Quan hệ giữa “Triết học Tôn giáo”, Thần học và “Triết học thuộc tôn giáo” – Triết học Tôn giáo: Một số vấn đề lý thuyết cơ bản

Đang tải...

Thần học “Triết học thuộc tôn giáo”

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Đại học Quốc gia Hà Nội

1. “Triết học tôn giáo” theo nghĩa rộng nhất là khái niệm diễn đạt những phán xét khá đa dạng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ nghiên cứu duy lý về tôn giáo, bao gồm cả sự khảo sát nội dung cách các tôn giáo khác nhau giải quyết những vấn đề bản thể ỉuận – thần học, đạo đức – nhân học và tri thức luận. Trên cơ sở đó có thể xếpcác tác phẩm như “về bản chất của các thánh thần” của Ciceron, “Đối thoại về tôn giáo tự nhiên” của Hume hay “Bản chất Kitô giáo” của Phoibach vào “triết học tôn giáo”. Triết học tôn giáo luận chứng quan điểm của mình về tôn giáo trên các nguyên tắc lý tính và khác với thần học không liên hệ gì một cách chủ quan với đức tin và mặc khải, cũng như một cách khách quan với giáo hội như thiết chế xã hội. Đối với nhà triết học nghiên cứu tôn giáo, không phải “tôn giáo”, mà “lý tính”, “khoa học” mới là xuất phát điểm. Tranh luận duy lý về Thượng đế và quan hệ của Ngài với con người và thế giới không cần viện dẫn đến mặc khải và các cội nguồn của nó về mặt lịch sử cũng đã có trong khuôn khổ thần học của giáo hội, và trong trường hợp này thể hiện là “thần học tự nhiên” (khác với “thần học Mặc khải”). “Tổng luận thần học” của Thomas Aquinô là ví dụ điển hình nhất của “thần học tự nhiên”. (Như vậy thần học cũng có ít nhất 2 loại, quan hệ của từng loại này với “triết học tôn giáo” cũng khác nhau).

2. Thần học là tập hợp các học thuyết tôn giáo về bản thể luận và hành vi của Chúa được xây dựng trong các hình thức thế giới quan duy tâm trên cơ sở các văn bản được coi như mặc khải linh thiêng. Một trong những tiền đề của thần học là quan điểm Chúa cá nhân cấp báo tri thức tối trọng về mình thông qua “thần ngôn” của mình, điều đó lý giải vì sao mà ở nghĩa chặt chẽ của từ nó chỉ có thể trong khuôn khổ thần luận hay ít nhất trong phạm vi xu hướng thần luận. Tiền đề thứ hai của thần học là sự tương đối phát triển của các hình thức triết học. Mặc dù thần học không thể có được nếu thiếu bộ máy khái niệm triết học, về bản chất nó vẫn khác xa với triết học, kể cả “triết học thuộc tôn giáo’. Trong khuôn khổ thần học như vốn có tư duy triết học phải phục tùng các cơ sở hư ảo, lý tính bị gán cho vai trò phục vụ kiến giải, nó chỉ tiếp thu và giải thích “lời của Chúa”. Thần học mang tính cực quyền, theo nghĩa này Ĩ1Ó khác với mọi tư tưởng mang tính tự trị, bao gồm cả triết học. Trong giáo phụ học đã hình thành dường như hai cấp độ: cấp thấp – sự tư biện triết học về đấng tuyệt đối như là về bản chất, nguyên nhân đầu tiên và mục đích của tất cả các sự vật (cái mà ngay Arixtot đã gọi là “thần học”, là đồng nghĩa với “triết học thứ nhất”, hay siêu hình học); cấp độ cao là “các chân ỉý mặc khải” không thể lĩnh hội bằng lý tính. Trong thời kỳ kinh viện, hai dạng thần học đó được diễn đạt bàng thuật ngữ “thần học tự nhiên” và “thần học Mặc khải”, cấu trúc đó của thần học là đặc trưng hơn cả đối với các học thuyết truyền thống. Sự chuyển hướng trọng tâm sang sự trải nghiệm khổ hạnh – thần bí khăc ghi dấu ấn ở sự trung thành của thần học chính thống giáo: sự trung thành duy nhất không cho phép cả “thần học tự nhiên” lẫn Kinh thánh học tách ra khỏi thành phần của mình. Thần học Tin lành giáo đôi khi tỏ thái độ khước từ khái niệm “thần học tự nhiên”. Vào thế kỷ XX các xu hướng đó được khích lệ bởi ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh, cũng như bởi khát vọng đưa thần học ra khỏi sự hời hợt mà ở đó có thể xảy ra xung đột với kết quả  các nghiên cứu khoa học tự nhiên và với các khái quát triết học về các kết quả đó. Chính là theo vấn đề về khái niệm “thần học tự nhiên” mà đã xảy ra sự bất đồng giữa cấc đại diện hàng đầu của pháỉ thần học biện chứng là K. Bart và E. Brunner.

Nội dung giáo điều của thần học được hiểu như cái vĩnh hằng tuyệt đối và không chịu bất kì sự biến đổi lịch sử nào. Trong các phương án thần học bảo thủ nhất, đặc biệt trong chủ nghĩa kinh viện Kitồ giáo và trong chủ nghĩa kinh viện mới thì không chỉ có “lời của Chúa” mà cả các luận đề cơ bần của “thần học tự nhiên” đều được coi là chân lý vĩnh cửu, bên cạnh “mặc.khải vĩnh hằng” là “triết học vĩnh hằng”. Trong quá trình chuyển tiếp từ Trung cổ sang thời Cận đại các nhà tư tưởng đối lập bị truy nã không hẳn và chủ yếu không do bất đồng với Kinh Thánh, mà chính là do không chịu hiểu một cách kinh viện về Arixtot.

3. Trong tài liệu Anh ngữ từ trước tới nay “thần học tự nhiên” vẫn thường được gọi là “triết học tôn giáo” (Các học giả nói tiếng Anh đồng nhất “triết học tôn giáo” với “thần học tự nhiên”). Ngược lại, sự cương quyết chối bỏ từ lập trường “thần học Giáo hội” khả năng và tính hợp pháp của “triết học tôn giáo”, phản đối lý tính độc lập tham gia vào thảo luận các công việc của niềm tin, đã thể hiện rõ nhất trong thần học hiện đại của K. Bart. Cuối cùng, “thần học tự nhiên” được hiểu như một bộ phận hợp thành hệ thống bản thể luận truyền thống. Nó chính là ý đồ suy diễn một cách tiên nghiệm từ lý tính con người ra những phán đoán có nghĩa về Thượng đế và như vậy, đưa ra tranh thảo các vấn đề sau này thuộc “triết học tôn giáo”, – về Thượng đế và các thuộc tính của Ngài, về bản chất của niềm tin tôn giáo, về con người và tự do của họ, về quan hệ giữa niềm tin và lý tính…       :

Tuy nhiên, trước sự thay thế của các hình thái xã hội và của các thời đại văn hoá thì thần học ngày càng phải đối mặt với vấn đề: nó phải hành xử thế nào với thế giới đang biến đổi để bằng ngôn ngữ các công thức giáo điều không đổi vẫn diễn tả được nội dung mới. Chủ nghĩa bảo thủ bị đe doạ bởi sự cô lập hoàn toàn với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa hiện đại vốn gắn với việc “phổ biến rộng rãi tôn giáo” – bởi sự phá huỷ các chuẩn mực cơ bản của nó. Các xu hướng như vậy đều có trong lịch sử của thần học ở tất cả các tôn giáo. Thần học hiện đại đang trong cơn khủng hoảng. Không thể có thần học ngoài tổ chức xã hội kiểu giáo hội Thiên Chúa giáo và cộng đồng Do Thái giáo hay Hồi giáo, khái niệm “lời của Chúa” mất hết nghĩa ngoài khái niệm “Dân Chúa” như là người mang “thần ngôn”. Agustino đã diễn đạt điều này: “Tôi không thể tin cả thiên thần nếu như uy tín của nhà thờ không thức tỉnh tôi điều đó”. Ý đồ của Tin lành giáo tách quyền uy của Kinh thánh khỏi quyền uy của nhà thờ đã không thể tước hết từ thần học tính chất thiết chế của nó như là thuyết niềm tin tách khỏi những ai vốn được “cử đến” dạy dỗ các con chiên. Bản chất của thần học như là tư duy trong nội bộ tổ chức Giáo hội và dưới sự phục tàng quyền uy của nó làm cho thần học không tương dung với các nguyên tắc tự trị của tư duy triết học và khoa học. Vì thế, khởi đầu từ kỷ nguyên phục hưng thì không chỉ trào lưu duy vật, mà một số trào lưu triết học duy tâm đã được hình thành do xung đột ít nhiều với thần học và đã tạo ra truyền thống phê phán nó khá phong phú. Erabm Rotterdamxki phê phán thần học như một trò chơi trí tuệ khô khan và tẻ nhạt đứng giữa cá nhân con người và “triết học linh thiêng của Giêsu”. Bêcon và các nhà Bách khoa thư phê phán thần học còn dựa cơ sở trên sự phê phán Kinh thánh như là cơ sở của thần học. Xpinoza là nhà kinh điển của kiểu phê phán này. Một trình độ tư tưởng chống thần học mới đã đạt được ở Phoiơbach – người đặt vấn đề về thần học như về hình thái ý thức người bị tha hoá và đã kiến giải một cách hệ thống hình ảnh thần học của Chúa

như là hình ảnh chuyển hoá và phản diện của con người. Chủ nghĩa vô thần macxit lý giải các kết cấu thần học như là sự phản ánh các quan hệ xã hội đối kháng buộc con người phải phục tàng khởi điểm phi con người.

4. Ở nghĩa riêng và hẹp của từ, “triết học tôn giáo” biểu thị một môn triết học độc lập lấy tôn giáo làm đối tượng nghiên cứu. Lần đầu tiên thuật’ ngữ “triết học tôn giáo” đã xuất hiện ở Đức vào cuối thế kỷ XIX, tên công trình của Kant Tôn giáo chỉ trong khuôn khổ lý tính (1793) đã phân định rạch ròi hướng nghiên cứu của nó. Tôn giáo biểu hiện ở đây như là đối tượng suy ngẫm triết học với tư cách là một trong các hiện tượng văn hóa cùng với khoa học, pháp quyền, nghệ thuật. Trong trường hợp khi tôn giáo trở thành đối tượng của phân tích triết học, của sự phê bình và đánh giá từ lập trường của các phương pháp và lý thuyết khoa học, thì “triết học tôn giáo” được thiết chế hóa như là bộ phận hợp thành của “khoa học về tôn giáo”, hay “tôn giáo học”, cùng với các bộ môn như tâm lý học, xã hội học và lịch sử tôn giáo. Còn nếu sự suy ngẫm về tôn giáo không tuân theo các tiêu chuẩn và phương pháp khoa học, thì nó lại là “thần học trần thế” (loại thứ ba). Nhưng trong mọi trường hợp “triết học tôn giáo” – thậm chí ngay khi, như kiểu Hêghen, đặt triết học cao hơn tôn giáo, thì nó vẫn kiên trì khả năng và tính hiệu quả của việc “nói về Thượng đế” ngoài mặc khải. Trên bình diện này “triết học tôn giáo” là con đẻ của thời cận đại, khi chủ thể tư duy tự trị có phê phán hướng đến nhận thức Thượng đế và tôn giáo chỉ nhờ riêng lý tính chứ không dựa vào niềm tin.

Theo những cách khác nhau người ta đã xác định và kiến giải mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo trong văn hóa châu Au từ cùng một cơ sở chung – từ sự đối kháng đầy nghịch lý giữa niềm tin và lý tính mà trong đó chúng liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong lịch sử mối quan hệ đó bắt đầu từ cuộc gặp gỡ giữa Do Thái giáo

với triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên được thể hiện trong học thuyết của Philon Alecxandrixki về Logos. Học thuyết này cần phải gắn kết các tín điều của tôn giáo Do Thái với triết học Hy Lạp và trình bày “luật” Do Thái như là luật của “tự nhiên” có hiệu lực cho tất cả, không chỉ cho người Do Thái, mà còn cho cả người Hy Lạp.

Học thuyết Kitô giáo được hình thành bởi vô số nỗ lực của “các giáo sĩ” hướng đến việc làm rõ nội dung phổ quát có ý nghĩa chung của Kinh Thánh như là thứ vượt trên hết mọi niềm tin độc thần giáo trước đây và triết học cổ đại, nhưng đồng thời cũng dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với người Hy Lạp. Người ta muốn trình bày tôn giácr bằng ngôn ngữ của triết học cổ đại; trong đó mặc khải thánh thần phải là nguồn gốc xuất phát và không thể nghi ngờ của chân lý, còn các suy tư triết học làm nhiệm vụ giải thích (thông diễn) các văn bản linh thiêng. Đây đã là nhiệm vụ và đặc thù của “triết học thuộc tôn giáo”: (Kitô giáo) đang hình thành mà vốn ngay từ đầu đã tụng ca tôn giáo mới. Những công việc to lớn để nắm bắt theo tinh thần thần học những khái niệm cơ bản của triết học cổ đại (Đấng sáng thế, trí tuệ – xung lực đầu tiên, logos) đã được tiến hành, nhựng dần dần cũng rõ ra là chẩn lý cứu rỗi đặc thù Kitô giáo không thể được diễn đạt thích hợp bằrìg ngôn ngữ đặc thù triết học. Chính ý đồ liên kết niềm tin tôn giáo trực giác và tri thức triết học duy lý, ý định tổng hợp tôn giáo (thần học) và triết học đã là nhiệm vụ và tạo ra sự xung đột của triết lý Kitô giáo mà cho đếri tận bây giờ vẫn chưa hết gay gắt. ở đây cần phải tính đến vai trò quyết định của thần học trong văn hóa giáo hội Trung cổ. Chính niềm tin tôn giáo đã đảm bảo tính đặc thù và giá trị của văn hóa Trung cổ; các hình thức văn hoá khác nhau, trong đó có cả triết học, đều đã phát triên trong khuôn khổ tôn giáo.

Tính tất yếu của xung đột tôn giáo (thần học) và triết học là do sự khác biệt rất sâu sắc giữa chúng. Các tôn giáo châu Âu mà trước hết là Kitô giáo và sự thể hiện lý luận (thần học) của chúng đã phát triển trong khuôn khổ nghiêm ngặt của Kinh thánh và lòng trung thành thiêng liêng, của truyền thống và hệ biểu tượng phụng sự Chúa. Mọi tri thức bất kì được thừa nhận và tiếp nhận chỉ ở mức độ mà ở đó nó phù hợp với quy chuẩn nhà thờ và củng cố sự trung thành với nó. Còn triết học thì đối lập lại theo từng điểm: sự phân tích phê phán tất cả các hình thức văn hóa từ lập trường của lý tính, sự dựa vào tri thức kinh nghiệm, sự nghiên cứu tự do vốn không phục tùng các quyền uy đã được thừa nhận và sự sẵn sàng xét lại các luận điểm nền tảng V.V.. Đối tượng ưu tiên của triết học là các cơ sở siêu hình học của truyền thống lý luận về niềm tin: giới tự nhiên hữu hạn và nguồn gốc của vũ trụ, sứ mệnh của con người, quan hệ với lý tính và tính duy lý, cội nguồn của đạo đức V.V.. Đằng sau những cái đó là ý hướng tự nhiên của triết học thoát khỏi khuôn khổ của tôn giáo và chỉ có nó mới là hình thức văn hóa đặc thù.

5. “Triết học tôn giáo” thời Cận đại trong những biểu hiện quan trọng nhất của mình đã cương quyết chia tay với “triết học thuộc tôn giáo”, vì thấy rõ hiểm họa triết học chối bỏ những nhiệm vụ thực sự và sứ mệnh phục vụ tôn giáo. Triết học bước vào cạnh tranh với tôn giáo chính ở nơi mà ở đó nó xác định một cách sâu sắc nhất vị thế của mình (các ví dụ rõ rệt nhất – Xpinoza và Hêghen). Sự phê phán mang tính triết học đối với tôn giáo đã diễn ra không phải Do Thái độ phản đối tôn giáo như vốn có, mả lại thể hiện như là thành tố không thể tách rời của chính phương thức tư duy triết học và của khái niệm triết học về tôn giáo.

Nếu như thần học suy tư một cách tập trung và biểu thị thực tiễn thực của ý thức tôn giáo đại chúng – kinh nghiệm đời thường của con người vốn muốn hiện thực hóa các giá trị Kitô giáo, thì sự hình thành chủ nghĩa phê phán mang tính triết học đã ghi nhận và khái quát hóa trước tiên là các thành tựu của khoa học trong nhận thức thế giới, sự hoàn thiện bộ công cụ lý thuyết của nó, gia tăng vai trò của tri thức đáng tin cậy trong sự phát triển xã hội, tức là những biến đổi của toàn bộ bối cảnh văn hóa xã hội trong quá trình hình thành nền văn minh kỹ trị chú trọng vào phát triển cá nhân, chủ nghĩa đa nguyên, cạnh tranh tự do… những yếu tố mà rốt cuộc đã chế định sự thế tục hóa xã hội Âu châu.

Theo đà ở thời Cận đại tri thức chiếm thế thượng phong trên niềm tin, thì “thần học” cùng dần nhường việc suy ngẫm hiện tượng tôn giáo cho “triết học tôn giáo”. Với tất cả thái độ phê phán đối với tôn giáo, và nhất là đối với chính Giáo hội, “triết học tôn giáo” vẫn luôn kế thừa các chính điểm duy lý và các thành quả nhất định của “thần học tự nhiên”, với quan niệm của nó về tính so sánh được, thậm chí về tính tương hợp giữa trí tuệ thánh thần và trí tuệ người.

6. “Triết học tôn giáo” như là bộ môn độc lập dần được định hình vào kỉ nguyên Khai sáng (thế kỷ XVII – XVIII). Các bậc tiền bối trực tiếp của nó là G. Bruno và các nhà thần luận Anh (Cherberi, Toland, Tinhdam, Kollinz), các nhà sáng lập của nó – Xpinoza và Đêcactơ, Hôpxơ, Lôccơ, Hume ở Anh, các nhà Khai sáng và Bách khoa thư Pháp (Boil, Volter, Rutxxô, Honbach, Điđrồ V.V.), ở Đức là Lessinh, Kant, Sleiermakhơ và Hêghen. Các nhà triết học bảo vệ quyền được phán xét độc lập về các vấn đề tôn giáo xuất phát từ các tiêu chuẩn của nhận thức duy lý và các dữ kiện khoa học. Tư tưởng đó đã được Đềcáctơ trình bày rõ ràng trong Các suy tư siêu hình học (1641). Ông viết: “Hai vấn đề – về Chúa và linh hồn – luôn được tôi coi là quan trọng nhất trong số những vấn đề phải chứng minh trước

hết nhờ các luận cứ triết học hơn là thần học”. Sự sáng tạo của Xpinoza là thời kì rực rỡ trong sự hình thành “triết học tôn giáo”. Trong khi phát triến các truyền thống phiếm thần luận của chủ nghĩa duy lý, ông khẳng định sự đồng nhất giữa Chúa và tự nhiên vốn được ông hiếu như là thực thể thống nhất, vĩnh hằng và vô hạn, như là nguyên nhân tự nó (causa sui), ồng cũng khởi xướng đọc Kinh thánh một cách phê phán khoa học. Việc Hume vạch thảo khái niệm “tôn giáo tự nhiên” đã trở thành xuất phát điểm cho “triết học tôn giáo” hiện đại: khái niệm đó đối nghịch với “tôn giáo lịch sử”, hay “tôn giáo chính thức”. Ông mở ra khả năng phân tích triết học đối với tôn giáo như là một kết cấu tư biện, cũng như khả năng nghiên cứu các dữ kiện kinh nghiệm của tôn giáo. Ông đã bác bỏ tất cả sự lý giải trước đó về tôn giáo như là thứ liên quan đến siêu hình học và chủ nghĩa giáo điều.

Cống hiến đặc biệt trong việc vạch thảo “triết học tôn giáo” như một bộ môn mới thuộc về các nhà tư tưởng Đức. Họ nêu ra cách hiểu tôn giáo dựa vào các lĩnh vực ý thức khác nhau – ý chí (Kant), cảm xúc (Schleiermacher) và lý tính (Hêghen). Bản thân thuật ngữ “Religionsphilosophie” gắn liền với sự sáng tạo của Kant. Theo Kant, nhiệm vụ chủ yếu của thời đại mới không đơn giản là để giải phóng khỏi các tín điều, các huyền thoại, những hạn chế đối với tư tưởng mang tính chính trị hay tôn giáo bất kỳ, mà phải là sự khải hoàn khắp nơi của lý tính tự do. Từ đó là phương châm mang tính cương lĩnh: “Hãy dũng cảm dùng lý trí riêng của mình”. Kant cho rằng, tôn giáo thiếu lý tính, thì không thể trụ vững lẫn chống lại nó được.

Khác với chủ nghĩa vô thần Khai sáng, Kant không phủ nhận sự tồn tại của Chúa mà phủ nhận các phương thức truyền thống chứng minh sự tồn tại của Ngài, cũng như các quan niệm trong chúng về Chúa. Chẳng hạn, ông không chấp nhận quan niệm về Chúa như là nguyên nhân của các quá trình diễn ra trong tự nhiên. Chỉ cần những giải thích khoa học về chúng đã là quá đủ. Như vậy, Kant đã lật nhào siêu hình học kinh viện và thần học cùng với bức tranh thế giới do chúng dựng lên, mà trong đó Đấng sáng tạo và sự sáng tạo của Ngài được mô tả nhờ hệ thống các khái niệm vũ trụ luận duy nhất. Kant đưa Chúa vào như là định đề của lý tính thực hành vốn được dẫn xuất từ cách hiều của con người về chính mình như là sinh thể đạo đức tự nhiên (Chứng minh đạo đức học). Trong toàn bộ tôn giáo với Kant chỉ còn lại phán đoán đạo đức về Chúa là còn có ý nghĩa, trong đó Giêsu hiện ra không phải như Đức Chúa con, mà như con người lý tưởng. Kant cương quyết khẳng định ưu thế của ý thức đạo đức trên ý thức tôn giáo: “Tôn giáo dựa trên đạo đức, chứ không phải đạo đức dựa trên tôn giáo”.

“Triết học tôn giáo” đã kế thừa quan điểm đó ở Kant khi xét tôn giáo như là lĩnh vực tự trị (giống như đạo đức hay nghệ thuật) của văn hóa, hướng đến nấm bắt bản chất, chân lý và ý nghĩa của tôn giáo, nhằm mục đích vạch thảo “lý luận tôn giáo”. Điểm xuất phát quan trọng nhất là khái niệm “trải nghiệm tồn giáo” vốn được kỳ vọng là có thể giúp vạch ra bản chất của tôn giáo. Xuất phát từ đây hiện tượng tôn giáo có thể được khảo sát cả trên bình diện kinh nghiệm nội tâm của cá nhân, lẫn kinh nghiệm lịch sử. Cả hai trường hợp đều ghi nhận được vai trò của các cá nhân tôn giáo – sáng tạo, của những nhà sáng lập ra các tôn giáo lịch sử riêng rẽ. Cách khảo sát đó còn mở ra khả năng phán xét về đời sống tôn giáo “xa lạ”, xuât phát từ trải nghiệm tôn giáo của mình, cũng như ngược lại, – những trải nghiệm tôn giáo của những người khác có thể giúp hiểu thêm niêm tin của riêng mình. Tuy nhiên, để xây dựng lý luận tôn giáo, thì đã cần phải diễn đại sự trải nghiệm đó trong các phạm trù triết học đặc thù.
7.  Có thể coi hình mẫu kinh điển của việc thực hiện ý đồ trên là “triết học tôn giáo” của Hêghen, mà trong đó các cảm xúc và biểu tượng tôn giáo được xét với tư cách là hình thức biểu hiện của chân lý tuyệt đối. Triết học và tôn giáo đồng nhất với nhau về nội dung là cùng lĩnh hội Chúa, nhưng bằng các phương pháp khác nhau, triết học bằng các khái niệm, còn tôn giáo – bàng các biểu tượng. Trong hệ thống Hêghen tôn giáo giữ vị trí danh dự: cùng với triết học nó đã hoàn tất tòa nhà tri thức đồ sộ của con người, nhưng dù sao thì lời nói cuối cùng vẫn thuộc về triết học như là hình thái nhận thức tinh thần tuyệt đối cao hơn. Hêghen tranh luận với Sleiermakher vốn hạn chế tôn giáo chỉ trong lĩnh vực tình cảm: các trải nghiệm tôn giáo là điều kiện cần, nhưng chưa đủ của niềm tin, bởi lẽ tình cảm là ngẫu nhiên và mang tính chủ quan, còn Chúa thì cần phải được nhận thức trong tính phổ quát của Ngài. Hình thức của tính phổ quát là lý tính, vì thế “Chúa thực chất đã có trong tư duy”. Sự thay thế các tôn giáo trong lịch sử, theo Hêghen, là quá trình thống nhất mang tính quy luật, là dãy kế tiếp các nấc thang tất yếu của sự nhận thức ngày càng sâu sắc về Chúa. Qua từng bước của quá trình đó hình ảnh Chúa ngày càng trở nên người hóa hơn. Lý tưởng của tôn giáo không phải trong quá khứ mà ở tương lai. Mặt khác, Hêghen lại cho rằng, Công giáo là tôn giáo tuyệt đối không thể vượt qua. Trong Thiên chúa giáo đã có sự dung hợp Chúa và người, tôn giáo đạt tới sự tự ý thức. Hêghen kiên quyết rằng, tôn giáo chân thực là tôn giáo đáp ứng được các tiêu chuẩn lý tính. Quan điểm triết học về tôn giáo mang tính tự trị, nó không bị ràng buộc bởi các điều kiện cho trước và ở nghĩa đó nó có thái độ phê phán đối với tôn giáo. Như vậy, chính nhờ quan điểm triết học tự trị về tôn giáo mà “triết học  tôn giáo” ở các phương án khác nhau nhất của mình đã nêu các câu trả lời khác nhau cho vấn đề bản chất của tôn giáo: nhận thức các nghĩa vụ của chúng ta với tư cách là những lời răn dạy thiêng liêng của tinh thần tuyệt đối vốn là tri thức bằng tinh thần linh thiêng về chính mình thông qua sự trung giới của tinh thần con người hữu hạn ở Hêghen.
Vấn đề tính chân thực của tôn giáo gắn liền với vấn đề bản chất của nó. Chẳng hạn, đối với Kant chân lý của tôn giáo là ở đạo đức. Hêghen không đồng ý, theo ông, trong tôn giáo bộc lộ cả chân lý cảm tính: cần phải hiểu tôn giáo là cuộc sống riêng nội tâm tự ý thức, như “sự dung hợp giữa tự ý thức với ý thức”.

8. Nói “triết học tôn giáo” là con đẻ của thời cận đại và đặc biệt của kỷ nguyên Khai sáng còn theo nghĩa: tư duy triết học phê phán hướng đến việc giải mã khái niệm Chúa và giải thích tôn giáo nhờ lý tính để bằng cách đó có được nền tảng mang ý nghĩa chung của văn hóa và của đời sống xã hội. Nếu như tôn giáo chia mọi người ra thành các giáo phái, thì lý tính lại là thành quả chung của họ. Vì thế “triết học tôn giáo” kiên trì khả năng nói về Chúa không cần đến mặc khải. Khái niệm “Chúa” và “tôn giáo” có thể được trừu tượng hóa khỏi sự đa dạng các hình thái lịch sử của các “tôn giáo chính thức”, để mà vạch mở “bản chất” của tôn giáo. Các xu hướng phê phán tôn giáo khác nhau trong các hình thái lịch sử bóp méo “bản chất thực sự” của tôn giáo vốn thay thế niềm tin bàng mê tín nhảm nhí đã phát triển trên cơ sở đó. Mức độ cấp tiên của sự phê phán đó là khác nhau: từ lập trường chủ nghĩa duy lý triêt học và chủ nghĩa thực chứng thì cần phải làm sạch tôn giáo khỏi “những tín điều… và những điều nhảm nhí”, để đáp ứng được lý trí lành mạnh của con người, hoặc là vứt bỏ hẳn nó như là sự biêu hiện của “thiêu lý tính”, kết quả của dối lừa và thiếu tự trọng (chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII). Sự hời hợt của cách hiểu như thế về tôn giáo đã được chỉ ra bởi các nhà triết học Đức từ Kant đến Phoiơbach, – những người đã nêu ra quan điểm “tha hóa” mà phương án duy vật của nó sau này đã được Mác vạch thảo rất chi tiết và từ bấy đến nay vẫn là cơ sở của sự phê phán mang tính duy lý đối với tôn giáo.

Từ giữa thế kỷ XIX đã bắt đầu kỷ nguyên mới – thế kỷ tiến bộ tư sản, sự toàn thắng của chủ nghĩa thực chứng. Những tiền đề mà tiếp theo nó đi theo các con đường khác nhau: từ sự phê phán công khai ý thức tôn giáo đến việc ca tụng thần học về nó, hay “thần học độc lập” được vạch thảo bởi các nhà tư tưởng không ràng buộc gì với giáo hội. Nhưng ở mọi phương án triết học, tôn giáo ngày càng mất đi sự cuốn hút đã từng có nhờ vai trò là cái quyết định tinh thần, là sự luận chứng cho đạo đức bắt buộc đối với xã hội, như Kant đã cố gắng làm. Các mâu thuẫn trong sự phát triển của nền văn minh khoa học – kĩ thuật và sự toàn thắng của tinh thần thực chứng bắt buộc phải hướng tư tưởng phê phán lên chính “niềm tin vào lý tính” và đẩy toàn bộ kỷ nguyên Khai sáng cùng với “tôn giáo lý tính” của nó về quá khứ đã qua.

Chẳng hạn, Comte và Spenser đưa ra cách tiếp cận xã hội học đối với tôn giáo như là đối với một trong các yếu tố của xã hội, trong khi đặt cơ sở cho cách tiếp cận thực chứng – khoa học mang tính phủ định đối với thần học truyền thống. Trên nền tảng thuyết tiến hóa đã xuất hiện các hình thức iý giải khác nhau về tôn giáo; đó là thời kì rực rỡ của bất khả tri luận J. Ghecsli, của nhất nguyên luận E.Ghekkel, các hình thức duy vật chủ nghĩa khoa học – tự nhiên và chủ nghĩa vô thần khác nhau. Nitsơ tổng kết: “Chúa đã chết”. Nếu sự phê phán triết học trước đây đối với tôn giáo trước hết hướng đến chứng minh tính giả dối của thuyết thần luận cổ điển, thì vào đầu thế kỷ XX lại xuất hiện các quan điểm (trước hết là chủ nghĩa thực chứng mới),

khẳng định rằng, các mệnh đề tôn giáo, cũng như các luận điểm siêu hình học khác đều vô nghĩa và tiêu chuẩn chân lý không thề áp dụng được cho chúng.

9. Thế nhưng, triết học hiện đại, bắt đầu từ chủ nghĩa Kant mới lại vẫn giữ thiên hướng của “triết học tôn giáo” cổ điển, mà chính là hướng đến tôn giáo như là đối tượng suy tư triết học quan trọng, nhưng giờ đây nó đã không hẳn “chỉnh sửa” và hướng tôn giáo vào con đường chân thực nhờ lý tính, mà chủ yếu là cố hiểu mối quan hệ giữa triết học và tồn giáo như là những đơn vị tự trị gắn bó với nhau. Không chỉ lý tính thường xuyên thâm nhập và tham gia vào các công việc của đức tin, cho nên không tính đến bối cảnh đó thì tôn giáo không thể được lý giải một cách phù hợp, mà còn ngược lại, tôn giáo cũng tích cực thể hiện mình như là yếu tố sáng tạo văn hóa trong lĩnh vực triết học, trong khoa học và trong nghệ thuật. Đồng thời quan hệ giữa triết học và tôn giáo tất yếu thường nhiều ít căng thẳng. Sự tồn tại của mặc khải không lĩnh hội được bằng lý tính là yếu tố cấu thành nên tôn giáo. Từ cơ sở xuất phát này tôn giáo vẫn khác về nguyên tắc với triết học, cho dù đã có vô số các ý đồ khắc phục sự không suy diễn “giả tạo” “bản chất” của tôn giáo đến các tính xác định vốn hiểu được bằng lý tính triết học.

Khác với “triết học thuộc tôn giáo” tiền đề của “triết học tôn giáo” là sự thừa nhận triết học có những con đường nhận thức và các cách chứng minh của mình khác hẳn với tôn giáo. Như vậy là tôn giáo tạo thành đối tượng nghiên cứu của triết học, chứ không phải là nguồn gốc của nhận thức.

Không phe nào trong số đang tranh cãi nhau chấp nhận ý đò quy toàn bộ triết học vào “triết học thuộc tồn giáo” như là phương thức triết lý duy nhất đúng, bởi vì nó có nguy cơ đánh mất tính thích hợp thực sự của cả tôn giáo lẫn của triết học.

10. Triết học tôn giáo thể kỷ XIX – đầu thế kỷ XX kết hợp các xu hướng mâu thuẫn nhau: cùng với việc quay sang “triết học thuộc tôn giáo” thì dưới chiêu bài của thần học đã bùng nổ khát vọng thể hiện bản chất của tôn giáo bằng ngôn ngữ của triết học và trình bày nó như là hiện tượng văn hóa (chẳng hạn, “triết học các hình thức biểu tượng” của Kassirer). Nếu ở thế kỷ XIX các xu hướng xuất hiện như sự phản ứng lại các hệ thống tư biện và rất khác nhau về mục đích (bắt đầu từ Schopenhaus và Mác và kết thúc ở Nitsơ và Mautner) chiếm ưu thế, thì vào thế kỷ XX thêm vào chúng là dải rộng các trào lưu triết học (phân tâm học, “chủ nghĩa tự nhiên” của Điu, “triết học quá trình” của Uoaithed, quan điểm hiện tượng luận hiện sinh chủ nghĩa, cấu trúc chủ nghĩa…), đã phân tích tôn giáo như là hiện tượng xếp ngang hàng với khoa học và triết học. Cả truyền thống phê bình tôn giáo từ lập trường chủ nghĩa nhân văn thế tục (B.Raxel; P.Kurts) vẫn tiếp tục.

Quan điểm Uoaithed là rất đáng chú ý đối với “triết học tôn giáo” thế kỷ XX. Ông cho ràng, chúng ta lĩnh hội thế giới nhờ các hình thức nhận thức khác nhau vốn đối với nhau chỉ phần nào tiếp cận được, nhưng đồng thời lại có những nét chung, cần phải có “lý thuyết tiếp biến” giữa các hình thức nhận thức khác nhau, chẳng hạn như khoa học và triết học. Mặc dù từng trong số các phương thức nhận thức chuyên môn giải quyết các nhiệm vụ được phân định rạch ròi của mình, thì chúng vẫn bổ sung lẫn nhau. Sự chiếm ưu thế của các hệ chuẩn khoa học ở thời Cận đại trên các hệ chuẩn đạo đức, tôn giáo và thẩm mỹ cùng với các thành tựu đã làm nảy sinh cả những khó khăn; chẳng hạn, buộc phải thừa nhận rằng, tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong các quá trình văn hóa. Siêu hình học Uoaithed là ví dụ của việc thoát ra khỏi các ranh giới của sự phê phán triết học đối với tôn giáo.

Cách tiếp cận tôn giáo của các nhà phân tâm học khác nhau hết sức căn bản. Sự phê phán của Freud về tính chất hoang tưởng của tôn giáo gắn với sự lý giải mang tính khai sáng về tôn giáo, trong khi đó thì Jung lại đánh giá tích cực vai trò của hiện tượng tôn giáo trong vô thức tập thể. Khác với các nhà phân tâm học khác E.Fromm trong khi chuyển lý luận macxit về sự tha hóa tôn giáo sang ngôn ngữ phân tâm học, đã đi đến quan điểm về tôn giáo nhân vãn.

Trong nhân học triết học (M.Seler, G.Plesner, A.Ghelen) hệ vấn đề tôn giáo được khảo sát trong mối liên hệ với việc xác định bản chất con người, vị trí của nó trong vũ trụ, ý nghĩa của nó trong văn hóa, trong mối liên hệ đó tôn giáo hiện ra như thành tố tất yếu của mọi tri thức. Trong lý luận phê phán của trường phái Frankfurt (Habermas, Andoro v.v.) vấn đề triết học tôn giáo được khảo sát trong mối liên hệ với hiện tượng không tưởng và với “tính duy lý giao tiếp”. Sự phân tích đó đã dẫn tới kết luận về chức năng tích cực của tôn giáo với tư cách là sự phê phán cái hiện tồn.

Chủ nghĩa hiện sinh bắt nguồn từ Kierkegaard và Nitse, từ các lập trường khác nhau đã xét lại quan điểm thần luận truyền thống. Ở Haidegger đó là sự phê phán thần học bản thể luận, ở Jaspers là phê phán “sự vật hóa” giáo điều các con số huyền bí để rũ bỏ trách nhiệm của con người trong việc tiếp nhận niềm tin. Jean Paul Sartre vì tự do đã tuyên bố chủ nghĩa vô thần; chỉ có thể chống lại sự kinh hoàng của tồn tại tự nó và sự hình thành các sự kiện con người bằng niềm tin vào khả năng của mình tạo lập chính mình và như vậy mà con người có tự do, – chuyển hóa từ “sự vật” thành “hư vô”. Thật vô ích và không thể thực hiện được nhiệm vụ coi con người là sự thống nhất của cả tồn tại và bản chất của nó – sự thống nhất được định danh trong các tôn giáo là Chúa.

Triết học phân tích gắn việc xem xét các vấn đề tôn giáo với việc phân tích trải nghiệm tôn giáo và/hoặc ngôn ngữ tôn giáo với tư cách là cơ sở để kiểm tra tính đúng đắn và phê phán tôn giáo. Chủ nghĩa thực chứng logic (Russell, Kamap, Wittgenstein, Aier) đã phê phán tôn giáo mạnh nhất. Triết học phân tích hậu kỳ thể hiện sự phê phán thận trọng và phân tán hơn đối với ngôn ngữ tôn giáo (A.Phlin) hoặc thừa nhận các chức năng chính thức của nó (Wittgenstein hậu kỳ). Chủ nghĩa duy lý phê phán lúc đầu cũng chống lại chủ nghĩa thực chứng trong các vấn đề tôn giáo, sau đó Popper đã mang lý thuyết phủ chứng của mình chống lại các yêu sách của tôn giáo đòi nắm giữ chân lý tuyệt đối và đặc biệt là chống lại sự luận chứng giáo điều cho mục đích cuối cùng của thần học. J. Dewey đã phát triển tiêu chuẩn thực dụng để kiểm tra tính đúng đắn và phê phán tôn giáo vốn đã được Jemx nêu ra và kịch liệt phê phán khái niệm cái siêu tự nhiên: cái siêu nghiệm không có tính hiện thực nhưng bằng cách đó thì không thể loại bỏ mọi tôn giáo nói chung, bởi lẽ mọi tư tưởng bất kì đều có giá trị và hữu ích trong thực tiễn.

Triết học cận đại đã đóng góp vào việc thế tục hóa văn hóa, bao gồm cả thần học và tôn giáo tín ngưỡng đại chúng. Sự phê phán triết học đối với tồn giáo đã thúc đẩy thần học thế kỷ XX (K. Bart, Buntman, Nibura) phát triển sự tự phê bình. Đến lượt mình phân tích triết học về tôn giáo cũng khích lệ rất nhiều sự phát triển và làm giàu thêm hiểu biết về chính triết học, các chức năng giao tiếp của nó trong văn hóa, khả năng “đọc văn hóa” và thực hiện các cuộc tiếp xúc liên bộ môn vốn tối quan trọng trong các điều kiện nền văn minh đa nguyên, vấn đề số phận của “triết học tôn giáo” ở kỷ nguyên hậu hiện đại vẫn luôn mở. Trong số nhiều bộ môn triết học thì nó ở mức độ lớn nhất đụng chạm tới các đề tài vốn là đặc trưng cho tư tưởng triết học hiện đại, các nhà triết học lớn của thế kỷ XX thường rất tích

cực thảo luận các vấn đề cội rễ của “triết học tôn giáo”, và hay nêu nhiều các khó khăn của nó, hơn là đề ra các cách giải quyết. “Thần bí Thiên Chúa” của Mautner, “im lặng” của Vitghenstein, “tiên nghiệm thiếu siêu nghiệm” của Blokh, “khác biệt bản thể luận” của Heidegger – đó là tất cả các ý đồ vạch ra cho triết học những khía cạnh mới của trải nghiệm trí tuệ cho phép hiểu cái tôn giáo và thậm chí cả cái thần bí như là yếu tố có thể và hợp lý của trải nghiệm con người nói chung. Có thể, triết học đi theo con đường này sẽ giúp được các tôn giáo và các nhà thần học hiện nay hiểu và đánh giá tốt hơn các yêu sách của mình về việc nắm giữ chân lý và có thể, nhờ những nỗ lực đó mà sẽ đạt tới sự hiểu biết lẫn nháu giữa nhà triết học và homoreligiosus.

Xem thêm Giá trị của nhân học Kitô giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận