Quan niệm chung về lý luận và thực tiễn

Đang tải...

Lý luận và thực tiễn. Triết học Mác

1. Lý luận

1.1. Bản chất của lý luận

Khái niệm, từ ngữ lý luận thường được hiểu với nhiều nội dung và ý nghĩa khác nhau. Người ta thường hiểu lý luận là những học thuyết, quan điểm với tư cách là cái kết quả mà quá trình nhận thức đạt được. Chẳng hạn, những hệ thống lý thuyết, quan niệm được trình bày trong các tài liệu, báo cáo khoa học, sách giáo khoa v.v. Nhưng lý luận còn được hiểu là một quá trình nhận thức. Trong trường hợp này, lý luận có nghĩa là hoạt động lý luận và hoạt động ấy bao gồm cả những quả trình nội tại và những điều kiện bên ngoài của hoạt động. Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể mà người ta nêu lên, hoặc quan tâm đến mặt này hay mặt khác của lý luận. Ở đây chúng ta nói về lý luận với tư cách là hoạt động nhận thức lý luận (hoạt động lý luận).

Theo Lênin: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất’ yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó”. Luận điểm đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của lý luận cả về quá trình và kết quả của nó. Lý luận phải hướng đến, nắm được cái bên trong, tất yếu, nhũng quan hệ toàn diện và mâu thuẫn của khách thể, đồng thời phải “trình bày”, thể hiện được những cái đã nắm được ấy dưới hình thức những quan điếm hoặc hệ thống lý luận. Từ luận điểm của Lênin, cũng như từ việc xem xét những hình thức quan niệm, hoạt động lý luận khác nhau, có thể xác định bản chất (định nghĩa) lý luận như sau: Lý luận là nhận thức cái bên trong, tất yếu của đối tượng và biểu hiện nhận thức ấy dưới hình thức các khái niệm, phạm trù, quy luật.

1.2. Những đặc trưng và tính chất của lý luận

Từ bản chất của lý luận và từ việc xem xét những hình thức, biểu hiện khác nhau của hoạt động lý luận, có thể chỉ ra và phân tích nhũng đặc trưng và tính chất của nó như sau.

Về nội dung phản ánh: Lý luận phản ánh cái bên trong, cái tất yếu của đối tượng. Cái bên trong, tất yếu này có thể là cái chung, cái bản chất, cái căn bản, cái quy luật của đối tượng, lý luận có thể phản ánh cái bên trong, cái tất yếu của sự vật trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó, nhưng cũng có thể chỉ phản ánh cái bên trong, tất yếu của từng mặt nào đó của đối tượng.

Về hình thức phản ánh: Lý luận biểu hiện, “trình bày” đối tượng trong hình thức những khái niệm, phạm trù, quy luật hoặc hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.

Lý luận có tính chất trừu tượng hoá, khái quát hoá, tổng họp và những tính chât này hình thành trên cơ sở của phân tích, so sánh. Tính chất này thể hiện không chỉ trong quá trình hoạt động, mà cả trong kết quả của hoạt động lý luận và nó thể hiện rõ ở việc chủ thể sử dụng những công cụ là các phạm trù, khái niệm, quy luật trong hoạt động nhận thức.

Do những tính chất trên mà hoạt động lý luận có một tính chất nổi bật khác là tính gián tiếp đối với đối tượng nhận thức.

Xét về mặt tâm lý, có thể thấy chủ thể lý luận là người hoạt động tự giác và tích cực, chủ động nắm bắt đổi tượng. Vì thế, lý luận biểu hiện rõ tính chủ thể của con người.

Ngôn ngữ lý luận mang tính chung.

Lý luận còn mang tính khuynh hướng. Có lý luận tiên tiến, cách mạng, có lý luận bảo thủ, phản cách mạng, có lý luận giáo điều, chiết trung, nguỵ biện, duy lý, phi duy lý, duy khoa học, có lý luận khoa học và không khoa học, phản khoa học v.v. Tuy nhiên, tính khuynh hướng của lý luận không phải là quá trình tự thân của lý luận, mà do thực tiễn quy định.

1.3. Hai cấp độ và các hình thức của nhận thức lý luận

Cấp độ 1. Cấp độ này là lý luận, lý thuyết, quan điểm của các lĩnh vực nhận thức cụ thể, như kinh tế học, luật học, xã hội học, lịch sử, nghệ thuật học hoặc các lĩnh vực nhận thức của khoa học tự nhiên. Trong mỗi lĩnh vực ấy lại có thể phân chia thành các cấp độ khác nhau nữa, như kinh tế học đại cương và các lý luận kinh tế ngành, sinh học đại cương và các lý luận thuộc các ngành sinh học cụ thể.v.v.

Cấp độ 2. Đây là cấp độ cao hơn, nó là những hệ thống quan điểm triết học, chính trị, xã hội dùng để định hướng, tổ chức hoạt động của các tầng lớp, giai cấp, các tập đoàn, thậm chí cho cả một chế độ, một cộng đồng xã hội. Trong cấp độ này, cũng có sự phân chia, chang hạn cấp độ lý luận triết học và lý luận chính trị, xã hội v.v. Theo Hêghen, “phép biện chứng là sự vận động của lý tính cao cấp”.  Ý kiến của ông cho thấy lý luận triết học là một thành tố của lý luận ở cấp độ hai và trong cấp độ ấy triết học còn thể hiện như một yếu tố cao hơn cả.

Sự phân chia những cấp độ khác nhau của lý luận, một mặt căn cứ vào phạm vi đối tượng, những lĩnh vực đối tượng mà lý luận quan tâm, phản ánh, mặt khác căn cứ vào mức độ, trình độ trừu tượng, khái quát và tổng hợp của tư duy (khả năng, năng lực nhận thức) của mỗi lĩnh vực nhận thức, đồng thời căn cứ vào vai trò, tác dụng của mỗi lĩnh vực nhận thức lý luận đối với nhận thức và thực tiễn.

Những hình thức lý luận. Có thể nói, có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động lý luận thì có bẩy nhiêu các hình thức lý luận. Thí dụ, trong triết học có triết học chung và các triết học cụ thể, trong sinh vật học có “Sinh học đại cương và các lĩnh vực cụ thể của sinh học v.v.

1.4. Cấu trúc của hoạt động lý luận

Hoạt động lý luận là một hệ thống bao gồm những yếu tố và điều kiện cấu thành cơ bản: (1) chủ thể (người hoạt động lý luận) ↔ (2) khách thể (đối tượng) hoạt động lý luận ↔ (3) sản phẩm lý luận ↔(4) những điều kiện của hoạt động lý luận.

Chủ thể hoạt động lý luận là con người hoạt động lý luận, có nhu cầu, mục đích, tiềm năng, năng lực trí tuệ, thể lực, tinh thần nói chung, có kỹ năng, kinh nghiệm, các phương tiện, công cụ hoạt động lý luận (vật chất và tinh thần, hệ thống khái niệm, phạm trù, quan niệm.), đặc trưng cho nó. Chủ thể lý luận còn có những lợi ích, giá trị xã hội, văn hoá đặc trưng cho nó. Mục đích trực tiếp của chủ thể hoạt động lý luận là nắm bắt những quá trình bên trong, tất yếu (bản chất, quy luật) của đối tượng. Mục đích sâu xa của chủ thể hoạt động lý luận là những lợi ích kinh tế – xã hội của những tập đoàn, giai cấp, cộng đồng xã hội mà họ là thành viên của chúng. Chủ thể lý luận có thể là cá nhân, có thể là tập thể, tập đoàn người, cộng đồng xã hội nhất định. Trong hoạt động tập thể, cộng đồng, chủ thể lý luận có sự phân công giữa các cá nhân và các nhóm và vì thế mỗi cá nhân, mỗi nhóm có vị trí, phạm vi hoạt động và vai trò khác nhau. Căn cứ vào những cấp độ khác nhau của hoạt động lý luận có thể thấy những hình thức, dạng, vị trí và vai trò khác nhau của chủ thể lý luận.

Đối tượng của hoạt động lý luận là những khách thể mà chủ thể lý luận tác động vào nhằm khám phá, nắm bắt những quá trình bên trong, tất yếu của chúng. Những khách thể ấy là những hiện tượng, quá trình tự nhiên, xã hội hoặc đời sống tinh thần. Căn cứ vào mỗi lĩnh vực hoạt động và vào những cấp độ khác nhau của hoạt động lý luận có thể phân chia những dạng, hình thức khác nhau của đối tượng hoạt động lý luận. Có thể cùng một khách thể nhưng mỗi cấp độ, mỗi lĩnh vực lý luận có thể nghiên cứu, khám phá nó từ những góc nhìn riêng. Chẳng hạn, cùng nghiên cứu phương thức sản xuất, nhưng kinh tế và kinh tế – chính trị học tiếp cận khách thể này không hoàn toàn giống nhau. Kinh tế học nghiên cứu phương thức sản xuất thuần tuý về kinh tế, trong khi kinh tế – chính trị học nghiên cứu phương thức sản xuất trong tương quan logic với chế độ chính trị nhất định.

Điều kiện của chủ thể hoạt động lý luận là môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá cùng với những yếu tố, quá trình vật chất và tinh thần mà trong đó hoặc trên đó hoạt động lý luận diễn ra. Điều kiện của hoạt động lý luận có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoạt động lý luận cả về nội dung và phương thức. Trong tất cả những điều kiện của hoạt độn2 lv luận thì điều kiện đầu tiên, căn bản nhất là chủ thế hoạt động phải được đáp ứng, thoả mãn những nhu cầu sinh sống tối thiểu, ức là họ phải có “ăn, ở, mặc và đi lại”. Hoạt động lý luận còn phải dựa trên nhũng tiền đề lý luận nhất định, đó là bản thân kết quả của hoạt động lý luận trong những giai đoạn lịch sử trước đó, chẳng hạn những khái niệm, những phạm trù, những lý thuyết đó có trong lịch sử. Chủ thể lý luận cần kế thừa một cách tích cực, có phê phán những tiền đề lý luận mới làm cho sản phẩm hoạt động lý luận của mình đạt trình độ cao, tương xứng với yêu cầu của thời đại.

Sản phẩm của hoạt động lý luận hay kết quả của hoạt động lý luận, là những học thuyết, quan niệm, tư duy, là năng lực tư duy nâng lên sau hoạt động, là quá trình kết tinh, chuyển hoá lý luận vào các lĩnh vực nhận thức khác v.v. Sản phẩm lý luận rất đa dạng. Tuỳ theo lĩnh vực và cấp độ hoạt động lý luận nhất định mà có những hình thức sản phẩm hoạt động lý luận tương ứng. Sản phẩm hoạt động lý luận có thế là chính con người, nhưng không phải là con người nói chung, mà là con người lý luận, con người tinh thần, tuy nhiên đây không phải là sản phẩm chỉ của hoạt động lý luận.

Hoạt động lý luận có thể là hoạt động của từng cá nhân, có thể là của tập thể, thậm chí của một tầng lóp, tập đoàn, cộng đồng xã hội nhất định.

Hoạt động lý luận bao gồm những quá trình diễn ra bên trong bộ óc chủ thể lý luận và những quá trình bên ngoài bao gồm những yếu tố và điều kiện bên ngoài (hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, hoạt động tố chức trong các cơ quan, viện nghiên cứu.). Sở dĩ phải phân biệt hai quá trình này là vì, quá trình diễn ra bên trong bộ óc được xem là quá trình bên trong cơ bản của hoạt động lý luận. Quá trình này trực tiếp đưa đến các kết quả là những học thuyết, quan điểm lý luận và nó diễn ra theo phương thức cá nhân, thông qua bộ não của những cá nhân nhất định.

2. Thực tiễn

2.1. Các đặc trưng và tính chất của thực tiễn

Trong khi phê phán, chỉ ra những khuyết điểm của chủ nghĩa duy vật cũ, kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách, Mác đã chỉ ra khá rõ ràng và toàn diện những đặc trưng của thực tiễn. Theo ông, thực tiễn là một quan hệ chủ thể-khách thể, nó vừa là hoạt động khách quan, cảm tính, vừa có tính phê phán-cách mạng, đồng thời là thực chất của mọi đời sống xã hội. Trong Bút ký triết học, Lênin nhận định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà còn của tính hiện thực trực tiếp”. Kết họp những luận điểm, nhận định đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, có thể chỉ ra nhũng đặc trưng của thực tiễn như sau: a) Thực tiễn là hoạt động của con người, vì vậy nó là một quan hệ chủ thể – khách thể; b) Thực tiễn là hoạt động khách quan, cảm tính, hoạt động vật chất phổ biến. Thực tiễn phân biệt, đổi lập với hoạt động nhận thức, tinh thần, tức là những quá trình diễn ra thuần tuý trong bộ óc người, hoặc những hoạt động chủ yếu nhằm tạo ra và khẳng định những giá trị tinh thần. Sự phân biệt, đối lập với hoạt động lý luận, nhận thức của thực tiễn là ở tính vật chất phổ biến, xem như đặc trưng cơ bản nổi bật của nó. Tính vật chất của thực tiễn bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động, thể hiện rõ ở nhu cầu, mục đích cuối cùng, ở các phương tiện và đặc biệt ở sản phẩm cuối cùng mà nó tạo ra; c) Thực tiễn là hoạt động biến đổi (không phải chỉ là cải biến) hin thực; d) Thực tiễn là hoạt động căn bản, nền tảng của mọi hoạt động của con người và xã hội; e) Thực tiễn là hoạt động có tính xã hội và lịch sử.

Cần nhấn mạnh thêm là không nên nói thực tiễn là “hoạt động vật chất” thuần túy, bởi vì nói như vậy sẽ không phân biệt được hoạt động đặc thù của con người với hoạt động của con vật. Đối với con người thì không có hoạt động nào là hoạt động vật chất thuần tuý.

Ngay cả những hoạt động vật chất nhất, sinh vật nhất của con người cũng bao hàm quá trình có ý thức trong đó rồi. Cho nên, ở con người, thực tiễn cũng là hoạt động có ý thức. Nhưng để phân biệt thực tiễn với hoạt động lý luận, hoạt động tinh thần nói chung, cần chỉ ra đặc tính cơ bản của nó là tính vật chất phổ biến, tức là phải quan niệm thực tiễn với tư cách là hoạt động vật chất phổ biến.

Thực tiễn có tính khuynh hướng và tính khuynh hướng này thường do những lợi ích của những tập đoàn xã hội nhất định quy định. Vì vậy, thực tiễn có thể tiến bộ, cách mạng, nhưng cũng có thể bảo thủ, phản tiến bộ, phản cách mạng; thực tiễn có thể mang tính chất nhân đạo, nhân văn chủ nghĩa, cũng có thể mang tính chất vô nhân đạo, phi nhân văn, phi nhân tính v.v.

2.2. Những hình thức của thực tiễn

Phân chia theo lĩnh vực hoạt động, có các hình thức thực tiễn là sản xuất vật chất, hoạt động xã hội hiện thực, thực nghiệm khoa học. Nhưng cũng có thể nói, có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động hiện thực của con người thì có chừng ấy hình thức tồn tại của thực tiễn. Các hình thức hoạt động thực tiễn quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sản xuất vật chất, suy đến cùng là lĩnh vực hoạt động nền tảng, có vai trò quyết định đến hoạt động trên các lĩnh vực khác.

3. Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn

Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn có thể được xem xét từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau.

3.1. Mối liên hệ vừa thống nhất vừa đối lập giữa lý luận và thực tiễn

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: a) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thể hiện ra là mối liên hệ không thể tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận nảy sinh từ thực tiễn, thực tiễn quy định nội dung lý luận, lý luận hình thành, phát triển là vì mục đích thực tiễn. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thể hiện ra là tính tương thích, tương ứng giữa chúng. Thực tiễn bao giờ cũng là thực tiễn có những lý luận của nó và lý luận bao giờ cũng là của thực tiễn nhất định. Không có thực tiễn của mọi lý luận, cũng như không có lý luận cho mọi thực tiễn; c) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng có nghĩa là đồng nhất giữa thực tiễn và lý luận, đó là sự chuyển hoá lý luận thành thực tiễn, áp dụng lý luận thành công trong thực tiễn, là sự phù họp của lý luận với thực tiễn. Đồng nhất giữa lý luận và thực tiễn còn thể hiện ở chỗ lý luận như một thành tố, một quá trình, một sản phẩm tất yếu của thực tiễn.

Quan niệm về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có nội dung cơ bản là về sự phù hợp của lý luận với thực tiễn. Nhung sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là thống nhất trong khác biệt, đối lập.

Sự đối lập giữa lý luận và thực tiễn: a) Với tư cách là hai mặt của thể thống nhất, lý luận và thực tiễn đối lập với nhau với tư cách là đối lập của cái phản ánh, cái sản phẩm với cái được phản ánh, cái nguồn gốc, cái cơ sở; b) Chúng còn biểu hiện sự đối lập giữa cái bị quy định và cái quy định; c) Đối lập của lý luận với thực tiễn còn thể hiện ở sự lạc hậu của lý luận so với thực tiễn hoặc ngược lại, hoặc đối lập với tư cách sự sai lầm của lý luận so với thực tiễn và ngược lại.

3.2. Tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn

Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận

Xem xét tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn không thể tách rời quyết định luận, tức là quan điểm về vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận. Có thể thấy rõ quan điểm về vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận (nhận thức) được thể hiện trong những luận điểm nổi tiếng của Mác và Lênin. Dưới đây là những luận điểm tiêu biểu.

“Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình, Sự tranh cãi về tính hiện thực hay không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là vấn đề kinh viện thuần tuý”. Trong luận điểm triết học nổi tiếng này Mác bàn trực tiếp đến tư duy nói chung, trong đó bao hàm cả lý luận và ông chỉ rõ vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận, ông chỉ ra rằng muốn biết “tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan không”, rằng “sự tranh cãi về tính hiện thực hay không hiện thực của tư duy”, “hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà ỉà một vấn đề thực tiễn”. Điều đó có nghĩa là muốn đạt đến chân lý khách quan, muốn làm cho tư duy con người có tính hiện thực, thì phải thấy được mối liên hệ chặt chẽ của tư duy với thực tiễn, phải căn cứ vào thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở. Bởi vì, “chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý, tính hiện thực, sức mạnh của tư duy của mình”. Như vậy, ở đây thực tiễn được chỉ ra không chỉ với nghĩa là cơ sở nói chung của nhận thức, lý luận, mà còn ở chỗ là cơ sở cho tính hiện thực, sức mạnh, tính chân lý của tư duy, lý luận, nghĩa là cho cả cái con đường, nguyên tắc để tư duy đạt đến chân lý, đạt được tính hiện thực, sức mạnh của nó.

Lênin khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Luận điểm của Lênin không trực tiếp nói rằng thực tiễn là cơ sở của hoạt động lý luận, mà nói về vị trí, vai trò của quan điểm về đời sống, quan điểm về thực tiễn trong lý luận nhận thức, cụ thể là nói về mặt phương pháp luận của lý luận nhận thức. Song việc khẳng định vị trí, vai trò của quan điểm đó đã chứng tỏ vai trò quan trọng quyết định của thực tiễn đối với nhận thức nói chung và lý luận nói riêng.

Cần thấy rằng trong khi trình bày quan niệm về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chúng đã bao hàm quan niệm về vai trò của thực tiễn đối với lý luận. Tuy vậy, không thể đồng nhất hoàn toàn mối liên hệ giữa thực tiễn và lý luận với mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức nói chung. Trái lại, điều quan trọng, cần thiết ở đây là phải làm rõ tính đặc thù của mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận (lý luận và thực tiễn).

Về vai trò của lý luận đối với thực tiễn

Do tính phổ biến, lý luận có thể dẫn đường cho các giai cấp, thậm chí toàn xã hội trong hoạt động, nhưng điều đó có thể diễn ra với hai khuynh hướng, xu hướng, hai khả năng khác nhau. Nếu lý luận tiến bộ, cách mạng, nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất (khi nó “thâm nhập vào quần chúng”), và như thế nó sẽ góp phần làm nên những thay đổi tích cực, kỳ diệu đối với đời sổng xã hội. Nhưng khi lý luận bảo thủ, lạc hậu nó có thể trở thành sức kìm hãm xã hội rất lớn và trên diện rộng, nó có thể làm tê liệt về tinh thần cả một tập đoàn, giai cấp, xã hội, làm cho cả tập đoàn, giai cấp, xã hội bế tắc, mất phương hướng.

Liên quan đến nội dung trên, lý luận thể hiện vai trò của nó trong tổ chức hoạt động của con người trong từng lĩnh vực riêng biệt cũng như trong tổng thể của chúng. Bởi vì, tính tổ chức của hoạt động con người liên quan chặt chẽ đến việc xác định mục đích, mục tiêu hoạt động, đến việc xây dựng mô hình sản phẩm mà con người sáng tạo ra, đến việc lập kế hoạch, chương trình hành động, đến việc vạch ra những lợi ích, hệ giá trị định hướng, con đường thực hiện lợi ích, đến khả năng tuyên truyền vận động, thuyết phục đông đảo mọi người hành động vì mục tiêu chung. Tất cả nhũng điều đó không thể có được nếu không có lý luận.

Vai trò hết sức quan trọng của lý luận là khẳng định tính chủ thể của con người. Chỉ khi con người nắm bắt được bản chất, quy luật của đối tượng mới có thể chi phối đối tượng, do đó mới có thể khẳng định tính chủ thể của mình. Cho nên, con người cần phải có lý luận trong hoạt động. Mỗi cấp độ của lý luận khẳng định tính chủ thể con người một cách khác nhau. Lý luận của khoa học cụ thể khẳng định tính chủ thế của nhà khoa học, lý luận chung của một lĩnh vực khẳng định chủ thế cộng đồng nhà khoa học, lý luận ở cấp độ cao, cấp độ 2 khẳng định tính chủ thể của giai cấp, cộng đồng xã hội.

Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn không phải là mối liên hệ của hai quá trình độc lập với nhau được kết họp lại với nhau theo một cách thức nào đó, mà trái lại, có cơ sở, căn cứ của chúng. Cơ sở, căn cứ ấy chính là bản thân thực tiễn. Rõ ràng là chỉ có trong thực tiễn con người mới sản sinh ra nhận thức, lý luận của mình và sự ra đời của nhận thức, lý luận là do yêu cầu tất yếu của thực tiễn, đó là thực tiễn cần phải được nhận thức, được ý thức (“ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức”- Mác). Như vậy, lý luận (hay ý thức nói chung) trở thành một yếu tố, vòng khâu (mắt xích) của thực tiễn.

Xem thêm Phép biện chứng. Triết học Mác

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận