Giá trị của nhân học Kitô giáo cho việc phát triển con người và xã hội – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Giá trị của nhân học Kitô giáo

Lm. Nguyễn Tiến Dung

Tiến sĩ thần học Đại chủng viện thảnh Giuse

và Đại chủng viện Vinh Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh

Dẫn nhập

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở miền Nam sau 1975, ở trung học cũng như Đại Học, tôi thường nghe các thầy cô giáo lặp đi lặp lại các điệp khúc quen thuộc rằng “Kitô giáo trọng hồn khinh xác; các tín hữu suốt ngày chỉ lo đọc kinh cầu nguyện mà không lo hoàn thành các nhiệm vụ trần thế”. Những câu nói này nhằm minh họa điều mà các thầy cô giáo gọi là “biện chứng” của Mác: “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Trên thực tế, những kết luận kiểu này đã tạo nên những mặc cảm của người lương dân đối với học sinh, sinh viên công giáo. Riêng đối với sinh viên có đạo như chúng tôi, những khẳng định như vậy đã vô hình dung làm chúng tôi thiếu tôn trọng kiến thức của các thầy cô giáo, vì chúng tôi cho rằng các thầy cô không hiểu gì về giáo lý của một tôn giáo, nhất là đối với những người đã có những chức danh và học vị đàng hoàng.

Trong tinh nhần «đối thoại thẳng thắn và hợp tác chân thành», tôi xin trình bày một số nét đặc trưng của nhân học Kitô giáo, cũng như sự trỗi vượt của nhân học này so với triết học Hy Lạp đương thời, nhằm giúp chúng ta nhận ra những lợi ích thiết thực của nhân học này trong việc phát triển con người toàn diện. Thuật ngữ “nhân học Kitô giáo” nói đến quan niệm về con người dưới lăng kính đức tin Kitô giáo. Thực ra, mõi tôn giáo, kể cả những người vô thần, đều có những nhân sinh quan của mình. Một ngạn ngữ nào đó đã nói: “Hãy nói cho tôi biết Chúa của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết, bạn muốn trở thành người như thế nào”. Trong Kitô giáo, khi nói về Thiên Chúa là lúc con người nói về chính mình. Hay nói cách khác, đối với người Kitô hữu, Mặc Khải không chỉ vén màn cho con người biết về Thiên Chúa tình yêu làm cho sự hiện hữu của chúng tôi trở nên đáng yêu hơn. Nhờ Kitô giáo, qua mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa, cuộc phiêu lưu của con người xứng đáng để sống hơn: chúng tôi có thể hiểu và sống tốt hơn kiếp phàm nhân của mình. Như thế, Mặc Khải nhắm tới con người và giúp con người hiểu và sống đối diện với những thách đố nội tại cũng như ngoại tại.

1. Từ  thuyết nhị nguyên Hy Lạp về liên hệ giữa hồn và xác

1.1. Quan niệm của triết học Hy – Lạp về liên hệ giữa hồn và xác

Triết học Hy Lạp cổ điển khai triển thuyết nhị nguyên hồn đối lập với xác. Thực ra, thuyết nhị nguyên này đã hiện diện trong tư tưởng của Homere khi cho rằng hơi thở của hồn đối lập với nhân xác vật chất. Đối với người Hy Lạp, khi chết, (hồn: phuy – kè) từ bỏ thân xác; đó chính là lúc hồn được giải phóng, vì thân xác được ví như nhà tù, ngôi mộ của tâm hồn. So với hồn, thân xác bị khinh thường. Còn tâm hồn được đề cao, nó hoàn toàn khác với xác, vỉ nó thuộc bản tính thần linh. Chỉ có cái chết mới giải thoát linh hồn bất tử khỏi thân xác hay chết.

Bản dịch LXX dịch từ Sêpen, nepes bởi từ VỊ/\)xn (hồn: phuy- kè). Nhưng điều này không muốn nói rằng Sepen, nepes có cùng những nghĩa với… Từ nguồn gốc, Sepen, nepes không phải là một nguyên lý độc lập, nhưng là một nơi của hơi thở: cổ họng, yết hầu; nó chính là hơi thở của sự sống, nghĩa ỉà nó là sự sống khi nó gắn liền với một thân xác, cụ thể hơn là một con người trong tổng thể của nó. Con người chính là Sepen, nepes. Hơi thở được viết bằng chữ axur, ruah. Ý nghĩa của từ này có cùng họ với Sepen, nepes, nhưng có những điểm khác nhau. Từ này chỉ một hơi thở, một luồng khí: đó chính là gió của thần khí, nó có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên, ruah không bao giờ là một nguyên lý đối chọi với thể xác. Từ này muốn chỉ Thần Khí của Thiên Chúa trong tương quan sống động của Thiên Chúa với con người. Chữ rf & fB, basar đồng nghĩa với hai chữ trong tiếng Hy Lạp. Nó chỉ mối tương quan của da thịt với xương: đây là phần mềm của cơ thể. Vì thế, hiểu theo nghĩa rộng, từ này muốn chỉ một con gười đầy đủ. Chữ rf & fB, basar cũng có nghĩa là một con người đầy đủ trong tương quan với những người khác: vì thế, thành ngữ, “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” là để ám chỉ tương quan giữa người đàn bà với đàn ông. Như vậy từ này nói rằng, trong xã hội, con người luôn sống trong tương quan với người khác, và con người không bao giờ là một cá thể tách biệt.

Tóm lại, trong tư tưởng của người Do Thái, con người luôn là một thực tại có tính xã hội: người ta không đi từ cá thể tới xã hội, nhưng cá thể là một phần con người trong xã hội. Chỉ kể từ khi René Descartes, người ta mới nghĩ tới những cá thể đơn độc. Đối với suy tư của thời Cổ Đại (Ai Cập và Rooma) chủ nghĩa cá nhân là thứ yếu, bởi vì con người không thể sống mà không có các mối tương quan xã hội.

Phân tích các khải niệm nhân học của Do Thái cho ta thấy rằng không có một sự phân chia nhị nguyên nơi con người. Trái lại, thực tại của ba khái niệm không bao giờ là phần này của con người ở hên cạnh phần kia, nhưng là một con người toàn diện và thống nhất. Với nghĩa rộng, con người là nefes khi nó cùng phát xuất từ một điểm nào đó và cũng trở về một đích nào đó, ruak khi con người sống dưới sự hướng dẫn của Thần khí Thiên Chúa đế phục vụ lịch sử của Lời Hứa, và basar khi con người song trong tình liên đới với gia đình nhân loại trước mặt Thiên Chúa.

1.2.2. Địa vị của thân xác: cánh chung và tín điều về tội

Ơn cứu độ trong thời cánh chung không giới hạn cho riêng linh hồn mà thôi: sự cứu độ là tham dự vào quyền năng lịch sử của YHWH (Yahvé) trên trái đất này.

Sự cứu độ không chỉ giới hạn ở việc tránh khỏi lửa hỏa ngục. Đó thực là một mối nguy khi chỉ nhìn việc cứu độ cho riêng một cá thể. Đây là một quan niệm tiếp tục ảnh hưởng sâu xa trong tiềm thức của người công giáo. Đương nhiên, phải gìn giữ đặc tính cá thể của ơn cứu độ, nhưng không được đóng khung ở đó, vì ơn cứu độ vượt ra ngoài câu hỏi của từng cá thể riêng biệt. Không nên giới hạn cứu độ cho sự cửu độ riêng của linh hồn.

Đây là một cuộc chống chọi với các tôn giáo lớn, nhất là kể từ thế kỷ XX, từ khi câu hỏi này ra đời: Ơn cứu độ trong Kitô giáo hàm chứa đích thực điều gì? Đức tin vào sự sống lại của kẻ chết nơi người Kitô hữu kế thừa đức tin của người Do Thái. Neu như Đức tin vào sự sống lại của kẻ chết chỉ xuất hiện một cách muộn màng trong Do Thái giáo chống lại người Hy Lạp, vào giai đoạn chiến tranh của anh em nhà Maccabées, đó là do liên quan đến hoàn cảnh của cánh chung, chứ không phải do vấn đề thuyết nhị nguyên. Vì đấu tranh chống lại tín ngưỡng của người Hy Lạp, nên người Do Thái thời bấy giờ nghĩ rằng thật là vô lý nếu như những người chết trong lúc bảo vệ Đức Tin lại mất đi tất cả sự sống của mình.

1.2.3. Tóm tắt một cách đơn giản

Giá trị của nhân học Kitô giáo

Với quan niệm của người Do Thái, thân xác cần thiết cho một sự hiện hữu đầy đủ. Nếu linh hồn không có thân xác sẽ rơi vào bóng tối. Quan niệm của người Do Thái về thân xác diễn tả tính chất thụ tạo của con người: quan niệm này không đề cập tới vấn đề tội lỗi, nhưng là những gì chung cho tất cả mọi người.

Với thuật ngữ “xác thịt” (chair), truyền thống yahvise, một truyền thống cố nhất, đề cập tới một cộng đồng mà qua đó mọi người nối kết với nhau. Về sau, trong Đệ Nhị Luật, thành ngữ kol – basar áp dụng cho tất cả mọi người trong chiều kích con người là những thị tạo mỏng dòn trước mặt Thiên Chúa Vĩnh Hằng. Trái lại, bản văn theo truyền thống tư thế (P) dùng thành ngữ kol – basar để ám chỉ việc Thiên Chúa thấy những sa đọa về mặt luân lý của con người. Tuy nhiên bản văn của truyền thống tư thế này không đề cập tới vấn đề đối lập mang tính nhị nguyên giữa thân xác và những gì không thuộc về thân xác của con người, một sự đối lập mà về mặt luân lý cũng như thần học, thân xác bị xem nhẹ hoặc khinh thường. Chính toàn thể nhân loại, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể trước mặt Thiên Chúa, mà thuật ngữ “tất cả thân xác” (toute chair) nhắm tới. Con người, qua thân xác, là một hữu thể hiện hữu trong thời gian, một hữu thể cùng với toàn dân hướng tới một tương lai, và chính vì thế, nó luôn “mở” trước một lịch sử được ấn định một cách tự do, đây là điều hoàn toàn khác với quan niệm về con người nơi Aristote.

1.3. Tân Ước

1.3.1. Các Tin Mừng Nhất Lãm

Các sách Tin Mừng Nhất Lãm viết bằng tiếng Hy Lạp và trích dẫn từ bản dịch LXX. Tuy nhiên, các sách này lại gần gũi với quan niệm của Do Thái Giáo về con người. Chẳng hạn trong Marcô 8, 35 – 37:

Vào năm 1910, Louis Segond dịch như sau: “Kẻ nào muốn cứu lấy sự sống mình (psyché) thì sẽ mất nó, còn kẻ nào mất sự sống mình (psyché) vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu nó. Nào ích gì cho người ta là được lời lãi cả thế gian mà lại mất linh hồn mình (psyché). Vì chưng người ta cho gì để chuộc lại linh hồn mình (psyché)?”

Và bản dịch Kinh Thánh Jérusalem như sau: “Tóm lại. kẻ nào muốn cứu lấy sự sống mình (psyché) thì sẽ mất nó, còn kẻ nào mất sự sống mình (psyché) vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu nó. Nào ích gì cho người ta là được lời lãi cả thế gian mà lại mất sự sống mình (psyché). Vì chưng người ta cho gì để chuộc lại sự sống mình (psyché)?”

Bản dịch của Louis Segond ra chữ linh hồn làm ta ngạc nhiên. Adolf von Hamack đã đọc bản dịch này một cách hài hước: Rõ ràng là Đức Giê-su hiểu biết những giá trị vô biên của tâm hồn con người… Tuy nhiên, ở câu 37, khó có thể dịch sang chữ linh hồn: rõ ràng là phải dịch bàng từ sự sống. Cuối cùng, bản dịch Kinh Thánh Giêrualem đã dịch bằng từ sự sống xem ra hợp lý hơn. Cũng nên nói thêm rằng, bản dịch TOB của tiếng Pháp (Bản dịch Đại kết), rồi bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn cũng dùng chữ sự sống.

Trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm, chữ \ụx>xTị chỉ một con người toàn diện. Các tác giả không đối lập sự sống trần thế và sự sống trên trời, nhưng muốn nói lên một sự hiện hữu thống nhất và không thể nào phân ly của con người, đồng thời con người phải chấp nhận từ bỏ chính mình để đi theo Đức Giê-su. Vì vậy, không nên thử ứng dụng câu nào cho các thực tại trên trời. Các Tin Mừng Nhất Lãm không bao giờ khẳng định rằng linh hồn cao trọng hơn thân xác, càng không bao giờ khẳng định thân xác gắn liền với tội lỗi; có thể chỉ trừ một nơi duy nhất (Mc 14, 38 và tương tự Mt 26,

Con người thần thiêng là con người biết tự đặt mình dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Rm 1, 3-4: «Tin Mừng về Con của Người, Đấng đã từ dòng giống Đa-vít, theo xác phàm, – Đấng đã được đặt làm Con Thiên Chúa quyền năng, theo Thần Khí, do tự phục sinh từ cõi chết, Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng ta».

Ở đây, chính là có sự xung đột của Thần Khí của sự thánh thiện (Thánh khí) và thân xác. Thân xác là nơi của sự hữu hạn, chứ không phải là nơi của sự dữ, vì tự bản chất., thân xác không xấu xa. Vì thế, tội lỗi không hệ tại ở sự hữu hạn của thân xác, nhưng chính là lúc con người từ chối sự hữu hạn này.

Không phải là thân xác phạm tội, nhưng là con người phạm tội khi khước từ sống trong ân sủng của Chúa Thánh Thần và muốn quay lại sống như thời quá khứ, trước khi nhận Bí Tích Rửa Tội. Phải thừa nhận ràng hoàn cảnh này hơi xa ngày nay, vì đa số người Kitô hữu nhận phép Rửa Tội khi mới sinh ra. Tuy nhiên, vào thời Thánh Phaolô, đa số được rửa tội khi đã lớn.

Emst Kasemann đã nhấn mạnh đến chiều kích vũ trụ trong cuộc sống của người kitô hữu. Thân xác chính là con người mở ra với các tương quan của tình liên đới với Thiên Chúa, với con người và với vụ trụ. Thân xác chính là con người trong các khả năng giao thiệp.

Chữ VODS (Thần khí) còn chỉ toàn bộ thân xác Đức Kitô. Chính vì thế mà Đức Kitô trở thành Chúa của mọi loài. Do đó, đối với thánh Phao lô, thân xác ta, con người ta, trở nên đồng hình đồng dạng với thân xác Đức Kitô là điều tối quan trọng. Tóm lại, Thánh Phao-lô, các Tin Mừng Nhất Lãm và Gioan đều chọn lựa nhãn quan nhân học kế thừa Cựu Ước. Nhân học Kitô giáo thời sơ khởi hoàn toàn đối lập với nhân học của Hy Lạp:

–  Trước hết, linh hồn không được đề cao hơn thân xác.

–   Kế đến, thân thể (corps) hoặc xác thịt (chair) tự nó không là nguyên nhân của tội lỗi.

–   Cuối cùng, không xem con người là hoàn thiện và đóng kín- tội lỗi khi con người quá đề cao chính mình mà không còn cậy trông vào Thiên Chúa-, tuy nhiên khi con người, qua thân thể, mở lòng đón nhận thế giới và tương lại nơi Thiên Chúa, thì Đức Kitô sẽ giúp con người thực hiện những gì vượt quá sức lực của con người.

Cũng chính từ quan niệm về con người một cách thống nhất, được lĩnh hội từ Thánh Kinh Do Thái, mà Kitô giáo tiếp tục đấu tranh chống ỉại các quan niệm ngộ đạo (gnose). Tại sao vậy? Vì phái ngộ đạo xem thế giới này vốn xấu xa khi được dựng nên. Theo họ, con người có mặt trên đời là đã bị kết án hiện hữu trong một thế giới xấu xa. Vì thế, sự cứu độ hệ tại ở việc thoát ly khỏi thế giới, thoát ly khỏi sự sa đọa ở trần gian, để trở về với nguồn gốc thần linh. Họ cũng xem thân xác là xấu xa, là vật cản trên con đường tìm về cội nguồn thần linh. Do đo, người ngộ đạo là người có những hiểu biết đích thực, bí truyền, đế rồi nâng mình lên, thậm chí có thể hành phạt thân xác.

1.4. Giáo huấn của một số thần học gia và của Giáo Hội

Ngay từ thời sơ khai, nhân học Kitô giáo, dù đi vào môi trường văn hóa Hi Lạp, vẫn luôn phân biệt với triết học này khi nhấn mạnh đến tính duy nhất nơi con người, dù rằng thuyết nhị nguyên vẫn luôn tìm kẽ hở để len lỏi vào trong niềm tin đây đó của con người. Tương tự, trong nội bộ của mình, Kitô giáo luôn tìm cách ngăn cản sự xâm nhập của phái ngộ đạo trong xác quyết tín lý của mình. Ngược với triết học Hi Lạp và phái ngộ giáo, các giáo phụ Antiôkia đã xem hình ảnh Thiên Chúa tiên vàn là hình ảnh Chúa Con Nhập Thể, vì thế hình ảnh Thiên Chúa được ghi dấu trên cả thân xác con người. Còn thánh Augustinô, dù bị ảnh hưởng bởi  triết học Platon, vẫn khẳng định: «Con người không phải chỉ là thân xác, hoặc chỉ là linh hồn, nhưng nó gồm hồn và xác». Theo thánh Thomas Aquino, linh hồn cung cấp mô thức và sự sống cho thân xác. Nó được gọi là thần linh trong vai trò nguyên lý của sự hiểu biết, của trí tuệ và ý chí. Nó gắn bó tự trong yếu tính với thân xác.

Một triết gia Công Giáo sống gần thời đại chúng ta, Etienne Gilson (1884-1978), thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp, cũng tái khẳng định sự hợp nhất xác hồn khi viết: «Con người không phải là xác, bởi vì thân xác chỉ có thể tồn tại được nhờ hồn ; cũng không phải là hồn, bởi vì hồn sẽ trống rỗng nếu không có xác: con người là duy nhất, với hồn-làm cho xác trở nên một thực thể và xác-trong đó hồn hiện hữu».

Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo Rôma mới đây đã tái khẳng định sự hợp nhất xác hồn: «Chính nhờ linh hồn thiêng liêng mà xác- được hình thành từ vật chất, trở nên một thân xác hữu ngã và sống động. Trong con người, tinh thần và vật chất không phải là hai bản tính được nối kết lại, nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bản tính duy nhất».

Trong giáo huấn của mình, Giáo Hội luôn kẳng định hồn không phải là một phần của con người, và hồn không hiện hữu trước thân xác. Công Đồng Vaticanô II tái khẳng định giá trị của thân xác cũng như địa vị cao trọng của con người khi viết như sau: «14. Sự cấu tạo của con người. Con người duy nhất với xác hồn. Xét về thể xác, con người là một tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất. Vì thế nhờ con người mà những yếu tố ấy đạt tới tuyệt đỉnh của chúng và tự do dâng lời ca tụng Đấng Tạo Hóa (Đn 3, 57 – 90). Vậy con người không được khinh miệt đời sống thể xác. Nhưng trái lại con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và phải được sống lại ngày sau sau hết. Tuy nhiên, mang thương tích do tội lỗi gây nên, con người cảm nghiệm nơi chính mình những nổi loạn của thân xác. Vậy chính phẩm giá con người đòi hỏi con người ca tụng Thiên Chúa nơi thân xác của mình (1 Cor 6, 13 – 20) chứ đừng để thân xác ấy nô lệ cho những xu hướng xấu xa của lòng mình.

Bản văn nhấn mạnh rằng thân xác không có khả năng làm điều dữ nếu không có những tư tưởng xấu xa của con tim. Chính con tim thúc đẩy con người tới các hành vi tội lỗi, chứ không phải là thân xác. Đây là một khẳng định quan trọng. Bản văn tiếp tục:”Thực vậy, con người không lầm lẫn khi họ nhận biết mình cao cả hơn vũ trụ vật chất và không coi mình chỉ như một mảnh vụn của thiên nhiên hay như một phẩn tử vô danh trong xã hội loài người. Bởi vì nhờ có nội giới, con người vượt lên trên mọi vật. Khi con người quay về với lòng mình tức là họ trở về với nội giới thâm sâu này, ở đó Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn, đang chờ đợi họ, và cũng nơi đó chính con người tự định đoạt về vận mệnh riêng của mình dưới con mắt của Thiên Chúa. Như vậy, khi nhìn nhận mình có một linh hồn thiêng liêng, bất tử, con người không phải là bị mệ hoặc bởi một thứ ảo tưởng phát sinh do những điều kiện vật lý và xã hội. Trái lại, nhìn nhận như thế là con người đã đạt tới chính chân lý sâu xa.

Trong câu cuối cùng, Công Đồng nhắm tới Karl Marx và các khuynh hướng triết học duy vật. Cứu cánh tối hậu của thân xác chính là sự sống lại hiển vinh. Tuy nhiên con người nhiều lúc không có khả năng lùi bước, cũng như quên rằng mình đang phụ thuộc vào một vũ trụ sống. Thế nhưng, chính bản tính biết suy nghĩ làm cho con người trở thành một thụ tạo đặc thù, không giống với bất kỳ một thụ tạo khác. Con người không giống các thụ tạo khác, vì mỗi con người là một nhân vị mang hình ảnh Thiên Chúa.

2. Con người là một nhân vị

2.1. Phát minh của Kitô giáo về cá thể như một nhân vị

Xem con người như một nhân vị là một đặc thù của Kitô giáo. Điều này diễn tả tính siêu việt của con người như một hữu thể thiêng liêng.

“Tôn trọng “tư cách pháp nhân” của con người có thể là một trong những lý tưởng quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Ngày hôm nay, câu hỏi về tư cách pháp nhân cũng như nhân vị được đề cập một cách rộng rãi, như một lý tưởng tối thượng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ý niệm này hoàn toàn gắn liền với thần học về mặt lịch sử cũng như về phương cách hiện hữu của nó”.

Trong tiếng Hy Lạ là một cái mặt nạ mà sau đó người ta tự xóa mình để diễn vai của mình, và vì thế, đối với trường phái khắc kỷ, đó là chức năng được phân phối cho từng người qua định mệnh của họ. Với người Rô-ma, personna là một nhân vị, đối tượng của pháp luật, của quyền con người: mỗi công dân là một personna, trong khi những người nô lệ không có quyền này. Còn đối với Kitô giáo, nhân vị là một hữu thể con người trong bản thể phổ quát và trong những gì làm nên tính chất đặc thù và duy nhất của từng người.

Kitô giáo tuyệt đối hóa ý niệm nhân vị. Mỗi con người hiện hữu trong vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa và đối với tha nhân. Là một nhân vị khi ta được người khác nhìn nhận ta chính trong lúc ta nhìn nhận người khác. Vì thế, một nhân vị được xác định trong tương quan với Thiên Chúa và với người khác. Con người hiện hữu cho Thiên Chúa như một đối tác và chính Thiên Chúa là đối tác làm cho con người hiện hữu. “Người ta không ngừng nói rằng Thánh Kinh có một giá trị luân lý, bởi vì Kinh Thánh khơi dậy nơi những ai chấp nhận một sự ngạc nhiên khi biết được rằng mình được yêu bởi một Thiên Chúa vô hình, một Thiên Chúa yêu con người đến nỗi đã mời gọi con người tham dự vào chính đời sống thân tình nhất của mình (làm nghĩa tử qua người Con yêu dấu). Người ta sẽ hiểu sai nội dung Đức Tin Kitô giáo nếu họ nghĩ rằng Đức Tin chỉ bao hàm những giới răn hoặc những chuẩn mực về các giá trị đạo đức. Điều này phù hợp với việc người ta khám phá ra rằng mỗi người khát khao bởi chính khát khao của Thiên Chúa, họ được Thiên Chúa yêu hơn cả chính họ yêu mình, họ xứng đáng với một cuộc sống cao hơn cuộc sống mà họ đã bắt đầu tham dự. Tương quan với Đức Tin được thiết lập ở mức độ hình thành sự khát khao”.

2.2. Kitô giáo đổi mới “một sự kiếm âm con người bên trong”

Khám phá con người bên trong chính là một hoa trái của Kitô giáo. Hoa trái này vừa hoàn thiện, vừa đối lập với nền triết học Hy Lạp. Chúng ta hãy nghe Jean-Pierre Vemant nói về triết học Hy Lạp.

2.2.1. Người Hy Lạp và kinh nghiệm về “cái tôi ”

“Dĩ nhiên, người Hy Lạp cổ điển có kinh nghiệm về cái tôi, về con người, cũng như về thân xác của mình, tuy nhiên đây là một kinh nghiệm hoàn toàn khác chúng ta. Cái tôi không giới hạn, không hiệp nhất: đó là một cách đồng rộng mở tới bất cứ lãnh địa nào, như H. Frankel nói. Đặc biệt, kinh nghiệm này hướng ngoại chứ không hướng nội. Các cá nhân tự kiếm tìm và thấy mình trong người khác, trong các gương phản chiếu hình ảnh của mình như cha mẹ, con cái, bạn hữu (…). Các cá nhân cũng tìm mình trong những gỉ họ hoàn thành hoặc thực hiện: các hoạt động hoặc các công trình cho phép họ nắm bắt, không phải bằng sức mạnh, nhưng bằng hành động, năng lực, và nó không bao giờ tồn tại trong lương tâm của họ. Hoàn toàn không có nội hướng. Chủ thể không tự thiết lập một thế giới bên trong, một thế giới mà trong đó nó có thể xâm nhập để tự tìm lại chính mình hoặc tự khám phá chính mình. Chủ thể hoàn toàn hướng ngoại. Cũng giống như con mắt không nhìn thấy chính con ngươi của mình, cá thể nhìn ra bên ngoài, về phía khác. Ý thức về chính mình không tự suy, không quy hướng về mình, không khép kín vào thế giới nội tâm, không đối diện với chính con người của mình: lương tâm, ý thức chỉ hiện hữu. Hiện hữu quan trọng hơn so với ý thức về sự hiện hữu. Như người ta thường nói, Le cogito ergo sum, “tôi suy tư thì tôi hiện hữu”, hoàn toàn không có một ý nghĩa gì đối với người Hy Lạp”.

Đối với người Hy Lạp, ý thức về chính mình tức là ý thức về một ngôi thứ ba (về nó): con người có ý thức về nó, bởi vì nó có ý thức về những gì vây quanh nó. “Tôi hiện hữu bởi vì tôi có hai tay, hai chân, có tình cảm, vì tôi đi, tôi chạy, tôi thấy, tôi cảm. Tôi làm tất cả những điều đó và tôi biết ràng tôi làm các việc đó. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ suy nghĩ về sự hiện hữu của tôi qua ý thức mà tôi có. Ý thức của tôi luôn luôn gắn với ngoại cảnh: tồi có ý thức khi nhìn một cái gì, nghe một âm thanh nào đó hoặc phải chịu một đau khổ nào đó. Thế giới của cá thể không được định hình từ một ý thức của chính mình, hay từ một thế giới nội tâm được giới hạn sẵn, trong cái đặc thù của từng con người. Bernard Groethuysen tóm lược tính đặc thù của nhân vị trong thế giới Hy Lạp bằng một câu vừa có tính chê trách và khiêu khích khi cho rằng ý thức của mình chỉ là một sự lĩnh hội trong mình về một ngôi thứ ba, chứ chưa phải là về một ngôi thứ nhất (Je).”
2.2.2. Người Hy Lạp và kinh nghiệm về linh hồn

Phải chăng đã có một số hình thái về ý thức, lương tâm, chủ thể tính nơi của Platon? Jean-Pierre Vemant trả lời rằng khái niệm linh hồn nơi Platon bị thiêng liêng hóa, đồng thời nó gắn liền với các thực hành tu đức có khuynh hướng đề cao các giấc mơ. Linh hồn mà Platon nói tới hoàn toàn không gắn liền với thân xác và nó cũng không phải là một nguyên lý của một cá thể bởi vì nó được mời gọi hòa nhập trong cái chung (tout). “Quan niệm về linh hồn theo Platon, chính là khả năng cố gắng để thoát khỏi thân xác, thoát khỏi thế giới vật chất này để đi về thế giới thần linh. Hay nói một cách khác, mục đích của sự giải thoát chính là sự từ bỏ cuộc sống dương thế này”. Tóm lại, với người Hy Lạp, linh hồn không phải là tôi, mà là linh hồn trong tôi.

2.2.3. Đối với người Hy Lạp, con người không có gì là duy nhất

“Tất cả là sự thật. Phải nhấn mạnh một điểm chính yếu. Cái gọi là thật sự là Socrate, nhưng không phải là cái “tôi” của Socrate, càng không phải một Socrate tâm lý. Psuchè (linh hồn) ở trong mỗi chúng ta la một thực thể vô ngã (impersonnelle-không liên quan đến riêng ai) hoặc siêu ngã (surapersonnelle). Nó là linh hồn trong tôi hơn là linh hồn của tôi. Trước hết, bởi vì nó hoàn toàn đối lập với với thân xác của tôi, và vì thế, nó đối lập với những gì gắn bó với thân xác này. Như thế, nó khai trừ những gì là đặc thù liên quan đến cá nhân tôi, những gì là giới hạn riêng nơi sự hiện hữu của riêng tôi. Kế đến, bởi vì cái psychè trong tôi là một daimôn, tức là một hữu thể thần linh, một sức mạnh siêu nhiên mà địa vị và chức năng vượt trên con người riêng biệt của chúng ta. số lượng linh hồn trong vũ trụ đã được ấn định; muôn đời cũng chỉ có chừng ấy. Có vô số linh hồn y hệt như các tinh tú trên trời. Khi sinh ra, mỗi người tìm cho mình một linh hồn đã hiện hữu từ khởi nguyên của vũ trụ, một linh hồn chẳng có gì là đặc thù riêng đối với từng người; và sau khi chết, linh hồn này tiếp tục nhập vào một con người khác, hoặc một con vật hay một cây cối nào đó, nếu như trong cuộc sống cuối cùng, nó không đủ thanh sạch để kết hợp với một tinh tú trên trời, một tinh tú gắn liền với nó. Linh hồn bất tử nơi con người không diễn tả một tâm lý đặc thù của từng cá thể, nhưng là một ước vọng của từng chủ thể riêng lẻ được hòa mình vào cái chung, được tái ngự vào trật tự của vũ trụ chung”.

2.2.4. Trong triết học Hy Lạp, con người không duy nhất và cũng không trường tồn

Nơi Platon, khi chết, linh hồn kết hợp với một thân xác khác, nó không gắn bó với một thân xác cụ thể mà nó từng điều khiển. Nếu linh hồn sống bất tử là nhờ nó kết hợp với một thân xác khác, tóc là nó tiếp tục nhập thể vào một thân xác khác để cấu thành một cá thể khác. Còn đối với Aristote, quan niệm về một nhân vị, về

mặt bản thể, trở thành bất khả, vì linh hồn hoàn toàn gắn liền với những gì là cụ thể, một cá thể: con người là một cá thể cụ thể, nhưng nó chỉ tồn tại trong thời gian có sự kết hợp vật lý. Cái chết xóa sạch hoàn toàn và vĩnh viễn một cá thể.

Như vậy, tư tưởng Hy Lạp tỏ ra không có khả năng xây dựng một cá thể liên tục hầu có thể tạo nên một bản thể thực thụ về con người như là một khái niệm tuyệt đối. Nơi người Hy Lạp không cùng lúc là thường hằng và một cá thể cụ thể.

2.2.5.  Ọuan niệm của người Hy Lạp về vũ trụ

Đối với người Hy Lạp, tự do không có chỗ đứng. Sân khấu chỉ là nơi diễn tả những kinh nghiệm của sự thất bại: nó thật bi kịch. Sân khấu là nơi con người thể hiện sự nổi loạn của mình để đòi hỏi những gì là cần thiết nhất. Và vũ trụ luôn chiến thắng con người. “Trong thế giới Hy Lạp, vũ trụ hoàn toàn đẹp và thần linh. Tuy nhiên, trong vũ trụ này, bất ngờ và tự do không có chỗ đứrìg: tất cả những gì nguy hại đến trật tự hài hòa của vũ trụ đều bị loại bỏ. Chỗ đứng của con người trong một vũ trụ hoàn toàn thống nhất và hài hòa trở thành một đề tài của các hài kịch Hy Lạp cổ điển. Phải chăng đây là trường họp ngẫu nhiên xuất hiện thuật ngữ “nhân vị”?”

Thần học gia chính thống Jean Zizioulas nhấn mạnh đến tính cánh bản thể-thần học trong suy tư của người Hy Lạp. Các vị thần của người Hy Lạp trực thuộc hữu thể và hữu thể này gắn liền với vũ trụ bởi các liên hệ cần thiết. Quan niệm này hoàn toàn khác xa với quan niệm của Thánh Kinh mà theo đó Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo là một hành động thuần túy của hữu thể, một sự hiện hữu để trao ban các hiện hữu khác.

Như vậy sự tạo dựng trong Thánh Kinh khác xa với vũ trụ của người Hy Lạp bởi vì nó là một hành động của tự do, trong đó Đấng Tạo Thành dựng nên những con người hoàn toàn tự do trước mặt người.

2.2.6. Quan niệm vê sân khấu và tự do

Có một ước vọng về sự tự do được diễn tả và hình thành qua các vở kịch, nó được khởi xướng trên nhân học Hy Lạp. “(…) Sân khấu, và đặc biệt ỉà các bi kịch, là một không gian, nơi đây diễn tả các xung khắc giửa tự do của con người với một thế giới ‘hoàn toàn hiệp nhất và hài hòa theo quan niệm của người Hy Lạp. Qua sân khấu, con người muốn diễn tả ước vọng trở thành một “nhân vị”, họ ngẩng cao đầu chống lại một sự nối kết quá hài hòa áp đặt lên họ như một nguyên lý cần thiết về logic cũng như về mặt luân lý. Có những cuộc chiến chống lại các thần linh và số phận áp đặt lên họ, qua đó con người phạm tội cũng như vượt qua giới hạn của luật lệ, tuy nhiên cũng qua đó, họ còn học đươc rằng theo như các bi kịch của Hy Lạp- cuối cùng nó không chiến thắng khỏi số phận của mình, cũng như không thể tiếp tục xúc phạm tới thần linh, và cũng không thể phạm tội mà không bị luận phạt. Nó cũng nhận được một lời khẳng định thương tâm rằng tự do của con người luôn có giới hạn, hay nói một cách khác, đối với con người, không có tự do: nói tóm lại, một “tự do bị giới hạn” là một nghịch lý thuần túy. Tóm lại, đối với con người, vai diễn của mình (proso-pon) chỉ là một mặt nạ, một cái gì đó không liên quan gì tới con người thật của nó, một cái gì đó không có nội dung liên quan tới bản thể con người.

Điều này diễn tả chiều kích thứ nhất của mặt nạ (vai diễn). Nhưng cũng có một ý nghĩa khác, đó là, thông qua mặt nạ, con người đạt được- trong tư cách là người diễn cũng như người xem- một ít sở thích về tự do, một số “hiện hữu” đặc thù, một số căn tính  riêng biệt, qua đó, con người từ chối một trật tự hài hòa về logic và luân lý của thế giới mà nó đang sống. Dĩ nhiên, qua vai diễn của mình, con người cảm nghiệm được hậu quả đắng cay do hành động nổi loạn của mình mang lại. Nhưng cũng chính nhờ vai diễn của mình, dù chỉ là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nó học được thế nào để trở thành con người, thế nào là hiện hữu như một con người có tự do, một thực thể duy nhất và không bao giờ được lặp lại. Vai diễn hay mặt nạ không phải không có tương quan với con người, nhưng đó là một tương quan bi đát: trong thế giới Hy Lạp cổ điển, để là một “prosopon-con người” ám chỉ một điều gì đó thêm vào căn tính của mình, chứ không phải là một hữu thể thực thụ của mình (être véritable), tức là chính “hypo-stase-bản vị- ngôi vị” của mình. Bởi vì, vào thời kỳ đó, hypostase (hữu thể thực thụ) còn có nghĩa là bản tính (nature), bản thể (substance). Phải chờ một thời gian khá dài để tư tưởng Hy Lạp đồng hóa “hypostase” và “ngôi vị- personne”.

Như vậy, khác với quan niệm Kitô giáo, đối với Platon, linh hồn không phải là một sự hiện hữu đặc thù riêng biệt mang tính cách cá nhân. Trong lúc đó, Kitô giáo nói đến tính hiệp nhất và cá biệt của từng linh hồn. Như vậy, quan niệm của Platon và quan niệm của Kitô giáo về linh hồn không thể dung hòa được.

2.3.  Sự xoay chiều lịch sử của Kitô giáo trong quan niệm về nhân vị

Việc tuyệt đối hóa tính cách đặc thù của linh hồn là một sự xoay chiều quyết định của Kitô giáo đối với triết học Hy Lạp. Người Hy Lạp còn lâu mới nghĩ được rằng họ là hình ảnh của Thiên Chúa, hình ảnh Chúa Con. Quan niệm về nhân vị khồng thể sống chung với thuyết luân hồi hay di hồn. Như vậy, Kitô giáo là tác giả của một cuộc cách mạng về quan niệm cũng như hiện hữu của thuyết nhân vị. Đây là một quan niệm có một ảnh hưởng lớn đến phạm trù hiện hữu của con người.

Ta có thể lấy một ví dụ để thấy rõ giới hạn của quan niệm về linh hồn nơi Platon: nó giống như một cái gì đó quan trọng từ đáy hồ nổi lên mặt nước và nó hoàn toàn bị tan biến khi nó tiếp cận với không khí. Cũng vậy, linh hồn nơi quan niệm của Platon một khi được giải phóng khỏi thân xác thì tự tan biến trong cái chung. Một quan niệm như thế không phù họp với một thực thể thống nhất về bản vị của con người.

Cái giá phải trả cho việc khẳng định một nhân cách, chính là tinh thần trách nhiệm. Điều này được thấy rõ nơi thánh Augustinô khi ngài viết bản tự thú, một hình thức đi vào nội tâm để chất vấn lương tâm: “Trong cái xoay chiều trong lịch sử nhân vị, thánh Augustinô là một chứng nhân tuyệt vời khi ngài đề cập tới “vực thẳm lương tâm con người” “abyssus humanae conscientiae”, khi ngài tự vấn, trước chiều sâu và sự đa dạng bất tận của chính ký ức của mình, về cái nhiệm mầu của nó. “Đó chính là trí của tôi, là chính tôi. Lạy Chúa, con là ai? Một cuộc sống đổi thay, đa dạng, của một không gian bao la quý giá”. Như Pierre Hadot đã viết: “Thay vì nói: linh hồn, Augustino quả quyết: tôi đây, tôi biết tồi, tôi muốn. Ba hành vi này có quan hệ mật thiết với nhau. Phải chờ bốn thể kỷ để Kitô giáo đạt được ý thức về mình”.

Như vậy, ý nghĩa mới của thuật ngữ nhân vị có một tương quan khác, một tương quan mật thiết hơn giữa cá nhân với Thiên Chúa. Tương quan với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn không có chuyện chạy trốn trần thế. Peter Brown, trong cùng một cuốn sách đã nêu ra tầm quan trọng trong sự thay đổi cách nhìn nhận về cái tôi ở thế kỷ thứ IV nói rằng: khi giá trị của con người được nhìn nhận trong sự chuyển hướng về những gì là siêu nhiên “thì không bao giờ khuyến khích con người chạy trốn trần gian, nhưng ngược lại, nó thúc đẩy con người sống trong thế giới một cách tốt hơn bằng cách tạo ra những cơ chế mới hoặc cải tổ các cơ chế đã có sẵn”.

Những gì mà Jean-Pierre Vemant viết phù hợp với một sự thật lịch sử. Đức Kitô đã làm cho những ai đối diện với Ngài trở thành một nhân vị, một chủ thể: “Còn con, con gọi Ta là ai? Con muốn Ta làm gì cho con?” Và Giáo Hội cũng kêu mời con cái mình sống như một chủ thể, một nhân vị trước mặt Thiên Chúa.

Chính thần học Chúa Ba Ngôi đã hoàn thiện quan niệm về ngôi vị, trong thần học triết học, cũng như trong triết học hướng thần. Quan niệm về nhân vị phải được nhìn nhận như là một “cộng tác vào suy tư của nhân loại mà chính Đức tin Kitô giáo đã làm cho nó có khả thể và hiện thực”. Đây chính là lý luận của Joseph Ratzinger, nay là đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Thần học gia này đã liên hệ tới một khái niệm liên quan tới triết học Hy Lạp, nhưng nó đã mang một ý nghĩa khác trong Kitô giáo. Khái niệm nhân vị (ngôi vị) trong Kitô giáo tập hợp cả hai quan niệm của Hy Lạp: tức là mặt nạ, vai diễn, và vOtĩo^tức là bản thể

2. 4. Ảnh hưởng của thuyết nhân vị Kitô giáo lên các suy tư triết học

Khi định nghĩa nhân vị như thế, Kitô giáo theo truyền thống La-tinh nhận định nghĩa nhân vị từ Boèce (tiếng la tinh Boethius).

Ông là một triết gia theo truyền thống la-tinh, sinh vào khoảng năm 470 ở Rôma, và mất năm 525 ở Pavie. Ông định nghĩa: “Ngôi vị là một bản thế cả biệt có bản chất lý trí- Personna est rationalis naturae individua substantia – Substance individuelle de nature rationnelle”. Định nghĩa này phù hợp cho con người về mặt hiện hữu bản thể, tức là một hiện hữu cho mình và hướng về mình. Tất cả các cá nhân con người đều là một sự kiện toàn cả nhân, riêng biệt cho từng người. Sự ra đi của một cá thể không bao giờ được bù đắp bằng một cá thế khác, vì moi người có một lịch sử hoàn toàn khác với những người khác. Người ta có thế chặt một cây đế trồng cùng một loại cây mới, hoặc giết một con vật đế nuôi một con mới. Nhưng cha mẹ không thể giết một đứa con, khi nghĩ rằng mình sẽ đẻ ra một đứa khác đế thay thế.”

Truyền thống suy tư thời Hiện Đại của Tây Phương kế thừa truyền thống Kitô giáo. Với René Descartes, mỗi người có thể nói: tôi tìm được ở tận đáy lòng tôi bảo chứng của một con người. Cũng trong chiều hướng này mà John Locke định nghĩa nhân vị: một hữu thể suy tư và thông minh, ý thức được sự thường hằng (permanence) của mình trong không gian và trong thòi gian. Tuy nhiên, nếu như quan niệm về nhân vị này có thể nhấn mạnh tới một tương quan chiều cao với Thiên Chúa, thì nó không còn được suy nghĩ trong tương quan chiều ngang với người khác. Trong khi đó, phả chăng, tương quan không giúp định hình nhân vị sao?

Với quan niệm về nhân vị như vậy, các cá thể trở thành độc lập: một chủ thể chắc chắn về mình, độc lập hoàn toàn với các quan hệ xã hội, tách biệt cả ngay với lịch sử của mình. Điều này đạt tới đỉnh điểm vào thế kỷ XVIII: cá thể trước kia thuộc về một tập thể, một cộng đồng và khó có một sự tự do nào đó, nay trở thành một chủ thể đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối, tới mức tách biệt hoàn toàn với các quan hệ xã hội. Nơi I. Kant, chủ thể con người trở thành đối tượng của một sự tôn trọng tuyệt đối. Con người có cứu cánh ngay trong chính mình: con người không bao giờ là một phương tiện, nhưng là cứu cánh.

Dù đề cao nhân vị, nhưng các triết gia này lại phần nào xa rời quan điểm nhân vị Kitô giáo, bởi vì, trong Kitô giáo, nhân vị có tương quan với các nhân vị khác, như Ba Ngôi Thiên Chúa có tương quan mật thiết với nhau. Tôi là một nhân vị, vì từ khi mới sinh ra tôi đã có một sợi dây liên hệ với người khác, với những người khác. Nói cách khác, tôi là một chủ thể, bởi vì tôi có tương quan. Người này hoặc người khác hiện hữu từ những trao đổi giữa tôi (je) và bạn (tu). Điều này đòi hỏi phải có không gian làm trung gian, nơi diễn ra các cuộc gặp gỡ. Không gian này, Paul Tillich gọi là Thiên Chúa. Nhờ không gian này, tôi có thể gặp chính tôi. Chủ thể tính của tôi được thiết lập ngay trong chính tôi. Tự do được hình thành qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ. Nó hình thành và phát triển nhờ tương quan với Thiên Chúa, với người khác và với cả tôi. Khác với nhận định của chủ nghĩa vô thần, niềm tin vào Thiên Chúa không làm cho người Kitô hữu nhỏ đi chút nào, vì Thiên Chúa của người Kitô hữu là Thiên Chúa của Giao Ước, một Thiên Chúa luôn đối thoại, một Thiên Chúa của các tương quan.

Nói tóm lại, trong Kitô giáo, suy tư về con người như một nhân vị khởi đi từ những suy tư về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Ngôi vị của Thiên Chúa là một thực thể liên vị, vì thế nên từng Ngôi Vị của Thiên Chúa luôn hướng về và mở ra với các ngôi vị khác. Chiêm ngắm đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi, người Kitô hữu cảm nghiệm được rằng tình yêu chính là động lực để cho tự do thực hiện. Ngôi Cha hiện hữu như sự tự hiến cho Ngôi Con. Ngôi Con đón nhận và dâng hiến mọi sự cho Ngôi Cha. Còn Thánh Thần chính là tình yêu dâng hiến và đón nhận. Như thế, tình yêu là bản thể của Thiên Chúa, hay nói cách khác, Thiên Chúa là tình yêu. Hiện hữu của Thiên Chúa là hiện hữu của tình yêu. Và chính tính yêu gắn liền với hiện hữu này mà Ngài vô thủy vô song. Người Kitô hữu được mời gọi tham dự vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa. Sự tham dự này làm cho con người hoàn thiện như Cha ở trên trời là Đấng hoàn thiện. Hoàn thiện trong cách bắt chước Thiên Chúa đế sống một tình yêu đón nhận và tự hiến, một tình yêu vô vị lợi. Biết yêu nhân vị nơi mình một cách đủng mực và tôn trọng tự do cũng như yêu thương người khác như một nhân vị, một hình ảnh Thiên Chúa, đó là lời mời gọi nên thảnh cho môi Kitô hữu.

3.  Con người là hình ảnh Thiên Chúa

Khi viết về con người, Công Đồng Vatican II đã khẳng định: “§1.Những kẻ tin cũng như những kẻ không tin dường như đồng quan điểm là mọi vật trên địa cầu phải được hướng về con người như là trung tâm và tột điểm của chúng. §2. Vậy con người là gì? Con người đã và đang đưa ra những quan niệm khác nhau và đôi khi trái ngược nhau. Theo những quan niệm đó, thường con người tán dương mình như một mẫu mực tuyệt đối hay lại chê bai đến độ tuyệt vọng, từ đó con người hoài nghi và lo lắng. Thông cảm sâu xa được những khó khăn này, Giáo Hội, vì được Thiên Chúa là Đấng mạc khải dạy dỗ, có thể đem lại câu giải đáp cho những khó khăn ấy, nhờ đó diễn tả được thân phận đích thực của con người, giãi bày những yếu hèn, đồng thời có thể nhìn nhận xác đáng phẩm giá và thiên chức của con người. §3. Thực vậy, Thánh Kinh dạy rằng con người đã được tạo dựng “theo hình ảnh của Thiên Chúa” có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng Tạo Dựng mình, được Ngài đặt làm chủ mọi tạo vật trên trái đất (Stk. 1,26 ; Kn 2,23) để cai trị và sử dụng chúng mà ngợi khen Thiên Chúa (Hđ 17,3 – 10). Vì “thế nhân là chi để Ngài nhớ đến ? hay con người là gì để Ngài phải bận tâm ? So với thiên thần Ngài có để cho thua mấy tí. Vinh dự huy hoàng là triều thiên Ngài ban tặng. Ngài cho thống trị các kiệt tác tay Ngài làm, muốn sự Ngài đã đặt dưới chân (Tv 8,5- 7)”.

Khẳng định của Công Đồng một lần nữa giúp người Kitô hữu ý thức địa vị đặc thù của mình trong vũ trụ. Họ được yêu thương, họ được trao một sứ mệnh lớn lao vì họ mang trong mình hình ảnh Thiên Chúa. Trong Sáng Thế Ký, con người được tạo dựng ngày cuối cùng như là đỉnh điểm của sự hoàn thiện. Chỉ có khi tạo dựng con người, Thiên Chúa mới “suy tư”. Cũng chỉ có con người được mang hình ảnh Ngài. Vì được mang hình ảnh Ngài, nên con người được giao cho nhiệm vụ cai quản mọi loài. Vì con người mang hình ảnh Chúa, nên khi phủ nhận Thiên Chúa thì cũng chính là lúc con người tự hủy. Cũng trong Kinh Thánh, mỗi lần con người phủ nhận Thiên Chúa là mỗi lần họ sập bẫy. Ông Adong và bà Evà, rồi tháp Babel. Nếu con người không được xem như là hình ảnh của Thiên Chúa thì họ chỉ là những “đàn kiến” trong cái xã hội vĩ đại, theo cách nói của Berdiaef.

Tuy nhiên, khi khẳng định con người là hình ảnh của Thiên Chúa thì phải đặt câu hỏi: Thiên Chúa có hiện hữu không ? Nếu như Feuerbach cho rằng con người sáng tạo ra Thiên Chúa, thì De Lubac lại khẳng định rằng, sở dĩ con người luôn tìm kiếm Thiên Chúa chính là vì họ luôn mang trong mình hình ảnh Ngài. Trong ta có cái gì đó thánh thiện để ta luôn hướng tới Đấng Thánh Thiện. Trong ta tiềm ẩn một tình yêu thì ta mới đi kiếm tìm Tình Yêu. 

Trong ta có cái gì đó linh thiêng thì ta mới đi tìm Nguồn Mạch của Thiêng Liêng.

Mặc dầu con người tự tâm khảm luôn hướng tới Đấng Toàn Năng, song khả năng nhận biết bị giới hạn. Vì thế, Đức Kitô đã mặc khải cho biết dung mạo đích thực của Thiên Chúa. Thiên Chúa qua Đức Kitô hoàn toàn khác xa với Thiên Chúa mà vô thần chối từ. Ngài không định đoạt trước số phận của từng người. Ngài không rình rập con người để trừng phạt. Ngài là Tinh Yêu. Một Tinh Yêu Tự Hiến. Ngài nhập thể trong cung lòng của nhân loại. Ngài đồng hành với con người trên mọi chặng đường, kế cả những lúc thất bại ê chề. Thậm chí, cả cái chết Ngài cũng kinh qua. Và cuối cũng, Ngài đã sống lại đế cho nhân loại biêt cái chêt không phải là tiếng nói cuối cũng. Qua Đức Kitô, chủ nghĩa nhân bản được hoàn thiện. Không chỉ nhân bản để mà nhân bản, song cung cách làm người toàn diện khi cố gang ngước mắt lên trời mà bàn chân vẫn bám chặt với đất, khi gắn bó mật thiết với Thiên Chúa để mở rộng hơn đôi bàn tay chấp nhận anh em đồng loại, khi cầu ơn tha thứ để biết thứ tha, khi quỳ gối cùng với ngọn đèn chầu leo lét đế có thế cúi xuống rửa chân cho những ai lỡ sa vào chôn bùn lây, khi van nài Ẩn sủng từ trời cao để đủ sức móc túi chia sẻ những gì mình có, khi nhìn lên cây Thập Giá đế can đảm chết đi cho công lý trường tồn.

Kết luận

Như thế, Kitô giáo không duy tâm, chẳng duy linh, càng không duy vật. Kitô giáo là sự kết hợp hài hòa giữa hồn và xác, giữa trời với đất, giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau cũng như giữa con người với vạn vật trong vũ trũ. Nói một cách khác, nhân học Kitô giáo tức là con người sống, nhập thể, sống trọn kiếp người như Đức Kitô trong môi trường của mình.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện tại, tôi thấy nhân học mà hàng tỷ người đang theo đuổi từ hơn hai ngàn năm nay, có ít nhất là các lợi ích sau đây:

–  Thứ nhất, nhân học Kitô giáo đề cao nhân vị con người:

Như chúng ta biết, các chủ thuyết vô thần có một mâu thuẫn: một mặt, Nietzsche cho ràng cần giết Chúa để tạo ra một nhân vị hoàn toàn tự do, không cần chuẩn mực luân lý nào cả. Theo Kitô giáo, con người là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi vừa khác biệt vừa kết hợp mật thiết với nhau. Thần học hiệp thông trong Giáo Hội được xây dựng từ tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Con người hiệp thông trong sự tôn trọng khác biệt. Nói cách khác, vì ta khác biệt, nên cần hiệp thông, hay như Tản Đà nói: “Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”. Hơn nữa, vì là hình ảnh Thiên Chúa nên sang, hèn, khỏe mạnh hay bệnh tật đều được tôn trọng như nhau. Không phải bỗng dưng bao cô gái trẻ đẹp tình nguyện làm nữ tu để âm thầm phục vụ ở các trại dành cho những người nhiễm HIV. Cũng không phải vô cớ mà những nhà truyền giáo như GM Cassaigne lại tới Việt Nam lập ra trại cùi, sống với họ và chết như họ.

–  Thứ hai, nhân học Kitô giáo là tác nhân của tiến trình dân chủ.

Theo nhà nghiên cứu Thánh Kinh W.H. Schmidt thì Thần học Thánh Kinh có một ảnh hưởng lớn trên tiến trình dân chủ. Tại sao ? Cùng thời, ở các nước quanh Do Thái, chỉ có các vua mới được xem là «hình ảnh của các vị thần». Còn với dân trong Thánh Kinh, ai cũng được xem là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngoài ra, ta cũng thấy như trong Khổng giáo, chỉ có vua là «con Trời». Hay Ấn Độ giáo thì phân chia đẳng cấp (castes). Với Kitô giáo thì ai cũng là hình ảnh Thiên Chúa cả. Vì thế, mọi người đều có quyền sống bình đẳng. Mọi người đều có trí thông minh để nhận ra những sai phạm, nếu có, của người lãnh đạo. Hơn nữa, Đức Kitô là người đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của người công dân. Dù rất tôn trọng truyền thống Do Thái, Ngài vẫn không ngại ngùng lên tiếng khi cần thiết. Và Ngài đã trả giá bằng máu của mình. Chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo đã sản sinh ra những người con vĩ đại trong quá trình đấu tranh cho dân chủ như Dietrich Bonheffer, Martin Luther King, Gioan Phaolô II, Giáo Hội Công Giáo luôn đề cao giá trị cao cả của tự do có trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa: “Nhưng con người chỉ có thể quay về với sự thiện một cách tự do. Sự tự do ấy những người đương thời với chúng ta rất ngưỡng mộ và hăng say theo đuổi, và họ thực có lý. Tuy nhiên, lắm lúc họ cổ vũ một cách lệch lạc như có thể làm bất cứ điều gì mình thích, cả điều xấu. Nhưng tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người. Bởi vì Thiên Chúa đã muốn để con người tự định liệu, hầu con người tự do, 

nghĩa là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn bên ngoài. Con người sẽ đạt tới phẩm giá ấy một khi nhờ tự giải thoát khỏi mọi kiềm tỏa của đam mê, con người theo đuổi cùng đích của mình trong sự tự do chọn lấy điều thiện và khôn khéo cũng như thực sự tạo cho mình những phương tiện thích ứng. Tự do của con người vì bị tội lỗi ỉàm tổn thương nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thế thực hiện việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động. Vậy trước tòa án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời sống của mình tùy theo chính họ đã làm điều thiện hay điều ác».

–  Thứ ba, nhân học Kitô giáo và trách nhiệm sinh thái:

Chưa bao giờ trái đất bị đe dọa như ngày hôm nay. Lũ lụt, ô nhiễm môi trường tràn lan. Thiên nhiên gây thì ít mà người gây ra thì nhiều. Mọi người phải có trách nhiệm với vấn đề sinh thái. Làm cho môi trường sống trở nên tốt hơn cũng chính là cộng tác với vấn đề cứu chuộc. Trong Sáng Thế Ký (1, 28), con người được giao nhiệm vụ cai quản vũ trụ. Người cai quản là người phải biến trái đất thành mái nhà tốt cho chính mình và cho tương lai. Vì thế mà Sáng Thế Ký chương 2, câu 15, Thiên Chúa giao cho con người nhiệm vụ «gìn giữ» và «làm cho phát triển» vườn sống. Như vậy, Thiên Chúa không tạo nên những con người thụ động, mà là những con người sáng tạo. Lý trí và sự thông minh là những đặc tính của ĩmago Dei (Hình ảnh của Thiên Chúa). Sáng tạo làm sao để sống hài hòa với môi trường. Từ điểm này, ta có thể cùng nhận định với De Lubac răng khoa học kỹ thuật chân chính không làm phai mờ Đức Tin. Trái lại, thần học tạo dựng đã cộng tác một cách tích cực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật trên mọi phương diện. Nhưng  tiến bộ khoa học kỹ thuật phải gắn với phát triển lương tâm con người nếu không thì sự phát triển này trở thành nguy cơ hủy diệt chính con người và môi trường sống. Bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki hay thảm họa Tchernobyl là những ví dụ điển hình.

–  Thứ tư, nhân học nhân bản Kitô giáo và vấn đề tôn trọng các nền văn hóa:

Khi thăm tổ chức UNESCO năm 1980, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Con người không thể coi thường nền văn hóa. Nền văn hóa là một hình thức đặc thù để con người hiện hữu cũng như biểu lộ cách thức làm người của mình”. Theo nhãn quan Kitô giáo, truyền thống văn hóa không những là nơi ân sủng của Thiên Chúa hoạt động mà còn là nơi con người phát triển tự do của mình. Đức tin không nằm ngoài một nền văn hóa, mà được “nhập thể” vào chính nền văn hóa. Đức Kitô cũng đã nói tiếng aram, sống theo phong tục người Do Thái. Những nhà truyền giáo chân chính cũng đã hết mực tôn trọng văn hóa của người bản địa. Thừa sai A. Rhode là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, phải thừa nhận, không một nền văn hóa nào là hoàn hảo. Mỗi nền văn hóa thường chứa đựng một khiếm khuyết nhất định. Vì thế, các nền văn hóa rộng cánh cửa của mình để lãnh hội những tinh hoa của Tin Mừng. Đức Kitô sẽ kiện toàn, hoàn thiện những khiếm khuyết của các nền văn hóa cũng như ở từng người, nếu con người biết đón nhận Ngài.

Xem thêm Triết học và tôn giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận