Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Đang tải...

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

1. Nguyên tắc nói chung

Nguyên tắc phản ánh cái quy luật, nhưng không phải một cách trực tiếp, mà do con người rút ra từ nhận thức, lý luận về quy luật của đối tượng. Nó bao gồm những yêu cầu, “mệnh lệnh”, bước đi bắt buộc chủ thể phải tuân theo nhằm đạt được mục đích hoạt động. Nguyên tắc là yếu tố quan trọng, cấu thành nội dung của phương pháp, thể hiện bản chất của phương pháp. Nói đến phương pháp người ta không thể không nói đến các nguyên tắc, thậm chí hệ thống các nguyên tắc. Nguyên tắc là cái bắt buộc đối với hoạt động. Người ta có thể linh động, mềm dẻo trong vận dụng những nguyên tắc, như thay đổi những yếu tố, điều kiện nào đó của hoạt động, nhưng không thể từ bỏ nguyên tắc.

Có nguyên tắc cơ bản, không cơ bản, có nguyên tắc chủ yếu và thứ yếu. Trong vận dụng các nguyên tắc, tuỳ theo những tình hình cụ thể, người ta có thể “hy sinh” các nguyên tắc này hay khác, nhưng nguyên tắc cơ bản, chủ yếu thì không thể từ bỏ (“lấy bất biến ứng vạn biến”). Nhưng sự “hy sinh” thường là có tính tạm thời, bởi vì nếu “từ bỏ” tuyệt đối thì nguyên tắc không còn là nguyên tắc nữa.

Nguyên tắc mang tính xã hội, lịch sử-cụ thể và nó cũng có thể sai lầm nếu như nó được tạo nên bởi chủ quan của chủ thể. Chẳng hạn, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, hoặc “đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy” là những “nguyên tắc”, phương châm sống, xử thế của người này, nhóm này, nhưng lại không phải của người khác, nhóm khác.

Có thể phân loại nguyên tắc thành các nguyên tắc của nhận thức, lý luận và của thực tiễn, hoạt động hiện thực.

Với tư cách là một nguyên tắc của hoạt động lý luận, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vừa hội đủ những nội dung, tính chất, đặc trưng, đặc điểm của nguyên tắc nói chung, vừa thể hiện tính đặc thù của một nguyên tắc của hoạt động lý luận.

Nguyên tắc không chỉ giúp người ta có thể đạt mục đích, đạt được kết quả trong hoạt động, mà còn có thể giúp xác lập, khẳng định niềm tin, uy tín, danh dự, nghĩa là góp phần rất quan trọng, không thể thiếu trong việc khẳng định nhân cách, văn hoá của mỗi cá nhân cũng như cả một dân tộc hoặc cộng đồng to lớn.

2. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với tư cách là nguyên tắc nhận thức khoa học phổ biến

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được rút ra “trực tiếp” từ lý luận về mối liên hệ hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn (thực tiễn và lý luận). Nói cách khác, nội dung quan niệm về lý luận và thực tiễn và về mối liên hệ giữa chúng là cơ sở lý luận cho việc xác định nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, suy cho cùng thì cơ sở của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là mối liên hệ hiện thực, thực tế giữa thực tiễn và lý luận. Một khi nhận thức, lý luận đã xuất hiện và tỏ rõ vai trò không thể thiếu của nó đối với thực tiễn thì người ta phải ý thức được mối liên hệ hữu cơ của nó với thực tiễn và như thế đưa đến hình thành những quan điểm, nguyên tắc cho hoạt động. Như vậy, những quan điểm, nguyên tắc không chỉ được hình thành trên cơ sở thực tiễn, mà còn phải phục tùng những mục đích, điều kiện thực tiễn của con người.

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc của nhận thức khoa học nói chung, nằm trong hệ thống phương pháp luận triết học duy vật biện chứng, khoa học chung nhất về tự nhiên, xã hội và tinh thần. Do đó, nguyên tắc này có ý nghĩa phổ biến đối với mọi nhận thức khoa học, kể cả bản thân triết học. Nó phụ thuộc vào lập trường, lợi ích giai cấp, nói khác đi, nó không mang tính giai cấp. Nhà khoa học hay bất kỳ người hoạt động lý luận nào đều phải tính đến nguyên tắc này trong hoạt động của mình, cũng giống như họ vận dụng các nguyên tắc khác của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Dưới đây là nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Yêu cầu thứ nhất: Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, nghĩa là phải nghiên cứu, nắm bắt cụ thể tình hình thực tiễn, phải thấy được nhũng yêu cầu, những vấn đề do thực tiễn đặt ra và yêu cầu lý luận phải giải đáp. Trong những vấn đề, yêu cầu do thực tiễn đặt ra, phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề, yêu cầu cấp bách để tập trung giải đáp. Cần thấy rằng những vấn đề, yêu cầu của thực tiễn về thực chất bao giờ cũng là những vấn đề, đòi hỏi của chính những con người, những tập đoàn người đang hoạt động và vấn đề đặt ra của thực tiễn cũng chính là những vấn đề của con người. Vì vậy, yêu cầu quan trọng nhất ở đây là phải thấy được lợi ích, xuất phát từ lợi ích của những lực lượng xã hội nhất định và căn cứ vào đó để xác định những nhiệm vụ, mục đích, phương thức giải quyết chúng về mặt lý luận.

Có hàng loạt những yêu cầu và vấn đề đủ loại do thực tiễn đặt ra, như yêu cầu của sản xuất vật chất, kinh tế, khoa học-công nghệ; yêu cầu về an ninh, trật tự xã hội; yêu cầu về văn hoá xã hội; thậm chí cả những yêu cầu rất thông thường của cuộc sống hàng ngày. Lý luận phải căn cứ vào từng loại yêu cầu đó mà phân công giải đáp. Do đó, xuất phát từ thực tiễn phải rất cụ thể: đối với lý luận này thì phải từ thực tiễn tương ứng của nó, không phải từ thực tiễn bất kỳ, nhưng lại phải xem xét nó trong mối liên hệ với thực tiễn khác, với thực tiễn căn bản (nền sản xuất, sự phát triển kinh tế của xã hội). Tuy vậy, trong tất cả nhữngvyêu cầu do thực tiễn đặt ra, lý luận phải thấy được và xuất phát từ những yêu cầu kinh tế căn bản gắn liền với lợi ích căn bản của lực lượng xã hội nhất định.

Đồng thời, phải thấy được những điều kiện, tiền đề, khả năng khách quan mà thực tiễn cung cấp giúp cho việc giải quyết vấn đề. Những điều kiện, tiền đề, phương tiện cần được tính đến có vô vàn hình thức, dạng thái khác nhau. Có những điều kiện vật chất, tinh thần hoặc sự kết họp của cả hai điều kiện ấy, môi trường xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá), những điều kiện thiết thân của người hoạt động lý luận (tiền lương, tài liệu, quan hệ xã hội, đồng nghiệp, những tổ chức hoạt động cụ thể, các điều kiện chủ quan như trình độ, năng lực của từng người cũng như cả đội ngũ hoạt động lý luận v.v).

Để tránh rơi vào những ảo tưởng, sai lầm, thất bại trong hoạt động lý luận cần phải tính đến những điều kiện của hoạt động lý luận. Mác viết: “Cho nên, nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kỳ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành”. Luận điểm của Mác nhấn mạnh tầm quan trọng của những điều kiện vật chất để giải quyết những nhiệm vụ xã hội-lịch sử của con người, bao gồm cả những nhiệm vụ lý luận.

Kết hợp hai nội dung trên, lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, tức là phải tính đến biện chứng của những yêu cầu, vấn đề đặt ra và những điều kiện, phương tiện để thực hiện nó.

Xuất phát từ thực tiễn còn có nghĩa là lý luận phải thường xuyên bám sát thực tiễn, không được thoát ly hiện thực. Tuy nhiên, điều này cũng cần được hiểu một cách tương đối.

Yêu cầu thứ hai: Vì nguyên tắc mà chúng ta đang nói đến là nguyên tắc của nhận thức lý luận khoa học, cho nên yêu cầu thứ hai được nêu ở đây là lý luận phải phản ánh trung thành đối tượng (hiện thực), lý luận phải trở thành chân lý. Thực tiễn nói chung và thực nghiệm khoa học không thể đạt được mục đích, kết quả hiện thực một khi lý luận cung cấp cho nó những kết luận, giải pháp sai lầm về hiện thực, sự vật, đối tượng.

Trong nội dung yêu cầu này một khía cạnh rất quan trọng được đặt ra là lý luận phải được kiểm nghiệm, phải được chứng minh là chân lý trước khi ứng dụng vào thực tiễn. Cho nên, yêu cầu đối với người hoạt động lý luận là phải nắm vững những tiêu chuẩn của chân lý, phải có khả năng kiểm tra tính khoa học xác thực của lý luận bằng các tiêu chuẩn lôgic và tiêu chuẩn thực tiễn, cần lưu ý đến những tiêu chuẩn, khả năng đánh giá tính khoa học của lý luận ở cấp độ hai, vì đây là lý luận rất khó có thể áp dụng trong thực nghiệm, nhưng tác dụng của nó cả về mặt tích cực và tiêu cực đều rất lớn.

Yêu cầu thứ ba: Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn. Đây là yêu cầu tự nhiên, hiển nhiên của hoạt động lý luận. Nhưng vận dụng lý luận không thế tuỳ tiện, mà phải có phương thức, cách thức của nó, phải có “nghệ thuật”. Phải có năng lực chuyển cái lý luận thành cái hiện thực. Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể của thực tiễn mà áp dụng những lý luận tương ứng. Đối với những lý luận ở cấp độ I phải thấy được phạm vi, tác dụng của từng lý thuyết cụ thể với những lý thuyết chung và biết kết họp giữa chúng. Phải thấy được những khâu trung gian của sự chuyển hoá lý luận thành thực tiễn như các lĩnh vực nhận thức, tinh thần khác nhau gắn liền với nhũng con người, nhóm, tầng lóp người cụ thể.

Không nên hiểu vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách máy móc, tuyệt đối, trái lại, phải thấy rằng lý luận một khi có tác dụng đối với một lĩnh vực nhận thức nhất định, thí dụ làm sáng tỏ về lý luận một vấn đề nhận thức, lý luận nào đó (thuộc về lịch sử chẳng hạn), thì suy cho cùng vậh dụng ấy cũng đem lại những giá trị và lợi ích thực tiễn.

Kết hợp giữa các hình thức, cấp độ lý luận với nhau, không được cô lập một lý luận nào đó (khoa học tự nhiên và xã hội) trong vận dụng lý luận. Đây là yêu cầu của giai đoạn lịch sử hiện nay, nó căn cứ vào sự “phối thuộc tổng thể” giữa các khoa học. Ở đây đòi hỏi phải đánh giá được đúng vị trí, vai trò, ưu thế và giới hạn của mỗi lý luận.

Thực chất yêu cầu trên là lý luận phải giúp cho thực tiễn đạt được những mục đích, lợi ích thực tế (hiện thực).

Yêu cầu thứ tư: Do tính khuynh hướng của lý luận và đồng thời do tính khuynh hướng của thực tiễn, lý luận phải đóng vai trò chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn. Yêu cầu thực tiễn đối với lý luận là về tính tự giác, chủ động của con người trong hoạt động, cũng có nghĩa là yêu cầu về sự khẳng định bản chất, tính chủ thể của con người. Mặc dù lý luận có nguồn gốc từ thực tiễn, nhưng một khi đã trở thành một quan điểm, một hệ thống, thì nó chính là thực tiễn đã được ý thức, do đó nó đóng vai trò dẫn đường cho thực tiễn. Lý luận không thể theo sau thực tiễn. Nhưng lý luận muốn đỏng vai trò dẫn đường, chỉ đạo thực tiễn, nó phải là lý luận khoa học, tiên tiến và cách mạng. Đây là một yêu cầu rất cơ bản, thể hiện rất rõ bản chất của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Lý luận phải xác định được những mục tiêu hoạt động cụ thể, bao gồm cả những mục tiêu xa, gần, phải xây dựng được các mô hình sản phấm của hoạt động con người cả về chất lượng, số lượng trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt lý luận phải hoạch định đường lối chiến lược, sách lược phát triển cụ thể không chỉ đối với từng ngành cụ thể mà cả đối với toàn thể cộng đồng, xã hội. Đồng thời lý luận còn phải đóng vai trò dự báo khoa học cho các lĩnh vực hoạt động của con người.

Yêu cầu thứ năm: Lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bản thân thực tiễn không ngừng vận động, phát triển, cho nên lý luận không thể đứng im, trái lại phải thường xuyên được bổ sung, được làm giàu có hơn, được phát triển hơn. Lý luận phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, để kiểm tra, kiểm nghiệm lý luận trong thực tiễn.

Đòi hỏi lý luận phải bám sát mọi thay đổi diễn ra trong thực tiễn, từ những thay đổi nhỏ bé, đến những thay đổi lớn, từ những thay đổi có tính hiện tượng, bề mặt, đến nhũng thay đổi bên trong, căn bản để không ngừng đổi mới, phát triển lý luận, cần thấy rõ những thay đổi căn bản của lý luận, phân biệt với nhũng thay đổi từng mặt. Không để cho lý luận theo sau cuộc sống, thực tiễn.

Đối mới, phát triển lý luận cần phải quan tâm đến cả hệ thống cũng như từng khái niệm, quan niệm riêng biệt của nó, trong đó phải thấy được sự cần thiết phải bổ sung, thay đổi, phát triển nhũng khái niệm then chốt, căn bản của hệ thống. Thậm chí phải thấy cả những yêu cầu thay đổi về ngôn từ, nếu không thì công tác tuyên truyền, trình bày, thể hiện lý luận sẽ thiếu tính thuyết phục và không đạt’ hiệu quả thực tiễn cao.

Trên đây là sự vạch chỉ nội dung cơ bản của một số yêu cầu cẩu thành nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Vạch chỉ này cũng cho thấy tính phong phú, nhiều mặt trong nội dung nguyên tắc. Có thể còn chỉ ra rất nhiều những khía cạnh cấu thành nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng những vạch chỉ trên đây cũng cho thấy rõ bản chất của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực’tiễn. Bản chất của nguyên tắc này biểu hiện ở từng yếu tố (yêu cầu) thuộc nội dung của nó, trong đó có những yêu cầu thể hiện rõ, nhiều, có những yêu cầu thể hiện chưa thật rõ, ít bản chất của nguyên tắc. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn rồ ràng có nhiều nội dung và ý nghĩa, nhung ở đây nghĩa cơ bản của nó chính là sự phù họp của lý luận với thực tiễn. Chỉ có phù hợp với thực tiễn thì lý luận mới có thể giúp cho thực tiễn đạt hiệu quả. Sự phù họp giữa lý luận và thực tiễn bao trùm toàn bộ nội dung nguyên tắc. Do đó, bản chất của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là lý luận phải phù hợp với thực tiễn. Quan điểm này thể hiện quan điểm duy vật trong quan niệm về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Tuy vậy, việc hiểu nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn về nội dung cũng như bản chất của nó không được cứng nhắc, tuyệt đối hoá. Không nên xem mỗi yếu tố (đòi hỏi) trên kia là tuyệt đối, trái lại phải thừa nhận tính tương đối của chúng. Trên thực tế, người ta không bao giờ ngồi chờ có đủ điều kiện cho hoạt động lý luận rồi mới bắt tay vào hoạt động, sáng tạo lý luận; người ta cũng không nên hiểu một cách cứng nhắc rằng khi đã đòi hỏi lý luận phải dẫn đường cho thực tiễn, thì khi đúng trước tình trạng lỗi thời, chậm chạp của lý luận, là người ta có thể bác bỏ, phủ nhận hoàn toàn tình trạng ấy. về việc hiếu bản chất của nguyên tắc này cũng vậy. Chúng ta hiểu bản chất chung của nó là sự tổng hợp toàn bộ nội dung đã nêu trên của nguyên tắc. Mỗi yêu cầu nêu trên là một khía cạnh nhất định thuộc nội dung của nguyên tắc và chúng đều biểu hiện bản chất của nguyên tắc. Tuy nhiên, trong mỗi quan hệ, hoạt động cụ thể, do những yêu cầu lịch sử khác nhau của mối liên hệ giữa thực tiễn và lý luận mà bản chất của nguyên tắc có thể thay đổi và người ta phải nắm được những thay đổi ấy. Chẳng hạn, có lúc vấn đề phải xuất phát từ thực tiễn nổi lên, đó là khi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện đang ngự trị; nhưng có lúc bản chất của nguyên tắc này lại là ở chỗ phát triển lý luận, đó là khi lý luận đã lỗi thời, lạc hậu, thực tiễn đã thay đổi căn bản; nhưng có khi phải vận dụng, kiểm tra, áp dụng lý luận vào thực tiễn là vấn đề nổi lên.

3. Phân biệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với nguyên tắc mácxit về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Khi nói nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn chúng ta nói đến một trong những nguyên tắc nhận thức khoa học phổ biến của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Việc tuân thủ, thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động lý luận, khoa học không tính đến lập trường chính trị, xã hội của nhà khoa học, lý luận. Nhưng khi nói đến nguyên tắc mácxỉt về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, điều căn bản mà chúng ta phải quan tâm là lợi ích, lập trường xuất phát của nhà khoa học, lý luận, đó là lợi ích của giai cấp công nhân, những người lao động đông đảo trong xã hội, là lập trường, ý thức vì sự tiến bộ, văn minh và hoà bình của nhân loại, sự đoàn kết giữa các dân tộc. Đây là điểm khác biệt rất đặc trưng của hai nguyên tắc trên.

Nhà khoa học trong các lĩnh vực cụ thể khi nghiên cứu một đối tượng nhất định, đặc biệt là các đối tượng tự nhiên, anh ta có thể vận dụng “vô tư” nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để đạt được nhũng kết quả khoa học (thuần tuý), nhưng khi tính đến nhũng lợi ích kinh tế – xã hội, anh ta buộc phải quan tâm đến điều anh ta phục tùng lợi ích, hướng theo những giá trị, hệ giá trị nào. Người Ị mácxit thể hiện rất rõ điều này ở chỗ anh ta dùng nguyên tắc mácxit định hướng cho nghiên cứu, biết tính đến khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu cho những lợi ích, giá trị xã hội đang định hướng cho anh ta, đồng thời có thể hình thành tâm thể cảnh giác đối với những thế lực có thể lợi dụng anh ta và những thành quả anh ta nghiên cứu cho những mục đích phản tiến bộ, phản nhân văn, phản cách mạng.

Vấn đề lập trường, lợi ích giai cấp công nhân với tư cách là yếu tố cấu thành của nguyên tắc mácxit về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có thể được bổ sung, phát triển hơn trong giai đoạn hiện nay với những giá trị tiến bộ, chủ nghĩa nhân đạo – nhân văn, sự hợp tác, hội nhập, hoà bình, nhưng trước sau nó vẫn là cái đối lập về căn bản với nhũng lập trường, lợi ích, giá trị trái ngược của nó. Và vì vậy, xét từ góc độ ấy, nguyên tắc mácxit về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vẫn có chỗ đứng trong nhận thức lý luận của những ai thực sự quan tâm đến đời sống của những người lao động đông đảo, đến những giá trị chung, tiến bộ của nhân loại.

Còn một điểm khác biệt nữa giữa hai nguyên tắc này, đó là về phạm vi và ý nghĩa của hai nguyên tắc. Nếu như nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc phổ biến của nhận thức khoa học và do đó nó có tác dụng (ý nghĩa) trong nhận thức khoa học nói chung, thì nguyên tắc mácxit về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong khi xác định lập trường xuất phát của nó như đã nói, thì phạm vi của nó chủ yếu được xác định ở câp độ 2 của hoạt động lý luận. Điều này được xác nhận bằng toàn bộ nội dung của chủ nghĩa Mác cả về lịch sử của nó.

Tuy nhiên, hai nguyên tắc trên có một điểm chung quan trọng ở chỗ nó dựa trên việc giải quyết duy vật vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, về điểm này cả hai đều có nghĩa là nguyên tắc. mácxit, vì việc giải quyết duy vật mối liên hệ trên theo một cách (quan điểm) . mới lần đầu tiên được thực hiện bởi Mác7. Dù cho có những cách xem xét mới sâu hơn, toàn diện hơn về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn (hay giữa nhận thức và thực tiễn), nhưng người ta không thể loại trừ, bỏ qua hoặc xem thường cách xem xét của Mác.

Tóm lại, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là mối liên hệ bản chất, phổ biến không chỉ của thực tiễn mà cả của nhận thức. Mối liên hệ này khi được phản ánh, được nhận thức thì mang hình thức là những quan niệm, quan điểm của con người về nó. Từ nhũng mối liên hệ hiện thực ấy, từ nhận thức, quan niệm của con người về chúng, người ta rút ra nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Nguyên tắc này là kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình ấy. Ở đây nó được xem là nguyên tắc của hoạt động lý luận.

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có nội dung rộng và rất phong phú, có thể còn chỉ ra được nhiều khía cạnh nội dung khác nữa, song nổi lên trong tất cả những biểu hiện nội dung ấy là yêu cầu lý luận phải phù hợp với thực tiễn. Lý luận phù hợp với ihực tiễn tức là phải dẫn đường, chỉ đạo thực tiễn. Đây là điểm thể hiện rõ nhất bản chất của nguyên tắc.

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải được xem là nguyên tắc hàng đầu của nhận thức lý luận, nghĩa là phải thấy nó như nguyên tắc (điểm) xuất phát của mọi nguyên tắc.

Xem thêm Lý luận và thực tiễn. Triết học Mác

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận