Triết lý công giáo về hôn nhân – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Triết lý công giáo về hôn nhân

ThS. Đỗ Thị Ngọc Anh

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đặt vấn đề

Với mỗi con người, hôn nhân là một việc trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về sự trưởng thành không chỉ trong tâm sinh lý, mà cả trong nhận thức và trách nhiệm xã hội. Đồng thời hôn nhân cũng mở ra một hướng đi mới trong cuộc sống của mỗi con người. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân được xây đựng trên cơ sở tự nguyện của tình yêu thượng giữa một người nam và một người nữ mà kết quả của nó chính là sự ra đời của một gia đình mới. Hay nói cách khác, gia đình được bắt đầu từ hôn nhân, hôn nhân chính là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự thiết lập một gia đình. Hôn nhân là một phạm trù mang tính lịch sử – xã hội, trực tiếp phụ thuộc vào quan niệm, phong tục tập quán, văn hoá ở mỗi dân tộc, mỗi vùng miền khác nhau, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển xã hội, vào việc người đó theo tôn giáo này hay tôn giáo khác… Tìm hiểu triết lý Công giáo về hôn nhân gia đình và tác động của nó đến đời sống tinh thần của dân tộc sẽ cho ta một cái nhìn đúng đán về những giá trị của văn hoá, đạo đức Công giáo trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Hôn nhân gia đình của người Công giáo là đề tài rộng và phức tạp. Bài viết này chỉ đi vào khai thác triết lý Công giáo về hôn nhân gia đình ở những nội dung cơ bản sau đây:

1. Nguồn gốc hôn nhân Công giáo

Công giáo là một chi phái chính của Kitô giáo có nguồn gốc từ đạo Do Thái, do Chúa Giêsu sáng lập ra. Theo Kinh Thánh, buổi sơ khia, trên trần gian chỉ có đàn ông. Chúa thấy đàn ông ở một mình không tốt, nên đã tạo ra người

nữ đầu tiên là Eva: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” [St 2, 18]. Theo nghĩa đó, hôn nhân nam nữ là tự nhiên như âm dương, như trời đất, để tạo nên sự sống. Trước khi Chúa Giêsu giáng sinh đã có hôn nhân trong tình trạng tự nhiên. Nhưng từ khi Chúa Giêsu xuổng trần, Ngài đã minh định lại ý nghĩa uyên nguyên của hôn nhân và thiết lập Bí tích Hôn phối. Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết một người nam với một người nữ bởi thế họ không được phân li vì bất cứ lý do gì. Qua hôn nhân, Thiên Chúa không chỉ ban cho đối nam nữ ơn tự nhiên mà còn cả ơn siêu nhiên nữa. Hôn nhân là bí tích nên Giáo hội yêu cầu phải sửa soạn chu đáo và cử hành long trọng.

Nguồn gốc của hôn nhân khởi nguồn từ Thiên Chúa. Theo Sách Sáng thế, ngày thứ sáu, sau khi đã tạo dựng nên trời đất, cây cối và muôn loài vật, Thiên Chúa phán: Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất và tất cả loài bò sát di chuyển trên mặt đất. Thiên Chúa tạo thành hụ có nam có nữ, rồi Ngài chúc phúc cho họ và phán rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” [St 1, 28]. Sách Sáng thế đã ịiói rõ ràng khi bàn về sự kết hợp vợ chồng: “Thiên Chúa lấy bùn đất nặn thành con người, thổi sinh khí vào và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa phán: “Con người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” [St 2, 18]. Rồi, Thiên Chúa khiến Adam ngủ say, và Ngài lấy một xương sườn của ông và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho xương sườn đã lấy từ Adam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Adam. Adam liền nói: “Đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì được rút từ đàn ông ra” [St 2, 23]. 

“Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” [ St 2, 24].

Như vậy, hôn nhân đã xuất hiện ngay từ buổi đầu sáng thế và do ý muốn của Thiên Chúa. Khi tạo dựng, Ngài đã không dựng nên con người cô độc mà đã dựng nên người nam, người nữ và liên kết họ trở thành vợ chồng “một xương một thịt”. Điều đó cho thấy, nguồn gốc hôn nhân chính là Thiên Chúa. Ngài là Đấng Tác tạo hôn nhân và đã khắc ghi ơn gọi hôn nhân vào trong bản tính của con người khi tạo dựng nên họ có nam có nữ.

2.  Hôn nhân Công giáo là một bí tích

Qua kết hôn, người nam và người nữ trở thành vợ chồng theo ỉuật tự nhiên, nhưng đó không phải là bí tích. Đối với người Công giáo, hồn nhân không chỉ là một khế ước có giá trị trước Thiên Chúa mà còn là một bí tích, nhờ đó, người Công giáo được Thiên Chúa ban cho cả những ơn tự nhiên và siêu nhiên để họ chu toàn bổn phận vợ chồng, cha mẹ với tư cách họ là con cái Chúa. Thánh Gioan nói: “Hôn nhân là bí tích tình yêu…Khi vợ chồng nên một trong hôn nhân, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của Thiên Chúa trên trời” [dẫn theo Giáo lý hôn nhân và gia đình, Nxb. Tôn giáo, tr. 19].

Hôn nhân Công giáo là một bí tích. Vì thế, với người Công giáo, việc kết hôn chỉ có giá trị trước sự chứng giám của vị đại diện Giáo hội, thay mặt Thiên Chúa theo luật Hội Thánh và cử hành theo Bí tích hôn phối. Nếu không như thế, đời sống chung của họ là một tội lỗi, kể cả khi được pháp luật dân sự thừa nhận. Đây là điểm khác biệt giữa hôn nhân của người Công giáo với hôn nhân của người ngoài Công giáo, vì khi nâng hôn nhân lên hàng bí tích thì cũng có nghĩa đôi vợ chồng đó sẽ được Thiên Chúa ban cho những ơn cần thiết trong đời sống hôn nhân gia đình. Phần thưởng ân sủng này sẽ làm tăng thêm ơn thánh hóa để sức sống siêu nhiên nơi họ dồi dào hơn. Ngoài ra, Thiên 

Chúa ban thêm nhiều đặc sủng trợ giúp họ thi hành bổn phận hàng ngày. Nhờ những ân sủng ấy, đôi hôn phối được nâng đỡ trong quá trỉnh thánh hoá bản thân, trong trách nhiệm làm vợ, chồng, cha, mẹ. Công đồng Vaticanô II nói: “Vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích để chu toàn xứng đáng các bổn phận trong bậc sống của họ. Nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến và ngày càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và thánh hoá lẫn nhau; và bởi đó, họ cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa”.

3.  Mục đích của hôn nhân Công giáo

Mục đích đầu tiên của hôn nhân Công giáo là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau. Chúng ta đều biết, quan hệ hôn nhân gia đình được xây dựng trên cơ sở tình yêu. Vợ chồng đến với nhau do tình yêu mách bảo và kết hôn là để cùng nhau nuôi dưỡng và phát triến tình yêu ấy. Câu Kinh Thánh: “Adam không tìm được sự trợ giúp tương hợp” là sự diễn tả cáỉ thiếu, cái cần của Adam. Chúa đã ban cho Adam có tất cả vạn vật xung quanh nhưng người vẫn chẳng thấy vui vì tâm hồn trống trải. Và để lấp đầy sự trống vắng đó của Adam, Thiên Chúa đã ban cho Adam, Eva. Và, khi Chúa đưa Eva tới, Adam đã thốt lên sung sướng: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” [St 2, 23]. Lời nói ấy biểu ỉộ sự hài lòng của Adam. Khi tìm thấy “trợ tá tương xứng”, Adam cảm thấy đầy đủ, không còn trống vắng. Cảm xúc vui mừng, phấn khởi của Adam chứng tỏ ràng, nếu con người tìm thấy cho mình một tình yêu chân chính, đích thực thì đó chính là niềm hạnh phúc vô biên.

Tình yêu nam nữ sẽ được phát triển thành hôn nhân. Tuy nhiên, khi bước vào đời sống hôn nhân, không phải đôi vợ chồng nào cũng cảm thấy tất cả mọi thứ đều như mình mong muốn. Con người là nhân vô thập toàn, vì vậy, đôi

nam nữ không chỉ giúp đỡ nhau trong tình yêu mà còn phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống vợ chồng để ngày thêm hoàn thiện.

Mục đích thứ hai của hôn nhân Công giáo là sinh sản con cái. Con người sống không thể không có tình yêu. Tình yêu giữa vợ và chồng được ví như một cây xanh. Khi trồng cây ai cũng mong muốn sẽ có ngày cây nở hoa kết trái. Vì thế, tình yêu thắm thiết của đôi vợ chồng chỉ thực sự có nghĩa trọn vẹn khi đôi vợ chồng đó sinh ra những đứa con.

Cùng song hành với mục đích vợ chồng trọn đời yêu thương nhau là việc sinh sản và giáo dục con cái. Người Công giáo quan niệm, lệnh truyền của Thiên Chúa là nền tảng của việc sinh sản con cái. Hơn nữa, đây cũng là mục đích nội tại của phái tính. Ngay từ buổi đầu tạo dựng, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ và đã muốn loài người nối tiếp nhau có mặt đông đảo trên trái đất. Loài người vinh dự được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng. Tự bản tính, tình yêu của người nam và người nữ thu hút nhau một cách tự nhiên. Tình yêu ấy được thể hiện trọn vẹn khi đôi bạn dâng hiến cho nhau tâm hồn và thể xác. Kết quả của việc tự hiến ấy là tạo dựng hạnh phúc cho nhau và sần sinh ra những con người mới. Như vậy, con người mới vừa là kết quả cồng việc của Thiên Chúa (có nguồn gốc từ Thiên Chúa: “Con cái là là hồng ân của Chúa, con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban” [Tv 127, 3], vừa là kết quả công việc của loài người (quan hệ tình dục – một hành vi nhân linh cao đẹp chứ không phải là một động tác bản năng sinh lý thuần tuý).

Từ hai mục đích trên của hôn nhân gia đình’Công giáo, Công đồng Vaticanô II đã đưa ra những lý do cơ bản nhằm phản đọi việc ly dị. Đó là hạnh phúc của lứa đôi; của con cái và của xã hội. Lý do thứ tư có tính cách thần học được

rút ra từ vai trò của bí tích trong hôn nhân Công giáo.

Một là, ly dị bị phản đối vì hạnh phúc của đôi vợ chồng. Khi kết hôn, người nam và người nữ được gọi là vợ chồng. Lúc này, họ đã thực sự gắn bó với nhau về mọi mặt. Cuộc sống vợ chồng đem lại cho đôi nam nữ nhiều quyền lợi nhưng cũng có không ít những trách nhiệm nặng nề. Sự ràng buộc song phương khiến họ sống phải có trách nhiệm hơn với người đối ngẫu của mình. Tự bản chất, hôn nhân là sự hợp nhất tình yêu giữa hai người khác giới. Vì thế, việc ly dị sẽ đánh mất đi ý nghĩa và mục đích của sự tự hiến cho nhau và lòng trung tín trong tình yêu. Nếu chuyện đó xảy ra, người chồng và người vợ không thể tận hiến cho nhau một cách trọn vẹn, khi mà ngay cả trong suy nghĩ họ cũng không thật sự chung thuỷ với nhau. Xét về phương diện tâm lý thì tự bản chất tình yêu của con người đã qui hướng về bạn đời trăm năm. Chính việc khẳng định hôn nhân là bất khả phân ly đã tạo nên một thế lực rất mạnh, nhằm để bảo vệ lợi ích tình yêu vợ chồng và lòng trung thành giữa họ. Điều đó trở thành một động lực rất mạnh, nhằm giúp cho vợ chồng chấp nhận những khuyết điểm của nhau, bảo tồn sự hiệp nhất và cùng phát triển hạnh phúc lứa đôi.

Hai là, ly dị bị phản đối vì gây tác hại cho trẻ em. Khi mối dây liên hệ ràng buộc trong đời sống hôn nhân bị lỏng lẻo, thì con cái bị tước đoạt đi tình cảm của bố, mẹ hoặc cả hai người. Điều nàỵ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến việc học hành và gây nên sự bất ổn trong tâm hồn của chúng. Sự mất mát này đối với trẻ em thì không gì có thể bồi hoàn được. Các nhà tâm lý học đã khẳng định, chỉ có trong môi trường tình cảm, thương yêu, gần gũi của cha mẹ thì đứa trẻ mới hình thành được những cảm xúc lành mạnh, và đó cũng là cơ sở quan trọng để tạo nên nhân cách và trí tuệ của trẻ.

Thông thường thì các em sẽ gặp phải nhiều vấn nạn và khó khăn khi chúng phải trải qua cuộc ly dị của ba mẹ. Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ em bơ vơ, cơ nhỡ, hoặc mắc các tệ nạn xã hội đều xuất thân trong những gia đình mà quan hệ giữa cha và mẹ không mấy êm thấm. Chính sự cãi vã, không chung thuỷ hoặc sự tan vỡ của cha mẹ là nguyên nhân chính gây nên những tổn thương không gì cứu vãn cho các em. Khi cha mẹ bỏ nhau sẽ gây nên hậu quả vô bờ cho con cái và xã hội. Vì thế, các bậc làm cha làm mẹ cần lấy lợi ích của con cái để đấu tranh cho sự bền vững của mái ấm gia đình.

Ba là, ly dị gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Trong bất cứ thời đại nào, gia đình cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Trước hết, gia đỉnh là đơn vị hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho xã hội. Sự phát triển của gia đình là thước đo đánh giá trình độ phát triển của quốc gia, dân tộc. Đảng nhấn mạnh rằng, dân có giàu thì nước mới mạnh. Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất phản ánh thực trạng xã hội cũng như trình độ, tư tưởng, văn hoá của dân tộc trong một giai đoạn nhất định. Chính mối tương quan biện chứng này mà lợi ích của xã hội đòi hỏi gia đình phải bền vững.

Bốn là, ly dị không được phép vì lý luận thần học về bí tích hôn nhân. Lý luận này chỉ được áp dụng cho các Kitô hữu. Với hôn nhân Công giáo, một khi đã thành sự và trở thành bí tích thì không thể chia lìa. Chuẩn mực của quan hệ này là sự hợp nhất giữa Đức Kitô với Hội Thánh. Vì hôn nhân tượng trưng cho một mối liên hệ hết sức mật thiết giữa người nam và người nữ và được nối kết trong việc sinh sản và giáo dục con cái, cho nên hôn nhân mang tính chất đơn nhất và bất khả phân ly. Hơn nữa, ngay từ buổi đầu thành hôn, vợ chồng cần phải có trách nhiệm và bổn phận để gìn giữ, bảo vệ và phát triển hạnh phúc lứa đôi.

Qua đây cho thấy, hôn nhân Công giáo là một bí tích có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Mục đích của hôn nhân Công giáo là vợ chồng yêu thương nhau trọn đời. Tình yêu thánh thiện đó sẽ được kết trái khi đôi vợ chồng sinh ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Điều này cho thấy hôn nhân Công giáo mang tính nhân bản sâu sắc, đồng thời, đây cũng là ước vọng tự nhiên của con người khi bước vào đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, vấn đề sinh sản theo quan niệm của Giáo hội Công giáo là một vấn đề luôn có nhiều tranh cãi. Theo Kinh Thánh, hôn nhân không phải là một quan hệ thuần tuý của con người, mà trước hết nó còn nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Như vậy, mục đích của hôn nhân là sinh sôi nảy nở cho nhiều, vấn đề là nếu các Kitô hữu cứ tự nhiên mà hành động theo những gì Thiên Chúa phán thì dân số thế giới không phải tăng theo cấp số cộng mà là cấp số nhân. Và hệ quả của sự bùng nổ dân số là nảy sinh những vấn đề xã hội nan giải.

Kết luận

So với hôn nhân gia đình trong truyền thống Việt Nam, hôn nhân gia đình Công giáo vừa có điểm tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt, về các thủ tục dân sự, đã là người Việt Nam, không phân biệt tôn giáo, đều phải đến nơi đại diện của chính quyền sở tại làm thủ tục đăng ký kết hôn. Đó là cơ sở pháp lý để thừa nhận hôn nhãn tồn tại. Nhưng về mặt nghi lễ và tín ngưỡng thì giữa hôn nhân của người Công giáo với người không Công giáo lại có sự khác biệt rõ ràng. Khác với người ngoài Công giáo, khi kết hôn người Kitô hữu ngoài việc thực hiện các thủ tục dân sự và nghi lễ truyền thống (phần đời) họ còn phải thực thi những nghi lễ riêng biệt của người Công giáo Việt Nam (phần đạo). Trong đó, những lễ nghi và tín ngưỡng này giữ vai trò quyết định, vì họ có đức tin, hôn nhân là một bí tích thánh thiêng, một ơn gọi do Thiên Chúa ban cho. Sự giống và khác của các nghi lễ hôn nhân truyền thống với hôn nhân Công giáo đã bổ trợ cho nhau để tạo nên sự đa dạng và phong phú, nét truyền thống và hiện đại trong 

việc xây dựng hôn nhân tiến bộ và gia đình văn hoá trong xã hội ngày nay.

Nền kinh tế thị trường đang trực tiếp tác động đến hôn nhân gia đình, làm rạn nứt và mai một các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trên các phương diện văn hoá, lối sống và đạo đức. Khi xã hội còn có nhiều tồn tại và đạo đức văn hoá gia đình còn có nhiều vấn đề đáng lo ngại như hiện nay thì phải thừa nhận rằng đạo đức tôn giáo có một sức mạnh rất đáng kể trong việc bảo vệ và phát triển những giá trị cao đẹp của truyền thống dân tộc. Giáo dục con người có một cái nhìn đúng đắn về hôn nhân gia đình là sự thể hiện một khía cạnh văn hoá của quốc gia. Công giáo xưa và nay có nhiều giá trị tích cực, đóng góp cho văn hoá nhân loại cũng như cho truyền thống văn hoá Việt Nam, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Chính những Giáo lý và những điều răn dạy của Chúa đã đi vào đời sống thực tại của con người, nó trở thành triết lý nhân sinh có tác dụng thanh tẩy con người, kêu gọi các tín hữu phải thực hành tiết độ, tự rèn luyện mình để trở thành người có đạo đức. Tình yêu và hôn nhân đúng đắn là một yếu tố tối quan trọng tạo nên một nền tảng gia đình và xã hội vững mạnh, thúc đẩy tiến bộ nhân loại.

Xem thêm Hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận