Quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức từ góc độ giá trị luận – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Tôn giáo và đạo đức

ThS. Nguyễn Công Oánh

Nhà xuất bản Tôn giáo

Có thể nói, tôn giáo không những đưa ra phương thức thấu hiểu, mà còn đưa ra phương thức đánh giá thế giới. Tôn giáo không xem xét bản chất các sự vật một cách vô tư và khách quan, mà đem lại quan điếm giá trị luận. Do vậy, các quan niệm tôn giáo có ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn đạo đức của con người. Xã hội thường phản ánh các giá trị nổi trộỉ của tôn giáo, thậm chí cả khi chúng không bộc lộ rõ ràng trong mỗi hành vi đạo đức và luật pháp của cá nhân. Đạo đức học nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới quyết định đạo đức của cá nhân và của xã hội. Do vậy, đạo đức và tôn giáo có một liên hệ mật thiết với nhau.

Có thể phân biệt hai loại đạo đức: đạo đức học mô tả và đạo đức học chuẩn tắc. Đạo đức học mô tả đơn giản mô tả những cáỉ đang diễn ra trong một xã hội ở một thời điểm xác định. Ví dụ, Công giáo kiên định chế độ một vợ một chồng. Khi đó, cái được mô tả hoàn toàn không được đánh giá. Có thể nghiên cứu theo lối mô tả các định hướng đạo đức của các tôn giáo thế giới. Tất cả các tôn giáo lớn đều quy định hàng loạt nguyên tắc chung, thí dụ cấm giết người hay cấm trộm cắp. Ngược lại, đạo đức học chuẩn tắc nghiên cứu các nguyên tắc quy định hành vi lựa chọn đạo đức. Do vậy, cần đặc biệt quan tâm tới chính đạo đức học chuẩn tắc, vì tôn giáo và đạo đức “hội ngộ” trong lĩnh vực những nguyên tắc cơ bản.

Aristotes phân biệt nguyên nhân tác động và nguyên nhân tối hậu. Nguyên nhân tác động tồn tại trước khi sự kiện diễn ra và, là các nhân tố sinh ra sự kiện ấy. Nguyên nhân tối hậu chỉ xuất hiện trong tương lai, nhưng lại định trước phương hướng cho các sự kiện hiện tại đang diễn ra. Nguyên nhân tối hậu của sự vật quy định tính chất đích thực, hay tối hậu, của nó. Chẳng hạn, thức ăn, đồ uống và khí ôxy là các nguyên nhân tác động tới sự tăng trưởng của đứa bé. Song, nguyên nhân tối hậu của đứa trẻ là trở thành người lớn. Do vậy, nếu bạn muốn điều gì tốt cho đứa bé, thì hãy xem xét đứa bé không đơn giản như một sinh linh đơn thuần sống nhờ dinh dưỡng, mà như là người trưởng thành tiềm tàng. Thomas Aquino đã sử dụng nguyên tắc này, và nó trở thành cơ sở lý luận đạo đức học về quy tắc tự nhiên, lý luận quy định quan điểm đạo đức của Giáo hội Công giáo Roma. Theo quy tắc tự nhiên, mọi hiện tượng đều hướng tới việc làm cho hiện tượng ấy xuất hiện. Hành vi nào phù hợp với mục đích ấy được coi là đúng đắn, còn hành vi nào cản trở điều đó bị coi là sai lầm. Minh hoạ rõ cho việc áp dụng lý luận về quy tắc tự nhiên là thái độ phủ nhận đối với sự tránh thai vốn đặc trưng cho Giáo hội Công giáo Roma. Giáo hội gắn điều đó với việc thụ thai đứa bé là mục đích tự nhiên của hành vi kết hôn. Hành vi tự thân nó có thế mang lại sự thoả mãn và củng cố quan hệ giữa vợ chồng, song các kết quả ấy có là tốt đẹp tới đâu đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ xuất hiện trong hành vi mà mục đích chính là thụ thai đứa bé. Do vậy, hành vi nào chủ ý cản trở mục đích ấy đều bị coi là vô đạo đức. Tình dục đồng tính, thủ dâm không dẫn tới mang thai bị Giáo hội coi là mâu thuẫn với tự nhiên và vô đạo đức.

Thí dụ nêu trên cho thấy hành vi được đánh giá là tội lỗi theo nghĩa đạo đức, có thể là hành vi hoàn toàn tự nhiên. Tự nhiên mà lý luận về quy tắc tự nhiên căn cứ vào – đó là tự nhiên theo sự lý giải của lý tính. Nói chính xác hơn, 

đây là tự nhiên mà trong đó sự hiện diện của mục đích được phát hiện ra và mỗi sự kiện phải được “nguyên nhân tối hậu” của mình minh biện.

Mối liên hệ giữa đạo đức với tôn giáo là đương nhiên trong trường hợp này. Thần học tự nhiên dự định tim mục đích trong thế giới, đem lại tính chỉnh thể và thống nhất cho thế giới quan con người, hướng trọng tâm vào ý tưởng về Đức Chúa. Các chứng minh cho tồn tại của Chúa cho thấy, luận cứ vũ trụ luận xác lập mối liên hệ giữa tồn tại của Chúa và các cơ cấu của Vũ trụ (Chúa là nguyên nhân không có nguyên nhân, V.V.), còn luận cứ mục đích luận lại hướng tới biện luận tồn tại của Chúa và cảm giác về cấu tạo và về mục đích (Chúa là người kiến tạo thế giới).

Học thuyết lớn tiếp theo cần được xem xét là chủ nghĩa vị lợi. Theo quan điểm của chủ nghĩa vị lợi, sự minh biện cho hành vi đạo đức có thể là kết quả chờ đợi từ nó. Khuynh hướng này trước hết gắn liền với các tác phẩm của L Bentham (1748 – 1832) và của J.s. Milỉer (1806 – 1873).

Dưới hình thức đơn giản nhất, chủ nghĩa vị lợi khẳng định, mục đích khát vọng của con người phải là những gì đem lại hạnh phúc cho nhiều người. Có các hình thức khác nhau của chủ nghĩa vị lợi: chủ nghĩa vị lợi của hành động (chủ yếu quan tâm tới kết quả của những hành động cá biệt), chủ nghĩa vị lợi quy tắc (thừa nhận quy tắc là cần thiết, nhưng chỉ với điều kiện là có thể luận chứng chúng từ góc độ lợi ích của chúng đối với toàn thể xã hội) và chủ nghĩa vị lợi sở thích (tính đến sở thích của những người tham gia vào tình huống, tức đạo đức được quy định không những bởi kết quả mà còn bởi loại hình kết quả được lựa chọn).

Dù có những sự khác biệt, tất cả các hình thức chủ nghĩa vị lợi đều căn cứ trên một nguyên tắc: Con người cố tìm hạnh phúc cho mình và, do vậy, phải ý thức rằng, người khác cũng khát khao hạnh phúc. Song, ý định làm tăng tối đa hạnh phúc của mình nhờ người khác, sẽ là uổng công, vì ai cũng muốn làm điều đó. Đạt tới hạnh phúc tối đa cho nhiều người nhất, chủ nghĩa vị lợi cố đạt tới sự thoả hiệp đều có lợi cho mọi người.

Cơ sở của chủ nghĩa vị lợi là chủ nghĩa hoan lạc. Học thuyết này cho rằng, tất cả đều khát khao hạnh phúc; song chủ nghĩa vị lợi cũng thừa nhận rằng trong thế giới là nơi cạnh tranh ngự trị, kích thích tinh thần hợp tác cho phép dễ dàng đạt tới hạnh phúc nhất.

Chủ nghĩa vị lợi là cách tiếp cận thực tế và lành mạnh với đạo đức. Nhưng, theo quan điểm tôn giáo, Ĩ1Ó nghiên cứu chưa đủ sâu sắc các tiền đề riêng của mình. Chủ nghĩa vị lợi không có khả năng chỉ ra con đường đạt tới hạnh phúc, mà chỉ tiến cử khả năng của hạnh phúc, chỉ dẫn người ta khước từ những hành vi cản trở hạnh phúc tiềm tàng của người khác. Chủ nghĩa vị lợi sở thích có tính đến điều đó, không xác định hạnh phúc những cá nhân đơn lẻ. Đây là vấn đề lựa chọn và sở thích.

Tóm lại, nếu người ta tập hợp lại và xác định cụ thể cái gì làm họ hạnh phúc, thì có thể coi chủ nghĩa vị lợi là phương pháp thực tế cho phép phân biệt cái thiện với cái ác nhờ xuất phát từ cái phải đem lại hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất. Nhưng, ngoài các nhu cầu cơ bản của con người, chủ nghĩa vị lợi không nghiên cứu cái gì làm cho con người hạnh phúc.

Kết quả việc làm của chúng ta có ảnh hưởng đến người khác. Hành động không tính đến kết quả ấy, kích thích người khác làm như vậy sẽ tạo ra tình trạng hỗn loạn và xích mích. Các tôn giáo lớn đều có ý kiến rõ ràng về vấn đề này, vì chúng thừa nhận mối liên hệ qua lại giữa cuộc đời của những người riêng biệt. Sự khác nhau về lập trường

giữa tôn giáo với các định hướng của chủ nghĩa vị lợi lả ở chỗ, tôn giáo định hướng vào việc nghiên cứu nguồn gốc tối cao của hạnh phúc, còn chủ nghĩa vị lợi chủ yếu quan tâm tới việc phân chia hạnh phúc trong xã hội.

Nietzsche phản đối quan điểm như vậy khi đối lập đạo đức nô lệ với đạo đức chủ nô. Nô lệ ủng hộ đạo đức bảo đảm cho họ một tỉ lệ phúc lợi quan trọng công bằng nhất. Nietzsche coi đó là đạo đức Kitô giáo cùng với việc tuyên truyền tình thương và lòng trắc ẩn. Ngược lại, chủ nô cố gắng phát triển tối đa nhân cách của mình, tức hướng tới cái cao thượng. Theo Nietzsche, đạo đức Kitô giáo của nô lệ có thể làm xã hội suy yếu, tước mất của nó sự cao thượng và ý chí đấu tranh. Ông coi bất công là kẻ mạnh bị đẩy xuống hàng thứ yếu vì người yếu. Do vậy, ông đặt vấn đề: trở thành người vị lợi để làm gì? Đạt tới sự phân chia hạnh phúc một cách công bằng để làm gì? Tại sao không hướng tới những mục đích cao cả hơn? Đạo đức tôn giáo có thiên hướng ủng hộ học thuyết vị lợi nhờ dựa vào các luận cứ gắn liền với quy tắc tự nhiên, các luận điểm về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống.

Ta cần quan tâm đến một dạng đạo đức nữa là đạo đức tuyệt đối. Như đã rõ, Kant sử dụng ý thức về nghĩa vụ đạo đức tuyệt đối (mệnh lệnh tối cao) để chứng minh cho tồn tại của Chúa dựa trên lý tính thực hành thuần tuý. Theo ông, ý thức về nghĩa vụ đạo đức tuyệt đối tạo ra niềm tin vào khả năng tự do thực hiện sự lựa chọn hành vi, con người bất tử (tức hậu quả việc làm của con người không dừng lại ở kết quả được mang lại cho cuộc sống hiện tại) và Chúa tồn tại (tức bảo đảm đạo đức sẽ dẫn tới hạnh phúc).

Thí dụ, mạo hiểm tính mạng. Ai đó lao vào ngôi nhà đang bốc cháy để cứu một người hoàn toàn không quen biết còn lại trong đó.

Làm điều này, anh ta phải cảm nhận cái kết cục chưa định trước. Mạo hiểm với tính mạng, người đó quan niệm cuộc sống là một cái gì đó quan trọng hơn tồn tại đơn thuần về thể xác (sự bất tử). Anh ta cảm nhận thấy là hạnh phúc riêng của mình nếu có hành vi đúng cho dù thậm chí có phải chết. Anh ta sẽ không hạnh phúc, nếu bỏ mặc người khác trong cơn hoạn nạn. Đương nhiên, trước khi lao vào ngôi nhà, anh ta đã cân nhắc cả ba yếu tố đó và kết luận: vì tin vào tự do, sự bất tử và Chúa, nên phải cố cứu tất cả nạn nhân. Lao vào ngôi nhà đang bốc cháy, anh ta chứng tỏ niềm tin vào sự tồn tại một hình thức xác định của tự do, linh hồn bất tử và Chúa.

Như vậy, Kant đã lường trước mối liên hệ rất mật thiết giữa đạo đức và tồn giáo. Các quan điểm tôn giáo được xem là tiền đề cho ý thức về nghĩa vụ đạo đức tuyệt đối.

Chủ nghĩa thực chứng lôgíc xuất hiện nửa đầu thế kỷ XX, khẳng định ngôn ngữ thực chất mang tính mô tả và chỉ hiểu được nghĩa của ngôn ngữ nhờ dựa vào sự tồn tại kinh nghiệm của các sự vật được nó mô tả. Đương nhiên, không thể luận chứng các luận điểm đạo đức học, vì các giá trị và nghĩa vụ không phải là các sự vật có thể xem xét một cách vô tư. Do vậy, các nhà thực chứng tuyên bố các luận điểm đạo đức học, các luận điểm tôn giáo là vô nghĩa. Neu ngôn ngữ đạo đức học không thể mô tả các giá trị và nghĩa vụ, vì chúng không phải là các khách thể bên ngoài có thể mô tả được, thì chức năng của ngôn ngữ đạo đức học là gì? Dĩ nhiên, nó phải mô tả một cái gì đó. Do vậy, hàng loạt học thuyết về ngôn ngữ đạo đức học đã xuất hiện nhàm chứng minh tính có nghĩa của nó.

Cảm xúc luận (emotivism) khẳng định, các mệnh đề đạo đức học là các mệnh đề về cảm xúc của người nói đối với một cái gì đó. Thiện cảm là cơ sở của đạo đức. Tiền định luận kiên định, một hành vi được coi là tốt theo nghĩa đạo đức, nếu nó định trước lối ứng xử được chỉ dẫn. Các học thuyết này muốn tách biệt các mệnh đề đạo đức học khỏi

sự kiện kinh nghiệm. Chúng khẳng định, cơ sở của đạo đức không phải là cái thực tồn, mà là cái chúng ta ưa thích. Đạo đức phản ánh hành vi lựa chọn đã được thực hiện, do vậy, nó không thể được luận chứng nhờ viện dẫn vào sự kiện. Tôn giáo cũng vậy: Nó đem lại các giá trị, biểu thị hy vọng và nỗi sợ hãi của con người, bảo đảm lối thoát cho cảm xúc, nhưng tôn giáo cũng không thể được luận chứng nhờ viện dẫn vào kinh nghiệm. Lập trường này mâu thuẫn với thần học tự nhiên, vì thần học này chứng minh cơ sở của các tư tưởng tôn giáo là bản chất và cơ cấu của Vũ trụ, tôn giáo không phải là tổ hợp tư tưởng và giá trị tuỳ tiện, mà biểu thị cơ cấu của thế giới.

Trong Các nguyên tắc đạo đức học (1903), J.E. Moore đưa ra một giải pháp khác cho lưỡng đề của chủ nghĩa thực chứng lôgíc. ỏng khẳng định không thể định nghĩa được cái thiện, vì cái thiện hoàn toàn không giống với các phẩm chất khác. Con người nhận biết được nó hoàn toàn bằng trực giác. Theo Moore, chỉ có thể chỉ ra cái thiện, chứ không thể diễn đạt nghĩa của nó thông qua các định nghĩa hay quy nó về các bộ phận cấu thành. Nó đơn giản tồn tại. Học thuyết này thường được gọi là trực giác luận. Quan điểm này khồng phủ định tính thực tại của cái thiện hay của Chúa nhưng lại khẳng định chỉ có thể nhận thức chúng bằng trực giác.

Vậy, đạo đức có quan hệ với tôn giáo như tế nào? Có ba dạng quan hệ: Thứ nhất, đạo đức tự trị, nếu nó hoàn toàn căn cứ trên lý tính và không dựa vào các tư tưởng tôn giáo. Thậm chí, nếu các giá trị đạo đức, trùng hợp với các giá trị của tôn giáo nào đó, thì điều đó được xem là sự trùng hợp thuần tuý. Thứ hai, đạo đức dị trị đối với tôn giáo (tức các quy tắc của nó có nguồn gốc ở bên ngoài nó), nếu nó trực tiếp phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo hay là vào tổ hợp các giá trị do tôn giáo định trước. Thứ ba, đạo đức thần trị (tức bắt nguồn từ Chúa), nếu nó xuất phát từ 

nguồn cảm hứng và tri thức được gọi là Chúa trong tôn giáo.

Sự tự trị của đạo đức được luận chứng như sau. Sự lựa chọn đạo đức có trách nhiệm căn cứ trên tự do và năng lực thông qua quyết định hợp lý. Song, một số tôn giáo có các quy tắc cần được thực hiện do sợ hãi bị trừng phạt. Thưởng và phạt có thể được đưa ra khỏi khuôn khổ của cuộc đời này. Đó là quan niệm về cuộc sống sau cái chết ở thế giới bên kia. Chịu áp lực của nỗi sợ hãi, cá nhân có thật sự tự do hay có đạo đức không ? Các tôn giáo khác nhau thường giữ quan điểm khác nhau về các vấn đề đạo đức. Ở đây không có các định hướng rõ ràng. Để lựa chọn giữa các định hướng tôn giáo trái ngược nhau, khi thông qua quyết định, con người phải sử dụng lý tính của mình với tư cách quan tòa tối cao, đó chính là sự tự trị. Như vậy, đạo đức học được giải phóng khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, sẽ hoàn toàn dựa vào lý tính và kinh nghiệm.

Sự dị trị của đạo đức được luận chứng như sau. Người ta không thể né tránh ảnh hưởng của các giá trị và các mục đích tồn giáo, thậm chí những người từ bỏ tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng của chúng một cách vô thức. Do vậy, thừa nhận ảnh hưởng của tôn giáo là tốt hơn phủ nhận nó. Định nghĩa các khái niệm đạo đức (“cái thiện”, “chính nghĩa”, v.v.) đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ của các tôn giáo thống trị trong xã hội. Thí dụ, khái niệm “quy tắc tự nhiên” bắt nguồn từ Aristotes, song hiện nay, nó chủ yếu được hiểu theo tinh thần của Thomas Aquino và Giáo hội Công giáo. Bản thân phần lớn ngôn ngữ của đạo đức học là sản phẩm của tôn giáo. Có thể khẳng định, tôn giáo được sử dụng làm nguồn gốc cho lòng dũng cảm và niềm tin, nó hình thành xã hội quán triệt các giá trị và các định hướng đạo đức, biến chúng thành tài sản chung. Triết học xuất phát từ quan niệm về con người như một thực thể 

có lý tính. Ngược lại, tôn giáo nhận thức rõ thói ích kỷ và sự mất trí của con người, nhìn nhận bản tính con người một cách hiện thực hơn triết học, do vậy, trở thành cố vấn tốt hơn trong các vấn đề lựa chọn đạo đức. Tóm lại, đạo đức học tất yếu phụ thuộc vào tôn giáo. Quan hệ này ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, vi tôn giáo có một cái nhìn hiện thực và quảng bá hơn về bản tính con người so với chủ nghĩa duy lý.

Sự thần trị của đạo đức được luận chứng như sau. Những người theo thuyết trực giác đã có lý khi cho rằng, một số sự vật có thể nhận thức được nhưng không mô tả được. Ví dụ, có thể cảm nhận thấy nghĩa của từ “cái thiện” bằng trực giác. Do vậy, trực giác này nằm ngoài các tư tưởng và thực tiễn tồn giáo. Có thể khẳng định, nguồn gốc chung của tôn giáo và của đạo đức là kinh nghiệm “thần bí”: các yếu tố trực giác về ý nghĩa và mục đích của toàn bộ cuộc sống, về hạnh phúc và sự thân mật. Đây cũng là một đặc điểm cơ bản của kinh nghiệm tôn giáo và nó kích thích con người hành động một cách họp lý và có đạo đức. Có thể xem siêu hình học – nghiên cứu duy lý về ý nghĩa và mục đích của sự hiện diện trong thế giới – là cơ sở của đạo đức nhưng nó cũng có ý nghĩa nền tảng đối với tôn giáo. Các tư tưởng, như “mệnh lệnh tuyệt đối”, “ý thức”, V.V., giả định ý thức cá nhân về bổn phận và mục đích, ý thức này cũng có ý nghĩa nền tảng đối với tôn giáo. Tóm lại, không nên quan niệm về tôn giáo như một bộ phận tách biệt của cuộc sống mà cần tập trung vào các giá trị và các tư tưởng căn bản được tôn giáo biểu thị. Các tư tưởng và các giá trị này cũng chính là cơ sở của đạo đức.

Mỗi tôn giáo đều có hệ thống giá trị có ảnh hưởng tới sự lựa chọn đạo đức. Những kết luận rút ra từ các giá trị này, các quy tắc đạo đức được hình thành nhờ những ngôn ngữ đặc thù hay dưới dạng các nguyên tắc tôn giáo, đều có

cơ sở như vậy. Đạo đức và tôn giáo thường “hội ngộ” ở các lĩnh vực cuộc sống có liên quan tới tình dục, hôn nhân và cuộc sống gia đình, cũng như tới các vấn đề sống và chết. Đây là các lĩnh yực kinh nghiệm của con người, trong đó những giá trị tối cao có liên hệ mật thiết với các quyết định có ý thức. Tất cả các đề tài này luôn được trình bày một cách có hệ thống trong những tác phẩm về đạo đức và về tôn giáo.

Một số vấn đề cơ bản nảy sinh ở đây là: Tôi là ai? Lẽ sống là gì? Tạo ra một cái gì đó hay chịu trách nhiệm về điều ấy có nghĩa là gì? Ta có quyền can thiệp các quá trình tự nhiên mà bản thân ta là một bộ phận hay không? Các vấn đề này rất quan trọng đối với triết học và tôn giáo. Phương pháp khoa học không cho phép giải quyết chúng. Đẻ giải quyết vấn đề đạo đức phức tạp, cần quan tâm tới các vấn đề ấy, vì chúng là cơ sở để có được sự đồng thuận về những giá trị đạo đức.

Điều đó có ý nghĩa gì đối với ba kiểu quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo? Tất nhiên, không thể đánh giá một cách độc lập những vấn đề đạo đức nảy sinh, giải quyết chúng thuần tuý về mặt lôgíc, mà không nghiên cứu các vấn đề căn bản về mục đích và giá trị với tư cách cơ sở của chúng. Trong văn cảnh toàn cầu hóa, việc hạ thấp đạo đức kiểu dị trị, dành cho các tôn giáo quyền quy định những nguyên tấc chi phối tương lai, cũng vô căn cứ như vậy. Quan điểm hữu hiệu nhất là thần trị, vì các vấn đề đạo đức thực tiễn đặt ra chính các vấn đề được tôn giáo quan tâm. Cách tiếp cận tích hợp có thể được thực hiện ở đây. Có thể nói, đạo đức là một đề tài rất rộng và hấp dẫn, nó có liên quan tới mọi lĩnh vực cuộc sống, tới khả năng lựa chọn giá trị. Nhưng, giống như việc cần xem xét sự tiến bộ khoa học dưới ánh sáng những hệ quả đạo đức của nó, cũng cần xem xét đạo đức học dưới ánh sáng các tiền đề xuất phát cơ bản của nó: bản chất của Vũ trụ và vị trí con người trong đó. Các vấn đề này tạo thành bản chất của tôn giáo. 

Như vậy, xét từ góc độ lịch sử, có thể thấy các cuộc tranh luận đạo đức học chủ yếu mang tính thần trị: chúng dựa vào các giá trị không phải do lý tính, mà thực ra là do tôn giáo định trước. Khi đó, đối với xã hội thế tục, việc làm cho các quyết định đạo đức có ảnh hưởng đến tất cả và đến mỗi người, được thông qua trên một cơ sở hợp lý, vượt ra khỏi các giá trị của một tôn giáo cụ thể, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với nghĩa đó, đạo đức học ngày càng trở nên tự trị hơn. Song, nghiên cứu các cơ cấu căn bản và các giá trị nền tảng của cuộc sống đòi hỏi phải xem xét chính cảm xúc về mục đích và ý nghĩa tối hậu của sự sống, tức cơ sở của tôn giáo. Do vậy, đạo đức thừa nhận nó có chung nguồn gốc, hệ vấn đề và nguồn cảm hứng với tôn giáo.

Xem thêm Triết lý công giáo về hôn nhân

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận