Ôn tập chương II – Sách Bài tập Toán 9 Tập 1, Phần Đại số.

Đang tải...

Ôn tập chương II

30. a) Với những giá trị nào của m thì hàm số y = (m + 6)x – 7 đồng biến ?

b) Với những giá tn nào của k thì hàm số y = (-k + 9)x + 100 nghịch biến ?

>> Xem thêm đáp án câu 30 tại đây.

31. Với những giá trị nào của m thì đồ thị của các hàm số y = 12x + (5-m) và y = 3x + (3 + m) cắt nhau tại một điểm trên trục tung ? 

>> Xem thêm đáp án câu 31 tại đây.

32. Tìm giá trị của a để hai đường thẳng y = (a – 1)x + 2 và y = (3 – a)x +1 song song với nhau.

>> Xem thêm đáp án câu 32 tại đây.

33. Với điều kiện nào của k và m thì hai đường thẳng sau sẽ trùng nhau ?

y = kx + (m – 2) ;

y = (5 – k)x + (4 – m).

>> Xem thêm đáp án câu 33 tại đây.

34. Cho đường thẳng y = (1 – 4m)x + m – 2. (d)

a) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d) đi qua gốc toạ độ ?

b) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn ?
GÓC tù?

c) Tìm giá trị của m để đường thẳng (d) cắt trục tung tại một điểm có tung độ bằng 3/2

d) Tìm giá trị của m để đường thẳng (d) cắt trục hoành tại một điểm có hoành độ bằng 1/2.

>> Xem thêm đáp án câu 34 tại đây.

35. Cho đường thẳng y = (m – 2)x + n (m ≠ 2). (d)

Tìm các giá trị của m và n trong mỗi trường hợp sau :

a) Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(-1 ; 2), B(3 ; -4);

b) Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1 – \sqrt{2} và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2 + \sqrt{2} ;

c) Đường thẳng (d) cắt đường thẳng y = \frac{1}{2} x – \frac{3}{2}

d) Đường thắng (d) song song với đường thăng y = –\frac{3}{2} x + \frac{1}{2} ;

e) Đường thẳng (d) trùng với đường thẳng y = 2x – 3.

>> Xem thêm đáp án câu 35 tại đây.

36. a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng toạ độ :

y = 3x + 6;  (1)  y = 2x + 4 ;  (2)
y = x + 2;  (3)  y = \frac{1}{2} x + 1.  (4)

b) Gọi giao điểm của các đường thẳng (1), (2), (3), (4) với trục hoành là A và với trục tung lần lượt là B_1 , B_2 , B_3 , B_4 , ta có \widehat{B_1Ax} = \alpha_1 ; \widehat{B_2Ax} = \alpha_2 \widehat{B_3Ax} = \alpha_3 ; \widehat{B_4Ax} = \alpha_4 . Tính các góc (\alpha_1 , \alpha_2 , \alpha_3 ,\alpha_4 .)

(Hướng dẫn : Dùng máy tính bỏ túi CASIO fx-220 hoặc CASIO fx-500A hoặc CASIO fx-500MS… tính tg\alpha_1 , tg\alpha_2 , tg\alpha_3 , tg\alpha_4 rồi tính ra các góc tương ứng).

c) Có nhận xét gì về độ dốc của các đường thẳng (1), (2), (3), (4) ?

>> Xem thêm đáp án câu 36 tại đây.

37. a) Cho các điểm M(-1 ; -2), N(-2 ; -4) , P(2 ; -3) , Q(3 ; -4,5). Tìm toạ độ của các điểm M’, N’, F, Q’ lần lượt đối xứng với các điểm M, N, p, Q qua trục Ox.

b) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng hệ trục toạ độ :
y = Ixl ;

y = Ix + 1I.

c) Tìm toạ độ giao điểm của đồ thị của các hàm số y = Ixl và y = Ix + 1I. Từ đó, suy ra phương trình Ixl = Ix + 1I có một nghiệm duy nhất.

>> Xem thêm đáp án câu 37 tại đây.

38. Cho các hàm số :

y = 2x – 2;        (d_1 )
y = –\frac{4}{3} x – 2; (d_2 )
y = \frac{1}{3} x + 3.  (d_3 )

a) Vẽ đồ thị của các hàm số đã cho trên cùng một mặt phẳng toạ độ.

b) Gọi giao điểm của đường thẳng (d_3 ) với (d_1 ) và (d_2 ) theo thứ tự là A, B, tìm toạ độ của A, B.

c) Tính khoảng cách AB.

>> Xem thêm đáp án câu 38 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận