Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

Đang tải...

Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

1. Một số đặc điểm của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

Chúng ta biết rằng, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức xã hội của một dân tộc (cả về phương diện tâm lý và hệ tư tưởng xã hội) đo đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của dân tộc đó quyết định. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã đưa lại cho ý thức xã hội Việt Nam truyền thống những đặc điểm khá riêng biệt. Tìm hiểu vấn đề này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay. Có thể khái quát đặc điểm của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống thành năm đặc điểm sau đây:

1.1. Thế giới quan duy vật và duy tâm không rõ rệt

Đây là thế giới quan duy vật – duy tâm hỗn hợp mang đậm màu sắc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian là phổ biến. Một người nào đó được xem là duy vật là xét ở nét cơ bản, đi vào cụ thể thì điểm này là duy vật, điểm khác lại là duy tâm. Tư tưởng về đấng siêu nhiên, về linh hồn bất tử khá phổ biến trong tôn giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hiện nay, mặc dù khoa học đó phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người đó được nâng cao, song bên cạnh việc tin vào khoa học, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin, vào lý tưởng cách mạng, một bộ phận khá lớn dân cư vẫn tin theo tôn giáo, sống và hành động theo lý tưởng và các nguyên tắc đạo đức do tôn giáo đề ra.

Lập trường duy vật hoặc duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam được thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật, giữa linh hồn và thể xác, giữa lý và khí. Lập trường đó còn thể hiện trong việc giải thích nguyên nhân và nguồn gốc tạo nên những sự kiện cơ bản của đất nước, xã hội và con người, như an nguy của quốc gia dân tộc, trị loạn của xã hội, hưng vong của các triều đại, vấn đề số mệnh và bản tính con người, vấn đề đạo trời và đạo người…

Quan điểm “Thiên mệnh” (mệnh trời) khá phổ biến trong lịch sử. Những người duy tâm cho rằng, trời sinh ra con người và vạn vật, mỗi người có một mệnh gọi là mệnh trời. Con người phải sợ và làm theo mệnh trời. Họ thường nhắc lại câu nói của Khổng Tử: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ đại nhân và sợ lời nói của ông thánh.” (Luận ngữ) Những kẻ thống trị phương Bắc thường vin vào quan điểm mệnh trời của nhà Nho để tiến hành xâm lượcước nhỏ sợ mệnh trời thờ nước lớn” (Mạnh Tử). Bọn thống trị trong nước nhân danh mệnh trời để đàn áp, trừng phạt nhân dân, dùng trời để biện hộ cho sự thống trị của mình. Họ nêu lên cái gọi là “điềm trời” để làm một việc nào đó của triều đình, gọi là “ứng thiên mệnh”, “thuận theo ý trời” để trị vì. Quan điểm mệnh trời của nhà Nho mang tính chất duy tâm khách quan. Còn chủ nghĩa duy tâm mang tính chủ quan của Phật giáo lại cho rằng: số mệnh con người không do Trời gây nên mà là do mình làm ra, do “nghiệp” và “kiếp” đã được bản thân tạo ra từ quá khứ. Phật giáo cho rằng con người gồm có hai phần: linh hồn (Phật giáo không gọi là linh hốn mà gọi là Thần thức) và thể xác. Thể xác thì mất đi, còn linh hồn thì còn mãi, sống qua nhiều kiếp khác nhau trong các thể xác khác nhau. Mỗi kiếp là kết quả của kiếp trước và ỉà nguyên nhân của kiếp sau. Cứ như thế tạo thành chuỗi nghiệp vô cùng tận của mỗi người. Phật giáo khuyên con người sống có đạo đức, làm nhiều điều thiện để được hạnh phúc ở kiếp sau. Việc tu tập qua nhiều kiếp sẽ đạt đến kết quả cao nhất là chứng được Niết Bàn, đạt đến giác ngộ, vượt qua luân hồi sinh tử.

Đối lập lại với quan điểm duy tâm “mệnh trời” là quan điểm “thời”, cho rằng” thời” đối lập với “mệnh”, chủ trương theo “thời” chứ không theo “mệnh”. Đặng Dung nói: “Thời đến thi người câu cá và anh hàng thịt thành công dễ, còn vận qua đi thì người anh hùng nuốt hận nhiều”. Nguyễn Trãi nói: “Điều đáng quý ở người quân tử là biết thời thông biến, lượng sức xử mình.”. Ngô Thì Nhậm nói: “Gặp thời thế, thế thời phải thế”.

Trong số những quan điểm chống đối lại quan điểm mệnh trời của nhà Nho, “báo ứng” của nhà Phật, “âm khí” của nhà Đạo thì mạnh mễ và bộc trực hơn cả là quan điểm của quần chúng nhân dân. Họ đã phản ứng lại các quan điểm duy tâm bằng kinh nghiệm và bằng quan điếm thực tế. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng một người nào đó được làm vua là do mệnh trời thì quần chúng nói: “Được làm vua, thua làm giặc”. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người ta có số sang hèn: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa” thì quần chúng đáp lại: “Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa”. Nếu Phật giáo nêu lên thuyết “quả báo”, làm thiện được phúc, làm ác phải họa, quần chúng nói: “Ăn trộm ăn cướp thành Phật, thành tiên; đi chùa đi chiền bán thân bất toại”. Nếu Đạo giáo cho rằng mồ mả, đất cát là nguồn gốc họa phúc ở dương gian thì quần chúng lại phản lại: “Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”. Quần chúng không có lý luận, họ chỉ có sự thực. Những sự thực được nêu ra đó ít nhiều có tính chiến đấu khiến cho người ta hoài nghi những luận điểm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.

Song, có thể nói rằng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm chưa đạt đến sâu sắc và toàn diện. Do kinh tế không phát triển, khoa học tự nhiên không có điều kiện ra đời, trong đời sống kinh tể không có những biến cố lớn nên khó tạo ra được nhũng chuyển biến lớn về mặt tư tưởng. Vì vậy, chủ nghĩa duy tâm ít đưa ra được những điều mới mẻ theo đà phát triển của lịch sử, chủ nghĩa duy vật cũng không tiến triển được gì thêm. Song đánh giá một c^ch khách quan, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm ở nước ta mới chỉ là yểu tố chống chọi với hệ thống, kinh nghiệm khảo sát chổng chọi với lý luận có bề thế.

1.2. Trong tkời kỳ lịch sử lâu dài có sự kết hợp phức tạp giữa ba đạo Nho – Phật – Lão vói tín ngưỡng dân gian phù hợp với tư duy người Việt

Ý thức truyền thống của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở bốn yếu tố: Nho, Phật, Lão và tín ngưỡng dân gian cổ truyền, về mặt hình thức, bốn yếu tố đó còn điểm khác nhau, nhưng về mặt kết cấu chúng là những bộ phận cấu thành của một quan niệm thống nhất. Người Việt Nam đã tái cấu trúc của yếu tố trên làm cho nó biến đổi phù họp với tâm thức người Việt. Trên thực tế, ba đạo Nho, Phật, Lão có những yếu tố có thể bổ sung cho nhau.

Sách Nho thì dạy thi nhân bố đức, kinh đạo dạy yêu vật, quý sự sống, còn Phật thì chủ trương giữ giới, cấm sát sinh. Xét về khía cạnh khác: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ, Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khỏe, Phật giáo lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ. Người Việt cần tất cả những yếu tố đó để điều chỉnh, cân bằng trong quan hệ xã hội và cuộc sống cá nhân của mình. Có thể thấy đây là một sự lựa chọn rất khôn ngoan và sáng tạo của người Việt Nam. Nói riêng về Phật giáo, Phật giáo gốc ở Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc không có tinh thần nhập thế, song vào Việt Nam, Phật giáo có tinh thần nhập thế rất rõ ràng. Phật giáo không chỉ giới hạn ở việc tụng kinh niệm Phật, ăn chay, giữ giới mà còn gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, với cuộc sổng thường ngày.

Tinh thần này đặc biệt rõ nét trong tư tưởng của các nhà Thiền học lỗi lạc giai đoạn lịch sử Lý – Trần như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ…Phật giáo đó được “Việt Nam hoá” cho phù họp với hoàn cảnh và điều kiện của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam cũng khéo léo chuyển hoá những tư tưởng nhập ngoại thành những yếu tố phù họp với lợi ích dân tộc.

Ở Việt Nam còn có đặc điểm khá nổi bật: ba đạo cùng chung sống hoà họp, “Tam giáo đồng nguyên”, không có xung đột tôn giáo”. Khi chưa tỏ thì người đời còn lầm lẫn – phân biệt Tam giáo, chừng nào đạt tới gốc rồi thì cùng ngộ một tâm” (Trần Thái Tông). Ngay bản thân một người cũng có thể chịu ảnh hưởng của cả ba đạo: gặp thời thì ra làm quan (đạo Nho); nét nhân nghĩa từ bi là của đạo Phật; thất thế hoặc cuối đời thì về ở ẩn (Đạo giáo). Ý thức, quan niệm sống của người Việt chính là sự tổng họp của tín ngưỡng bản địa với Tam giáo đó.

Phải nói rằng, Việt Nam chưa có lý thuyết (hệ tư tưởng) độc lập nhưng lại trở thành nước có bản lĩnh tự cường và bản sắc văn hoá dân tộc sâu sắc. Người Việt Nam đã rất linh hoạt “tái cấu trúc” các lý thuyết trên khi chúng du nhập từ bên ngoài vào cho phù họp với hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam.

1.3. Tư tưởng yêu nước, quan niệm độc lập dân tộc và quốc gia có chủ quyền là nét bản chất, chủ yếu và đặc sắc nhất trong ỷ thức xã hội Việt Nam truyền thống

Người Việt Nam có tư tưởng yêu nước từ rất sớm (truyện Thánh Gióng). Trong hoàn cảnh đất nước luôn bị giặc ngoại xâm nhòm ngó, dân tộc ta luôn phải đấu tranh đương đầu với những kẻ thù mạnh hon đế có thể tồn tại được, tư tưởng yêu nước hình thành và phát triển là tất yếu.

Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, tư tưởng yêu nước là nấc thang giá trị đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống Việt Nam. Tư tưởng yêu nước đã trở thành chuẩn mực, thành thước đo mọi hành động và hành vi ứng xử của con người.

Có thể nói, tư tưởng yêu nước là sợi chỉ đã xuyên suốt, xâu nối và liên kết các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là đặc trưng nổi bật trong ý thức truyền thống Việt Nam. Do tinh thần yêu nước là giá trị xuyên suốt, dân tộc ta đã lấy lợi ích dân tộc làm hệ chuẩn. Nhờ đặc trưng này, các giá trị của Nho (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), Phật (từ bi, hỷ xả.) Lão giáo (ghét phù hoa, chuộng giản dị, yêu thiên nhiên.) đã được Việt Nam hoá một cách dễ dàng và nhanh chóng gia nhập vào các giá trị cổ truyền của dân tộc.

Do tư tưởng yêu nước là đặc điểm nổi bật trong ý thức xã hội Viờt Nam truyền thống nên với đặc điểm này, chúng tôi có tập trung phân tích kỹ hơn các đặc điểm khác.

Nội dung tư tưởng yêu nước Việt Nam có thể xét trên các phương diện: những nhận thức về dân tộc độc lập; những quan niệm về nhà nước của một quốc gia độc lập ngang hàng với phương Bắc; những -X nhận thức về nguồn gốc và động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước.

a) Những nhận thức về dân tộc và dân tộc độc lập

Cộng đồng người Việt được hình thành sớm trong lịch sử, có tên là Việt. Để phân biệt với nhiều tộc Việt ở miền Nam Trung Quốc, nó được gọi là Lạc Việt. Để đảm bảo tính ổn định của cộng đồng mình, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử nói tới sự cần thiết phải giữ những nét riêng của nó so với người Ngô (người Trung Quốc) và người Lào.

Như bất cứ một khu vực nào ừên thế giới trong lịch sử, các cộng đồng sống trong đó đều phải đấu tranh với nhau để tồn tại. Trong cuộc đấu tranh mạnh được yếu thua đó, có cộng đồng thì lớn mạnh lên và ữở thành bá chủ, có cộng đồng vẫn duy trì được sự tồn tại của mình và không ít cộng đồng bị tan rã hoặc bị tiêu diệt. Trong bối cảnh đó, cộng đồng người Việt vẫn duy frì được. Để duy trì được, họ đã phải đấu tranh thường xuyên với các cộng đồng khác đến xâm lấn nhất là cộng đồng người Hán lớn mạnh hcm đến thôn tính. Ý thức về dân tộc và dân tộc độc lập của người Việt hình thành nên trong hoàn cảnh như thế.

Vấn đề đặt ra thường xuyên cho người Việt là họ phải làm thế nào chứng minh được cộng đồng người Việt khác với cộng đồng người

Hán và ngang bằng với cộng đồng người Hán. Lúc đầu các nhà tư tưởng nêu lên rằng: Lạc Việt ở về phía sao Dực, sao Chẩn (các sao ở về phương Nam), Hoa Hạ ở về phía sao Bắc Đẩu (sao của phương Bắc) nên hai tộc người đó phải độc lập với nhau. Tiếp đó họ chứng minh rằng dân tộc Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh. Từ lĩnh vực thiên văn, địa lý họ tiến đến khẳng định: “Sông núi nước Nam vua Nam ở; Rành rành định phận ở sách trời.”, đó là sự thực lịch sử, là sự hiển nhiên không thế bác bỏ được.

Trên lĩnh vực lý luận, yêu cầu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm buộc các nhà tư tưởng phải có sự đi sâu, khái quát cao hơn, toàn diện hơn về khối cộng đồng dân tộc. Trong các bức thư gửi quân Minh và nhất là trong “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã chứng minh: cộng đồng tộc Việt có đủ các yếu tố như văn hiến, lãnh thố, phong tục, lịch sử, nhân tài, Ĩ1Ó đã là một cộng đồng người có bề dày lịch sử ngang hàng với cộng đồng người của phương Bắc. Lý luận trên của Nguyễn Trãi đã đạt tới đỉnh cao của quan niệm về dân tộc và dân tộc độc lập dưới thời kỳ phong kiến ở Việt Nam.

b) Những quan niệm về nhà nước của một quốc gia độc lập và ngang hàng với phương Bắc

Ở Việt Nam trước và sau khi giành được độc lập dân tộc từ tay phong kiến phương Bắc, phạm trù dân tộc nằm trong tay hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến, gắn với tính chất và địa vị của giai cấp phong kiến.

Trước khi người Hán đến, tộc Việt đã có Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Người Hán đến, nhà nước Âu Lạc bị tiêu diệt, lãnh thổ của dân tộc Việt bị biến thành một bộ phận của dân tộc Hán. Người Việt đấu tranh chống lại sự thống trị của người Hán cũng là đấu tranh giành quyền tổ chức ra nhà nước riêng của mình.

Xây dựng nhà nước lúc bấy giờ không thể không tính tới các yếu tố: quốc hiệu, quốc đô, đế hiệu, niên hiệu… Làm sao để các danh hiệu đó vừa thể hiện được sự độc lập của dân tộc, vừa cho thấy sự bền vững, sự phát triển và sự ngang hàng với phương Bắc. Sau khi quét sạch lũ thống trị Phương Bắc, Lý Bí đã từ bỏ luôn các tên gọi mà họ đã áp đặt cho nước ta như: Giao Chỉ, Giao Châu, Nam Giao, Lĩnh Nam… và đặt tên nước là Vạn Xuân. Tiếp đến nhà Đinh gọi là Đại Cồ Việt, nhà Lý gọi là Đại Việt… Tên hiệu của người đứng đầu trong nưó’c cũng được chuyển từ Vương sang Đế để chứng tỏ sự độc lập và ngang hàng với hoàng đế phương Bắc như: Từ Trưng Vương đến Lý Nam Đe, từ Triệu Việt Vương đến Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng… Kinh đô cũng được chuyển từ cổ Loa đến Hoa Lư, rồi từ Hoa Lư đến Thăng Long để có được nơi”. Trung tâm bờ coi đất nước… Vị trí ở giữa bốn phương, muôn vật phong phú tốt tươi… chỗ tụ họp của bốn phương” (Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn). Như vậy, đầu thời kỳ độc lập, Việt Nam – một quốc gia dân tộc phong kiến về mặt chính thể từ quốc hiệu, đế hiệu đến niên hiệu, kinh đô… đều được nhận thức đầy đủ, mỗi tên gọi đều biểu hiện một tư thế độc lập, tự chủ, tự cường.

c) Những nhận thức về nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước

Để chiến thắng được kẻ thù đông đảo và hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần, cần phải có mưu lược, có “nghệ thuật” quân sự. Từ thực tiễn của cuộc đẩu tranh giữ nước, lý luận về khoa học và nghệ thuật quân sự đó hình thành và phát triển. Những vấn đề bức bách cần phải giải đáp như: Làm thế nào để thấy được thực chất mối quan hệ giữa ta và địch? Làm thế nào để động viên được sức mạnh của toàn dân? Làm thế nào để chuyển yếu thành mạnh, để lấy ít địch nhiều? Các nhà lãnh đạo các cuộc chiến tranh giữ nước trong lịch sử đều thấy sự cần thiết phải có một lý luận được khái quát lên íừ thực tiễn chiến đấu. Họ đã tìm hiểu nguyên nhân thành công và thất bại, đúc kết kinh nghiệm thành lý luận để truyền bá lại cho nhiều người, Có thể nói, có hai bài học lớn được rút ra từ trong lịch sử giữ nước của dân tộc đó được các nhà tư tưởng khái quát lại:

– Bài học thứ nhất: Coi trọng sức mạnh của cộng đồng

Cộng đồng người Việt được hình thành trong lịch sử bởi những thành viên đều ý thức được rằng họ cùng chung một lãnh thổ, một giống nòi, một vận mệnh… Cộng đồng đó sẽ trở thành một sức mạnh nếu các thành viên cổ kết với nhau. Trước kẻ thù xâm lược, vận mệnh của mỗi người gắn với vận mệnh của dân tộc. Các nhà lãnh đạo các cuộc chiến tranh giữ nước đó thấy được điều đó. Neu tất cả các cá nhân đều hợp sức lại thì sẽ tạo nên sức mạnh rất to lớn – sức mạnh của cộng đồng. Trần Qưốc Tuấn yêu cầu: “Trên dưới một lòng, lòng dân không chia”, “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, nước nhà góp sức, giặc tự bi bắt”. Nguyễn Trãi nói; “Tướng sỹ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”. Đến thời cận đại, các nhà tư tưởng cho rằng, có “hợp quần” thì mới có sức mạnh. Sang thời kỳ hiện đại, Hồ Chí Minh đã phát triển tư tưởng coi trọng sức mạnh cộng đồng thành tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công”.

Đề cao sức mạnh cộng đồng, các nhà tư tưởng đã làm một việc phù họp với yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa ta và địch. Phía ta có đoàn kết một lòng mói trở thành sức mạnh hùng hậu, chuyến hoá được mâu thuẫn giữa ta và địch, biến kẻ địch từ mạnh sang yếu thì mới tiêu diệt được chúng.

– Bài học thứ hai: Coi trọng vai trò của nhân dân

Từ trong lịch sử, vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân đã có những cách nhìn nhận rất khác nhau. Khổng Tử cho rằng dân là người để sai khiến. Mạnh Tử cho rằng dân là người bị trị và phải nuôi người. Ngay trong hàng ngũ kháng chiến của dân tộc cũng có người miệt thị dân như Trần Khánh Dư là một tướng lĩnh nhà Trần nói: “Tướng là chim ưng, quân dân là con vịt, đem con vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ”. Tuy nhiên, trong lịch sừ tư tưởng dân tộc có rất nhiều quan điểm tích cực đối với dân. Lý Công uẩn nói: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi”. Lý Phật Mã nói: “Nếu trăm họ mà no đủ, thì ta làm sao không đủ được”. Lý Thường Kiệt nói: “Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”. Nguyễn Trãi nói: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”; “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Sau này, quan niệm về dân của Hồ Chí Minh đó phát triển lên một trình độ mới khác về chất. Tuy cách nói khác nhau, song các nhà tư tưởng đều là những người yêu nước nhiệt thành, thấy được vai trò của dân và trách nhiệm đối với dân. Trong thời đại phong kiến, do sự khác biệt về giai cấp đã hạn chế nhãn quan của các nhà tư tưởng đối với dân. Nhưng là những nhà yêu nước lớn, đứng ở đỉnh cao của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ, họ thấy được yêu cầu phải cố kết cộng đồng, phát huy sức mạnh của dân tộc nên đã vượt qua được nhũng hạn chế giai cấp vốn có của mình.

Những điều trình bày ở trên cho thấy tư tưởng yêu nước Việt Nam khác với tư tưởng yêu nước của các dân tộc khác. Nó được đúc kết bằng xương máu và bằng trí tuệ trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

1.4. Trong lịch sử, Việt Nam có sự phát triến rực rỡ về tri thức quân sự, phát triến phong phú về tri thức y học, nhưng tri thức về kinh tế và tri thức về luật pháp không phát triển

Lịch sử dân tộc ta đã được tạo nên bởi những chiến công hiển hách. Chúng ta đã đánh tan những tên xâm lược hùng mạnh nhất (hai lần thắng quân Tống, ba lần đánh tan quân Nguyên. Tiếp đó, Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, Quang Trung đại phá quân Thanh, rồi đến cuộc kháng chiến thần thánh đánh bại đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.).

Lý luận về độc lập dân tộc và quốc gia có chủ quyền, tinh thần yêu nước là vũ khí quan trọng nhưng không đủ làm nên chiến thắng. Kẻ thù có một đội quân đông đảo và hùng mạnh gấp nhiều lần, muốn thắng được nó cần có những hiểu biết khác.

Có thể nói rằng, ở nước ta, lý luận về quân sự được khái quát lên từ thực tiễn chiến đấu, từ sự tổng kết nguyên nhân những thành công và thất bại để tìm ra quy luật từ những cuộc chiến đấu trường kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lý luận đó ngày càng được phát triển lên từ trong thực tiễn gian khổ và hào hùng của dân tộc đến mức trở thành nghệ thuật.

Nước ta là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Điều kiện kinh tế nghèo khó khiến con người chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, khi đau ốm tự cứu mình bằng cây cỏ, dễ tìm mà lại hiệu quả (Nam dược cứu Nam nhân). Ở Việt Nam cũng như phương Đông nói chung, tri thức về y học cổ truyền phát triển khá phong phú. Các phương pháp chữa bệnh đặc biệt như châm cứu, bấm huyệt khá phổ biến. Hải Thượng Lãn ông, một danh y nổi tiếng ở Việí Nam đã để lại cho đời những tri thức và kinh nghiệm y học quý báu. Ngày nay, với sự hỗ trợ của khoa học hiện đại, phương pháp chữa bệnh bằng y học cố truyền vẫn được duy trì, được nghiên cứu và phát triển lên bên cạnh nền y học hiện đại.

Về tư duy kinh tế, do cơ sở kinh tế của nước ta là sản xuất nông nghiệp (sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán.) nên đó hình thành ở con người nếp nghĩ còn nhiều hạn chế, không có khả năng nhìn xa trông rộng, không có những ước mơ táo bạo, thấy lợi ích nhỏ bé trước mắt mà không thấy lợi ích to lớn lâu dài. Đây là điều chúng ta phải khắc phục khi bước vào công cuộc đổi mói, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chúng ta không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa với đặc điếm chủ yếu là sản xuất lớn bằng máy móc, tập trung, phân công lao động đạt đến trình độ cao… Điều đó sẽ đòi hỏi ý thức của người lao động phải tự giác, có kỷ luật, có thói quen tuân theo một quy trình chặt chẽ của sản xuất. Đồng thời đố cũng là yếu tố cơ bản hình thành ở con người thói quen tôn trọng kỷ cương, luật pháp và những nguyên tắc của cuộc sổng hiện đại. Người Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của tâm lý tiểu nông, tuỳ tiện, sống theo tâm lý “phép vua thua lệ làng”. Chúng ta vẫn chưa có thói quen giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống bằng lý trí, pháp luật mà thiên về tình cảm. Đây chính là cản trở lớn cho việc xây dựng kỷ cương phép nước, xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật trong đời sống hiện đại hiện nay.

1.5. Lịch sử để lại cho chúng ta chưa phải là lối tư duy biện chứng khoa học mà đó là thứ tư duy hỗn hợp, trong đó tư duy kinh nghiệm, siêu hình, giáo điều mang tính chất phổ biến

Do những hạn chế nhất định của văn hoá trồng lúa nước và điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, ở Việt Nam thiếu vắng những cuộc biên động lớn trong cơ sở kinh tế nên trong lịch sử tư tưởng dân tộc khó có thể xuất hiện những học thuyết tầm cỡ thế giới.

Mặt khác, do sự thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền là chủ yếu đã dẫn đến cơ chế mất dân chủ (vua có quyền tối cao, ý vua lả ý trời). Điều này dẫn đến lối tư duy giáo điều, cứng nhắc, quá coi trọng kinh nghiệm”, sống lâu lên lão làng” là chủ yếu.

Cũng có ý kiến cho rằng, truyền thống tôn trọng gốc gác trong văn hoá phương Đông đã làm cho tư duy phương Đông kém năng động hơn so với phương Tây, có phần bảo thủ hơn và kém tính cách mạng hơn.

Mặt khác, ở Việt Nam truyền thống cộng đồng khá điển hình, điều này là rất tốt song nó làm cho trong nếp tư duy con người có tâm lý, tư tưởng bình quân chủ nghĩa, “xấu đều hơn tốt lỏi”, con người hay ganh ghét, đổ kỵ, không muốn ai hơn mình. Trong thực tế, tư tưởng này đã cản trở rất nhiều đến việc phát triển và giải phóng cá nhân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội.

Từ thực tế như vậy, vấn đề đổi mới tư duy ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề vô cùng bức thiết. Quá trình toàn cầu hoá đã và đang thúc đầy việc đa dạng hoá và làm phong phú tư duy nhận thức của người dân Việt Nam. Chúng ta cần thiết phải kế thừa tư tưởng của ông cha, nhưng vẫn phải tiếp thu những thành tựu tư tưởng tiến bộ của thế giới.

2. Những mặt tích cực và hạn chế của ý thức Việt Nam truyền thống khi bước vào công cuộc đổi mới đất nước

Trước công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, thế giới quan cũng như ý thức tư duy truyền thống Việt Nam đã mang lại nhũng thuận lợi và khó khăn nhất định. Lối tư duy tổng họp, linh hoạt, coi trọng những quan hệ thích họp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy. Chính vì vậy, Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, tiếp nhận kinh tế thị trường nhẹ nhàng hon các nước khác.

Mặt khác, tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự cường của dân tộc đã được nhân lên và phát huy trong thời đại mới. Chính vì yếu tố này mà chúng ta chủ động hội nhập với thế giới, song vẫn giữ được vị thế chính trị và bản sắc văn hoá dân tộc.

Lối tư duy linh hoạt có mặt mạnh song cũng có mặt yếu của nó. Từ chỗ linh hoạt dễ dẫn đến tuỳ tiện, kẻ xấu hay lợi dụng để biện minh cho những hành vi sai trái. Điều này cũng không thích họp với lối ứng xử quyết đoán, nguyên tắc của cơ chế thị trường. Cách suy nghĩ đơn giản, tuỳ tiện khiến cho con người không có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

Tính cộng đồng và tự trị làng xã dễ dẫn đến kiểu làm ăn sản xuất nhỏ (phường, hội) liên kết với nhau để ép khách hàng; bệnh gia đình chủ nghĩa (một người làm quan cả họ được nhờ).

Muốn cho một xã hội phát triển thì năng lực các cá nhân phải được giải phóng. Đòi hỏi đó đang gặp những trở ngại không nhỏ khi không ít người Việt Nam còn mang nặng tư duy nông nghiệp, bị ràng buộc vào cộng đồng, bị chi phối bởi tâm lý đố kỵ, cào bằng. Vì vậy, phát triển nâng cao đời sống kinh tế phải đi đôi với việc phát triển những yếu tố tích cực của tư duy, ý thức, tâm lý truyền thống Việt Nam với tư cách là bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, dân tộc nào dung hoà được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống trong thời hiện đại thì sẽ phát triến. Việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại không thế dựa trên ý muốn chủ quan mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn, nền tảng kinh tế – xã hội.

Một thế kỷ qua, các giá trị truyền thống (Nho, Phật, Lão, tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng.) đã gia nhập vào các giá trị hiện đại (chủ nghĩa Mác – Lênin, công bằng, dân chủ, khoa học) để làm nên một hệ giá trị mới của dân tộc.

Toàn cầu hoá có nguy cơ xói mòn các giá trị tinh thần của dân tộc do sự xâm lấn của các giá trị phương Tây. Vì vậy, chúng ta cần phát huy tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng từ trong truyền thống, duy trì những giá trị ngoại sinh đã được “Việt Nam hoá”, được gạn lọc, được thừa nhận, tiếp nhận những giá trị nhân loại tiên tiến nhất phù họp với truyền thống dân tộc và họp nhất chúng với các giá trị dân tộc.

3. Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

3.1. Bối cảnh thời đại và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế khách quan đó và đang tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Nó không chỉ tạo cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau mà còn đặt những giá trị tinh thần truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Ý thức xã hội là một bộ phận thuộc đời sống tinh thần của xã hội nên đương nhiên cũng chịu sự tác động này.

Từ giữa thế kỷ XIX, khi đưa ra dự báo về sự vận động và phát triển của toàn cầu hoá kinh tế, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nói đến sự vận động, biến đổi của các giá trị tinh thần dân tộc và sự hình thành các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại. Toàn cầu hoá là quá trình đấu tranh để xác lập những giá trị và chuẩn mực trên phạm vi toàn cầu. Đây cũng là quá trình đấu tranh để khẳng định các giá trị đặc thù của các nền văn hoá dân tộc. Quá trình toàn cầu hoá vừa là quá trình phổ biến những giá trị chung trên phạm vi toàn cầu mang tính nhất thê hoá, vừa là quá trình đa dạng hoá, quá trình tự khẳng định bản lĩnh và bản sắc của các nền văn hoá, trong đó bao hàm các giá trị truyền thống dân tộc. Đây là quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập, đầy mâu thuẫn, đa dạng và phức tạp.

Sự tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc của xu thế toàn cầu hoá đối với các nền văn hoá dân tộc thể hiện rõ thông qua các lĩnh vực sau đây:

– Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống viễn thông toàn cầu.

– Thông qua khoa học và kỹ thuật công nghệ.

– Thông qua phát triển thương mại và xuất nhập khẩu văn hoá phấm.

– Thông qua dịch vụ giải trí và du lịch.

– Thông qua giao lưu văn hoá chính thức và phi chính thức…

Sự tác động này có thể làm biến đổi lối sống, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo… của một số cộng đồng dân tộc nhất định. Nó sẽ tạo ra cả những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực đối với các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc.

Từ giữa thế kỷ XIX, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khi đưa ra dự báo về sự hình thành và phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã nói đến nguy cơ áp đặt các giá trị văn hoá tinh thần của những nước tư bản phát triển đối với các quốc gia, các dân tộc lạc hậu, chậm phát triển. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, c. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới… Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trỏ’ nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục. Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó”.

Thực tế hiện nay, nguy cơ áp đặt các giá trị văn hoá tinh thần của các nước íư bản phát triển đối với các quốc gia, dân tộc chậm phát triển tuy không diễn ra hoàn toàn như dự báo của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, song không phải vì thế mà nguy cơ đó không tồn tại. Có thể nói một cách chính xác rằng, bên cạnh những nguy cơ tiềm ẩn còn có cả những cơ hội cho sự phát triển những giá trị tinh thần dân tộc, trong đó bao gồm cả ý thức xã hội. Những mặt tích cực của ý thức xã hội truyền thống nói riêng cũng như những giá trị tinh thần dân tộc nói chung sẽ có điều kiện để phát triển, nâng cao lên một bước mới. Sự tác động của toàn cầu hoá đó dẫn đến sự hình thành các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung đó tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc hiện đại hoá, tiên tiến hoá các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, sự lấn lướt Vá ap đặt các giá trị văn hoá tinh thần do các nước tư bản phát triển thực hiện lại đang gây trở ngại không nhỏ cho các giá trị văn hoá tinh thần ở các nước chậm phát triển. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá tinh thần ở các nước này trở thành vấn đề nan giải và là một thách thức lớn. Các giá trị văn hoá tinh thần do các nước tư bản phát triển áp đặt vào các nền văn hoá của các quốc gia, các dân tộc chậm phát triển rất có thể làm cho sắc thái văn hoá của các dân tộc này bị mai một, bị phai nhạt khi ở các quốc gia đó thiếu chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.

Toàn cầu hoá kinh tế và sự gia tăng kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay, một khi vượt ra khỏi sự kiểm soát ở cả bình diện dân tộc lẫn bình diện quốc tế còn dẫn đến nguy cơ xáo trộn một cách tự phát trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc. Sức ép toàn cầu hoá và kinh tế tri thức đang trở thành thách thức đối với thói quen sinh hoạt, lối sống, phong cách tư duy truyền thống không chỉ đổi với mỗi người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mà còn đối với cả cộng đồng nhân loại. Những đòi hỏi phải thích nghi với các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung thậm chí còn đang tạo nên sự mất phương hướng trong hoạt động văn hoá tinh thần dân tộc. Một khi định hướng chuẩn mực trong hoạt động vãn hoá tinh thần dân tộc không được giữ vững thì nguy cơ tha hoá và tự tha hoá của nó là điều khó tránh khỏi. Nguy cơ này gắn với ảo tưởng về sức mạnh cải tạo, hiện đại hoá diệu kỳ của các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung đối với các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc do toàn cầu hoá mang lại (nhiều người gọi đây là chủ nghĩa lạc quan không tưởng). Khát vọng giải thoát khỏi mặc cảm của một quốc gia, một dân tộc chậm phát triển nhờ tiếp nhận các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung luôn đi kèm với nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc trong các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống. Trái ngược với nguy cơ tha hoá này nhưng lại cùng song hành vói nó là nguy cơ “biệt lập hoá” các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc trước những giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung. Sự biệt lập hoá này làm mất đi cơ hội nhanh chóng hiện đại hoá, tiên tiến hoá các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc và khả năng hội nhập, tiếp biến các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung để làm giàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc.

Trước nguy cơ tha hoá đó, để không tự đánh mất mình, khi hội nhập, mở rộng, giao lưu văn hoá, tiếp biến các giá trị văn hoá trong khu vực và trên phạm vi quốc tế, việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại phải được đặt trên cơ sở của việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống và bản sắc dân tộc.

Toàn cầu hoá với xu hướng gia tăng kinh tể tri thức trong bối cảnh đầy những biến động sâu sắc, khó lường, trên cả phạm vi khu vực lẫn quốc tế. Nó đang có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tới đời sống tâm hồn, tình cảm và nhân cách con người trong mọi quốc gia, dân tộc. Quá trình này không chỉ làm nảy sinh sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống mà còn xuất hiện cả sự tác động, xung đột lẫn nhau giữa các giá trị đó. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có cách thức riêng của mình để vừa có thể hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm phong phú thêm đời sống tinh thần dân tộc mà vẫn bảo tồn được bản sắc và các giá trị tinh thần truyền thống.

Đối với Việt Nam hiện nay, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập quốc tế đó tạo cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao và điều này đó góp phần ổn định chính trị- xã hội. Song, những mặt trái của toàn cầu hoá đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng. Đặc biệt, một số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng… vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ bị mai một và tha hoá.

Toàn cầu hoá kinh tế đó mang lại một thị trường hàng hoá vô cùng đa dạng, phong phú, giá rẻ… vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, vừa kích thích tâm lý tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội, tạo tâm lý hưởng thụ, xa hoa, lãng phí, xa lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam. Thêm vào đó là sự xuất hiện của lối sống chạy theo vật chất, coi thường các giá trị tinh thần, tâm lý hướng ngoại, thích dùng hàng ngoại… Điều này đó tác động tiêu cực đến tư duy và lối sống của một bộ phận lớn nhân dân, nhất là thanh niên. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, trong thanh thiếu niên đã có những biểu hiện coi nhẹ hoặc không quan tâm đến các giá trị truyền thống của dân tộc, chạy theo lối sống, thị hiếu không lành mạnh, xa lạ với con người Việt Nam. Lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp về đạo đức, tệ nạn xã hội gia tăng đang đe dọa, làm xói mòn những giá trị truyền thống dân tộc.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều sản phẩm văn hoá từ bên ngoài được du nhập vào Việt Nam trên các mạng thông tin toàn cầu, trong đó có những sản phẩm có giá trị, song cũng khồng ít những sản phẩm độc hại… Những sản phẩm độc hại này đã góp phần hình thành ở một bộ phận thanh thiếu niên lối sống buông thả, bạo lực, tình dục… xa lạ, trái với những giá trị nhân văn lâu đời của dân tộc. Tội phạm xã hội gia tăng, trong đó có những tội danh mới và rất nguy hiểm như: khủng bố cá nhân, tống tiền, bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy, môi giới mại dâm… Đặc biệt, số phụ nữ phạm tội và các vụ phạm tội do lứa tuổi vị thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng.

Từ thực trạng trên cho thấy, xu thế toàn cầu hoá đang tác động đến những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, nó “góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp, thể hiện ở việc phổ biến các giá trị văn hoá công nghệ, văn hoá thông tin cùng các hoạt động và loại hình văn hoá mới phục vụ cho việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân”7. Mặt khác, nó cũng đang đặt ra trước dân tộc ta những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Vì vậy, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay là một yêu cầu tất yếu, một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay.

3.2. Một số giải pháp cơ bản trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay

Trong công cuộc đối mới đất nước hiện nay, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề vô cùng quan trọng. Việc xây dựng ý thức xã hội mới đươc tiến hành trên cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp xâv dựng và phát triển nền vãn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh, thần của xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cưòng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái; khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”

Từ bối cảnh quốc tế và trong nước đã phân tích ở trên, để giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam nói chung cũng như xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam nói riêng, cần có một số giải pháp sau đây:

* Giải pháp chung:

1. Tăng cường giáo dục truyền thong lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc cho các thế hệ trẻ

Cần khẳng định những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, đặc biệt là truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, tinh thần độc lập, tự cường, lòng tự hào dân tộc thể hiện ở các văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.

Một thực tế lthông thể phủ nhận là với sự phát triển mạnh mẽ của cá phương tiện thông tin đại chúng hiện đại như hiện nay, với sự không kiểm soát nổi nhiều nội dung mà các phương tiện đó chuyển tải đó ảnh hưởng đến việc nhận thức các giá trị truyền thống của dân tộc. Không ít người đã bị những lợi ích vật chất cám dỗ, chạy theo lối sống hưởng thụ, không quan tâm hoặc coi thường các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, cho đó ỉà những cái xưa cũ, lỗi thời. Do vậy, cần tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là cho lớp trẻ – những người chủ tương lai của đất nước, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc – cội nguồn tạo nên bản sắc văn hoá, cốt cách và sức mạnh của con người Việt Nam. Lớp trẻ hiện nay thường có xu thế hướng sự chú ý vào các ngôi sao màn bạc hay những ca sỹ nổi tiếng mà ít quan tâm đến các sự kiện lịch sử trọng đại và truyền thống văn hoá dân tộc. Do vậy, cần khai thác lợi thế do các phương tiện truyền thông hiện đại đem lại để giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng hiện nay.

2. Xác lập bản lĩnh vãn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta đang có những cơ hội, điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các giá trị, tinh hoa văn hoá nhân loại nhằm làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hoá của dân tộc mình. Nhưng, như đã phân tích ở trên, toàn cầu hoá không những tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi mà còn đặt ra vô vàn thách thức, khó khăn đối với mọi quốc gia, dân tộc. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, trên phương diện ý thức tinh thần, chúng ta cân tiếp cận các giá trị văn hoá của nhân loại để hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc, song cũng cần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống để không bị hoà tan, không đánh mất bản thân mình. Hơn nữa, phải biến các giá trị đó thành sức mạnh nội sinh để nâng đất nước ta lên tầm cao mới. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác lập được bản lĩnh văn hoá Việt Nam, khẳng định được nhũng giá trị tốt đẹp trong ý thức truyền thống dân tộc, làm phong phú thêm nội dung các giá trị truyền thống đó, tạo nền tảng văn hoá tinh thần cho sự phát triển bền vũng của đất nước. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không có nghĩa là chỉ quay về bảo vệ các giá trị văn hoá đó có trong lịch sử mà điều cốt lõi là phải sáng tạo các giá trị văn hoá mới phản ánh bản lĩnh, cốt cách, lối sống của dân tộc. Một trong những trọng tâm để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay là phải sáng tạo các giá trị văn hoá mới khẳng định tầm vóc, sức sống và truyền thống bất diệt của dân tộc.

3. Tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về văn hoá

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chủ động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hoá là yêu cầu cấp thiết để vừa có thể giới thiệu những thành tựu văn hoá của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, vừa có thể tiếp nhận những thành tựu tiến bộ và tích cực của văn hoá thế giới, làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không có nghĩa là biến văn hoá dân tộc thành “bảo tàng”, “cố định hoá”, “khép kín”, mà phải “năng động hoá”, tạo cho nó một nguồn lực mới có khả năng thích nghi với sự biến đổi của thời đại để phát triển liên tục. Đó là một thách thức lớn đối với nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Quá trình giao lưu văn hoá quốc tế hiện nay cũng diễn ra hết sức phong phú và đa dạng bằng nhiều con đường khác nhau. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin đó làm biến đổi cách thức giao lưu văn hoá giữa các dân tộc khác nhau. Vì vậy, cần phải lưu ý tới sự biến đổi của các hình thức giao lưu văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá để có thể xử lý một cách khoa học các tình huống xảy ra nhằm đảm bảo giữ vững định hướng phát triển và bảo tồn nhũng giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

* Giải pháp cụ thể:

1. Không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới

Sự phát triển xã hội không chỉ có đời sống vật chất mà còn có đời sống văn hoá tinh thần. Đó là hai mặt không thể thiếu và giữa chúng có sự gắn bó, tác động tương hỗ lẫn nhau và cũng có thể kìm hãm nhau trong quá trình phát triển. Từ trong bản chất, những giá trị văn hoá tinh thần đó mang tính nhân văn chứa đựng những cái đúng, cái đẹp được cộng đồng dân tộc sáng tạo, lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau thành truyền thống văn hoá, thành hồn thiêng dân tộc. Các truyền thống này được chuyển tải vào trong các lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán… tạo thành môi trường văn hoá nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi cá nhân và cộng đồng.

Muốn xây dựng ý thức xã hội mới theo hướng tiến bộ, trước hết, cần đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát: “‘Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Ý thức xã hội luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện kinh tế của xã hội mới. Muốn xây dựng ý thức xã hội mới phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống vật chất của xã hội. Đây chính là nền tảng của việc xây dựng ý thức khoa học, tiến bộ, lành mạnh trong xã hội.

Về mặt lý luận, cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề lý luận mà thực tiễn đang đặt ra như vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…

Mặt khác, chúng ta cũng cần chú trọng vấn đề kế thừa và đổi mới những giá trị truyền thống dân tộc. Đó không chỉ là sự gìn giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống mà cũng phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh thần được du nhập từ bên ngoài. Quá trình này cần được nhìn nhận một cách cụ thể trong điều kiện ở nước ta hiện nay. Lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc là những giá trị tinh thần truyền thống, song trong điều kiện hiện nay, nó cần được thể hiện ở tinh thần cần cù, sảng tạo, ý chí quyết tâm vượt khó để cải tạo cuộc sống, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tinh thần đoàn kết dân tộc phải trở thành tinh thần đồng thuận trên cơ sở giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm về thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Xây dựng ý thức xã hội mới cần kết hợp chặt chẽ với việc khắc phục những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng và sự lạc hậu trong lĩnh vực tâm lý xã hội

Cần chủ động xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, cần trang bị cho con người những tri thức mới của thời đại, tri thức về kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc biệt là những tri thức về khoa học và công nghệ…Đi cùng với nó là việc bồi dưỡng lý tưởng sống, hoài bão, ước mơ, khát vọng cống hiến, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát huy ý thức làm chủ trong nhân dân, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, ý thức về dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc; nâng cao ý thức phòng chống tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Cùng với việc xây dựng ý thức xã hội mới, cần chống những biếu hiện cản trở sự nghiệp xây dựng đó. về hệ tư tưởng, cần tập trung khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên với các biểu hiện như: dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc, phủ nhận thành quả cách mạng và giá trị truyền thống của dân tộc, không thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước, mất cảnh giác trước âm mưu của các lực lượng thù địch…

Về mặt tâm lý xã hội cũng cần có những biểu hiện phải khắc phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ”. Hiện nay chúng ta cần phải khắc phục những biểu hiện tâm lý của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp: tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ nại, xin cho, đối phó; tâm lý của nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nhỏ lâu dài của lịch sử hiện vẫn còn tồn tại là tâm lý lạc hậu, kinh nghiệm chủ nghĩa, tuỳ tiện, đố kỵ, coi thường pháp luật… và cả nhũng tâm lý khá phổ biến ở những nước chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo như tâm lý trọng nam khinh nữ, tâm lý gia trưởng… Đặc biệt, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những tâm lý này còn có nhiều biểu hiện, biến tướng và gây hậu quả nặng nề, biến họ thành những kẻ cơ hội, cá nhân chủ nghĩa…

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc xây dựng ý thức xã hội mới

Trong công tác tư tưởng, chúng ta cần bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tìm ra những vướng mắc trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời giải đáp. Tăng cường vai trò của báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận theo hướng tích cực.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị truyền thống cho toàn xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ thông qua gia đình, nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng. Giải pháp này nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam và hình thành nên những con người có phẩm chất đạo đức, biết yêu quê hương đất nước, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

Các giá trị truyền thống như lòng yêu nước, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tinh thần hiếu học… có được trong mỗi con người không thể tách rời quá trình giáo dục, trước hết là giáo dục trong gia đình. Gia đình là môi trường gần gũi nhất của con người, là tế bào của xã hội. Trong gia đình, những sắc thái đa dạng của đạo đức truyền thống được thể hiện trong cái gọi là “gia phong”, “nếp nhà”. Lòng yêu nước, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của mỗi người dân Việt Nam có cơ sở sâu xa từ sự gắn bó và trách nhiệm với gia đình, làng xóm. Trong điều kiện mở rộng hội nhập và giao lưu quốc tế hiện nay, những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội đang tác động vào cuộc sống gia đình. Trước tình trạng suy giảm tình cảm của các thành viên trong gia đình, trẻ em lang thang, tội phạm vị thành niên gia tăng… thì việc tiếp tục coi trọng tuyên truyền xây dựng gia đình văn hoá (xây dựng gia đình hoà thuận, ấm no, hạnh phúc, có tinh thần đoàn kết và tương trợ lỏng giềng, giữ gìn vệ sinh môi trường, chống các tệ nạn xã hội, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân) sẽ là biện pháp tốt để bồi đắp tình cảm trong gia đình, cha mẹ, con cái quan tâm, chăm sóc nhau hơn, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.

Cùng với gia đình, giáo dục giá trị truyền thống trong nhà trường và xã hội cũng vô cùng quan trọng nhằm đào tạo những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. Giáo dục giá trị truyền thống trong nhà trường cần gắn với việc khai thác, phối họp với các môn khoa học xã hội như văn học, sử học… sẽ có hiệu quả rất lớn. Trước tình hình một bộ phận không nhỏ thanh niên đang lãng quên truyền thống dân tộc, mơ hồ lý tưởng phấn đấu thì việc giáo dục thông qua những sự kiện lịch sử cụ thể, những hình tượng văn học có tác dụng rất lớn. Việc trang bị cho họ tri thức, niềm tin, tình cảm… sẽ có tác dụng trong việc định hướng hành động. Qua đó, thế hệ trẻ hôm nay sẽ có thái độ trân trọng, giữ gìn những di sản mà cha ông đã tạo dựng và ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Môi trường xã hội cũng góp phần quan trọng vào việc xây dụng ý thức xã hội mới. Thông qua dư luận xã hội, những hành vi của con người sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Với tư cách là cơ chế đánh giá giá trị của các hành vi, dư luận xã hội sẽ biểu dương, khuyến khích những hành vi phù họp với chuấn mực xã hội, đồng thời ngăn chặn và phê phán những hành vi không phù hợp. Qua đó, con người xác định được giá trị, ý nghĩa đích thực của hành vi và có những định hướng cần thiết trong ứng xử. Chính vì vậy, chúng ta cần tăng cường vai trò của dư luận xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình… để những phương tiện này góp phần vào việc giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng ý thức xã hội mới lành mạnh, tiến bộ.

Xem thêm Đặc điểm phản ánh của ý thức xã hội

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận