Triết học và tôn giáo – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Triết học và tôn giáo

PGS.TS. Phạm Thái Việt

Khoa TT và VHĐN, Học viện Ngoại giao

1. Sự gặp gỡ

Nghiên cứu nhân loại trong tính chỉnh thể vốn dĩ là công việc, là mục tiêu truyền thống của triết học và có lẽ chỉ đặc trưng riêng cho triết học – điều mà không một khoa học nào có (một cách tương tự, triết học cũng không có những cái mà những khoa học khác sở hữu). Do đó, khi nhu cầu nhận thức về tính chỉnh thể tăng lên, cũng chính là thời điểm mà triết học bộc lộ rõ tầm vóc của nó. Và hiện nay chính là thời điểm đó: toàn cầu hoá, sự tuỳ thuộc lẫn nhau hiện đang làm sống dậy các trào lưu triết học.

Đối tượng muôn thuở của triết học vẫn là vấn đề tồn tại của chính con người. Con người khác với những sinh vật khác là ở chỗ, con người đôi khi ngẩng cao đầu nhìn vào bầu trời, hướng tới những vì sao, ngoái ra nhìn xung quanh, nhìn ra phía trước nữa và suy nghĩ về chính bản thân mình, về ý nghĩa của sự tồn tại – với tư cách cái hữu hạn khi đối mặt cô độc trước thế giới – cái vô hạn. Và khi ấy, con người cần đến triết học hơn lúc nào hết. Thế nên, sự gia tăng tầm quan trọng của triết học ở đầu thiên niên kỷ mới này còn được thúc đẩy bởi nhu cầu phản tư lý luận của chính con người: “Tồn tại và cảm nhận mình là người tham gia vào những vấn đề sâu sắc của cuộc sống, đi xuyên qua những sinh hoạt hàng ngày đế đến với Tồn tại – tất cả những cái đó đều do triết học đem lại… Triết học ngày nay cần cho tất cả những ai mong muốn không buông trôi trong cuộc sống, giống như mảnh gỗ trong dòng chảy đục ngầu, mà muốn thấu hiểu – “tôi” ià ai, chúng ta là ai và cái gì đang xảy ra và có thể xảy ra với chúng ta”.

Con người luôn cần đến sự định hướng tối cao. Cho đến nay, có lẽ, chỉ tôn giáo mới có thể đem lại điều đó. Nhưng cũng không nên quên rằng, bản thân tôn giáo không thể thiếu thứ triết học được dựa trên không chỉ kinh nghiệm tâm linh mà còn dựa trên tư duy hoạt động tích cực của chính con người. Tất cả các tôn giáo thế giới đều được bao phủ bởi triết học được suy ngẫm theo tinh thần tôn giáo. Và đó chính là tình huống thứ nhất để triết học và tôn giáo gặp nhau.

Tình huống thứ hai: Nếu khoa học tự nhiên hướng đến cái khách quan, và cố gắng loại bỏ tính chủ quan ra khỏi khối tri thức của mình, thì triết học luôn đặt con người vào khối tri thức đó, tức là cố gắng làm cho cái khách quan ấy có tính người.

Bởi vậy, dưới nhãn quan nhân văn của triết học, chỉ có một thứ khoa học duy nhất được chấp nhận là thứ khoa học đảm bảo sự bảo tồn và tương lai của loài người, không để loài người diệt vong, bị hoà tan vào một tổng vũ trụ vô cảm, lạnh lùng. Khi thể hiện thái độ đó, triết học dường như đã trở thành mối gạch nối giữa một bên là khoa học duy lý với bên kia – những tri kiến tôn giáo phi duy lý.

Tình huống thứ ba: Dù cách tiếp cận khoa học quan trọng đến đâu, thì nó cũng không phải là duy nhất. Hơn thế, không phải trong mọi trường hợp nó đều mang tính hợp lý. Đời sống tinh thần, như là một chỉnh thể, không thể đóng kín chỉ trong các cấu trúc lôgíc của khoa học. Bởi vậy, việc nhận thức về nhân loại còn đòi hỏi cách tiếp cận ngoài khoa học, đó là sự khám phá của tinh thần về thế giới. Sự khám phá này có đặc trưng là: về cơ bản, nó không hướng đến phương diện khách quan thuần tuý – phi nhân tính, mà chủ yếu hướng vào hoạt động – chủ quan của đời sống con người; nó gắn vỡi đời sống đang thực sự diễn ra, không bị tách khỏi đời sống tinh thần bởi rào chắn của những sự trừu tượng, những khái niệm, những phạm trù; và chứa trong mình không hẳn chỉ là những bài luyện lôgic và những tính toán toán học, mà còn là những cảm xúc, tình cảm, sự đam mê, kích thích… Cũng chính ở “phía Bên kia” của Lý tính con người, triết học và tôn giáo lại một lần nữa gặp nhau.

2. Tôn giáo dưới nhãn quan triết học

Tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân ỉoại, tôn giáo không ngừng tác động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và cá thể. Ở cả hai bình diện đó, tôn giáo đều phát huy chức năng bù đắp của mình.

Về chức năng bù đắp của tôn giáo, hiện vẫn đang tồn tại nhiều kiến giải khác nhau- tuỳ theo góc độ đánh giá; chẳng hạn từ góc độ nhận thức: tôn giáo là sự bù đắp cho cái duy lý bằng cái phi duy lý; tò góc độ đời sống: – sự bù đắp cho cái tầm thường bằng cái siêu việt… Tựu trung lại, các nhà triết học đều nhất trí rằng: tôn giáo luôn là “phần bù” cho mọi hiện thực để hiện thực đó trở nên hài hoà và hoàn thiện trong con mắt chủ thể.

Truyền thống triết học biện chứng (từ triết học cổ điển Đức đến các biến thể mới của triết học macxit – NeoMácism) tìm thấy bản chất của chức năng bù đắp của tôn giáo là khát vọng khắc phục tha hoá trên phương diện ý niệm.

Cái quá trình, theo đó, hành vi và sản phẩm của hành vi bị gián cách bởi vô số mắt khâu trung gian, để rồi sản phẩm quay trở lại thống trị chính chủ nhân ban đầu của nó như những lực lượng xa lạ – được quan niệm là sự tha hoá. Các chiều cạnh của sự tha hoá – cũng là các phương thức nuôi dưỡng tôn giáo trong lòng xã hội hiện đại, được lablokov I. N., khắc họa như sau:

1. Sự tha hoá của sản phẩm lao động khỏi người sản xuất; 2. Sự tha hoá của lao động; 3. Sự tha hoá của nhà nước là cái đại diện cho các lợi ích chung – khỏi lợi ích riêng và lợi ích nhóm (tập đoàn), bởi quá trình quan liêu hoá; 4. Sự tha hoá của con người khỏi giới tự nhiên; 5. Sự tha hoá của mối quan hệ giữa con người với nhau, do bị các quan hệ đồ vật ngăn cách; 6. Sự tha hoá khỏi các giá trị, quy phạm chuẩn – thể hiện thành sự giải thể các tổ chức xã hội và sự xung đột xã hội; 7. Sự tha hoá của con người khỏi con người – thể hiện ra như trạng thái cô đơn, lạc lõng, tự khép mình lại; 8. Sự tha hoá bên trong của mỗi cá nhân – đánh mất cái “tôi”, bàng quan, thấy sự tồn tại của mình là trống rỗng, vô nghĩa, v.v.

Dưới góc độ tha hóa, tôn giáo thể hiện ra như tác nhân làm dịu nhẹ những hậu quả của sự gián cách giữa hành vi kết quả của hành vi. Bằng việc đem lại niềm tin, sự an ủi, hay cứu rỗi, và bằng việc đặt ra ý nghĩa của đời người trong một thế giới mà tại đó con người luôn đánh mất phương hướng, đánh mất bản thân – tôn giáo đang mang lại sự cân bằng cho các cá thể và cộng đồng về mặt tinh thần. Và ở một chừng mực nhất định, tôn giáo cũng giảm thiểu những tha hoá vật chất qua các hoạt động nhằm cổ vũ sự phân phối lại sản phẩm xã hội một cách từ thiện, công bằng và nhân ái hơn.

Tuy nhiên, lý thuyết về tha hoá đã bỏ qua một phương diện quan trọng của tôn giáo – mà nhiều nhà nghiên cứu trước đó đã nhấn mạnh: tôn giáo trước hết là sự chứng nghiệm cá thể, là cái kinh nghiệm vượt ra khỏi phạm vi nắm bắt của Lý tính, thậm chí còn là trạng thái siêu Lý tính, và bản nguyên của Lý tính. Lý tính không thể thấu đạt chính bản thân nó. Nó chỉ có năng lực hướng đến cái bên ngoài, hoặc giả có hướng nội (reflection) thì bản thân Lý tính vẫn bị tách ra thành cái nhận biết và cái được nhận biết – tức là vẫn tồn tại như một thứ bản chất nhị nguyên. Bởi vậy, không phải Lý tính nắm bắt tôn giáo mà trái lại, Lý tính tìm thấy ý nghĩa đích thực của nó chỉ khi được quan niệm như một hiện tượng trong lòng tôn giáo. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì chức năng bù đắp của tôn giáo vẫn được thừa nhận, bất chấp các kiến giải khác nhau về bản chất của nó.

Trong vài chục năm trở lại đây, phương pháp tiếp cận trở thành một chủ đề được bàn luận sôi nổi trong giới nghiên cứu tôn giáo. Đây là một hệ quả tổng hợp từ hai áp lực: sự biến đổi của hiện thực tôn giáo đương đại và nhu câu nội tại của bản thân các nghiên cứu.

Cách tiếp cận, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao hàm các thủ pháp, các khái niệm công cụ mang tính duy lý mà còn bao hàm cả thái độ ứng xử đối với đối tượng nghiên cứu. (Cái nhân tố này xem ra “ít duy lý” nhất, nhưng lại rất quan trọng, bởi nó là sự khởi đầu có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ mạch lôgic sau này của nghiên cứu). Xuất phát từ nhận định ấy, một số học giả đề nghị một cuộc đối thoại giữa tôn giáo và khoa học mang tính xây dựng.

Cơ sở của đề xuất như vậy là việc người ta thừa nhận ràng, không thể khử bỏ được yếu tố phi lý trong đời sống nội tâm con người, ràng Lý tính của con người là hữu hạn – chẳng những trong việc nhận thức thế giới vô hạn mà còn trong cả việc biểu đạt “sự biết” của cá nhân. Mệnh đề này, về thực chất, đã được

Kant đề cập tới trong luận thuyết về “vật tự nó” và trong các antinomian của Lý tính. Sau này, Hegel phát triển mệnh đề ấy lên một thang độ mới: biết không có nghĩa là sự mô tả bề ngoài của cái được biết, cũng không phải là sự biểu đạt nội dung của cái được biết qua hệ thống các khái niệm và phạm trù lôgic; mà cái biết thực sự, tuyệt đích phải là hành vi tạo ra chính bản thân sự vật (cái được biết). Đó cũng chính là sự nhận thức tối cao – là ý niệm thượng đế mà với tư cách cá thể, con người không bao giờ có thể đạt tới được. “Kant hạ thấp tri thức để dọn sạch đường cho lòng tin; Hegel đề cao tri thức, quả quyết ràng tri thức tức là tri thức về thượng đế”.

Rõ ràng là Lý tính không thể choán hết đời sống tinh thần của cá thể cũng như nhân loại (mặc dù nó luôn có kỳ vọng làm như vậy), và như thế thì phần còn lại sẽ là vương quốc của cái phi duy lý – nơi ngự trị của Tôn giáo và nghệ thuật. Bởi vậy, đối thoại ở đây không nhằm mục đích tìm ra những chuẩn mực chung cho cả sự duy lý khoa học lẫn sự phi duy lý của tôn giáo, mà chủ yếu là nhàm kiến tạo một thái độ ứng xử thoả đáng giữa hai bên. Bản thân việc đặt ra vấn đề đối thoại đã có nghĩa là mỗi bên đều không cố gắng tìm cách độc quyền trong lĩnh vực tinh thần và không nuôi tham vọng nắm được toàn bộ chân lý, vì rằng cả khoa học lẫn tôn giáo đều có nhiệm vụ chung là đem lại phúc lạc tinh thần và vật chất cho con người.

Đối thoại thừa nhận rằng, tiềm năng tinh thần của đức tin cũng góp phần vào việc khôi phục mối liên hệ hài hoà với thế giới xung quanh; cũng có khả năng làm thay đổi hiện thực về mặt đạo đức, và do đó đem lại cho hiện thực mang tính người có được một sự tồn tại hoàn hảo hơn; và điều đó sẽ dẫn đến chỗ đổi mới sâu sắc thế giới này. “Tất cả những cái đó… có thể là động lực thúc đẩy để hình thành nền khoa học của tương lai, một nền khoa học phảng phất với cách quan niệm chỉnh thể thời cồ đại về thế giới, kết hợp cả những quan sát theo lối kinh nghiệm với những tư tưởng triết học – tôn giáo và sự thông linh thần bí”.

Giả định về sự kết hợp tương lai giữa tôn giáo và khoa học của đối thoại cũng đã xét đến sự tổn thương của tính khách quan khoa học bởi tính chủ quan cá thể. Rõ ràng là sự gặp gỡ và đi vào nhau của khoa học và tôn giáo là một sự mạo hiểm của Lý tính. “Nhưng ở đâu có tinh thần thì ở đó có tự do. Ở đâu có tự do thì ở đó có sự mạo hiểm. Vươn tới hiện thực tối cao là chuyện mạo hiểm bởi có thể vấp ngã, không thành. Nhưng nếu không ỉàm điều đó thì sẽ không có sự trưởng thành về tinh thần của nhân cách, và con người không hoàn thành được sứ mạng của mình… Và mạo hiểm là đáng làm cho dù ý nghĩa đó cao hơn nhiều so với những khả năng nhận thức của chúng ta”.

Một xu hướng khác nổi lên hiện nay trong nghiên cứu tôn giáo là cách tiếp cận chỉnh thể (holistic approach). cố nhiên, nhu cầu tổng họp tri thức được chúng ta tiếp nhận khá dễ dàng ở thời điểm hiện nay, vì điều đó không chỉ đúng với các nghiên cứu tôn giáo mà còn đúng với nhiều ngành khoa học khác.

Qúa trình xuyên thấu vào nhau của các ngành khoa học để tạo ra tri thức liên ngành là hoàn toàn tương thích với quá trình hội nhập vào đời sống toàn cầu của cá nhân và cộng đồng. Sự phụ thuộc lẫn nhau đã làm cho mỗi vấn đề mới nảy sinh đều có thể được xem như là điểm giao cắt của nhiều vòng khâu hiện thực – và do đó, của nhiều vùng tri thức. Tuy nhiên, để đi tới một kết cuộc như vậy lại là một vấn đề không đơn giản chút nào đối với các nghiên cứu tôn giáo, vì rằng – một mặt, đối tượng của chúng (cái phi duy lý) và công cụ khảo sát (cái duy lý) luôn nằm ở tình trạng phân lập; mặt khác, sự tích hợp tri thức là một quá trình phát triển lịch sử lâu dài.

Vào năm 1858, với tác phẩm Essays on comparative mythology, Max Mũller đã đặt nền móng cho cách tiếp cận ngữ nghĩa trong nghiên cứu tôn giáo. Nội dung cơ bản của phương pháp này là đối xử với những ý niệm tôn giáo – chắng hạn ý niệm về các vị thần linh như những tên gọi hay các ngôn từ. Và do đó việc nghiên cứu tôn giáo được đồng nhất với việc nghiên cứu lịch sử các ngôn ngữ cổ. Cách tiếp cận đó rõ ràng là có ích song còn quá phiến diện so với hiện thực phức tạp mà nó đang nghiên cứu. Bởi vậy, năm 1871 Burnett Tylor với tác phẩm “Primitive Cuture” đã kiến tạo một cách tiếp cận mới thay thế cho nó: Lý giải bản chất của tôn giáo như sự tiến hoá của niềm tin nguyên thuỷ về tính độc lập của linh hồn trong quan hệ với thể xác ở các tộc người sơ khai, về sự bất tử của linh hồn và tính duy linh của vạn vật (animism: Hồn linh giáo). Kế đó, trong những năm đầu của thế kỷ XX, Wilhelm Schmidt đã tiến hành kết hợp nghiên cứu tôn giáo với dân tộc học lịch sử (ethnologic history). Cách tiếp cận lịch sử này đã cải thiện tình hình nghiên cứu tôn giáo lên rõ rệt vì nó đã bắt đầu chiêm ngưỡng tôn giáo như một đối tượng văn hóa… Nhìn chung, những cách tiếp cận như vậy đối với tồn giáo vẫn là sự chiêm ngưỡng từ bên ngoài. Nói cách khác, tư duy lôgic – duy lý đang cố gắng tìm kiếm khởi nguồn lôgic của tôn giáo mà trên thực tế, theo Robert H. Lowie (1883-1957) và Paul Radin (1883-1959), là cái không thể có. Tôn giáo, trước hết – các ông khẳng định – nảy sinh từ kinh nghiệm cá thể hay từ sự chứng nghiệm siêu việt khi cá thể người và cái thiêng liêng gặp nhau. Lý tính tuyệt nhiên không có quan hệ gì ở đây, trái lại mọi cố gắng và nỗ lực của Lý tính chỉ làm hỏng cái kinh nghiệm tâm linh đó. Một khi cái kinh nghiệm này có thể diễn tả bằng ngôn từ, bằng hệ thống khái niệm thì nó không còn là cái tuyệt đối nữa. Luận điểm này khá giống với quan niệm của nhà triết học cổ điển Đức Schelling khi bàn đến tính tuyệt đối của nghệ thuật.
Cách đặt vấn đề như vậy của những người ủng hộ phương pháp tiếp cận từ bên trong đã đặt dấu chấm hết cho công cuộc tìm kiếm những nguyên nhân khả dĩ có thể soi sáng khởi nguồn của tôn giáo, vì nó đòi hỏi người nghiên cứu phải là người chứng nghiệm “cảm giác tôn giáo”. Nhưng điều nghịch lý của phương pháp này là ở chỗ: nếu như cái kinh nghiệm tâm linh đó xảy ra thì rốt cuộc nó vẫn không thể truyền đạt lại được bằng ngôn ngữ duy lý. Nó thực sự là trạng thái “bất khả thuyết”, “không thể nghĩ bàn”- giống như các kinh điển của Phật giáo đại thừa vẫn thường nói.

Cách tiếp cận từ bên trong đã đặt nền tảng cho trường phái “Hiện tượng học tôn giáo”- Yêu cầu tôn trọng những sự kiện tôn giáo và những ẩn ý của chúng; phản đối việc quy tôn giáo về các chức năng xã hội, tâm lý hay duy lý… tức là bác bỏ thái độ giải thích tôn giáo bằng những dữ kiện bên ngoài nó.

Khi tổng kết các quan điểm đương đại về khởi nguồn của tôn giáo, nhà nghiên cứu tôn giáo Mircea Eliade đã đi đến kết luận: “Hiện nay… các học giả phần lớn đều thống nhất nghĩ rằng… không thể đi ngược thời gian để tìm hiểu tới nguồn gốc hoặc các cấp độ đầu tiên của tôn giáo”. Điều đó đã khiến các nghiên cứu tôn giáo chuyển sự quan tâm từ việc tìm hiểu cội nguồn và cơ chế hình thành ý thức tôn giáo sang việc tìm hiểu ý nghĩa của một hình thức tôn giáo cụ thể và sự phát triển lịch sử của nó.

Bước chuyển này, đến lượt nó, đòi hỏi một hệ thống các tri thức liên ngành, trong đó các khoa học như sử học, xã hội học, tâm lý học, hiện tượng học… đều dự phần.

Một trong những hình thái biểu hiện cụ thế của cách tiếp cận tổng hợp là tiến hành hợp nhất tôn giáo với văn hoá để khảo sát nó trong bối cảnh lịch sử nhân loại. Christopher Dawson (1889-1970) giả định rằng tôn giáo khồng phải là một hình thái ý thức trừu tượng, mà là truyền thống văn hoá hay tập tục văn hoá. Cũng theo ông thì một xã hội giàu sức sống tất có một tôn giáo, mà tôn giáo này ở mức độ rất lớn lại quyết định phương thức văn hoá của xã hội ấy. Do đó, việc nghiên cứu tôn giáo trong sự thống nhất với văn hoá sẽ mở ra một cái nhìn mới, hay nói đúng hơn là cho phép đánh giá lại các vấn đề có liên quan sự phát triển xã hội.

Tuy nhiên sau đó các học giả như Paul Tillich, Amold Toynbee, Ernst Cassirer đã phát triển thái quá quan điểm này, tới độ đồng nhất tôn giáo với văn hoá, và đồng nhất trên cơ sở của tôn giáo. Chẳng hạn, Paul Tillich cho rằng tôn giáo là mặt tinh thần của nhân loại. Nhìn từ góc độ bản thể, tôn giáo là tầng đáy của cuộc sống tinh thần nhân loại, bởi vậy nó là cái cuối cùng, vô điều kiện, chỉnh thể và vô hạn. Tôn giáo phú cho văn hoá bản thể của ý nghĩa, còn văn hoá là tổng hoà các hình thức biểu đạt của tôn giáo.

Sự đồng nhất trên cơ sở của tôn giáo đã lái các nghiên cứu tôn giáo theo hướng chuyển từ chủ nghĩa duy lý sang chủ nghĩa phi duy lý. Và đây cũng là một trào lưu khá phổ biến trong giới học giả phương Tây. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng nhờ cách tiếp cận ấy mà tôn giáo trở nên trực quan hơn trong con mắt người nghiên cứu. Tôn giáo giờ đây hiện thân như lối sống, phong tục, tập quán, lễ nghi… – tức là tất thảy những gì cấu thành các nền văn minh của nhân loại. Việc nghiên cứu tôn giáo đã trở nên thực chứng hơn, song cũng đa nguyên hơn.

Có thể nói, từ nhất nguyên chuyển sang đa nguyên luận, từ chủ nghĩa duy lý chuyển sang chủ nghĩa phi duy lý, là hai khuynh hướng đặc trưng của các nghiên cứu tôn giáo hiện nay.

Xem thêm Tín ngưỡng tôn giáo và Đạo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận