Quan niệm về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong lịch sử triết học

Đang tải...

Ý thức và vật chất trong triết học

Vấn đề bản chất của tâm trí, ý thức, tư duy, tư tưởng và mối quan hệ giữa ý thức với vật chất là vấn đề rất phức tạp. Vấn đề này đã được các nhà triết học từ thời kỳ cổ đại xem xét cùng với vấn đề tìm hiểu bản chất của thế giới vật chất. Cho đến nay vấn đề bản chất của tâm trí, ý thức, tư duy, tư tưởng, mối quan hệ giữa tư duy, ý thức với vật chất vẫn được các nhà triết học và các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau nghiên cứu, nhưng dường như các vấn đề đó không bao giờ chấm hết những câu hỏi mới nảy sinh. Chẳng hạn như bước chuyển từ sự vật vật chất bên ngoài thành hình ảnh tinh thần trong ý thức con người, tức cái vật lý chuyến thành cái tâm lý diễn ra như thế nào? Quá trình vận động của tư duy, ý thức liên quan như thế nào với quá trình sinh lý của não người? Cơ chế của các hiện tượng tinh thần như: linh tính, đọc ý nghĩ của người khác, hiện tượng gọi hồn, nói chuyện với người đã chết là thế nào? v.v. Đây là những hiện tượng thực tể, liên quan đến hoạt động tinh thần rất phức tạp của con người mà khoa học chưa làm sáng tỏ được. Vì vậy vẫn có nhiều quan niệm triết học khác nhau về bản chất của tâm trí, ý thức, tư duy. Nhưng có thể nói, cũng như quan niệm về vật chất, quan niệm về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức với vật chất có sự thay đổi cùng với sự phát triển của thực tiễn xã hội và sự phát triển của nhận thức khoa học. Đặc biệt nhờ những nghiên cứu về sự sống, về hoạt động tâm lý và sinh lý của con người trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp nhiều tài liệu làm sáng tỏ những khái quát triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức. Đe thấy sự thay đổi quan niệm về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức với vật chất trong lịch sử triết học, trước hết chúng ta nghiên cứu quan niệm về ỷ thức, mối quan hệ giữa ý thức với vật chất trong triết học trước Mác.

1. Quan niệm về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong lịch sử triết học trước Mác

Nội dung quan niệm về ý thức liên quan chặt chẽ với nội dung quan niệm về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất. Hai nội dung này bố sung và làm sáng tỏ cho nhau, vì vậy trong tài liệu này không trình bày thành mục riêng về ý thức và mối quan-hệ giữa ý thức với vật chất, mà trình bày lồng ghép vào nhau, chỉ tách ra thành các ý hoặc các đoạn trong cùng một mục.

1.1. Quan niệm về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong triết học Tây Âu thời kỳ cổ đại

Thời kỳ cổ đại do trình độ hiểu biết của con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình còn thấp, con người không hiểu được bản chất các hiện tượng tinh thần, tư tưởng của con người như hình ảnh trong các giấc mơ, như trí nhớ, những hình ảnh trong đầu óc con người về một vật nào đó, nên con người thường cho tinh thần, ý thức con người không phải là sản phẩm của quá trình hoạt động của chính con người mà là một loại thực thể thường được gọi là “linh hồn” cấu thành. Linh hồn có thế trú ngụ trong con người làm cho con người có ý thức và linh hồn cũng có thể tồn tại bên ngoài con người. Quan niệm về linh hồn và mối quan hệ giữa linh hồn với vật chất của chủ nghĩa duy vật khác với chủ nghĩa duy tâm.

Các nhà triết học duy tâm cho rằng “linh hồn” là thực thể tinh thần. Thực thể tinh thần đó không những khác với vật chất, tồn tại độc lập với vật chất mà còn là nguyên nhân sinh ra vật chất. Thực thể tinh thần là cơ sở cho sự tồn tại các sự vật vật chất. Thí dụ như Platôn cho rằng ý thức là linh hồn, là một thực thể tinh thần tồn tại vĩnh viễn trong thế giới ý niệm, nó có thể nhập vào thể xác con người làm cho con người có khả năng suy nghĩ, tư duy. Khi con người chết, cái linh hồn đó lại rời khỏi thể xác để tiếp tục sống trong thế giới ý niệm.

Arixtốt cho rằng linh hồn và thể xác là hai yếu tố cấu thành con người giống như mỗi sự vật được cấu thành từ hình dạng thuần túy về vật chất. Khác với Platôn cho thể xác con người chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh hồn, Arixtốt khẳng định linh hồn và thể xác gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, trong đó linh hồn đóng vai trò chủ đạo. Arixtổt cho rằng có ba loại linh hồn: 1) linh hồn thực vật; 2) linh hồn động vật; 3) linh hồn lý tính. Linh hồn lý tính chỉ có ở con người.

Con người có cả linh hồn thực vật, linh hồn động vật và linh hồn lý tính. Nhờ có linh hồn lý tính con người có khả năng tư duy trí tuệ. Khi con người chết, hai dạng linh hồn thực vật và động vật không tồn tại, nhưng linh hồn lý tính vẫn tồn tại, không mất đì. Quan niệm này của Arixtốt chứng tỏ ông đã nhận thấy tính đặc thù của ý thức con người so với hoạt động của các cơ thể động vật và thực vật, tuy nhiên ông vẫn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của Platôn về ý thức của con người, coi linh hồn không lệ thuộc vào vật chất, về quan hệ giữa ý thức và vật chất, cả Platôn và Arixtốt đều cho rằng vật chất là yếu tố thụ động, bị quyết định, ý thức mới là yếu tố chủ động, sự tồn tại của vật chất phụ thuộc vào ý thức, do ý thức quyết định.

Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại thì cho rằng linh hồn con người, hay ý thức con người có nguồn gốc vật chất, là một dạng vật chất, hay một thực thể vật chất. Thí dụ Đêmôcrit cho rằng linh hồn con người là do nhũng nguyên tử tạo nên. Bản chất linh hồn con người cũng được cấu thành từ các chất liệu như trong cơ thể, chỉ có điều là trong thành phần của nó có nhiều chất lửa hơn nên nó năng động hơn. Có chỗ Đêmôcrit còn coi linh hồn và nhiệt lượng là như nhau, hoặc coi linh hồn được tạo thành từ các nguyên tử hình cầu, dễ kết hợp và cũng dễ phân tán, do vậy nó làm cho linh hồn (hay ý thức) của con người rất linh hoạt. Trong quan niệm này, Đêmôcrit đó phủ nhận sự sáng tạo ra thế giới vật chất bởi ý thức, tinh thần, thừa nhận vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức; ý thức được giải thích từ nguyên nhân vật chất, thậm chí đồng nhất ý thức với vật chất. Ông thừa nhận ý thức có tính năng động, nhưng tính năng động đó cũng có nguyên nhân vật chất.

Nhìn chung quan niệm trong các hệ thống triết học ở thời kỳ cổ đại về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất còn rất mộc mạc, thô sơ. Đó mới chỉ là những giả định dựa trên những tài liệu mang tính trực quan, cảm tính của con người nhằm giải thích các hiện tượng tinh thần, ý thức, mối quan hệ giữa tinh thần, ý thức và vật chất. Con người còn chưa hiểu được bản chất các hiện tượng tinh thần, ý thức, chưa thấy được một cách đúng đắn mối liên hệ của ý thức với chính hoạt động của con người và với thế giới vật chất. Sở dĩ như vậy vì ở thời kỳ cổ đại, khoa học chưa phát triển, nhất là khoa học về con người, về tâm, sinh lý của con người chưa phát triển, nên con người không thể hiểu được thực chất mối liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý, ý thức ở con người với quá trình sinh lý của con người và với hiện thực khách quan bên ngoài như thế nào. Mặt khác những hiện tượng ý thức, tinh thân của con người cũng có tính độc lập tương đối, nhất là nhận thức lý tính dựa trên các kblái niệm. Dường như thế giới các khái niệm là cái có sẵn đối với mỗi con người khi bước vào hoạt động thực tiễn và nhận thức. Vì vậy các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại đã giả định rằng ý thức của con người là cái gì đó có nguồn gốc từ bên ngoài con người. Con người chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của tinh thần, ý thức. Quan niệm này còn tồn tại cả trong thời kỳ trung cổ và thời kỳ Phục hưng, Khai sáng.

Thời kỳ trung cổ kéo dài trên 10 thế kỷ, từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XV. Do ảnh hưởng của tôn giáo nên những nghiên cứu về khoa học trong thời kỳ trung cổ không được phát triển. Quan niệm về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất thời kỳ này chủ yếu đứng trên quan điểm duy tâm cho rằng ý thức của con ngưòi là do ý chí của Thượng đế quyết định. Thượng đế ban bố và sắp đặt sẵn mọi quá trình diễn ra trong hiện thực. Con người chỉ biết phục tùng ý chí của Thượng đế. Những tư tưởng duy vật về ý thức trong thời kỳ trung cổ hầu như không được phát triển. Vì vậy, dưới đây chúng ta đi vào tìm hiểu quan niệm về ý thức trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII.

1.2. Quan niệm về ý thức, về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII

Do sự tiến bộ của khoa học thế kỷ XVII – XVIII, sự nghiên cún của con người về bản thân mình, về cấu tạo của cơ thể, về cơ cấu hoạt động của hệ thần kinh, về mối liên hệ giữa những hiện tượng tâm lý và sinh lý của con người ngày một đầy đủ và sâu sắc hơn, nên quan niệm về ý thức, tinh thần, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong thời kỳ này có sự luận giải sâu sắc hơn, đã thấy mối liên hệ giữa ý thức, tinh thần với hoạt động của con người. Tuy nhiên chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật đưa ra quan niệm khác nhau về bản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối liên hệ giữa ý thức với các hoạt động của con người và với thể giới vật chất.

Nói chung chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần tự tồn tại, không phụ thuộc vào vật chất. Sự tồn tại của vật chất do ý thức, tinh thần quyết định.

Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chẳng hạn Béccơly cho: Ý thức là cái Tôi của chủ thể, cái vốn có của mỗi cá nhân con người, tồn tại không phụ thuộc vào vật chất. Sự kết họp các cảm giác của chủ thể, của cá nhân con người là nguyên nhân cho sự tồn tại các vật. Béccơly quan niệm: “Vật là phức hợp các cảm giác”. Ở đây Béccơly đã quá đề cao vai trò yếu tố chủ quan của chủ thể trong mối quan hệ với các sự vật xung quanh, phủ nhận nguồn gốc vật chất của ý thức, làm mất cơ sở vật chất của yếu tố chủ quan.

Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, như Hêghen đưa ra, có tính biện chứng sâu sắc và chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý về ý thức. Trong tác phấm Hiện tượng học tỉnh thần và các tác phẩm khác, Hêghen đã trình bày một cách có hệ thống quan niệm của ông về ý thức. Ông phê phán quan điểm cho rằng: Ý thức và đối tượng là đối lập nhau, ý thức thuộc về chủ thể, đối tượng nằm ngoài chủ thể, độc lập với ý thức. Ý thức trước kinh nghiệm trống rỗng như một tấm bảng sạch, sau đó nhờ nhận thức, nhờ kinh nghiệm mới đưa nội dung về đổi tượng vào ý thức, giống như người ta viết chữ lên tấm bảng. Ông cũng không tán thành quan điểm của Kant cho rằng ý thức là cái “Tôi – tư duy” (cái lý tính) sử dụng các phạm trù tiên thiên (có trước kinh nghiệm) để xứ lý các tài liệu do giác tính đưa lại tạo nên nội dung của ý thức. Hêghen cho rằng ý thức là cái tinh thần thế giới, tồn tại từ bao giờ thì không biết được, nhưng là tồn tại trước thế giới tự nhiên. Cái tinh thần thế giới đó vừa phân biệt chính mình với đối tượng, vừa đồng thời quan hệ với đối tượng. Nó “là sự thống nhất giữa tồn tại – tự mình và tồn tại – cho mình, giữa sự phân biệt và sự quan hệ, giữa sự khác biệt và nhất thể, giữa sự không đồng nhất và đồng nhất .

Cái tinh thần thế giới đó không phụ thuộc vào cái gì ở bên ngoài nó, không có cái gì ở bên ngoài nó. Cái tinh thần thế giới đó (cái ý thức tuyệt đối) vừa là bản thể, vừa là chủ thể tự vận động, tự phát triển trải qua các giai đoạn khác nhau, tồn tại dưới những hình thái khác nhau. Thế giới tự nhiên, con người và các xã hội loài người cũng chỉ là những hình thái tồn tại của ý thức, đó là kết quả cao nhất của quá trình phát triển của tinh thần thế giới. Khi con người xuất hiện, tức tinh thần thế giới tồn tại dưới hình thái con người và xã hội, thì tinh thần thế giới đó có khả năng tự nhận thức về mình, tức là nhận thức cả quá trình sinh thành, tồn tại và phát triển của bản thân ý thức. Ở đây thể hiện quan niệm biện chứng sâu sắc của Hêghen về ý thức. Ông đã khái quát quá trình phát triển nhận thức của con người cả về phương diện cá nhân con người cả về phương diện lịch sử nhận thức của loài người. Nhưng Hêghen đã không thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, đưa đến phủ nhận cơ sở vật chất của ý thức, coi ý thức là thực thể tinh thần thuần tuý, tự tồn tại, tự vận động. Điều đó lại làm cho việc giải thích ý thức và sự vận động của ý thức có tính duy tâm và thần bí. Đây là mặt hạn chế trong quan niệm của Hêghen về ý thức.

Chủ nghĩa duy vật trước Mác, nhìn chung cho ý thức là sản phẩm của vật chất, không phải là một thực thể phi vật chất tồn tại độc lập với vật chất. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về tự nhiên và về xã hội cũng như về bản thân mình còn hạn chế và do còn bị chi phối bởi quan điểm siêu hình về thế giới, nên chủ nghĩa duy vật trước Mác, ngay cả chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII cũng chưa có quan niệm thực sự đúng đắn về nguồn gốc, bản chất của ý thức. Các nhà triết học đưa ra nhiều cách giải thích về ý thức: Có nhà duy vật cho rằng ý thức là một dạng vật chất, là sản phẩm của bộ não con người, nhưng não tạo ra ý thức như gan tiết ra mật, tức ý thức có sẵn trong, não.

Có người cho ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất, không phân biệt được ý thức với các thuộc tính khác của vật chất. Thí dụ, quan niệm của Xpinôda (1632 – 1677) trình bày trong học thuyết về thực thể của ông. Theo Xpinôda, thực thể có hai thuộc tính là tư duy và quảng tính. Tuy ông có đưa ra hai loại tư duy để phân biệt tư duy với tư cách là thuộc tính chung của thực thể và tư duy của con người nhưng ông vẫn khẳng định không chỉ có con người mà mọi vật đều có “tư duy”. Hay quan niệm của Giôn Lốccơ (1632 – 1704) thể hiện trong nguyên lý về tấm bảng sạch (Tabula rasa) của ông, trong đó ông khẳng định linh hồn chúng ta khi mới sinh ra giống như một tờ giấy trắng, không có một ký hiệu, hay một ý niệm nào cả. Nhờ quá trình nhận thức, linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh mới có được tri thức về thế giới xung quanh trong ý niệm (hay trong ý thức – D.V.T) của con người. Mặc dù G. Lốccơ thừa nhận linh hồn con người không thụ động như “tấm bảng sạch”, nhưng do đứng trên lập trường duy danh, không thừa nhận cái chung tồn tại khách quan trong các sự vật, không thấy vai trò của thực tiễn xã hội đối với việc hình thành ý thức nên ông không giải thích được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, không thể giải thích được vì sao linh hồn con người có tính tích cực, vì sao ý thức khác với sự phản ánh vật lý.

Có người cho ý thức con người cũng giống như phản xạ của động vật, hay bản năng của động vật, không có tính năng động, tích cực. Chang hạn trong quan niệm về con người và về tôn giáo của mình, Bêcơn cho rằng: Ý thức là linh hồn của con người. Ông chia linh hồn thành các dạng “linh hồn thực vật”, “linh hồn động vật” và lý tính. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người, chúng là một dạng chất lỏng được pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh như những đường ống, tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Linh hồn cảm tính có thể bị huỷ hoại cùng với cơ thể khi con người chết. Còn phần linh hồn lý tính thì có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kỳ diệu mà Chúa ban cho con người. Rõ ràng trong quan niệm về linh hồn cảm tính Bêcơn vẫn chưa thoát khỏi quan niệm đồng nhất ý thức với vật chất, và chưa thực sự phân biệt được ý thức con người với các hình thức phản ánh của cơ thể thực vật và động vật, mặc dù có nhận thấy sự khác nhau giữa con người và thực vật, động vật ở chỗ con người có linh hồn lý tính. Nhưng linh hồn lý tính lại có nguồn gốc từ Thượng đế chứ không có nguồn gốc từ vật chất. Điều này chứng tỏ Bêcơn chưa có quan niệm thật sự đúng về mối quan hệ giữa ý thức với hoạt động của con người.

Những trình bày trên đây cho thấy điều đặc biệt trong quan niệm về ý thức của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII là hầu hết các nhà duy vật thời kỳ này chưa thấy nguồn gốc xã hội của ý thức, mà mới chỉ thấy nguồn gốc tự nhiên của nó, chưa thấy vai trò của thực tiễn xã hội trong việc hình thành và phát triển ý thức của con người, do vậy họ còn giải thích các hiện tượng ý thức tinh thần một cách siêu hình máy móc. Chẳng hạn quan niệm của Điđrô, Pbơ-bách đều khắng định ý thức (hay linh hồn) là đặc tính của vật chất, không tồn tại bên ngoài thể xác con người. Con người, bộ óc con người là khí quan vật chất của tư duy, ý thức. Con người và ý thức của con người là sải: phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Tuy nhiên cả Điđrô lẫn Phơbách vẫn chưa hiểu được rằng bản thân môi trường và hoà: cảnh cũng là sản phẩm của hoạt động của con người do vậy nó mang tính lịch sử. Khi không hiểu được tính lịch sử của hoạt động của con người cùng với hoàn cảnh xung quanh thì giải thích các hiện tượng ý thức vẫn không tránh khỏi rơi vào quan điểm siêu hình máy móc và không thể hiểu đúng được thực chất ý thức của con người.

Tóm lại các quan niệm về ý thức trong triết học trước Mác đã nêu lên nhiều tư tưởng khác nhau về ý thức, mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, trong đó có nhiều yếu tố họp lý. Tuy nhiên về cơ bản, các quan niệm đó vẫn hạn chế ở chỗ: chưa nhận thức đúng thực chất mối quan hệ biện chứng giữa ý thức con người (vật phản ánh) và thế giới xung quanh (vật bị phản ánh), chưa thấy được tính chất năng động sáng tạo, tính tích cực chủ động của phản ánh ý thức, không thấy bản chất xã hội của ý thức, vai trò của yếu tố xã hội trong việc hình thành ý thức. Những hạn chế này đã được khắc phục trong lý luận của triết học Mác – Lênin về ý thức, về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.

2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về ý thức, về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin ý thức, không tồn tại độc lập với vật chất, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con người, nhưng tâm lý, ý thức con người có hình thức thể hiện rất phức tạp, hay có thể nói ý thức tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau như: cảm giác, cảm xúc, biểu tượng, trí nhớ, dự kiến, suy đoán, lập luận, cả tưởng tượng, ước mơ, nguyện vọng, niềm tin v.v. Tất cả những trạng thái tinh thần diễn ra trong đầu óc con người nêu trên đều được gọi là ý thức. Những hiện tượng tinh thần, ý thức do đâu mà có, bản chất của những hiện tượng ý thức là gì? Ý thức có quan hệ với vật chất, với con người và hoạt động của con người như thế nào? Đê trả lời cho nhũng vấn đề đó triết học Mác – Lênin nêu lên quan điểm của mình về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức dưới đây.

2.1. Nguồn gốc của ý thức

Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng về ý thức, về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, triết học Mác – Lênin cho rằng ý thức không phải là một thực thể tinh thần tồn tại độc lập với vật chất. Ý thức có nguồn gốc từ vật chất, là thuộc tính của vật chất. Nhưng ý thức không phải là thuộc tính của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não con người. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người. Muốn hình thành ý thức cần phải có yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Nói khác đi, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

a) Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người. Vậy ý thức muốn tồn tại, trước hết phải có bộ não con người. Bộ não con người là cơ quan của ý thức, ý thức là chức năng của bộ não con người. Sở dĩ như vậy vì, bộ não người là một dạng vật chất đặc biệt, có trình độ tổ chức rất cao, bao gồm từ 15 đến 17 tỷ tế bào thần kinh được tổ chức rất tinh vi, có khả năng thực hiện những chức năng khác nhau của quá trình phản ánh hiện thực khách quan ở trình độ cao như: lưu giữ thông tin, truyền dẫn thông tin, tổng họp thông tin. Chính những khả năng đó là cơ sở để ý thức tồn tại. Các ngành khoa học hiện đại như: y học và sinh học hiện đại, (sinh lý thần kinh cấp cao), di truyền học hiện đại, tâm lý học hiện đại, khi nghiên cứu cấu trúc và cơ chế hoạt động của hệ thần kinh và bộ não con người đã chứng minh các hiện tượng ý thức đều diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý của bộ não người, ý thức không thể tồn tại bên ngoài quá trình hoạt động sinh lý của bộ não. Sinh lý của bộ não hoạt động bình thường thì ý thức của con người cũng hoạt động bình thường. Neu hoạt động sinh lý của bộ não không bình thường, chẳng hạn bị tổn thương, hoặc khuyết tật từ nhỏ, thì các quá trình ý thức của con người cũng không bình thường, chẳng hạn bị mất trí nhớ, mất khả năng suy luận, tình cảm thay đổi bất thường v.v. Nhưng ý thức không đồng nhất với chính quá trình sinh lý của bộ não. Quá trình sinh lý chỉ là cơ sở vật chất của ý thức.

Tuy nhiên nội dung của ý thức không có sẵn trong não con người. Để hình thành nội dung của ý thức cần phải có những thông tin về các đối tượng vật chất trong hiện thực khách quan. Những thông tin đó suy đến cùng phải do các đối tượng vật chất tác động vào giác quai con người và được lưu giữ trong não con người dưới hình thức cả biến. Như Mác nói ý thức là hiện thực khách quan được di chuyển vài trong não con người và được cải biến đi ở trong đó. Như vậy nghĩa là có bộ não, nhưng không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não con người thì cũng không thể có ý thức. Nhưng quá trình hiện thực khách quan tác động vào não con người và được cải biến đi trong đó là một quá trình rất phức tạp, là quá trình hoạt động tích cực của chủ thể để hình thành ý thức, hay còn gọi là quá trình phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan, khác căn bản với các quá trình phản ánh khác của thế giới vật chất. Đe thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu lý luận phản ánh của Lênin.

Theo Lênin thì phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất, là năng lực giữ lại đặc điểm của một sự vật này trên một sự vật khác khi hai sự vật đó tác động với nhau. Phản ánh của thế giới vật chất có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào cách tác động giữa các sự vật và trình độ phát triển của các sự vật. Tương ứng với sự phát triển của thế giới vật chất (từ thế giới vô cơ, chưa có sự sống đến thế giới sinh vật, động vật bậc cao và cao nhất là con người) có các hình thức phản ánh: Phản ánh vật lý, hoá học là hình thức phản ánh đặc trưng của thế giới vô cơ. Tính kích thích là hình thức phản ánh đặc trưng của thực vật và động vật bậc thấp. Tính cảm úng là hình thức phản ánh đặc trưng của động vật có hệ thần kinh, nhưng chưa hoàn thiện; nhờ hệ thần kinh này mà động vật có thể hình thành các phản xạ không điều kiện. Tâm lý động vật là hình thức phản ánh đặc trưng của động vật bậc cao, có hệ thần kinh trung ương, có thể hình thành các phản xạ có điều kiện. Tâm lý động vật là hình thức phản ánh cá tính chủ động rất cao, tuy nhiên vẫn chưa có tính sáng tạo, tích cực như ý thức của con người. Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất, có tính sáng tạo, tích cực đặc biệt, đặc trưng chỉ cho con người nhờ có bộ năo với cấu trúc rất tinh vi của nó. Sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não con người; bộ não con người giữ lại những đặc điểm (những thông tin) của hiện thực khách quan dưới hình thức cải biến đi trong não, đó là hình ảnh chủ quan về sự vật, đó ỉà nội dung của ý thức.

Rõ ràng không có bộ não người, không có sự tác động của hiện thực khách quan vào não người thì không thể có ý thức. Cho nên, bộ não phát triển bình thường của con người và sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não con người là hai yếu tố tự nhiên tất yếu không thể thiếu được để hình thành nên ý thức. Đó là cơ sở tự nhiên, hay nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Nhưng chỉ với những yếu tố tự nhiên đó vẫn chưa đủ để hình thành ý thức, mà còn phải có các yếu tố xã hội, nghĩa là điều kiện sống mà do chính hoạt động đặc thù của con người tạo ra, hay còn gọi là nguồn gốc xã hội của ý thức.

b) Nguồn gốc xã hội của ý thức

Chỉ với những yếu tố tự nhiên: bộ não hoàn thiện và sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não chưa đủ điều kiện để hình thành ý thức. Muốn hình thành ý thức bên cạnh các yếu tố tự nhiên còn phải có các yếu tố xã hội. Khẳng định điều này vì thực tế cho thấy các loài động vật bậc cao hiện nay như các loài vượn, khỉ, tinh tinh, v.v. có đầy đủ những yếu tố tự nhiên giống như con người, chẳng hạn: chúng cũng có bộ não phát triển, cũng sống trong môi trường tự nhiên như con người, nhưng không hình thành được ý thức, bởi vì chúng không có những hoạt động như con người để tạo ra những điều kiện mới – điều kiện xã hội cho ý thức ra đời và phát triển. Hoạt động đó là gì?

Để tìm hiểu yếu tố xã hội của ý thức trước hết phải thấy ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức không có sẵn và không tự tạo ra trong óc con người được mà phải hình thành trong quá trình con người hoạt động, tác động vào tự nhiên và xã hội. Tác động của con người vào tự nhiên khác với động vật ở chỗ động vật chỉ dựa vào cái có sẵn trong tự nhiên, thỏa mãn với những cái sẵn có đó, còn con người không thỏa mãn với những cái có sẵn trong tự nhiên mà còn cải biến nó nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của mình. Chính hoạt động vật chất cải biến tự nhiên một cách có mục đích đó của con người (được gọi là hoạt động sản xuất vật chất, hay lao động), là hoạt động lịch sử đặc thù đầu tiên của con người đã tách con người khỏi thế giới động vật. Hoạt động sản xuất vật chất ngay từ những hình thức đơn giản nhất đã làm cho các sự vật trong hiện thực khách quan bộc lộ các thuộc tính của nó, giúp con người cảm nhận được những đặc tính và ý nghĩa của các sự vật đối với đời sống của mình. Từ đó con người mới có thể hình thành và củng cố trong óc mình hình ảnh về sự vật, tức là hình thành nên nội dung của ý thức trong óc con người. Mặt khác, qua lao động sản xuất con người tự hoàn thiện các cơ quan cảm giác của mình và tạo ra nhiều công cụ, phương tiện hoạt động (như các dụng cụ quan sát, nghe, nhìn v.v.) để vừa mở rộng khả năng phản ánh, vừa nâng cao hơn về chất trình độ phản ánh.

Hoạt động sản xuất vật chất không những gắn kết con người với tự nhiên mà còn gắn kết con người với nhau, hình thành nên các quan hệ xã hội khách quan. Quan hệ xã hội trước tiên trong lĩnh vực sản xuất vật chất, sau đó, cùng với sản xuất, trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đã làm xuất hiện nhu cầu trao đổi tư tưởng giữạ con người với nhau, từ đó đưa đến việc ra đời ngôn ngữ. Ngôn ngữ ra đời vừa là phương tiện trao đổi tư tưởng của con người, vừa là phương tiện để con người phản ánh khái quát hiện thực khách quan. Nhờ khả năng phản ánh khái quát hiện thực khách quan bằng ngôn ngữ con người xây dựng được hình ảnh tinh thần ngày càng toàn diện về thế giới vật chất trong óc mình, tích lũy và phát triển tri thức từ thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho kho tàng tri thức của con người ngày càng lớn lên, không có giới hạn tâm lý học và ngôn ngữ học hiện nay, khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý, ý thức và ngôn ngữ của con ngươi qua các lứa tuổi và trong môi trường xã hội khác nhau đã chứng minh nguồn gốc xã hội của ý, thức, Như vậy có thể nói trước tiên là lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ là hai yếu tố xã hội chủ yếu nhất có ý nghĩa quyết định nhất để thực hiện bước chuyển về chất từ trình độ phản ánh tâm lý của động vật sang trình độ phản ánh ý thức của con người.

Tóm lại, ý thức vừa có nguồn gốc tự nhiên, vừa có nguồn gốc xã hội. Xét cả về nội dung và hình thức phản ánh, không có bộ não người, không có hiện thực khách quan tác động vào bộ não người, không có lao động và ngôn ngữ, ý thức của con người không thể tồn tại và phát triển được.

2.2. Bản chất của ý thức

Nghiên cứu nguồn gốc của ý thức cho thấy sự ra đời và tồn tại của ý thức đòi hỏi những điều kiện khác căn bản với các hình thức phản ánh khác của thế giới vật chất. Tuy nhiên điều đó chưa nói lên được sự khác nhau căn bản về mặt nội dung và hình thức phản ánh của ý thức với các hình thức phản ánh vật lý, hoá học và sinh vật học của thế giới vật chất là ở chỗ nào? Để thấy rõ điều này cần tìm hiểu bản chất của ý thức là gì. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, ý thức không phải là có sẵn trong óc, cũng không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, một chiều thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người, như sự phản xạ ánh sáng của chiếc gương, hay phản ánh tâm lý của động vật, mà bản chất của ý thức là sự phản ánh sáng tạo, tích cực và chủ động hiện thực khách quan vào bộ não của con người, đồng thời ý thức mang tính xã hội.

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, trong quá trình phản ánh, những thông tin về sự vật được lưu giữ trong ý thức có sự chọn lọc theo mục đích của con người; Thứ hai, hình ảnh của sự vật trong ý thức con người không phải là bản thân sự vật, cũng không phải là bức tranh vật lý về sự vật, mà là hình ảnh tinh thần rất năng động về sự vật; Thứ ba, trên cơ sở những thông tin, tài liệu, hình ảnh về sự vật đã có trong trí nhớ, trong tư tưởng, con người có khả năng tạo ra trong ý thức của mình hình ảnh mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái chưa có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra nhũng giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng, thậm chí cả những ảo tưởng, huyền thoại. Điều này cho thấy tính chất phức tạp, thậm chí có thể coi là bí hiểm của quá trình sáng tạo ra hình ảnh tinh thần và đời sống tâm lý – ý thức của con người mà khoa học còn phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ.

Tính tích cực chủ động của ý thức thể hiện ở chỗ quá trình hình thành, phát triển ý thức là quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Chủ thể chủ động lựa chọn thông tin, kết họp thông tin, so sánh, tổng hợp để đi đến xây dựng mô hình về đối tượng trong tư duy, hay nói khác đi là quá trình tái tạo đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây là quá trình hoạt động chủ động của chủ thể. Sau nữa là-quá trình hiện thực hoá hình ảnh tinh thần đó thông qua hoạt động thực tiễn, nhằm đạt được mục đích trong hiện thực, qua đó củng cố hình ảnh tinh thần về hiện thực và tiếp tục phát triển tri thức về hiện thực khách quan. Như vậy ý thức hình thành và phát triển không phải chỉ là sự tiếp nhận một cách thụ động sự tác động từ hiện thực khách quan bên ngoài mà chủ yếu là kết quả của quá trình hoạt động có tính tích cực, chủ động của chủ thể trong quan hệ với thế giới xung quanh.

Tính xã hội của ý thức thể hiện ở chồ sự ra đời tồn tại của ý thức gắn liền với thực tiễn xã hội, chịu sự chi phối của đời sống xã hội, của quá trình sản xuất vật chất và đấu tranh cải tạo xã hội, của quá trình giáo dục, học tập, giao tiếp giữa con người với nhau trong những giai đoạn lịch sử nhất định, về bản chất ý thức không phải là sản phẩm thuần tuý của cá nhân đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội, mặc dù nó tồn tại trong mỗi cá nhân con người. Tách khỏi xã hội, ý thức không thể tồn tại và phát triển được. Tính xã hội của ý thức còn thể hiện ở chỗ nội dung của ý thức là có tính lịch sử xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển của đòi sống xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau.

2.3. Kết cấu của ý thức

Ý thức là một hiện tượng phức tạp gồm nhiều bộ phận khác nhau hợp thành như: tri thức, niềm tin tình cảm, lý trí, tự ý thức, vô thức, tiềm thức. Các bộ phận này có hình thức biểu hiện và vai trò khác nhau đối với quá trình hoạt động của con người. Chúng không tách rời nhau mà quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tri thức là bộ phận có ý nghĩa quyết định nhất đối với bản chất sáng tạo, tích cực, chủ động của ý thức. Chính nhờ có tri thức, con người mới nhận thức được các mối liên hệ bản chất, các quy luật vận động, phát triển của đối tượng, từ đó xác định được mục tiêu, phương hướng và phương pháp hoạt động của mình phù họp với quy luật vận động của hiện thực khách quan, làm cho hoạt động của con người mang tính định hướng, tự giác và có hiệu quả cao, giảm đi một cách căn bản tính chất mò mẫm, mù quáng của quá trình hoạt động. Tuy nhiên tình cảm và niềm tin cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người. Có tri thức để đề ra mục tiêu đúng, nhưng không có niềm tin và tình cảm, không có nhiệt tình hoạt động thì việc biến mục tiêu, phương hướng thành hiện thực cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được. Thí dụ, một người thợ dệt có hoàn cảnh gia đình ổn định, nên anh ta yên tâm làm việc, hàng ngày đi đến nhà máy đúng giờ, năng suất, chất lượng công việc cao. Nhưng nếu trong gia đình anh ta xảy ra sự cố, chẳng hạn con ốm đau, người đó không thể tập trung ý chí cho công việc trong nhà máy, do vậy chất lượng công việc bị giảm, mặc dù trình độ hiểu biết về nghề nghiệp vẫn bình thường như trước. Trong trường họp đó rõ ràng tình cảm đã ảnh hưởng đến việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. Một thí dụ đơn giản khác: như chúng ta biết luật giao thông quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải đường, qua các ngã ba, ngã tư phải đi chậm, gặp đèn đỏ trên các ngã ba, ngã tư phải dừng lại. Ai cũng biết luật lệ quy định như vậy và ai cũng biết vi phạm luật lệ giao thông sẽ dễ gây nên tai nạn, nhưng vì sao vẫn có nhiều trường hợp vi phạm luật lệ giao thông, tình ừạng giao thông bị ách tắc ở nước ta vẫn thường xuyên xảy ra. Đó không phải là do người tham gia giao thông không hiểu biết về luật giao thông, mà do thái độ chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa nghiêm túc, chưa tự giác, dễ bị những tình cảm tâm lý khác nhau chi phối, làm cho tri thức về luật lệ giao thông không được vận dụng thường xuyên khi tham gia giao thông. Vì các yếu tố cấu thành ý thức có vai trò khác nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau như vậy, nên trong thực tiễn công tác bồi dưỡng giáo dục ý thức công dân phải chú ý giáo dục toàn diện cả tri thức, cả tình cảm, niềm tin và ý chí, không được tuyệt đối hoá một mặt nào hoặc xem thường, phủ nhận mặt nào.

2.4. Quan hệ giữa ý thức và vật chất trong hoạt động thực tiễn

Quan niệm về mối quan hệ giữa ý thức và vật chất của triết học Mác – Lênin khác căn bản với các quan niệm trong triết học trước Mác (cả chủ nghĩa duy tâm cả chủ nghĩa duy vật) ở chỗ: Thứ nhất, triết học Mác – Lênin khẳng định vật chất có trước ý thức, vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người, ý thức không tồn tại độc lập với vật chất. Thứ hai, ý thức là sự phản ánh sáng tạo, năng động hiện thực khách quan vào bộ não con người. Ý thức không hoàn toàn thụ động phụ thuộc vào vật chất mà có tính độc lập tương đổi trong sự phát triển. Thứ ba, ý thức có thể tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Tự bản thân ý thức không làm thay đổi được vật chất, nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể tác động đến vật chất, làm cho vật chất biến đổi theo những xu hướng nhất định. Theo ý nghĩa này có thể coi ý thức sáng tạo ra vật chất. Như vậy, triết học Mác – Lênin một mặt thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nhưng không tuyệt đối hoá vai trò đó đến mức phủ nhận vai trò tích cực của ý thức đối với vật chất. Mặt khác, khi thừa nhận tính năng động, sáng tạo của ý thức đối với vật chất, triết học Mác – Lênin cũng không tuyệt đối hoá vai trò đó đến mức phủ nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, coi ý thức tồn tại hoàn toàn độc lập với vật chất. Triết học Mác – Lênin coi vật chất và ý thức quan hệ biện chứng với nhau, trong đó vật chất có vai trò quyết định.

Trong hoạt động thực tiễn, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ: Ý thức phản ánh những quy luật vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách qụan, giúp con người xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động và phương pháp hoạt động một cách đúng đắn, từ đó làm cho hoạt động thực tiễn của con người đạt được hiệu quả cao. Hoạt động thực tiễn của con người không thể thiếu vắng vai trò của ý thức. Các hệ thống triết học trước Mác không giải quyết đúng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nên không đánh giá đúng vai trò của ý thức đối với vật chất. Chủ nghĩa duy tâm thì quá nhấn mạnh đến tính năng động sáng tạo của ý thức, chỉ nhìn thấy tính độc lập của ý thức đối với vật chất, đi đến chỗ coi ý thức tồn tại trước vật chất và sinh ra vật chất. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật trước Mác lại chỉ thấy vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, tuyệt đối hoá vai trò đó, đi đến phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, phủ nhận vai trò tích cực sáng tạo của ý thức đối với vật chất. Các quan niệm duy tâm và duy vật siêu hình trên đây đã được khắc phục một cách triệt để trong triết học Mác – Lênin.

Xem thêm Quan niệm về vật chất trong lịch sử Triết học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận