Nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội

Đang tải...

Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội

Tổng hợp nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội dưới hình thức chung, nhất quán về lý luận, không chỉ là nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử học thuyết, mà còn đế đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn và lý luận hiện thời. Trong nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, các phạm trù, khái niệm, quy luật và hệ thống của chúng đã tách khỏi những mối liên hệ với các điều kiện, tiền đề, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và nhũng hình thức thể hiện riêng của chúng và tính tách biệt, chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn toàn chính xác cả về nội dung và hình thức của chúng trong các quá trình hình thành và phát triển, về cơ bản được khắc phục. Đó còn là việc khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế và phát triển, hoàn chỉnh hơn những phương án, giải pháp xây dựng nội dung khoa học của học thuyết bởi các nhà nghiên cứu mácxit trước đây, nhằm tổ chức lại và xây dựng mới hon nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, trên cơ sở nhận thức và thực tiễn ngày nay, để đáp ứng có hiệu quả những đòi hỏi hiện thời. Đồng thời, ở đây còn bao gồm cả việc bổ sung những tri thức, cách diễn đạt mới về quan điểm, tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về hình thái kinh tể – xã hội. Sau khi được tổng kết, nội dung khoa học này cho phép có thể triển khai, áp dụng nó một cách có hệ thống vào việc tổ chức thực tiễn cũng như vào quá trình nhận thức mới về lịch sử xã hội.

1. Lý luận về sự tồn tại, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội

Lý luận về sự tồn tại, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là sự phản ánh sự tồn tại, phát triển hiện thực của các hình thái kinh tế – xã hội, tức là quá trình phát triển có quy luật, quá trình tất yếu hay còn gọi là lôgic của lịch sử loài người nói chung, dưới hình thức một hệ thống các phạm trù, khái niệm, quy luật. Nội dung này của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội bao gồm ba yếu tổ chính.

1.1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội

Xác định khái niệm hình thái kinh tế – xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã có nhiều luận điểm, đoạn văn thể hiện khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, trong đó tiêu biểu là những luận điểm, đoạn văn của Mác trong “Hệ tư tưởng Đức”, “Bức thư gửi p.v. Annencôp 28 tháng Chạp năm 1846”, “Lời nói đầu” của “Các bản thảo kinh tế những năm 1857 – 1859”, “Lời tựa” của “Góp phần phê phán khoa kinh tế – chính trị” và của Lênin trong “Nhũng người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ – xã hội ra sao?”. Từ lịch sử học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội, có thể thấy hình thái kinh tể – xã hội được hiếu là một hệ thống những yếu tố và những mối liên hệ xã hội cơ bản được hình thành một cách tất yếu trong những xã hội cụ thể. Hệ thống này có thể được nhìn từ nhiều góc độ hoặc theo những lát cắt khác nhau, nhưng trong chỉnh thể của nó, hệ thống này chính là chế độ xã hội được hình thành một cách tất yếu và đặc trưng cho các xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử nhất định của lịch sử nhân loại nói chung. Vì vậy, có thể định nghĩa: Hình thái kinh tế – xã hội là chế độ xã hội chung, tất yếu, đặc trưng cho những xã hội cụ thể trong một giai đoạn nhất định của lịch sử nhân loại nói chung. Thí dụ, chế độ phong kiến là hình thái kinh tế – xã hội của các nước, các xã hội phong kiến cụ thể; chế độ tư sản là hình thái kinh tế – xã hội của các xã hội tư sản cụ thế.

Việc hiểu về hình thái kinh tế – xã hội như trên cho thấy, không thể đồng nhất hỉnh thái kinh tế – xã hội với xã hội nói chung, hoặc với một xã hội cụ thể, với hình thức xã hội hay bất kỳ kết cấu xã hội nào khác, cũng không thể đồng nhất nó với những yếu tố, liên hệ, thậm chí những hệ thống cấu thành của nó. Bởi vì, xã hội thì hoặc là chỉ sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa người và người, hoặc là cơ thể lịch sử toàn vẹn của con người, trong khi đó hình thái kinh tế – xã hội, tức chế độ xã hội là một hệ thống nhũng yếu tố và những liên hệ tất yếu, làm thành “bộ xương” cho toàn bộ cơ thể xã hội cụ thể ấy. Không những thế, hình thái kinh tế – xã hội còn là cái chung đặc trưng cho những xã hội cụ thể thuộc một giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy, nó vừa là cái không bao quát hết toàn bộ xã hội cụ thể, nhưng lại là cái íhuộc về nhiều xã hội cụ thể. Còn xã hội nếu xét về mặt hình thức của nó, thì rõ ràng không thể bao gồm toàn bộ đời sống xã hội. Theo đúng nghĩa của nó, thì hình thức xã hội là sự liên kết, tổ chức các yếu tố, các mặt và nhũng mối liên hệ nhất định của đời sống xã hội. Vậy nếu không có những mặt, yếu tố và liên hệ nhất định của xã hội thì không the có sự tổ chức, liên kết của chúng theo một phương thức nhất định. Trong “Bức thư gửi p.v. Annencốp, tháng Chạp 1846”, Mác đã dùng từ “hình thức xã hội” để chỉ hình thái kinh tế – xã hội, nhưng từ này đã được ông sử dụng với nghĩa chỉ chế độ xã hội chứ không phải với nghĩa trên của từ “hình thức xã hội”.

Trong khi thể hiện một cách nhìn chung nhất về hình thái kinh tế – xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng cho thấy những góc nhìn khác nhau về nó, có thể chỉ ra ba góc nhìn tiêu biểu dưới đây.

1. Theo cách hiểu khá phổ biến, thì hình thái kinh tế – xã hội là một kết cấu lịch sử được đặc trưng bởi các yếu tố là lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định, quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất ấy và kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất này và các mối liên hệ giữa chúng. Ở đây, lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định là yếu tố cơ bản nhất, đặc trưng nhất cho hình thái kinh tế – xã hội. Trong kết cấu này lực lượng sản xuất được nói đến là lực lượng sản xuất có trình độ phát triển phổ biến nhất, mới nhất, chỉ thuộc về kết cấu, xã hội đó, còn các lực lượng sản xuất khác của xã hội (ở các trình độ khác nhau) không được nói đến. Quan hệ sản xuất là yếu tố đặc trưng thứ hai và là đặc trưng xét về mặt xã hội của phương thức sản xuất. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất được nói đến là quan hệ cơ bản, thống trị tương ứng với trình độ phát triển phổ biến, mới nhất của lực lượng sản xuất. Kiến trúc thượng tầng của xã hội là yếu tố đặc trưng thứ ba cho kết cấu xã hội, được hình thành trên cơ sở quan hệ sản xuất. Cũng như các yếu tố trên, kiến trúc thượng tầng được nói đến không bao gồm tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, mà chỉ có các yếu tố thuộc về riêng xã hội được nói đến, tức là những yếu tố chỉ có thể hình thành trên cơ sở trình độ của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất như đã chỉ ra. Những yếu tố cơ bản nói trên của hình thái kinh tế – xã hội, liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành những mối liên hệ bên trong, căn bản, tất yếu và quyết định nên một kết cấu xã hội, một chế độ xã hội nhất định, tất yếu.

Đây là cách hiểu về hình thái kinh tế – xã hội thường thấy trong các tài liệu hiện có. Nhũng yếu tố và những mối liên hệ như đã chỉ ra được hiểu dưới hình thức thuần khiết nhất của chúng, nghĩa là chúng đặc trưng cho một hình thái kinh tế – xã hội nhất định và chỉ xuất hiện trong hình thái ấy, không pha tạp với các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của các hình thái – xã hội khác. Việc hiểu hình thái kinh tế – xã hội theo cách xem xét này cho phép nắm được cái cốt yếu, đặc trưng cho một hình thái kinh tế – xã hội cũng như một giai đoạn lịch sử nhất định, để không thể nhầm lẫn hình thái xã hội này với hình thái xã hội khác hoặc giữa các giai đoạn lịch sử với nhau. Tuy nhiên, các tài liệu thường hoặc nau như không giải thích rõ ràng như thế cách hiểu này.

2. Hình thái kinh tế – xã hội được hiểu với tư cách là chế độ xã hội được tạo nên bởi một hệ thống của các mối quan hệ giữa người và người. Phân tích hệ thống ấy, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý đến hai loại quan hệ thể hiện ở hai khái niệm cơ bản của các ông, đó là cơ sở hạ tầng (cơ sở hiện thực) và kiến trúc thượng tầng. Theo một trong những tài liệu của Mác thì cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ nhũng quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị v.v.’ Xem xét cơ sở hạ tầng của mỗi hình thái kinh tế – xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra sự tồn tại của những loại quan hệ sản xuất khác nhau, ít nhất là ba loại. Đó là quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của phương thức sản xuất cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của phương thức sản xuất mới. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành hệ thống, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chi phối những quan hệ sản xuất còn lại. Tương ứng với khái niệm cơ sở hạ tầng ấy, khái niệm kiến trúc thượng tầng chỉ toàn bộ những mối quan hệ giữa người và người về mặt tinh thần, chính trị, pháp lý, trong đó quan hệ chính trị, pháp lý là những quan hệ cơ bản quyết định. Cũng như các quan hệ sản xuất, các quan hệ của kiên trúc thượng tầng xã hội bao gồm ít nhất ba loại là quan hệ thống trị, quan hệ tàn dư của kiến trúc thượng tầng xã hội cũ và quan hệ mầm mong của thượng tầng kiến trúc mới, chúng liên hệ chặt chẽ với nhau và họp thành hệ thống, trong đó quan hệ thống trị chi phối các quan hệ còn lại.

Với quan niệm về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng như trên, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã xem xét sự tác động biện chứng giữa hai mặt ấy như những hệ thống, quy định nên tính chỉnh thể của đời sống xã hội với tư cách hệ thống những mối quan hệ giữa người và người. Xem xét mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không những cho thấy cơ sở hạ tầng là những quan hệ cơ sở mà trên đó những quan hệ chính trị, pháp lý và tinh thần nói chung được thiết lập, mà còn chỉ ra một cách cụ thể, rằng những lực lượng thống trị về kinh tế chính là những lực lượng thống trị về chính trị, pháp lý và tinh thần xã hội nói chung. Như thế là các ông đã chỉ ra địa vị và vai trò của chủ thể kinh tế dưới hình thức chính trị, pháp lý và tinh thần của nó trong xã hội. Trong cách xem xét này các nhà kinh điển mácxit đặc biệt chú ý đến yếu tố quan hệ sản xuất xem như yểu tố đặc trưng cho hình thái kinh tế – xã hội. Nói đến quan hệ sản xuất là phải nói đến hình thức, chế độ sở hữu thống trị, tức là phải nói đến lực lượng xã hội có lợi ích kinh tế cơ bản, chi phối kết cấu kinh tế, đời sống xã hội nói chung. Quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của nền sản xuất, trong đó mục đích chủ đạo thể hiện lợi ích kinh tế cơ bản được ý thức bởi những cá nhân sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội. Do đó, bất kỳ lực lượng sản xuất nào cũng không thể phát triển ở bên ngoài quan hệ sản xuất tương ứng của nó. Chính hoạt động theo đuổi lợi ích kinh tế, lợi ích chỉ có thể hình thành trong quan hệ giữa người và người trong sản xuất, đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì thế, việc hiểu được các quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu trong mỗi giai đoạn lịch sử cho phép thấy được vai trò của những chủ thể lịch sử của hình thái kinh tế – xã hội trong mỗi thời đại và gọi tên mỗi hình thái kinh tế – xã hội dựa vào những chủ thể ấy.

Cần phải nói rõ thêm rằng, mặc dù không tuyệt đối hoá quan hệ sản xuất, tách nó khỏi cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền sản xuất xã hội, nhưng việc tách riêng các quan hệ sản xuất để xem xét, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã cho thấy rõ cơ sở trực tiếp tạo nên xã hội toàn vẹn, cho thấy rõ cái chất căn bản kết dính người ta với nhau thành xã hội chính là những lợi ích kinh tế. Do đó, quan niệm về cơ cấu kinh tế như đã nói, về thực chất chỉ toàn bộ nhũng yếu tố, những thành phần cấu thành nền kinh tế của xã hội và nền kinh tế ấy tồn tại, vận động theo nguyên tắc phục tùng lợi ích kinh tế của những cá nhân đóng vai trò chủ thể xã hội, những cá nhân sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội trong một giai đoạn lịch sử. Chính theo nghĩa này, Mác đã coi “xã hội công dân”, tức cơ sở hạ tầng là “trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của lịch sử”.

Chính việc hiểu mỗi hình thái kinh tế – xã hội là một tổng thể các quan hệ xã hội khác nhau, trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ quyết định đã thể hiện bản chất macxit của quan niệm duy vật lịch sử, làn cho Mác phân biệt về cơ bản với các nhà tư tưởng về lịch sử trước ông (và cả hiện nay nữa). Bởi vì khi những nhà tư tưởng này thấy được những yếu tố vật chất của đời sống xã hội thì không thấy hoặc bỏ qua, lờ đi các quan hệ xã hội, còn khi họ thấy được những quan hệ xã hội thì lại không thấy được tính vật chất của chúng. Do đó, họ không thể đi tới quan niệm duy vật về lịch sử. Vậy, rõ ràng là nếu không tách riêng những quan hệ xã hội, do đó các quan hệ sản xuất để xem xét thi không thể hiểu được bản chất xã hội của một chế độ xã hội, một kết cấu kinh tế – xã hội cụ thể. Đây là cống hiến quan trọng của chủ nghĩa Mác vào nhận thức lịch sử. Nhận thức ấy chỉ ra rằng nếu không muốn rơi vào khiếm khuyết, sai lầm trong nhận thức xã hội, nhất ỉà nếu không muốn bị các lý thuyết xã hội của giai cấp tư sản lừa bịp, thì phải hiểu xâ hội như một hệ thống các quan hệ giữa người và người, trong đó các quan hệ sản xuất là nền tảng.

3. Với những góc nhìn trên về hình thái kinh tế – xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã có cơ sở để xem xét nó một cách toàn diện hơn. Giờ đây, hình thái kinh tế – xã hội được hiểu là chế độ xã hội với hai mặt cơ bản là kinh tế và xã hội, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên tính chỉnh thể của đời sống xã hội. Trong két cấu này bao gồm tất cả những yếu tố và những mối liên hệ đã được xem xét ở trên, tuy nhiên, chúng được đặt trong những lớp quan hệ và phạm vi khác, rộng hơn, phức hợp hơn.

Trong kết cấu kinh tế – xã hội, hay chế độ kinh tế – xã hội của xã hội, mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng của xã hội có nội dung rộng hơn. Nó là toàn bộ nền sản xuất vật chất hay toàn bộ sinh hoạt kinh tế của xã hội trong một giai đoạn lịch sử, tức là bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuât, kinh tế, các mối liên hệ của con người với tự nhiên và với nhau trong sản xuất. Các nhà kinh điển mácxit đã dùng các thuật ngữ khác để chỉ khái niệm này như “chế độ kinh tế”, “cơ sở kinh tế”, “kết cấu kinh tế” hay “hình thái kinh tế của xã hội”, “quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chất” v.v. Như vậy, cơ sở hạ tầng được hiểu là một hệ thống, một kết cấu phức hợp. Nó là một tổng thể bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống vật chẩt với mọi khâu, mọi lĩnh vực, mọi địa bàn khác nhau, với các phương thức sản xuất khác nhau và các yếu tố của chúng và với những điều kiện tự nhiên, xã hội của sản xuất. Tất cả chúng tạo thành hệ thống kinh tế của xã hội trong một giai đoạn lịch sử và do phương thức sản xuất thống trị đặc trưng cho nó chi phối. Có thể thấy rõ điều này ở đoạn văn của Mác nói về nền sản xuất của xã hội tư sản trong “Lời nói đầu” của “Các bản thảo kinh tế nhũng năm 1857 – 1859”. Và quan niệm này càng đúng với những nước tiền tư bản.

Từ quan niệm về cơ sở hạ tầng như nói trên, quan niệm về kiến trúc thượng tầng cũng được xác định với nội dung tương ứng. Nó không những được chỉ ra về mặt là những quan hệ tinh thần, pháp lý và chính trị, mà còn bao gồm những hoạt động khác nhau của con người trên các lĩnh vực này. Từ đó mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được xem xét một cách toàn diện hơn, cả về mặt quan hệ và hoạt động.

Xác định nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội từ góc nhìn toàn diện, chỉnh thể này, các nhà kinh điển mácxit còn cho thấy rõ hình thái kinh tế – xã hội là những cơ thể lịch sử sống động, bao gồm những hiện tượng, quá trình khác nữa của con người như gia đình, dân tộc, các nhóm, tập đoàn xã hội, các đẳng cấp, giai cấp, những sinh hoạt văn hoá, xã hội khác nhau v.v. Ở đây các ông không bao giờ tuyệt đối mối liên hệ giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, mà thường đặt chúng trong một kết cấu chỉnh thế để phân tích, xem xét. Tất cả những yểu tố vừa nói ấy không chỉ phụ thuộc vào cái “khung cốt”, cái “sườn”: lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất – kiến trúc thượng tầng, mà còn biểu hiện, khẳng định và tác động ngược lại đến sự tồn tại, phát triển của nó. Với cách giải thích trên, quan niệm về hình thái kinh tế – xã hội trở nên toàn diện và sinh động hơn. Lênin đã đánh giá ý nghĩa của sự xem xét này của Mác trong bộ “Tư bản” rằng ở đây hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa hiện ra như một kết cấu xã hội sống động với tất cả những quan hệ xã hội hiện thực phong phú của nó.

Tuy nhiên, cần thấy rằng trong cách hiểu này của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thì yếu tổ được các ông chú ý nhất trong hình thái kinh tế – xã hội là phương thức sản xuất, nhất là phương thức sản xuất thống trị. Phương thức sản xuất này được tạo thành do sự kết họp giữa lực lượng sản xuất ở trình độ phát triển cao nhất, phổ biến nhất và quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất ấy. Nó được xem như yếu tố cơ bản để giải thích không chỉ sự tồn tại của chế độ chính trị, nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, mà còn là cơ sở đế giải thích tính chỉnh thể, toàn vẹn của đời sống xã hội, cũng như của sự phát triển xã hội loài người nói chung. Nó cho phép chỉ ra một cách rõ ràng nhất chủ thể lịch sử của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Chính Mác đã căn cứ vào những phương thức sản xuất thống trị đại diện cho mỗi hình thái xã hội để giải thích quá trình phát triển trong lịch sử xã hội loài người với những giai đoạn cơ bản của nó.

Như vậy, hình thái kinh tế – xã hội được xem xét từ góc độ thứ ba này là một hệ thống, một chỉnh thể những hoạt động và các mối quan hệ xã hội tất yếu (bao gồm cả quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người). Hình thái kinh tế – xã hội chính là chế độ xã hội, một cơ thể xã hội điển hình đặc trưng cho các xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy để hiểu khái niệm của Mác về hình thái kinh tể – xã hội thì không những phải vạch ra được những yếu tố và những mối liên hệ bên trong, căn bản, tất yếu, lặp đi lặp lại của những xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử, mà còn phải xem xét chúng trong quan hệ với tất cả những yếu tố và những mối liên hệ khác nữa cấu thành toàn bộ đời sống xã hội, phải xem xét đời sống xã hội trên các bình diện, một mặt là hệ thống các quan hệ giữa người và người, mặt khác là hệ thống những hoạt động của con người, trong đó hoạt động kinh tế, quan hệ sản xuất là cơ sở của tất cả những hoạt động và những quan hệ xã hội khác.

Những góc nhìn về hình thái kinh tế – xã hội như trên cho thấy rõ tính đa diện, đa nghĩa của khái niệm này và mỗi góc nhìn như vậy đều có cơ sở và ý nghĩa thực tiễn và nhận thức nhất định, chứ không phải tuỳ tiện. Cũng cần thấy rằng khi xác định khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác có lúc nhấn mạnh yếu tố lực lượng sản xuất, công cụ lao động, có lúc lại nhấn mạnh quan hệ sản xuất và ở chỗ khác lại là phương thức sản xuất. Điều đó chứng tỏ rằng mỗi yếu tố trên mặc dù phụ thuộc vào nhau, nhưng chúng lại có nội dung, vai trò riêng trong việc quy định sự hình thành, phát triển của hình thái kinh tế – xã hội một cách lịch sử. Trong thực tế, rõ ràng không phải lúc nào cũng đề cao lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất hoặc phương thức sản xuất. Tuy vậy, cần phải thấy rõ nguyên lý cấu tạo và vận động cơ bản của hình thái kinh tế – xã hội là trên cơ sở trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất thì có một quan hệ sản xuất phù họp với nó và trên cơ sở quan hệ sản xuất đó thì có một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng lên. Lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định là yếu tố xét đến cùng thì quyết định các yếu tố khác và quyết định mối liên hệ giữa chúng. Sự hình thành, biến đổi của mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều bắt nguồn sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất, rõ nhất là sự thay đổi của công cụ lao động, quyết định sự thay đổi về chất của quan hệ sản xuất và do đó quyết định sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng xã hội. Khi quan hệ sản xuất phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thì lực lượng sản xuất chính là lực lượng của những cá nhân đang sở hữu nó, còn quan hệ sản xuất, hình thức sở hữu thống trị chính là hình thức tất yếu mà trong đó lực lượng sản xuất đang phát triển. Tuy nhiên, trong tính độc lập của nó, quan hệ sản xuất còn là yếu tố trực tiếp quy định kiến trúc thượng tầng của xã hội. Đen lượt mình, kiến trúc thượng tầng trực tiếp xác lập tính toàn vẹn của đời sống xã hội, nó biểu hiện quan hệ sản xuất dưới hình thức các quan hệ chính trị, pháp quyền và tinh thần xã hội nói chung, về thực chất, kiến trúc thượng tầng xã hội là hệ thống các quan điểm tư tưởng và các thiết chế chính trị – xã hội tương úng của giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế, thể hiện rõ nhất ở hệ thống chính trị, nhà nước và pháp quyền. Như vậy, hình thái kinh tế – xã hội được tạo nên bởi tổng thể các yếu tố và những mối liên hệ giữa chúng, trong đó lực lượng sản xuất ở một trình độ phát triển phổ biến nhất, quan hệ sản xuất tương ứng với nó và kiến trúc thượng tầng được tạo nên trực tiếp từ quan hệ sản xuất ấy là nhũng yếu tố và liên hệ cơ bản quyết định hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một kết cấu, một chế độ xã hội mang tính chung, tất yếu.

Cần phải nói rõ thêm rằng, mặc dù các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác hiểu hình thái kinh tế – xã hội không hoàn toàn đồng nhất với xã hội, nhưng trong khi thể hiện nhận thức của mình, có khi các ông đã dùng cả những từ “xã hội”, “kết cấu xã hội” để chỉ hình thái kinh tế – xã hội. Chẳng hạn có thể thấy điều này qua các thuật ngữ mà các ông đã sử dụng như “xã hội cổ đại”, “xã hội phong kiến” và “kết cấu của xã hội”. Vì thế, không được nhầm lẫn hình thái kinh tế – xã hội với xã hội toàn vẹn, cụ thể, với xã hội nói chung hoặc kết cấu chung của các xã hội cụ thể.

1.2. Quan niệm về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội

Quan niệm về lịch sử xã hội loài người nói chung không những là một quá trình thống nhất, mà còn là một quá trình phát triển phụ thuộc trước hết vào việc chỉ ra cơ sở khách quan quy định quá trình ấy. Các nhà tư tưởng trước Mác đã cố gắng chứng minh sự tồn tại và ý nghĩa của cơ sở đó trong lịch sử, nhưng về cơ bản nhận thức của họ mang tính chất duy tâm, sai lầm. Chỉ có Mác mới giải đáp thực sự khoa học vấn đề này. ông chứng minh rằng cơ sở của toàn bộ lịch sử nhân loại nói chung là “quá trình lịch sử – tự nhiên”, tức là quá trình tất yếu, có quy luật của nó và khẳng định “sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử -tự nhiên”.

Đổi với các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, việc nhận thức các quy luật xã hội, lịch sử là nhiệm vụ cơ bản của các khoa học xã hội. Vì vậy, để quan niệm một cách khoa học về quá trình phát triển tất yếu, có quy luật của lịch sử loài người nói chung, thì phải đặt lý luận về quy luật xã hội, lịch sử vào nội dung quan niệm này, không những thế phải đặt nó ở vị trí đầu tiên.

Những quy luật lịch sử quan trọng được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát, nhìn chung nằm trọn trong nội dung lý luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, bao gồm quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về sự phù hợp của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng, quy luật đâu tranh giai cấp, quy luật cách mạng xã hội v.v. Đây là những mối liên hệ căn bản, tất yếu và phổ biến, được tạo nên bởi những yếu tố, những mặt cơ bản, tất yếu của đời sống xã hội. Những liên hệ này xuất hiện, tác động, lặp đi lặp lại trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử và quyết định quá trình phát triển lịch sử. Với những tính chất ấy, những mối liên hệ này được gọi là những quy luật lịch sử chung và việc phát hiện ra chúng chính là mục đích của triết học khoa học về lịch sử (chủ nghĩa duy vật lịch sử), của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Đồng thời, những quy luật lịch sử chung biểu hiện dưới những hình thức khác nhau trong những giai đoạn, kết cấu xã hội cụ thể. Thí dụ, quy luật về quan hệ sản xuất phù họp với trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện cụ thể trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là quan hệ bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản đối với lao động làm thuê, dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất là nền sản xuất bằng máy móc mang tính chất xã hội hoá cao; hoặc quy luật đấu tranh giai cấp biểu hiện cụ thể thành cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản. Khi xuất hiện ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, những quy luật này tác động, liên hệ chặt chẽ với nhau và với những quy luật đặc thù. Chẳng hạn, quy luật về sự phù họp của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng, tác động trong xã hội tư sản, liên hệ với những quy luật khác của nó như quy luật tự do cạnh tranh, tích luỹ tư bản, lợi nhuận có xu hướng giảm v.v.

Những quy luật lịch sử chung khi tác động lẫn nhau và với những quy luật đặc thù của mỗi giai đoạn lịch sử, đã quy định không những chế độ xã hội tất yếu, phổ biến của các xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử, tức những hình thái kinh tế – xã hội, mà còn quy định nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng chung tất yếu của sự biến đổi, phát triển của chúng. Mác đã nói về hình thái kinh tế – xã hội và sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội một cách rất cô đọng trong đoạn văn của “Lời tựa” cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, ở đây, ông đã chỉ ra sự tác động tổng họp của những quy luật trong quá trình phát triển các hình thái kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh quy luật lịch sử cơ bản – quan hệ sản xuất phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa chủ yếu vào quan điểm trong “Lời tựa” này của Mác và kết hợp với những luận điểm khác của các nhà kinh điển mácxít, nội dung quan niệm về sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội sẽ được hiểu một cách rõ hơn, cụ thể hơn.

Những quy luật lịch sử, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất, trước hết được chỉ ra thông qua sự tác động của chúng đến sự hình thành kết cấu xã hội tất yếu khách quan. Do quan hệ sản xuất phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà kiến trúc thượng tầng phải phù họp với cơ sở hạ tầng, ý thức xã hội phải phù họp với tồn tại xã hội, sản xuất tinh thần phải phù họp với sản xuất vật chất và nói chung những sinh hoạt xã hội khác nhau phải phục tùng những quy luật khách quan của sản xuất. Nói cách khác, phương thức tổ chức đời sống xã hội nói chung (bao gồm các lĩnh vực sinh hoạt riêng biệt cũng như toàn bộ xã hội) do phương thức sản xuất, trước hết là phương thức sản xuất thống trị quy định. Đứng về phương diện con người, về chủ thể lịch sử thì sự tác động của nhũng quy luật trên được thể hiện ra là lực lượng có lợi ích kinh tế cơ bản quyết định phương thức tổ chức đời sống xã hội toàn vẹn. Kết quả của sự tác động trên là tạo nên một chế độ xã hội có tính tất yếu làm cơ sở cho toàn bộ cơ thể xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử.

Trong các chế độ xã hội, những quy luật lịch sử không ngừng tác động, cho đến khi lực lượng sản xuất mới hình thành sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mà trước đây còn là địa bàn cho nó phát triển, đã trở thành xiềng xích trói buộc nó, “lúc đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ấy chính là mâu thuẫn giữa những cá nhân đại diện cho lực lượng sản xuất mới và những cá nhân đại diện cho quan hệ sản xuất hay hình thức sở hữu đã lỗi thời. Vì thế, xung đột giữa chúng là nhằm thủ tiêu chế độ sở hữu cũ và những lợi ích gắn liền với nó, để thiết lập chế độ sở hữu mới gắn liền với những lợi ích do trình độ mới của lực lượng sản xuất tạo nên. Khi cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng thay đổi ít nhiều nhanh chóng. Mác nói rõ hơn cách thức của sự phát triển lịch sử là chính những xung đột xã hội vật chất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quyết định những xung đột tinh thần, tư tưởng và không một chế độ xã hội nào diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất mà chế độ xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho nó phát triển, vẫn còn chưa phát triển và những phương thức sản xuất mới cao hơn không bao giờ xuất hiện khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó còn chưa chín muồi trong lòng xã hội cũ. Trong xã hội có giai cấp, xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ biểu hiện thành cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng eay gắt giữa giai cấp là lực lượng sản xuất tiến bộ và giai cấp duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu đã lỗi thời. Cuộc đấu tranh đó sẽ dẫn đến cách mạng xã hội lật đổ sự thống trị của giai cấp cũ, thiết lập sự thống trị của giai cấp mới. Kết quả là một hình thái kinh tế – xã hội mới xuất hiện thay thế hình thái xã hội cũ.

Cứ như thế, lịch sử nhân loại đã phát triển từ những hình thái kinh tế – xã hội thấp lên những hình thái xã hội ngày càng cao hon, theo xu thế chung tất yếu là con người càng làm chủ được những sức mạnh tự nhiên, xã hội và bản thân lớn hơn thì càng mở rộng những quan hệ giữa họ với nhau, không những trong phạm vi hoạt động ngày càng phong phú hom, mà cả trên phạm vi địa bàn sinh sống ngày càng rộng lớn hơn. Nói cách khác, con người ngày càng làm chủ được những sức mạnh, những lực lượng lớn hơn của tự nhiên, xã hội và của bản thân họ, thì càng cho phép họ tổ chức đời sống xã hội của mình trên không gian lịch sử sâu sắc hơn, lớn hơn. Quá trình này bắt đầu từ hình thái xã hội mà trong đó con người sống lệ thuộc chủ yếu vào tự nhiên và quan hệ của họ với nhau dựa chủ yếu trên cơ sở huyết tộc, tiếp đó trải qua những hình thái đối kháng giai cấp dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Đó là quá trình phát triển của cá nhân con người. Với sự hình thành vả phát triển của chế độ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho rằng loài người đang bước trên những nấc thang cuối cùng đế sang vương quốc con người thật sự của mình, nhờ cuộc cách mạng vô sản. Vương quốc lịch sử đó được gọi là hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa mà ở đó con người trở thành con người thật sự tự do, là chủ nhân chân chính của tự nhiên, xã hội và bản thân mình.

Cùng với việc chỉ ra sự tác động của những quy luật chung đến sự hình thành và phát triển thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội, làm thành những giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra quá trình hình thành, phát triển có quy luật diễn ra bên trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Đây cũng được hiểu là quá trình lịch sử – tự nhiên và nó làm thành những giai đoạn nhất định trong quá trình lịch sử – tự nhiên nói chung của xã hội loài người. Quá trình này được Mác chỉ ra rất rõ ràng trong “Tư bản” khi ông chứng minh những giai đoạn khác nhau về chất trong sự phát triển củạ hình thái kinh tế – xã hội tư bản, nhất là hình thái kinh tế của nó.

Đồng thời, quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về quá trình lịch sử – tự nhiên của xã hội loài người còn bao gồm cả lý luận về những thời kỳ quá độ giữa các hình thái kinh tế – xã hội. Ở đây nhũng quy luật chung tác động, biểu hiện dưới hình thức những mâu thuẫn, xung đột giữa các yếu tố, khuynh hướng của cả hình thái cũ, giai đoạn cũ lẫn hình thái mới, giai đoạn mới, nhưng theo xu hướng chung tất yếu là hình thái mới sẽ hình thành thay thế hình thái cũ, nhằm thiết lập mối liên hệ thống nhất, phù họp vốn có giữa các mặt, các yếu tố cơ bản của đời sống xã hội. Những thời kỳ quá độ bao giờ cũng được thực hiện thông qua sự tồn tại và vận động của những chế độ xã hội quá độ hay kết cấu xã hội quá độ, chứ không phải là những quá trình phi kết cấu. Tuy nhiên, quan niệm về thời kỳ quá độ đã được Mác và Lênin nói đến, chủ yếu về sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Một yếu tố khác cũng nằm trong nội dung quan niệm về quá trình lịch sử – tự nhiên, đó là quan niệm về sự phát triển rút ngắn. Các nhà kinh điển mấcxit đã xây dựng quan niệm về quá trình phát triển rút ngắn chủ yếu thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của những nước từ giai đoạn tiền tư bản hoặc mới chỉ có mầm mống phát triển tư bản chủ nghĩa (như nước Nga cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX), đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua, hoặc không trải qua hoàn toàn giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gất của nó và nhũng khả năng phủ định chính nó. Tuy vậy quan niệm này đã chứa đựng nội dung và ý nghĩa khoa học phổ biển.

Như vậy, quan niệm về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên, trước hết được hiểu là quá trình phát triển bên trong, tất yếu của lịch sử loài người nói chung, là quá trình diễn ra do những quy luật khách quan, vốn có của nó chi phối. Nhũng quy luật này không chỉ quy định những chế độ xã hội tất yếu, khách quan và phổ biến trong lịch sử là những hình thái kinh tế – xã hội, mà còn quy định nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng chung tất yếu của lịch sử. Quá trình ấy như Mác đã chỉ ra là “ngay cả khi người ta phát hiện được nhũng quy luật tự nhiên của sự vận động của nó” “cũng không thể nhảy qua các giai đoạn tự nhiên hay dùng các sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó, mà chỉ có thể rút ngắn và làm dịu bớt được nhũng cơn đau đẻ”. Nghĩa là quá trình ấy không phải là những quá trình của tự nhiên với tính chất hoàn toàn tự phát và mù quáng của nó, nhung lại mang tính tất yếu “gang thép”, khách quan như những quá trình tự nhiên. Trong những quy luật lịch sử được nói đến ở đây, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản.

Do những quy luật lịch sử tác động, quá trình lịch sử – tự nhiên không những là quá trình hình thành vầ phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội, quá trình chuyển biến từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn bao gồm cả những thời kỳ quá độ, những cuộc cách mạng xã hội, những quá trình mang tính quy luật, hợp quy luật khác nữa. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình đứt đoạn trong liên tục, trong đó mỗi hình thái kinh tế – xã hội tạo nên một giai đoạn cơ bản, khác nhau về chất, giống như nhũng bậc thang trong tiến trình đi lên của loài người. Toàn bộ quá trình lịch sử – tự nhiên này làm thành con đường trục hay con đường chính, là lôgic khách quan của lịch sử nhân loại nói chung. Tuy nhiên, quá trình ấy không tồn tại độc lập ở đâu đó, mà vận động thông qua vô số những hiện tượng, quá trình, sự kiện khác nhau của lịch sử, thông qua những dân tộc, quốc gia, những xã hội cụ thể, nhưng lại không trùng khít hoàn toàn với lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ấy. Đó chính là con đường vận động tổng hợp của lịch sử loài người, mà chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản được xem như kết quả tất yếu của nó. Quá trình ấy là cơ sở quy định sự phát triển của xã hội loài người trong chỉnh thể.

Quá trinh lịch sử – tự nhiên ấy cũng là sự phát triển của chính bản thân con người, loài người, mà sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội chẳng qua chỉ là những hình thức, phương thức tất yếu cho sự phát triển của họ. Bằng cách ngày càng chinh phục được những sức mạnh tự nhiên to lớn hơn, con người ngày càng mở rộng những quan hệ xã hội của mình, do đó càng xã hội hoá bản thân một cách sâu sắc, phong phú hơn và càng trở nên tự do hơn, người hơn. Đó là thực chất của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội.

1.3. Về sự đa dạng của quá trình phát triển xã hội loài người nói chung

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã xem xét sự đa dạng của quá trình lịch sử nhân loại nói chung trong mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với quá trình lịch sử – tự nhiên. Trong lịch sử, cùng với quá trình lịch sử – tự nhiên diễn ra theo xu hướng chung tất yếu là đi lên, còn có vô số những hiện tượng, quá trình, xu hướng, khả năng, hình thức và phương thức tồn tại, phát triển khác. Chúng không chỉ biểu hiện sự tồn tại, phát triển của từng hình thái kinh tế – xã hội riêng biệt, mà cả sự phát triển của các hình thái trong lịch sử nhân loại nói chung. Đó là sự đa dạng của quá trình lịch sử. Sự phát triển đa dạng của các hình thái xã hội không những về nguồn gốc, về hình thức, cách thức, mà cả về xu hướng của nó.

Nói về nguồn gốc phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, Mác viết: “cũng một cơ sở kinh tế đó – cũng một cơ sở xét về mặt những điều kiện chủ yếu của nó – nhưng có vô số những tình hình khác nhau về mặt kinh nghiệm, do những điều kiện tự nhiên, do những quan hệ chủng tộc, do những ảnh hưởng lịch sử từ ngoài vào, v.v, – nên lại có thể biểu hiện ra dưới không biết bao nhiêu là biến thể và màu sắc mà người ta chỉ có thể hiểu được nhờ phân tích những tình hình nhất định do kinh nghiệm đem lại đó”. Luận điểm chỉ rõ rằng kinh tế – nguồn gốc căn bản của mọi biến đổi xã hội, lịch sử không phải là một thực thể độc lập, duy nhất nào đó, mà là nền kinh tế của mỗi nước, mỗi xã hội, liên hệ chặt chẽ với những điều kiện, tiền đề lịch sử riêng biệt (tự nhiên, chủng íộc, văn hoá, xã hội, hoàn cảnh lịch sử.) chỉ thuộc về từng nước ấy. Vì thế, mặc dù các nước có cùng cơ sở kinh tế về cơ bản là giống nhau, nhưng mỗi nền kinh tế ấy lại là một kết cấu kinh tế với nhũng đặc điểm riêng không giống hoàn toàn với bất cứ nền kinh tế nào. Vậy tính đặc thù, riêng biệt của mỗi nền kinh tế của các nước khác nhau thuộc về cùng một hình thái kinh tế – xã hội, chính là sự đa dạng về nguồn gốc phát triển của nó.

Do sự đa dạng về nguồn gốc mà các hình thái kinh tế – xã hội cũng có sự đa dạng cả về hình thức tồn tại, phát triển của chúng. Sự đa dạng này còn được tạo nên do tác động trực tiếp của những điều kiện, yếu tố như tự nhiên, chủng tộc, xã hội và văn hoá của riêng mỗi nước lên những lĩnh vực sinh hoạt xã hội khác nhau của nó nữa. Do đó, những nước có cùng một hình thái kinh tế – xã hội lại biểu hiện hình thái ấy dưới những hình thức rất khác nhau. Thí dụ, cùng là chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng chủ nghĩa tư bản Anh khác với chủ nghĩa tư bản Đức và khác với chủ nghĩa tư bản Pháp. Cụ thể là chỉ xét riêng trên lĩnh vực lý luận thôi, Mác đã gọi nước Anh là “nhà kinh tế”, nước Pháp là “nhà chính trị”, còn nước Đức là “nhà triết học” của giai cấp tư sản trong thế kỷ XIX.

Do sự đa dạng về nguồn gốc và hình thức phát triển, mà phương thức phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội cũng khác nhau. Có thể thấy rất rõ là các dân tộc trên thế giới đều ở điểm xuất phát như nhau là chế độ cộng đồng thị tộc, nhưng cho đến nay lịch sử của mỗi dân tộc đã diễn ra theo những con đường rất khác nhau. Con đường phát triển của các nước phương Đông như Án Độ, Trung Quốc không giống như con đường của các nước phương Tây. Chẳng hạn, tính không rõ nét, không triệt đế trong sự phân hoá giai cấp, xã hội và sự phát triển yểu kém của con người cá nhân, là đặc trưng cho châu Á-phương Đông, trong khi đó tính rõ ràng, triệt để của các quan hệ giai cấp, xã hội và sự phát triển rực rỡ của con người cá nhân, là đặc trung cho phưong Tây. Sự khác nhau về phương thức phát triển còn thể hiện rõ ràng ở sự phát triển không đồng đều trong quá trình tạo lập hình thái kinh tế – xã hội mới, cũng như trong quá trình tiêu vong của những hình thái xã hội cũ trong các nước khác nhau về thời gian, không gian.

Trong quá trình phát triển xã hội loài người nói chung, do lịch sử phát triển các hình thái kinh tế – xã hội của mỗi nước, do tác động lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố cấu thành của cùng một hình thái kinh tế – xã hội, do tác động lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế – xã hội ở nhũng nước khác nhau với tất cả sự đa dạng của chúng như đã chỉ ra ở trên, vì thế đã tạo nên không chỉ quá trình lịch sử – tự nhiên của lịch sử nhân loại là sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, mà cả những khả năng, quá trinh, xu hướng biến đổi, phát triển khác, bao gồm cả những xu hướng rất riêng, thậm chí rất đặc biệt. Lênin viết: “Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng macxit là tất cả nhũng giới hạn trong tự nhiên và trong xã hội đều có điều kiện và biến động, là không có một hiện tượng nào mà lại không có thể, trong những điều kiện nào đó, chuyển thành cái đổi lập với nó. Một cuộc chiến tranh dân tộc có thể chuyển thành một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, và ngược lại“, và ông đã lấy những cuộc chiến tranh trước và sau đại Cách mạng Pháp 1789 để chứng minh cho luận điểm trên. Trong thế kỷ XX sự nảy sinh của những khuynh huống dị biệt như sự xuất hiện của chế độ phát xít (Đức, Ỷ, Nhật) và chế độ diệt chủng ở Campuchia, là những biến đổi đi trệch khỏi xu hướng chung tất yếu của lịch sử. Rõ ràng lịch sử không chỉ có đường đi lên mà còn có cả những đường đi xuống, có sự vận động họp quy luật, có quy luật, nhưng cũng có cả những ngẫu nhiên, sự đi trệch, ngưng đọng, trì trệ v.v. Tuy vậy, xu hướng chung tất yếu của lịch sử là đi lên.

Quan niệm về sự đa dạng của quá trình phát triển xã hội loài người nói chung được thể hiện rõ ràng trong việc phân chia các giai đoạn của quá trình đó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã xác định những giai đoạn phát triển xã hội loài người dựa trên cơ sở sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội. Ở đây quan niệm về các giai đoạn lịch sử cơ bản chiếm vị trí nổi bật trong quan điểm mácxit về phân kỳ các giai đoạn lịch sử. Dựa trên cơ sở những hình thải kinh tế – xã hội mà loài người đã và đang trải qua, đã được thừa nhận khá phổ biến, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã phân chia lịch sử loài người thành các giai đoạn cơ bản là: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đây là sự phân chia các giai đoạn lịch sử căn cứ vào quá trình lịch sử – tự nhiên của loài người nói chung, trong đó mỗi hình thái kinh tế – xã hội đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử, khác nhau về chất, do đó làm thành quá trình nối tiếp nhau theo hướng đi lên không ngừng của loài người. Trong mỗi giai đoạn lịch sử ấy bao gồm hình thái kinh tế – xã hội đặc trưng cho nó và cả những hình thái khác với tư cách là tàn dư của hình thái cũ hoặc mầm mong của hình thái mới. Quan niệm về các giai đoạn lịch sử này là cơ sở cho những quan niệm khác về sự phân kỳ lịch sử cũng thuộc phạm vi của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Liên quan đến vấn đề phân kỳ các giai đoạn phát triển cần phải nói đến những kết quả của các nhà nghiên cứu mácxit. Trong khi thừa nhận học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở khoa học cho quan niệm phân kỳ lịch sử và thừa nhận sự phân kỳ bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác với nội dung phong phú như trên, một số tác giả đã cho thấy những cách phân kỳ khác nữa của các nhà kinh điển mácxit và những cách phân kỳ lịch sử theo quan điểm của riêng họ. Có thể coi đây như những đóng góp vào nội dung học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, vấn đề “phương thức sản xuất châu Á” cũng nằm trong nội dung quan niệm về tính đa dạng của quá trình lịch sử và về sự phân kỳ các giai đoạn lịch sử. “Phương thức sản xuất châu Á” được Mác và Ăngghen nêu lên khi nghiên cứu các tài liệu về các hình thái có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vào thời gian những năm 50 của thế ký XIX. Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về “phương thức sản xuất châu Á” cho thấy rõ tính đặc thù trong sự tồn tại, phát triển của hình thái xã hội châu Á. Một trong những nhận định rất đáng lưu ý, đó là nhận định của Ăngghen cho rằng “việc kỉìông có chế độ tư hữu về ruộng đất quả thật là chìa khoá để hiểu toàn bộ phương Đông. Đó là cơ sở của toàn bộ lịch sử chính trị và tôn giáo của phương Đông”. Tuy nhiên, về sau, khi có những tài liệu mới về thời tiền sử, nhất là qua công trình nghiên cứu của Morgan, Mác và Ăngghen không nói đến “phương thức sản xuất châu Á” nữa, thay vào đó các ông trình bày quan niệm về hình thái xã hội nguyên thu ỷ, xem như hình thái xã hội đầu tiên của loài người. Những bàn luận của Mác và Ăngghen về phương thức sản xuất châu Á đã gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, kéo dài. cho đến nay vấn đề này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, quan niệm về sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội, tức quá trình lịch sử – tự nhiên của xã hội loài người nói chung, về sự đa dạng của quá trình lịch sự phản ánh sự tồn tại, phát triển khách quan của các hình thái kinh tế – xã hội và làm cơ sở cho việc chỉ ra, chứng minh ý nghĩa phương pháp luận của nó.

2. Phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tê – xã hội

Lý luận về sự tồn tại, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là kết quả của sự vận dụng những nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mà những nguyên tắc, quan điểm đó lại được rút ra từ nội dung lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó, lý luận này là sự kết tinh, chuyển hoá của phương pháp biện chứng duy vật vào nó. Đến lượt mình lý luận này lại cung cấp phương pháp luận cho việc nhận thức những hiện tượng, quá trình xã hội, lịch sử khác. Phương pháp luận này được biểu hiện ra trong cách thể hiện nội dung lý luận ấy. Vì vậy, phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội được rút ra tợic tiếp từ nội dung lý luận về sự tồn tại, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội.

Việc chỉ ra và chứng minh phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội bao gồm việc rút ra nội dung phương pháp luận từ nội dung lý luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội và chứng tỏ vai trò của phương pháp luận ấy đối với nhận thức khoa học về lịch sử. Ở đây, trước hết nói về nội dung phương pháp luận của học thuyết.

Phưong pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội được thể hiện ra trong nội dung lý luận của học thuyết, nhưng nó không đồng nhất hoàn toàn với nội dung lý luận. Bởi vì, lý luận phản ánh sự tồn tại, phát triển khách quan của các hình thái kinh tế – xã hội, còn phương pháp luận của nó lại thể hiện thái độ, phương thức mà chủ thể hướng tới để nắm bắt cái khách thể ấy trong nhũng hình thức, biểu hiện khác của nó. Phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội là sự “tóm tắt” nội dung lý luận của nó. Tinh thần phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã được thể hiện rõ ràng trong luận điểm của Mác: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”. Tại sao lại phải coi sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên, nếu không coi sự phát triển ấy là quá trình lịch sử – tự nhiên, nếu không thừa nhận quá trình lịch sử – tự nhiên, thì sẽ như thế nào? Trả lời những câu hỏi ấy chính là xác định nội dung phương pháp luận của học thuyết hinh thái kinh tế – xã hội.

Như đã biết, trước Mác lịch sử tư tưởng nhân loại đã đặt ra vấn đề là phải giải thích được quá trình phát triển có quy luật của lịch sử thì mới cho phép giải thích được lịch sử loài người nói chung không những là quá trình phát triển, mà còn là quá trình thống nhất toàn vẹn. Nhưng các nhà tư tưởng trước Mác mới chỉ nêu ra vấn đề, còn về cơ bản họ chưa giải đáp được. Mác là người đã chứng minh rằng chính sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên, tức là quá trình phát triển có quy luật của lịch sử. Lênin đã nhận định: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tuỳ tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị; lý luận đó đã chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức đời sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến”.  Luận điểm đã cho thấy rõ ý nghĩa của việc giải thích sự phát triển lịch sử loài người nói chung, khắc phục sự tuỳ tiện trong nhận thức lịch sử, khi căn cứ vào hiểu biết sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, cho thấy rõ là nếu không thừa nhận, không nắm được sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội thì không thể giải thích được sự phát triển lịch sử loài người nói chung là quá trình thống nhất toàn vẹn.

Từ đó, nội dung phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội được xác định một cách tóm tắt là: phải dựa trên sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, quá trình lịch sử – tự nhiên, tức là quá trình có quy luật của lịch sử loài người nói chung thì mới có cơ sở khách quan, khoa học cho việc giải thích tính thống nhất toàn vẹn của nó, những khả năng, xu hướng phát triển của nó, cho phép giải thích đúng đắn các hiện tượng, quá trình đa dạng, phong phú của lịch sử nhân loại. Nội dung này được thể hiện ra ở một loạt nhũng khía cạnh, yêu cầu bắt buộc đối với nhận thức về lịch sử và được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ đặc trưng của nó.

1. Yếu tố thứ nhất thuộc nội dung phương pháp luận của học thuyết hỉnh thái kinh tế – xã hội được rút ra chủ yếu từ nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội. Yeu tố này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức các xã hội cụ thể, nhất là trong giai đoạn hiện nay, phải xem xét, phân tích chúng như những hệ thống, những chế độ xã hội nhất định, căn cứ vào nhũng quy luật, nguyên lý cấu tạo chung của chúng, nghĩa là, phải vạch ra được những yếu tố, nhũng mặt cơ bản và các mối liên hệ giữa chúng. Yêu cầu cơ bản của khía cạnh này là phải nắm được trình độ cụ thể của lực lượng sản xuất, tương ứng với nó là một kiếu quan hệ sản xuất nhất định và một kiến trúc thượng tầng, nhất là thượng tầng chính trị và pháp lý phù hợp với quan hệ sản xuất ấy. Tuy nhiên, không được tuyệt đối hoá yêu cầu này, mà phải biết kết hợp với yêu cầu xem xét các xã hội như hệ thống các quan hệ xã hội, trong đó phải thấy quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác. Từ sự xem xét trên phải thấy xã hội như kết cấu chỉnh thế và cuối cùng, phải giải thích được toàn bộ cơ thể xã hội với tất cả những hiện tượng, quá trình phong phú của nó. Tất nhiên việc phân tích kết cấu xã hội còn đòi hỏi phải chỉ ra mối quan hệ biện chứng của các yêu tố các mặt cơ bản của tất cả các yếu tố các hiện tượng cấu thành đời sống xã hội.

Việc coi xã hội như một hệ thống các quan hệ giữa người và người chiếm vị trí trung tâm trong sự phân tích kết cấu của đời sống xã hội. Khía cạnh này đòi hỏi phải chỉ ra được lợi ích kinh tế cơ bản, do đó chủ thể lịch sử của xã hội cụ thể là gì. Chừng nào còn mơ hồ về điều này thì có nghĩa là vẫn chưa hiểu được bản chất và vai trò của các học thuyết tư sản như “xã hội công nghiệp”, “xã hội hậu công nghiệp”, “nền văn minh”, “xã hội thông tin”, “sự tạo dựng nền văn minh mới”.

Yếu tố phương pháp luận này còn bao hàm những khía cạnh khác nữa. Đó là khi xem xét bất kỹ hiện tượng, quá trình hay lĩnh vực cụ the nào của xã hội, lịch sử cũng phải đặt chúng trong một chế độ xã hội, một xã hội nhất định và xem xét chúng cả về nội dung, vị trí và vai trò của chúng trong xã hội trong mối liên hệ chặt chẽ với những yếu tố, quá trình khác. Không những thế, yếu tố phương pháp luận trên còn được áp dụng vào việc dự báo những mô hình xã hội có thể có trong lịch sử, hoặc trong việc thiết kế mô hình xã hội mới, giúp cho việc tố chức thực tiễn đời sống xã hội.

2. Yếu tố thứ hai được rút ra từ nội dung quan niệm cơ bản của lý luận về hình thái kinh tế – xã hội. Nhiệm vụ giải thích lịch sử nhân loại nói chung không nhũng là quá trình phát triển mà còn là quá trình thống nhất, luôn được đặt ra trong lịch sử, nhất là trong thời đại lịch sử nhân loại đã trở thành lịch sử toàn thế giới, do đó phải nắm vững quan điểm về quá trình lịch sử – tự nhiên, tức là quá trình phát triển có quy luật của lịch sử xã hội loài người nói chung, trong đó yêu cầu cơ bản là phải nắm được các quy luật lịch sử chung, nhất là quy luật về mối liên hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cho nên, khi xem xét mỗi xã hội cụ thể phải đặt nó vào tiến trình chung của lịch sử nhân loại, để chỉ ra những tiền đề, điều kiện, nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự hình thành, phát triển của nó, để chỉ ra những khả năng, xu hướng phát triển tất yếu của nó trong tương quan với xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Đương nhiên ở đây, tính tất yếu của những nguyên nhân, điều kiện, khả năng và xu hướng phát triển ấy phải được chỉ ra trước hết từ sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện có của nó. Cụ thể là phải cho thấy rõ những trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất trong sự chuyển hoá không ngừng của chúng đến trình độ cao nhất hiện có và do đó, những mức độ phát triển khác nhau của chế độ sở hữu được thể hiện ra trong vai trò chủ thể lịch sử của nhũng lực lượng xã hội nhất định.

Tất nhiên, khi nhận thức các quy luật của lịch sử nói chung cần phải thấy chúng là những quy luật khách quan của hoạt động có ý thức của con người. Nghĩa là, một mặt phải chứng tỏ, thừa nhận tính khách quan của chúng và mặt khác, lại phải thấy rằng chúng xuất hiện và tác động một cách có điều kiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, cần thấy được tính năng động chủ quan của con người trong việc nhận thức và vận dụng những quy luật lịch sử, tuy nhiên, tránh tuyệt đối hoá vai trò chủ quan của con người, cũng như tính khách quan của các quy luật lịch sử.

Một yêu cầu khác của yếu tố phương pháp luận này là khi nhận thức thời kỳ quá độ giữa các hình thái kinh tế – xã hội, cần phải thấy được biểu hiện của những quy luật lịch sử chung dưới hình thức các mâu thuẫn kinh tế, xã hội và căn cứ vào những mâu thuẫn đó mà chỉ ra những khả năng, xu hướng tất yếu của thời kỳ quá độ, đó là hình thái xã hội mới sẽ ra đời thay thế hình thái xã hội cũ; không những thế cần phải thấy rõ rằng các thời kỳ quá độ cũng là sự tồn tại, biến đối của những chế độ, tổ chức, kết cấu xã hội nhất định, tức là những xã hội quá độ, chứ không nên xem đó là quá trình phi kết cấu. Đặc biệt, đối với những sự quá độ rút ngắn, đòi hỏi phải chỉ ra những điều kiện, những tiền đề khách quan, tất yếu cho phép những quy luật lịch sử chung xuất hiện, tác động, không những “không được đốt cháy giai đoạn”, mà còn phải “tạo địa bàn đầy đủ” về chính trị, xã hội cho các quy luật đó phát huy tác dụng và nhất định không được “đề ra những nhiệm vụ” khi không có, chưa có những tiền đề vật chất khách quan cho việc thực hiện những nhiệm vụ đó.

Một khía cạnh khác của yếu tố phương pháp luận trên là đòi hỏi phải xem xét mỗi hiện tượng, sự kiện lịch sử nhất định, nhất là trong thời đại chúng ta, trong bức tranh chung của lịch sử nhân loại. Chẳng hạn, trong thời đại chúng ta những sự kiện, tình hình như sự chênh lệch quá lớn giữa giàu và nghèo, vấn đề môi trường-sinh thái, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố, việc đánh giá vai trò của chế độ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn vừa qua, việc xem xét những học thuyết, lý luận mới nảy sinh V.V., không được đặt chúng tách rời quá trình phát triến chung của loài người.

3. Phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội còn một yếu tố quan trọng khác nữa là phải xem xét quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lịch sử – tự nhiên và sự đa dạng của nó. cần phải thấy sự đa dạng của các hình thái kinh tế – xã hội không chỉ về nguồn gốc, động lực, hình thức, cách thức, tồn tại, phát triển của chúng, mà còn phải thấy sự phát triến ấy trong mối liên hệ chặt chẽ với nhũng khả năng, xu hướng khác nhau, với tính nhiều mặt của quá trình lịch sử. Không nên hình dung sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội như một quá trình độc lập nào đó, mà phải hiểu rằng đó là quá trình vận động tổng hợp của toàn bộ lịch sử nhân loại, một quá trình được tạo nên từ sự tương tác lân nhau của vô số nhũng xu hướng, khả năng, yếu tố khác nhau hết sức đa dạng của lịch sử. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là đồng nhất quá trình lịch sử – tự nhiên với sự đa dạng ấy. Đồng thời cũng phải thấy sự đa dạng của lịch sử không phải là những quá trình mà trong đó sự ngẫu nhiên, tuỳ tiện, hỗn độn thống trị, trái lại nó là nhũng quá trình vận động dựa trên cơ sở quá trình lịch sử – tự nhiên và xét cho cùng là sự biểu hiện của quá trình lịch sử – tự nhiên. Chính sự đa dạng đó đã không cho phép giải thích kiến trúc thượng tầng hoặc bất kỳ một hiện tượng lịch sử nào khác của một nước này xuất phát từ cơ sở kinh tế, yêu cầu và điều kiện xã hội của nước khác, ngay cả khi các nước đều thuộc về một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Ở đây phải thây được mối liên hệ chặt chẽ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội và cần phải tránh hai khuynh hướng sai lầm, hoặc tuyệt đối hoá quá trình tất yếu, phổ biến sẽ đi đến chủ nghĩa sơ đồ, áp đặt sự phát triển chung cho những xã hội cụ thể, hoặc tuyệt đối hoá tính đặc thù sẽ đi đến chỗ tách rời, cô lập một tình hình, xã hội cụ thể khỏi tiến trình chung.

4. Cuối cùng, việc giải thích xã hội, lịch sử loài người nói chung như những chỉnh thể, như một quá trình phát triển thống nhất, còn đòi hỏi phải chứng tỏ rằng đó chính là những quá trình của bản thân con người, loài người. Phải thấy sự tồn tại, phát triển con người là mục đích của lịch sử, còn những tổ chức xã hội dựa trên những hình thái kinh tế – xã hội nhất định và sự phát triển của chúng chẳng qua chỉ là những hình thức, phương thức tất yếu mà thông qua đó con người duy trì sự tồn tại, hơn nữa khẳng định, biểu hiện sự tồn tại, phát triển của nó với tư cách là con người.

Từ toàn bộ sự trình bày những nội dung chính về các yếu tố thuộc nội dung phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, có thể tóm tắt bản chất của phương pháp luận này là: phải căn cứ vào những quy luật chung của sự phát triển lịch sử, nhất là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thì mới có cơ sở chắc chắn cho việc giải thích khoa học lịch sử loài người nói chung.

Cần nói thêm rằng trong khi chỉ ra tính tất yếu, khách quan của quá trình lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không bao giờ xem đó là một quá trình khách quan nào đó, không có mối liên hệ gì với ý thức, hoạt động có ý thức của con người. Trái lại các ông thấy, một mặt những quy luật khách quan của lịch sử chỉ xuất hiện, tác động trong hoạt động của con người có ý thức, nhằm theo đuổi những mục đích nhất định, mặt khác quan trọng hơn, con người có thể nhận thức và vận dụng những quy luật khách quan, nhưng không phải một cách tuỳ ý, mà có điều kiện. Vì thế, quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về quá trình lịch sử – tự nhiên hoàn toàn không phải là một thứ chủ nghĩa tự nhiên, khách quan nào đó mà vin vào đấy con người có thể phó thác số phận cho sự thao túng của hoàn cảnh bên ngoài. Đồng thời quan niệm đó lại càng không giống với chủ nghĩa chủ quan về lịch sử để có thể đưa đến ý nghĩ cho rằng một khi đã nắm được những quy luật lịch sử rồi thì cứ việc tiến tới mục đích bằng mọi giá. Cả hai thái cực nhận thức và hoạt động lịch sử ấy đều không đúng với quan điểm của Mác về nguyên tắc.

Xem thêm Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận