Mối quan hệ giữa công giáo và khoa học triết học – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Công giáo và khoa học triết học

TS. Trần Thị Kim Oanh

Đại học Quốc gia Hà Nội

Chúng tôi xem xét vấn đề này đứng trên hai quan điểm: lịch sử và triết học. Bắt đầu từ thời Phục hưng, sự phát triển của Công giáo đã đi đôi với sự phát triển của khoa học. Và sự kiện hiện nay ở Nga đang khôi phục các nhà thờ, đặc biệt là nhà thờ Chúa Cứu Thế có một ý nghĩa rất quan trọng. Có lẽ do xuất phát nhận thức từ cuộc khủng hoảng đạo đức và từ cuộc khủng hoảng sinh thái, mà Công giáo đã đưa ra những câu hỏi và câu trả lời đặc thù, thuần túy tôn giáo như: “Bằng cách nào thoát khỏi cuộc khủng hoảng sinh thái?”; “Chúa trời điều khiển thế giới, Chúa có thể trừng phạt thế giới đó nhưng cũng có thể cứu nó. Chúa duy trì thế giới này tùy theo phẩm chất cá nhân của mỗi người”. Nhưng lối thoát thực tế duy nhất đế ra khỏi cuộc khủng hoảng sinh thái đó là phải thay đối thế giới quan. Nếu xem xét Công giáo đứng trên quan điểm khoa học hay không thì hiện nay khoa học không phủ định Công giáo, nhưng cũng không thể nói Công giáo trùng lặp với khoa học. Thuyết “Vụ nổ lớn” (Big Bang), “Nguyên tắc nhân chủng”, sự xuât. hiện cuộc sống, tất nhiên, có nhiều điểm phù hợp với nhiều quan điêm của Công giáo khi trả lời cùng những câu hỏi mà các sự kiện khoa học nêu ra

Phải nói rằng, Công giáo đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa, khoa học, triết học. Công giáo thúc đẩy loài người, đưa ra những tư tưởng mới dự kiến cho khoa học khám phá như những tác phẩm được trước tác trong thời cổ đại. Điều đó chỉ là những biểu hiện trên những tín đồ, họ thấm nhuần bởi tư tưởng của Chúa, Chúa là Đấng duy nhất đã đặt nền móng. Bởi vậy mà, chính trong thời gian phồn vinh của đạo Công giáo trong tâm trí con người đã sinh ra tư tưởng nhận thức thế giới. Và khoa học ra đời chính trên cơ sở đạo Công giáo như: Thomas Aquino với tư tưởng của mình về tự trị của lý trí trong thế kỷ XIII là người đầu tiên cố gắng nhận thức thế giới xung quanh theo cách khác. Thomas Aquino (1225-1274) là nhà thần học Công giáo thời trung cổ, là từ dòng Đô-mi-ních, học trò của Đại An-be. Năm 1322, ông được phong hiển thánh. Quan điểm triết học của ông hình thành trên cơ sở luận giải học thuyết của A-ri-xtôt, tích hợp phái A-ri-xtôt với học thuyết Công giáo, sử dụng tư tưởng của phái Pla-tôn mới. Trong quan niệm về khái niệm phổ biến (universalityes) ông đứng trên lập trường “lý trí ôn hòa”. Nguyên tắc chính trong triết lý của ông là hài hòa giữa đức tin và lý trí, Ông cho rằng, lý trí có khả năng chứng minh thực tế sự tồn tại của Chúa và bác bỏ ý kiến phản đối các chân lý của lòng tin. Tất cả những gì đang tồn tại đều nằm trong trật tự đẳng cấp do Chúa trời tạo ra. Năm 1879, hệ thống kinh viện của Thomas Aquino được tuyên bố là “triết lý chân chính duy nhất của Công giáo”. Sau này, tư tưởng về tự trị của lý trí đã biểu hiện trong tư duy duy lý.

Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI thời kỳ phục hưng (Renaissance) là thời gian quan trọng trong phát triển tư tưởng và văn hóa các nước Tây Âu. Không phải tự nhiên mà thời gian này có tên gọi Phục hưng. Con người đã tái sinh, con người đã nhận “cái Tôi” của mình đang diễn ra quá trình hướng đến di sản văn hóa của “thời cổ đại”, tức cái gì đó như “hồi sinh” của nó. Trong thời đại Phục hưng có đụng độ hai vấn đề cơ bản giữa khoa học và Công giáo: khoa học không chấp nhận Giáo hội và Giáo hội kiên quyết không muốn công nhận khoa học.
Như đã nói ở trên, khoa học cũng nhờ một phần vào tôn, giáo vì tư tưởng của tôn giáo là sự hướng tới những điều mà khoa học chưa giải quyết được. Ví như con người sinh ra từ đâu? chết thì về đâu? Nhưng Giáo hội vào thời trung cổ đã đóng khung trong một tư tưởng – tất cả vì Chúa trời. Giáo hội đã quên giới luật thứ hai của Đức Kitô: “phải yêu người lân cận”, bởi vậy sang thời Phục hưng khoa học đã không chấp nhận Giáo hội theo kiểu trung cổ, xuất hiện thuyết của Cồ-péc-ních (1473-1540) về hệ nhật tâm của thế giới. Xuất hiện quan điểm vô thần giáo ra đời trên cơ sở khoa học. Kéo theo sau đó là sự phát triển hàng loạt quan điểm biện chứng về sự thống nhất, gắn Liền với nhau và có tính vạn năng của vận động trong thiên nhiên, về sự giống nhau của sự đối lập giữa cái cực đại, cũng như cái cực tiểu của Gioo-đa-nô Bru-nô (1548-1600), một nhà triết học I-ta-li-a, người đấu tranh chống triết học kinh viện và Giáo hội Công giáo Rôma, ông là một nhà triết học trên lập trường thế giới quan duy vật nên quan điểm của ông là phiếm thần (học thuyết tồn giáo và triết học đồng nhất Chúa trời và thế giới). Thế giới quan của Bru-nô hình thành do ảnh hưởng của tư tưởng của phái Pla-tôn mới và phái Pi-ta-go, sau đó là do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật cổ đại (Em-pê-đô-clơ, A-na-xa-go, E-pi-quya và Luy-crê-ti-út), của ý tưởng tự do duy vật I-ta-li-a thời Phục hưng và khoa học hiện đại thời đó, đặc biệt của Cô-péc-ních. Giáo hội đã truy bức dã man Cô- péc-ních và những môn đồ của ông. Giooc-đa-nô Bru-nồ sau 8 năm tù bị tòa án Giáo hội thiêu hủy tại Rôma. Tòa án Giáo hội còn tiêu trừ tàn bạo những người trung thành theo chủ nghĩa Cô-péc-ních và trong số đó có cả Ga-li-lê (1564-1642) mà vì nhà thờ đã bắt tất cả mọi người phải từ bỏ học thuyết của Cô-péc-ních. Nhưng khoa học
bắt đầu từ Ga-li-lê, một trong những người sáng lập khoa học tự nhiên tinh vi. Ông đã đưa vào sử dụng thí nghiệm hợp lý như một phương tiện nhận thức được kiểm tra chặt chẽ – con đẻ của thời Phục hưng, làm cơ sở của khoa học mà thiếu nó thì không thể có khoa học thực nghiệm hiện đại. Thật ra, trước đây cũng có thực nghiệm: ví dụ, trong lĩnh vực sinh lý đã có thực nghiệm ở Ấn Độ trong kỹ thuật tuyệt dục của y-ô-ga; ở Hy Lạp cổ đại có thực nghiệm toán học gắn với kỹ thuật quân sự, trong những thế kỷ trung cổ đã áp dụng thí nghiệm trong lĩnh vực khai khoáng. Nhưng việc đưa thực nghiệm thành định luật nguyên tắc là công lao của thời Phục hưng. Và người cải tiến vĩ đại mở đầu trong lĩnh vực nghệ thuật là Lê-ô-nac-đô Đa Vin-chi và một số người khác, trước hết là trong âm nhạc thế kỷ XVI với thí nghiệm điều độ đàn Clavi. Từ đó, thí nghiệm chuyển sang khoa học (nhờ Ga-li-lê), sang lý luận (nhờ Bê-cơn). Ý tưởng chính của Bê-cơn là khoa học cần thiết cho con người để chinh phục tự nhiên. Khẩu hiệu của ông là “Tri thức là sức mạnh” và cho đến giờ nó vẫn có tính khoa học. Sau đó thực nghiệm được chuyển sang khoa học tinh vi trong các trường đại học tổng hợp của các nước, trước hết tại I-ta-li-a và Hà Lan. Đối với họa sĩ thực nghiệm kiểu Lê-ô-nac-đô Đa Vin-chi và những người cải tiến nhạc, đó là con đường đến nghệ thuật chân chính và đối với họ trước hết đó là con đường đi đến sự chân chính. Và như vậy nên họ đã đưa nghệ thuật vào hạng khoa học đặc biệt, còn họa sĩ thì về mặt xã hội và về nội dung đời sống của mình – vào hạng tiến sĩ. Trong thời kỳ ra đời của khoa tự nhiên tinh vi này, người ta đã mong đợi nhiều vào sự phát triển của khoa học. Như câu nói nổi tiếng của Xvam-méc-đam: “Tôi sẽ chứng minh cho bạn sự tồn tại tiên đoán của Chúa trời. Lúc đó người ta không thấy con đường đó ở nhà triết học với khái niệm và cách suy diễn riêng của họ; toàn bộ
giới thần học ngoan đạo của thời đó và trước hết là spe-nê đã tin tưởng rằng trên con đường tìm Chúa trời của thời Trung cổ không thể tìm được Chúa trời. Chúa trời đang giấu kín, con đường của Chúa trời không phải con đường của chúng tôi, ý tưởng của Chúa trời không phải là ý tưởng của chúng tôi. Nhưng trong các khoa học tự nhiên tinh vi, nơi vật sáng tạo của Chúa trời mà con người cảm thấy được, người ta hy vọng tìm được dấu vết ý muốn của Chúa trời đối với thế giới”. Đề-các-tơ đưa vào thế giới chủ nghĩa duy lý khoa học. Rơ-ne Đê-các-tơ (1596-1650), nhà triết học, nhà toán học, nhà vật lý học, nhà sinh lý học người Pháp. Ông là một trong những người sáng lập triết học mới và khoa học mới. Đê-các-tơ nêu ra ý kiến mới đề nghị xét lại toàn bộ truyền thống cũ. Ông cho rằng, tính nghi ngờ phải phá hoại ngôi nhà của văn hóa truyền thống và dọn mặt bằng để xây dựng lại thứ văn hóa duy lý. Theo ông, hình thức chủ yếu vận động vật thể vũ trụ chế định cấu trúc của thế giới và nguồn gốc các thiên thể là vận động lốc của hạt nhỏ và chắc chắn về sau điều này góp phần hình thành hiểu biết tự nhiên và các nhà khoa học tiếp tục theo ý tưởng của ông, đã lập ra phái Đêcáctơ. Chính từ sự phát triển của khoa học tự nhiên đó mà bắt đầu là quá trình tò bỏ Công giáo. Quan niệm của những người theo Công giáo về xung quanh thế giới đã bị phá vỡ. Như nhà khoa học Cô-péc- ních đã chứng minh trái đất quay xung quanh mặt trời, dù vào thời ây nhiều người đã nghi ngờ điều đó, nhưng đến việc Cri-xto-phơ Cô-lôm-bô ngày 12/10/1442 tìm ra châu Mỹ đã có một ý nghĩa thế giới quan thật sự. Những sự kiện đó đã chấm dứt thái độ nghi ngờ của con người về khoa học. Đó là bằng chứng không thể tranh cãi được cho răng không những vũ trụ mà cả thế giới xung quanh chúng ta trên trái đất hoàn toàn khác so với tưởng tượng của Giáo hội Công giáo. Việc sáng chế búp bê như là sao chép cơ giới thân thể của con người đã củng cố thêm cho khoa học triết học lúc bấy giờ và trở thành bước ngoặt thế giới.
Tiếp đến là sự phát triển học thuyết của I. Niu-tơn (1643- 1727). Niu-tơn, nhà toán học, nhà cơ học, nhà thiên văn học và nhà vật lý học người Anh đã tạo ra cơ giới học cổ điển, thành viên chính thức (1672) và chủ tịch (1703) của Hội quốc vương Luân Đôn. Ông lấy ý tưởng của chủ nghĩa duy vật là cơ sở và coi không gian có tính tuyệt đối. Trong những công trình nghiên cứu của mình, Niu-tơn lần đầu tiên tách riêng đối tượng nghiên cứu, tức chỉ lấy một vật thể riêng làm cơ sở. Và học thuyết của Niu-tơn đã tuyệt đối đúng khi đứng trên quan điểm khoa học như vậy. Nhưng Niu- tơn không có tham vọng thành “Người cha” của khoa học. Là người theo Công giáo và về thực chất ông là một giáo dân nên ông lại khẳng định rằng, những phát minh của ông chỉ tốt cho một thế giới mà bản thân ông lấy đó làm cơ sở cho học thuyết của mình: thế giới xung quanh – thế giới của Chúa trời – như là đại dương. Tuy nhiên, phải nói rằng cơ học của Niu-tơn thực chất là bức tranh thế giới cơ học xem thế giới trong mối quan hệ nhân quả. Trước kia là thần luận – Chúa trời như là lý trí thế giới, chế tạo “máy” hợp lý của thiên nhiên và phú cho nó quy luật và vận động; nhưng thần luận phủ định sự can thiệp sau này của Chúa trời vào tự vận động của tự nhiên (tức “việc làm của Chúa trời”, mầu nhiệm…) và không có con đường nào để nhận thức Chúa trời ngoài con đường lý trí. Học thuyết của Niu – tơn là quá trình tiến hóa tiếp diễn, có vật thể, một thế giới không có Chúa trời, có quy luật của nó.

Bức tranh cơ giới về thế giới của chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện trên cơ sở cơ học của Niu-tơn đó và đã làm thay đổi hệ thống tư tưởng Trung cổ, họ đã từ bỏ Công giáo và cho rằng Chúa đã chết để nhận học thuyết của Niu-tơn và chủ nghĩa duy vật. Nhưng với sự tiếp tục phát triển khoa học (thế kỷ XIX-XX) thì những định đề đó bị đảo ngược vì những sự hạn chế, mặt trái của khoa học. Khái niệm về sự ra đời của vũ trụ đã thay đổi: học thuyết về “vụ nổ lớn”, về nguồn gốc của sự sống – cuộc sống quyết định theo tự tái sinh – tế bào sinh ra bản thân mình. Sự ra đời của chủ nghĩa Đác-uyn – học thuyết duy vật quá trình tiến hóa của thế giới hữu cơ trên trái đất, căn cứ vào quan niệm của S.Đác-uyn: Theo Đác-uyn, quá trình tiến hóa là kết quả của sự phối hợp giữa ba nhân tố: biến dị (cơ sở để tạo ra dấu hiệu và đặc tính mới trong cấu trúc và chức năng của cơ thể), di truyền (củng cố các dấu hiệu đó) và đào thải tự nhiên (loại trừ các cơ thể không thích hợp với điều kiện tồn tại), xác định động lực của quá trình tiến hóa thế giới hữu cơ, giải thích quá trình phát triển và hình thành các loại sinh học. Cho nên, con người vẫn cần đến thế giới quan tôn giáo dựa trên định đề của khoa học triết học và ngược lại Công giáo cũng cần dựa vào khoa học để “chuyển mình” phù hợp với xu thế phát triển của thời đại theo mô hình tục hóa, đại kết, hài hòa với khoa học và thế giới xung quanh.

Xem thêm Giá trị của nhân học Kitô giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận