duy vật lịch sử của Mác. Sự chuyển biến đó tiếp tục đưa Mác đến luận giải nền tảng của tha hoá tư tưởng và tha hoá chính trị – xã hội là tha hoá kinh tế và những tiền đề cho xoá bỏ tha hoá. Nội dung khái niệm tha hoá được Mác phân tích khá rõ ràng trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, nhưng trước đó những tư tưỏng về tha hoá lao động đã được khảo cứu trong Tóm tắt quyển sách của Giêm – Xơmin Những nguyên lý của khoa kinh tế chính trị học. Trong đó, tha hoá được thể hiện dưới hình thái của sự sùng bái tiền tệ. Thay vì bản thân con người làm trung gian đối với con người, sự 

có mặt của vật trung gian xa lạ đó dẫn đến chỗ con người coi ý chí của bản thân mình, hoạt động của mình, quan hệ của mình với những người khác là một lực lượng độc lập với con người và với những người khác. Bằng cách đó địa vị nô lệ của con người đạt tới đỉnh điểm. Vì vật trung gian là quyền lực thực tế đối với cái mà nó làm trung gian với tôi, nên rõ ràng là vật trung gian ấy trở thành vị thần thực tế. Việc sùng bái vị thần đó trở thành mục đích tự thân. Đồng thời, Mác phê phán quan niệm của các nhà kinh tế học coi sự phát triển của hệ thống tín dụng, hệ thống ngân hàng là những nấc thang khắc phục sự tách rời của con người với vật, của tư bản với lao động, của sở hữu tư nhân với tiền tệ, của tiền tệ với con người, của con ngươi vói con người. Mác cho rằng đó chỉ là bề ngoài của sự khắc phục tha hoá, “đó càng là sự tha hoá, sự phi nhân hoá hèn hạ hơn và cực đoan hơn”, ở đây, Mác đã đi đến tư tưởng về mối quan hệ giữa tha hoá và sở hữu tư nhân. Tư tưởng đó tiếp tục được ông luận giải sâu sắc hơn trong Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844.

Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844 có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đánh dấu bước nhảy vọt về chất trong quan niệm về tha hoá từ Hêghen đến Mác. Mác không dừng ở sự phê phán tha hoá tôn giáo và tha hoá xã hội – chính trị. Cùng với việc hình thành quan niệm duy vật lịch sử, Mác đi đến cơ sở của mọi dạng tha hoá – tha hoá kinh tế, trong đó tập trung xem xét nhân tố cơ bản của tha hoá kinh tế là tha hoá lao động. Và chỉ ra bản chất, hậu quả của tha hoá lao động là dẫn đến “Bản chất có tính loài của con người – giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, – bi biến thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại cá nhân của con người. Lao động bị tha hóa làm cho 

thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con ngươi, cũng như bản chất tinh thần của con ngưòi, bản chất nhân loại của con người, trở thành xa lạ với con người”, và “sự tha hoá của con ngưòi với con người”. Mác coi tha hoá lao động là phạm trù cơ bản để khảo sát mối quan hệ nội tại giữa tích luỹ tư bản và bần cùng hoá công nhân. Ông cho rằng những của cải mà nhà tư bản tích luỹ được là sự bóc lột sản phẩm lao động của công nhân; tình trạng dốt nát và bần cùng hoá của công nhân được “bắt nguồn từ bản chất của chính lao động hiện tại”, “sự bần cùng của công nhân tỷ lệ thuận với sức mạnh và quy mô sản phẩm của anh ta”. Mác xem xét quá trình tha hoá lao động của người vô sản như sự dần đạt tới cực đỉnh của tha hoá lao động của người lao động nói chung, còn ranh giới về chất giữa tha hoá trong các hình thái tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa mối chỉ được ông lưu tâm tới. Trên cơ sở đó, Mác luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giói của giai cấp vô sản. Điều đó cho thấy, Mác gắn liền hữu cơ giữa giải phóng con người khỏi mọi tha hoá với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản.

Trong tác phẩm này, Mác chưa đề cập nhiều đến giá trị lao động, nhưng đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu, các phạm trù hàng hoá, tiền tệ chỉ là hình thức biểu hiện được quy định bởi hai nhân tố cơ bản: chế độ tư hữu và sự tha hoá lao động. Quan hệ giữa các vật tự nhiên được biểu hiện trong trao đổi hàng hoá, trên thực tế chỉ là sự phản ánh của các quan hệ giữa những chủ tư hữu hàng hoá; quan hệ tiền tệ được hình thành trên thực tê do “bản chất có tính loài của con người bị biến thành một bản chất xa lạ với con người”.

Hệ vấn đề được Mác chú ý xem xét trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, là khái niệm “tha hoá” và “bản chất tộc loài” của con người. Đây là những khái niệm cặp đôi, một khái niệm thể hiện mặt chính diện của bản chất con người, còn một khái niệm thể hiện mặt phản diện của bản chất con người. Thông qua việc sử dụng hai khái niệm này, Mác thể hiện tiến trình phát triển chung của lịch sử nhân loại với tư cách là sự vận động của bản chất tộc loại thông qua tha hoá và lột bỏ tha hoá. ở đây, khi phân tích khái niệm lao động tha hoá, Mác đã thực hiện sự phê phán quan niệm của kinh tế chính trị học tư sản, của phép biện chứng Hêghen và quan niệm tha hoá của Phoiơbắc. Hệ vấn đề tha hoá, đối tượng hoá và vật hoá trong tác phẩm này được Mác chú ý đến. Vật hoá có nghĩa là hoạt động của chủ thể, tức là hoạt động sản xuất vật chất của loài người, lại bị coi là một sản phẩm hoặc một đối tượng nào đó. Lao động sản xuất – hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu của loài người vì sự sinh tồn của mình, do đó là hiện tượng mà bất cứ xã hội nào cũng có. Trong quá trình lao động con ngưòi đã thực hiện sự đôl tượng hoá hoạt động của mình. Tha hoá là sản phẩm sản sinh ra trong những điều kiện nhất định, là sản phẩm của chế độ tư hữu, trong đó người lao động bị chính sản phẩm lao động của mình và hoạt động của mình nô dịch.

Trong Hệ tư tưởng Đức (1845), Mác và Ăngghen duy trì quan niệm về tha hoá như là một trong “những nhân tô” chủ yếu của lịch sử nhân loại”. 0 đây các ông tiếp tục quan niệm tha hoá đã được đưa ra trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844. Tuy nhiên, từ đây “tha hoá” không còn được Mác dùng như một khái niệm phản tư mà đã chuyển sang ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực. Quan niệm về tha hoá gắn liền với những quan niệm duy vật lịch sử. Mác đã hiện thực hoá cách tiếp cận việc giải quyết cơ chế các quá trình bị tha hoá. Ông vạch 

ra cội rễ sâu xa của tha hoá là sự phân công lao động tiền tư bản. Tha hoá lao động có cội nguồn từ phân công lao động đã được phác thảo trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, đến tác phẩm này, ông đi sâu phân tích mốì quan hệ giữa phân công lao động có tính chất đôi kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa với sở hữu tư nhân. Theo đó, “Phân công lao động và sở hữu tư nhân là những từ ngữ cùng nghĩa: bằng từ thứ nhất, người ta đứng về mặt hoạt động mà nêu lên điều mà bằng từ thứ hai, người ta đứng về mặt sản phẩm của hoạt động ấy mà nêu lên”.

Nếu trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, Mác mới chỉ phác hoạ ra biện pháp cho xoá bỏ tha hoá là xoá bỏ chê độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, thì đến Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen đã chỉ ra những tiền đề thực tiễn cho việc xoá bỏ tha hoá mà thiếu nó thì mọi cái chỉ là ảo tưởng. Trong đó, các ông nhấn mạnh đến tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết để giải phóng con người khỏi tha hoá là sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. “Mặt khác, sự phát triển ấy của những lực lượng sản xuất (cùng với sự phát triển này, sự tồn tại có tính chất lịch sử thế giới, chứ không phải có tính chất địa phương nhỏ hẹp, của con người đã thực hiện một cách kinh nghiệm chủ nghĩa) là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh để giành những cái cần thiết, thế là người ta lại không tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây”. Những hình thức phát sinh của tha hoá kinh tế cũng được Mác khảo sát trong tác phẩm đánh dấu sự hình thành những quan niệm duy vật lịch sử này.

Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác đi từ việc giải thích về những quan hệ khả biến thiết lập giữa những giai cấp khác nhau và giữa những cá nhân của một giai cấp để diễn giải sự tiến triển của tha hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Mác trình bày những mối quan hệ này như sau: Trước hết đó là những cá nhân tạo thành giai cấp. Một giai cấp mới chỉ xuất hiện dưới những hình thức cá nhân độc lập, phân tán đây đó trong lòng những giai cấp của xã hội cũ. Giai cấp mới này chưa thể bắt các cá nhân phụ thuộc vào nó, hoặc chỉ là phụ thuộc một cách hình thức: nó đang trong quá trình hình thành.

Tiếp đó là thời kỳ thứ hai trong đó giai cấp được cấu thành và tự chủ hoá: các cơ quan công cộng và chính quy hình thành. Ở thời kỳ này giai cấp trở thành một chủ thể tự hoạt động với những thiết chế của nó. Nó bắt những cá nhân trong xã hội là thành viên của nó phải phụ thuộc vào nó. Thời điểm thành viên cá nhân lệ thuộc vào giai cấp cũng chính là thời điểm lệ thuộc của các giai cấp bị trị vào các giai cấp thông trị, của giai cấp thông trị vào các điều kiện tồn tại khách quan, và đây là trường hợp phụ thuộc vào tư bản. Những hình thức tha hoá hiện đại sinh ra và phát triển như vậy. Trong Hệ tư tưởng Đức, tha hoá là sự đối lập, xa lạ của những lực lượng xã hội vối con người, những lực lượng ở bên ngoài mà con người không thê chế ngự được, những lực lượng chẳng những độc lập với ý chí và hành động của con người mà còn điều khiển ý chí và hành động ấy. “Đối với các cá nhân ấy, lực lượng xã hội,- tức là lực lượng sản xuất được nhân lên gấp bội và ra đời nhò sự hợp tác của những cá nhân khác nhau do phân công lao động quy định,- biểu hiện không phải như một lực lượng kết hợp của bản thân họ, vì bản thân sự hợp tác đó xuất hiện không phải là một cách tự nguyện mà là một cách tự nhiên; mà biểu hiện như là một lực lượng xa lạ, ở bên ngoài họ, lực lượng mà họ cũng chẳng biết từ đâu đến 

và sẽ đi đâu, lực lượng mà do đó họ đã không thể chế ngự được, và trái lại, lực lượng ấy hiện đang trải qua một chuỗi những giai đoạn và trình độ phát triển chẳng những độc lập đổi với ý chí và hành động của loài ngươi mà trái lại còn điều khiển ý chí ấy và hành động ấy”. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) được coi là bước đệm cho Tư bản, vì ở đó Mác và Ăngghen đã triển khai sự phê phán khoa học đối với chủ nghĩa tư bản, sự phê phán được tiến hành phần nhiều nhờ các hình tượng tha hoá. Mác và Ăngghen trong tác phẩm này không quên nhấn mạnh tính chất tiến bộ của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã đưa nhân loại tiến lên một bước lớn lao so vối tất cả các phương thức sản xuất trước đó, nhưng đã không loại bỏ được những tha hoá xã hội, ngược lại còn làm đậm nét những sự tha hoá đó bằng cách tăng cường bóc lột lao động và gia tăng sự bần cùng hoá các giai cấp lao động bằng cách hạ thấp các điều kiện sinh hoạt của các tầng lớp nghèo khổ, và bị tước đoạt trong giai cấp tư sản. Những sự tha hoá dồn chất lên cả về thể xác và tinh thần. Các ông đã chỉ ra bản chất của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, làm cho phẩm giá con người thành giá trị trao đổi, mọi quan hệ giữa con người đều tan biến đi trước “lợi ích lạnh lùng”, trước những đòi hỏi cứng rắn “thanh toán sòng phẳng”, bằng cách nhấn chìm mọi tình cảm “xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ”, ở đây, Mác và Ăngghen đã phê phán chính trị đốì với ý thức bị tha hoá của các nhà tư tưởng tư sản. Tha hoá là hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nhà tư bản lại chính là nạn nhân đầu tiên của nó: anh ta không thể tự giải phóng mình, người giải phóng là nô lệ chứ không phải là ông chủ. Các tác phẩm của Mác và Angghen thòi kỳ 1844-1848 là những nấc thang cho cách hiểu phạm trù tha hóa, tiền đề cho quan niệm của Mác về tha hóa trong Tư 
bản.

3. Thời kỳ hình thành và xuất bản bộ “Tư bản”

Các bản thảo kinh tế những năm 1857-1859 là sự chuẩn bị tích cực cho Tư bản về kinh tế – chính trị và cả triết học. Vấn đề tha hoá lao động được Mác diễn giải dưới hình thức của sự “sùng bái hàng hoá”. Mác đã chỉ ra nguồn gốc lý luận và thực tiễn nảy sinh “sùng bái hàng hoá”: “Cái thứ chủ nghĩa duy vật thô thiển của những nhà kinh tế học coi những quan hệ sản xuất xã hội của con ngưới và những tính quy định mà các vật có được khi chúng phục tùng những quan hệ ấy, là những thuộc tính tự nhiên,- cái chủ nghĩa duy vật ấy cũng giống hệt cái chủ nghĩa duy tâm cũng thô thiển như thế và thậm chí giông thứ bái vật giáo từng gán cho các vật những quan hệ xã hội với tính cách là những tính quy định nội tại của chúng và qua đó thần bí hoá những vật ấy”. Trong kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự sùng bái hàng hoá đạt đến đỉnh cao. Theo Mác, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, “Sức sản xuất của lao động xã hội và những hình thức đặc biệt của nó biểu hiện ra dưới hình thức các lực lượng sản xuất và các hình thức của tư bản, của lao động vật hoá, của các điều kiện vật chất của lao động; với tư cách là thành tô” biệt lập như vậy, sau khi được nhân cách hoá trong nhà tư bản, những điều kiện vật chất ấy của lao động đốì lập với lao động sông, ơ đây chúng ta lại đụng phải sự xuyên tạc những quan hệ được biểu hiện ra ở cái mà ngay khi xem xét tiền tệ chúng tôi đã gọi . là bái vật giáo”. Trong Bản thảo kinh tế những năm 1861-1863, lần đầu, tiên Mác nêu ra nội dung cơ bản của lý luận hàng hoá sức lao động. Đây là nền tảng của học thuyết quan trọng vạch trần nguồn gốc giá trị thặng dư, khám phá ra bí mật của quá trình tư 

sản bóc lột lao động làm thuê. Lý thuyết tha hoá’ được mô tả hoàn bị trong Tư bản. Mác đã vạch ra cội rễ và tiền đề sâu xa của tha hoá lao động ngay ở chương I đó là sự phân đôi lao động thành lao động trừu tượng và lao động cụ thể. Sự tách rời ấy dẫn tới sự tách rời giá trị khỏi giá trị sử dụng, và tiếp theo, hình thức ấy phát triển thành mâu thuẫn giữa các hình thái giá trị, cho đến khi cuối cùng phải xuất hiện sự tha hoá thông qua việc tiền tệ tách khỏi hàng hoá.

Nếu Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844 mới dừng ở việc mô tả kết quả của tha hoá lao động biểu hiện ở đối lập xa lạ, sự nô dịch của sản phẩm lao động, của hoạt động lao động đối với người lao động, thì Tư bản vạch ra cội nguồn, cơ chế của sự tha hoá đó như thế nào. Xuất phát từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá, Mác đã phân tích khá chi tiết sự biểu hiện của hình thái giá trị của hàng hoá. Từ đó, ông chỉ ra tính chất bái vật giáo hàng hoá và toàn bộ bí mật của nó. Theo đó, bái vật giáo là hiện tượng gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, xuất hiện trước nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Tính chất thần bí của hàng hoá không phải do giá trị sử dụng của nó quy định mà chính là ở hình thái giá trị của hàng hoá. Giá trị của một sản phẩm hàng hoá là do lao động trừu tượng của người lao động tạo nên, nó là lao động xã hội của con người kết tinh trong hàng hoá. Tuy nhiên, tính bình đẳng của các loại lao động khác nhau của con người mạng hình thái vật có tính vật thể giông nhau của giá trị của những sản phẩm lao động. Thước đo các chi phí về sức lao động của con người bằng độ dài của các chi phí ấy lại mang hình thái đại lượng giá trị của các sản phẩm lao động; cuối cùng những môi quan hệ của những người sản xuất trong đó những tính quy định xã hội của lao động của họ được thực hiện, lại mang hình thái một quan hệ xã hội giữa các sản phẩm lao động. Thực chất đối 

với hàng hoá, quan hệ giá trị giữa những sản phẩm lao động được biểu hiện ra chỉ là một quan hệ xã hội nhất định của con người, nhưng dưới con mắt của họ thì quan hệ ấy lại mang cái hình thái kỳ ảo của mối quan hệ giữa các vật. Mác ví tính chất bái vật giáo hàng hoá cũng giống như lĩnh vực tôn giáo. Các sản phẩm của bộ óc con ngưòi thể hiện ra thành những sinh vật độc lập, có cuộc sông riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa chúng với nhau. Tính chất bái vật giáo hàng hoá là sự vật hoá vào trong ý thức những mối quan hệ của con người bị tha hoá.

Trong Tư bản, Mác nghiên cứu những mặt khác nhau của tha hoá gắn liền với cái gọi là “sự phụ thuộc của tư bản vào lao động”. Sự phụ thuộc này thể hiện dưối hai hình thức: hình thức tư bản chiếm hữu giá trị thặng dư tuyệt đốì và hình thức tư bản chiếm hữu giá trị thặng dư tương đối. ở hình thức đầu tiên sự phụ thuộc của lao động vào tư bản là sự lệ thuộc hình thức. Trong thời gian đầu, sự phụ thuộc như vậy là độc lập với quá trình cụ thể của lao động. Loại hình phụ thuộc này thuộc thòi kỳ trong đó tư bản được hình thành về mặt lịch sử từ thời trung cổ đến thế kỷ XVII. Loại hình phụ thuộc thứ hai là sự phụ thuộc thực tế, tư bản chiếm hữu không chỉ lao động thặng dư mà cả lực lượng sản xuất của lao động xã hội. Bản thân tư bản tổ chức quá trình lao động, sự hợp tác, lao động tập thể (nhà máy, xưởng máy) và chiếm hữu những lực lượng sản xuất xã hội nói chung (máy móc, khoa học) để gia tăng không ngừng giá trị thặng dư tương đối. Quá trình cụ thể của lao động như thế được thực hiện dưới sự phụ thuộc vào tư bản. Những hình thức của quá trình này xuất hiện như quá trình phát triển của tư bản. Lực lượng sản xuất của lao động thể hiện ra như là lực lượng độc chiếm của tư bản. 

Trong quá trình biến đổi này, lực lượng sản xuất trở thành lực lượng tự chủ, thành những thế lực khách quan đốĩ mặt vối người lao động, thành những lực lượng xa lạ, áp đặt điều kiện lao động. Đối với bản thân nhà tư bản cá biệt cũng như vậy: anh ta đối mặt với tư bản xã hội như một lực lượng chông lại anh ta. Tư bản, được vật hoá ở các “vật” ở bên ngoài có một quyền lực và trở nên linh hoạt nhờ sự tự vận động thoát khỏi những cá nhân riêng biệt. Sự phụ thuộc của lao động và tất cả các quá trình xã hội vào tư bản đã trở thành hiện thực. Kết quả lịch sử của mọi sự phát triển tư bản chủ nghĩa là sự phục tùng ngày càng phổ biến của lao động đối với tư bản, tư bản chỉ có một động cơ duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận, điều này càng làm cho con người cá nhân bị tha hoá về mặt kinh tế. Tất cả các hình thức tha hoá khác đều từ đó mà ra. Sự phục tùng đối với quy luật của lợi nhuận, tiền tệ cho vay lãi và tín dụng, trở thành phổ biến. Hai hình thức tha hoá này có cội nguồn từ sự bóc lột của nhà tư bản với lao động dưới hai hình thức: một mặt là sự kéo dài ngày lao động và mặt khác là sự tăng cường độ lao động.

Những nghiên cứu của Mác về tha hoá trong Tư bản là phân tích toàn diện hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, từ đó chỉ ra bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Hiện tượng tha hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa gắn với bóc lột. Nguyên nhân chính của sự phát triến tha hoá ở đây là việc nhà tư bản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân. Những luận chứng về kinh tê cho phạm trù tha hoá lao động trong Tư bản trở thành học thuyết về tha hoá những ngươi bị áp bức, bóc lột, vì vậy là cơ sở kinh tế luận chứng cho học thuyết của ông về giải phóng loài người khỏi mọi bất công và mọi sự tha hoá, thê hiện tính nhân đạo và hiện nay vẫn còn nhiều giá trị.

Xem thêm Triết học Mác tình hình hiện nay

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận