Triết học và đối tượng nghiên cứu của Triết học

Đang tải...

Triết học và đối tượng nghiên cứu của Triết học

1.1. Triết học là gì ?

Triết học ra đời từ lâu trong lịch sử nhân loại. Các tài liệu lịch sử đều cho rằng triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên (TCN) ở ba trung tâm văn hóa lớn thời kỳ cổ đại, đó là Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.

Ở Trung Quốc, triết học, theo nghĩa gốc chữ Hán, là sự hiểu biết của con người về bản chất của sự vật, hay là sự truy tìm bản chất của đối tượng.

Người Ấn Độ gọi triết học là darshana, nghĩa là sự chiêm ngưỡng đối tượng dựa trên lý trí, là con đường đưa con người đến lẽ phải bằng sự suy ngẫm.

Theo tiếng Hy Lạp, triết học có nghĩa gốc từ chữ philosophia, có nghĩa là yêu mến sự thông thái. “Sự yêu mến” ở đây với nghĩa là sự say mê, sự ham muốn, là cái động lực tinh thàn bên trong thôi thúc con người hoạt động. Và đối tượng ham muốn ở đây là sự thông thái, nghĩa là sự hiểu biết về chân lý, nắm lấy bản chất sự vật. Theo đó, yêu mến sự thông thái ở đây không phải chỉ là một tình cảm bề ngoài. một trạng thái có tính chất nhất thời ngẫu nhiên của tinh thần con người, mà là sự vận động của tư tưởng, sự suy ngẫm trong nội tâm nhằm đạt đến sự hiểu biết sâu sắc về sự vật, đạt đến chân lý.

Như vậy, bằng cách diễn đạt khác nhau, triết học dù ở phương Đông hay phương Tây, từ khi mới ra đời đều được coi không những là đỉnh cao của tri thức, sự hiểu biết sâu sắc về sự vật, mà còn là phương thức hoạt động tư tưởng để đạt đến sự hiểu biết sâu sắc về sự vật, hay như K. Jaspẻ (một nhà triết học của Đức đầu thế kỷ XX) nói triết học đó là “sự truy tầm chân lý, chứ không phải chiếm đoạt chân lý”.

Để hiểu khái quát triết học là gì cần giải thích thêm về luận điểm trên đây của K. Jaspẻ. Sự truy tầm chân lý khác căn bản với sự chiếm đoạt chân lý ở chỗ: Thứ nhất, cái chân lý mà triết học truy tìm không phải chỉ là những tri thức đơn giản, cụ thể về đối tượng nhận thức mà là những tri thức tổng hợp, phản ánh bản chất rất sâu sắc của đối tượng; thứ hai, để đạt đến chân lý hay tri thức tổng hợp, đúng đắn về sự vật con người phải trải qua một con đường suy tư nhọc nhằn, phải không ngừng suy ngẫm, không ngừng tổng hợp khái quát những thông tin, tài liệu, đưa ra các kết luận, rồi kiểm tra kết luận bằng thực tiễn, không thỏa mãn với những kết luận đã rút ra, tự vấn hỏi, tự mở ra những hướng mới cho sự suy tư. Đó thực sự là một con đường đầy chông gai, đầy khó khăn, không có điểm dừng, không có giới hạn để con người ngày càng hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về sự vật. Điều đó khác với sự chiếm đoạt chân lý. Sự chiếm đoạt chân lý, một mặt, giả định con người có sẵn một sức mạnh trí tuệ nhất định nào đó để thu nhận tri thức về đối tượng, do vậy hành vi chiếm đoạt đơn giản và dễ dàng hơn sự “truy tầm chân lý” rất nhiều. Mặt khác, sự chiếm đoạt chân lý chỉ đạt được những chân lý hay tri thức cụ thể, một chiều, giản đơn, chưa toàn diện, chưa đầy đủ và sâu sắc về sự vật. Với ý nghĩa này có thể nói sự “chiếm đoạt chân lý” chỉ là biểu hiện cụ thể của sự truy tầm chân lý.

Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học. Có người cho triết học bao quát mọi tri thức của con người bao gồm cả khoa học tự nhiên, cả khoa học xã hội và nhân văn. Có người có triết học chỉ nghiên cứu về con người, chỉ trả lời câu hỏi “con người là gì ?”, “con người từ đâu sinh ra?”. Lại có người cho triết học nghiên cứu cơ sở tồn tại của thế giới, bản chất các sự vật v.v. Chẳng hạn, theo cuốn Lịch sử Triết học do GS. TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên, có nêu: Xôcrát hiểu bản chất của Triết học là tự ý thức của con người về chính bản thân mình. Kant lại cho rằng: Triết học là môn khoa học có mục đích tối cao là xác định bản chất con người, xác định vị trí xứng đáng của con người trong thế giới, từ đó có thể học được cái điều mà ai cũng phải học để làm người. Để làm được điều đó, nó phải lý giải các vấn đề sau: “Tôi có thể biết được cái gì? tôi cần phải làm gì? tôi có thể hy vọng cái gì?”. Karl Jaspẻ thì nói rằng:”Triết gia yêu mến hiểu biết, trái lại nhà bác học sở hữu kiến thức. Nghĩa ấy ngày nay vẫn còn, nghĩa là bản chất triết lý (triết học – DVT) là truy tầm chân lý, chứ không phải chiếm đoạt chân lý”. Lý Chấn Anh, một nhà triết học danh tiếng của Trung Quốc hiện nay, trong tác phẩm Nghiên cứu triết học cơ bản cũng nêu lên quan niệm của mình về bản chất triết học. Ông nói: “Triết học thuộc vào tri thức của con người, cái mà con người quan tâm nhất đương nhiên là vấn đề của mình”, và “Triết học là thông qua việc trầm tư, nghiên cứu và trao đổi không ngừng để phát hiện ra bí ẩn của nhân sinh, xây dựng và nắm được ý nghĩa của nhân sinh”.

Qua một vài ý kiến trên cho thấy, mặc dù trong lịch sử triết học đã nêu ra nhiều quan niệm khác nhau về triết học, nhưng trong các quan niệm đó có điểm chung: Đều cho triết học là hệ thống tri thức có tính khái quát, xem xét thế giới trong tình hình chính thể, thể hiện khát vọng của con người truy tìm một cơ sở chung, chân thực nhất, xác thực nhất để giải thích thế giới bao gồm cả tự nhiên, xã hội và con người.

Vì vậy, ta có thể định nghĩa một cách khái quát: Triết học là sự suy ngẫm của con người về chính bản thân mình, là sự truy tầm chân lý, là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới.

Trong định nghĩa trên nói lên hai đặc thù căn bản để phân biệt triết học với các lĩnh vực tri thức khoa học khác:

– Một là, triết học là sự truy tầm chân lý, không phải đơn giản là sự sở hữu tri thức, tức triết học không thỏa mãn với những tri thức đã đạt được mà luôn khai mở những con đường để đẩy tri thức của con người phát triển đi lên.

– Hai là, tri thức triết học không phải là tri thức cụ thể về một lĩnh vực nào đấy của tự nhiên, xã hội hay con người, mà là tri thức của các khoa học cụ thể để hình thành một cách nhìn tổng quát về thế giới và con người trong thế giới, đồng thời triết học lại khai mở các hướng phát triển mới cho các khoa học. Với ý nghĩa đó triết học làm cơ sở cho sự phát triển của các khoa học trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử.

1.2. Đối tượng của triết học

Triết học, như đã định nghĩa ở trên, là tri thức lý luận của con người về thế giới, là kết quả của quá trình nhận thức ở trình độ trừu tượng và khái quát cao của con người. Là kết quả của quá trình nhận thức, triết học có đối tượng của mình. Đối tượng của triết học được hiểu là những mối liên hệ chung nhất của hiện thực khách quan, hoặc nhũng sự vật được con người tưởng tượng ra và được phản ánh trong các phạm trù, khái niệm của triết học. Để hiếu rõ đối tưcmg triết học ta so sánh đối tượng triết học với đối tượng của một số các khoa học cụ thể, chẳng hạn đối tượng nghiên cứu của toán học, như Ăngghen nhận định, là những quan hệ về số lượng và hình không gian của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Đối tượng nghiên cứu của vật lý học là nhũng vận động vật lý như vận động cơ, điện, nhiệt. Đối tượng nghiên cứu của hoá học là những hình thức vận động hoá học, là sự hoá họp và phân giải các chất vô cơ và hữu cơ, v.v. Đó là những mối quan hệ của các sự vật trong một lĩnh vực cụ thể của thế giới vật chất. Đối tượng nghiên cứu của triết học là những mối liên hệ chung nhất của thế giới vật chất và cả bản chất, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với nhũng sự vật hiện tượng do con người tưởng tượng ra như Thượng đế, thế giới thần thánh, thần linh v.v.

Từ khi ra đời ở thời kỳ cổ đại đến nay, triết học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn với tư cách một lĩnh vực tri thức của nhân loại và một hình thái ý thức xã hội, do tình hình thực tiễn xã hội thay đổi mà đối tượng của triết học cũng có những nội dung khác nhau.

Thời kỳ cổ đại, khi sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp, sự phân công lao động xã hội mới phát triển, lao động trí óc mới tách rời lao động chân tay, khối lượng tri thức của loài người về thế giới và về chính bản thân mình còn chưa nhiều, chưa có sự phân chia giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học chuyên ngành. Ở Trung Quốc, triết học chủ yếu gắn với việc giải quyết các vẩn đề đạo đức, chính trị – xã hội. Chẳng hạn quan niệm của Khổng giáo, Lão giáo, Đạo giáo về xã hội, về con người đều chứa đựng những quan điểm triết học sâu sắc. ở Ấn Độ, triết học và tôn giáo hoà quyện vào nhau. Chẳng hạn quan niệm của Phật giáo về con người, đời người, nỗi khổ của con người và sự giải phóng con người khỏi những nỗi khổ thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Ở Hy Lạp, triết học gắn với những hiểu biết ban đầu của con người về tự nhiên và được gọi là triết học tự nhiên. Vì triết học bao quát mọi lĩnh vực tri thức của nhân loại, nên đối tượng nghiên cún của triết học thời kỳ này cũng không có đối tượng riêng mà là mọi lĩnh vực tri thức, và vì thế sau này đã nảy sinh quan niệm cho rằng “triết học là khoa học của mọi khoa học”. Thời kỳ cổ đại triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặt nền móng cho sự phát triển về sau không chỉ đối với triết học mà còn đối với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Thời kỳ trung cố ở Tây Âu kéo dài hơn mười thế kỷ, do sự thống trị của Giáo hội Thiên Chúa giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội, triết học cũng bị thần học chi phối. Triết học trở thành bộ phận của thần học, phục vụ cho thần học. Nhiệm vụ của triết học thời kỳ đó là lý giải và chứng minh tính họp lý, đúng đắn của các giáo điều trong kinh thánh. Triết học đó được gọi là triết học kinh viện. Trong khuôn khổ của tôn giáo, triết học phát triển rất khó khăn và chậm chạp, đặc biệt là những tư tưởng triết học duy vật.

Từ nửa sau thế kỷ XV và thể kỷ XVI, ở các nước Tây Âu những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng phương thức sản xuất phong kiến, đồng thời khoa học tự nhiên cũng bắt đầu được phát triển do đòi hỏi của sản xuất. Khi đó, triết học duy vật phát triển trong mối liên hệ với yêu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của khoa học tự nhiên. Tuy nhiên do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan điểm tôn giáo nên triết học duy vật lúc này còn mang hình thức phiếm thần luận, nghĩa là sử dụng các quan niệm tôn giáo như là hình thức bên ngoài để nói lên nội dung bên trong của quan điểm duy vật về thế giới. Đến thế kỷ XVII – XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, trở thành phương thức sản xuất thống trị trên nhiều lĩnh vực của nền sản xuất, đưa đến cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Tây Âu. Khoa học tự nhiên phát triển mạnh, diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực riêng biệt khác nhau. Nổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng triết học là cơ học của Niutơn. Khi đó, triết học duy vật phát triến mạnh mẽ và đấu tranh khá gay gắt với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII là chủ nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu: Điđrô, ‘Henvêtiuyt; chủ nghĩa duy vật Anh với các đại biểu: Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ; ở Hà Lan với đại biểu Xpinôda. Tuy khoa học tự nhiên đã hình thành các môn khoa học độc lập, nhưng triết học vẫn chưa xác định rõ đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà vẫn gắn liền với khoa học tự nhiên, bao quát toàn bộ tri thức khoa học tự nhiên. Triết học lúc này vẫn được coi là “khoa học của mọi khoa học”.

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã ứở thành nước tư bản, nhưng nước Đức vẫn còn là một nước phong kiến. Giai cấp tư sản Đức đang hình thành vừa muốn đi theo các nước Anh, Pháp, vừa sợ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và muốn thỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử đó, triết học Đức phản ánh lợi ích và địa vị của giai cấp tư sản Đức, đã phát triển mạnh mẽ, nhưng trên lập trường duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen. Hêghen muốn bao quát toàn bộ tri thức khoa học vào trong hệ thống triết học của mình. Đối với Hêghen, mỗi một ngành khoa học cụ thể chỉ là những mắt khâu của hệ thống triết học. Triết học có thể giải quyết được các vấn đề của khoa học cụ thể. Đây là hệ thống triết học cuối cùng coi triết học là “khoa học của các khoa học” – Một quan niệm về đối tượng nghiên cứu của triết học không còn phù họp với tình hình phát triển của nhận thức khoa học và thực tiễn xã hội đương thời.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở một loạt các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Đức v.v. đã đưa đến sự lớn mạnh của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng chính trị độc lập. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên gay gắt hơn. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản cũng trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi phải được hướng dẫn bằng lý luận cách mạng. Đồng thời sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng thúc đẩy khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX phát triển, đạt nhiều thành tựu mới có tính chất cách mạng, làm lung lay quan điểm siêu hình vẫn thống trị trong tư duy của các nhà khoa học tự nhiên từ thế kỷ XVII – XVIII đến lúc này. Đặc biệt có 3 phát minh trong khoa học tự nhiên có ý nghĩa lớn về mặt triết học đó là: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào và học thuyết tiến hoá. Trước đòi hỏi của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên, triết học Mác đã ra đời. Triết học Mác đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình, phân biệt với đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể, chấm dứt quan niệm sai lầm về đối tượng nghiên cứu của triết học, cho rằng: Triết học là khoa học của mọi khoa học.

Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trẽn lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.

Thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, với điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giữ địa vị thống trị, trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, điều đó lại tạo điều kiện cho sự ra đời nhiều trào lun triết học khác nhau ở các nước phương Tây, mà chúng ta thường gọi là “Triết học phương Tây hiện đại”. Các trào lưu đó như: Chủ nghĩa thực chứng; chủ nghĩa hiện sinh; chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa Tô-mát mới, v.v. Các trào lun triết học này coi đối tượng của triết học là nghiên cứu những mặt hoạt động khác nhau của con người. Tuy nhiên về bản chất không thế nằm ngoài vấn đề quan hệ giữa con người và thế giói vật chất, giữa tư duy, ý thức của con người với hiện thực khách quan và với bản thân hoạt động của con người.

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của triết học đã thay đổi trong lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học có nhũng nội dung cụ thể khác nhau, nhưng vẫn xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữa tư duy và tồn tại.

Xem thêm Đặc điểm, vai trò của Triết học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận