Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học

Đang tải...

Quan niệm về vật chất trong lịch sử Triết học

1. Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác

1.1.1. Quan niệm về vật chất trong triết học thời kỳ cổ đại

Ngay từ thời kỳ cổ đại, mặc dù những tài liệu khoa học về tự nhiên còn rất ít, tri thức khoa học chuyên ngành chưa ra đời, sự hiểu biết của con người về thế giới chủ yếu cũng dựa vào những tài liệu cảm tính, những quan sát trực tiếp, ngay từ khi đó các nhà triết học ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Hy Lạp cổ đại, trong khi giải thích thế giới đã nêu ra quan niệm của mình về vật chất. Nhũng quan niệm đó tuy còn thô sơ, mộc mạc, chủ yếu là những phỏng đoán thiên tài, nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển sau này của tư tưởng triết học về phạm trù vật chất. Căn cứ vào tài liệu lịch sử triết học, chúng ta trình bày một cách khái quát các quan điểm đó để có sự nhận xét, đánh giá thích hợp hơn.

a) Quan niệm về vật chất trong triết học Ấn Độ cổ đại

Ở Ấn Độ cổ đại đã sớm xuất hiện nhiều trường phái triết học, trong đó một số trường phái có khuynh hướng duy vật đã nêu ra quan niệm về vật chất.

Trường phái triết học Sàmkhya sơ kỳ quan niệm rằng thể giới là vật chất, thế giới có nguyên nhân vật chất. Vật chất đầu tiên là Pràkriti (hay Pradhana) không phải ở dạng thô rõ ràng có thể nhận thức bằng cảm giác được, mà ở dạng tinh tế, tiềm ẩn, không hình, không khu biệt, không giới hạn. Mọi vật thể trong thế giới mà ta quan sát thấy đều là thể thống nhất không ổn định, được sinh ra từ vật chất đầu tiên với 3 thuộc tính (hay 3 tính chất):

1. Sattva: Nhẹ, sáng, tươi vui.

2. Rajas: Động, kích thích.

3. Tamas: Nặng, khó khăn.

Ở vật chất đầu tiên, Sattva là đặc trưng cho năng lực trí tuệ, hay trí năng tiềm ẩn (Intellect); Rajas là năng lượng; Tamas là khối lượng, quán tính. Neu vật chất đầu tiên Pràkriti ở trạng thái Avyakta thì nó cân bằng ổn định. Phá vỡ sự cân bằng là điểm xuất phát của tiến hoá từ Avyakta. Yật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên, mà biến đổi không ngùng từ dạng này sang dạng khác.

Trong quan niệm trên đây của triết học Sàmkhya sơ kỳ chúng ta thấy: Từ rất sớm, các nhà triết học Ẩn Độ đã có tư tưởng về vật chất vận động không ngừng và ý thức chẳng qua là một thuộc tính của vật chất. Chẳng hạn họ cho Sattva là năng lực trí tuệ, trí năng tiềm ẩn, chỉ là một tính chất của vật chất đầu tiên. Tuy nhiên trong quan niệm của triết học Sàmkhya sơ kỳ trên đây vẫn cho ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất. Họ thừa nhận có vật chất đầu tiên là nguyên nhân của mọi sự tồn tại trong thế giới. Nhưng về sau phái Sàmkhya thừa nhận Puru’sa là linh hồn (phi vật chất) tồn tại bên cạnh vật chất đầu tiên Pràkriti, khi đó phái Sàmkhya chuyển sang khuynh hướng duy tâm.

Lý thuyết nguyên tử của phái Nayàya – Vai’sesika cho rằng: Thế giới là do nguyên tử tạo nên. Theo họ, những hạt bụi nhỏ nhất (trasarenu) mà chúng ta thấy được trong ánh sáng mặt trời khi chiếu qua lỗ nhỏ, cũng gồm nhũng phần tử, vì nó cũng là vật thể nhận thấy được bằng mắt. Tất cả các vật thể đều có kích thước (mahat). Nếu cứ chia mãi hạt bụi thấy được qua tia nắng chiếu qua lỗ nhỏ, thì được phần tử cuối cùng, không thể chia cắt, không có đơn vị kích thước, đó là nguyên tử. Như vậy theo những người thuộc phái Nayàya – Vai’sesika nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, không cỏ đơn vị kích thước, không nhận thức được bằng cảm giác thông thưòng. Nguyên tử tồn tại vĩnh hằng, không sinh ra, không mất đi. Họ còn cho nguyên tử của đất khác với nguyên tử của nước. Mọi vật được tạo ra từ nguyên tử. về điểm này quan niệm của họ giống với quan niệm của Đêmôcrit ở Hy Lạp cổ đại cho rằng nguyên tử là vật chất nguyên thuỷ, đồng nhất về chất, chỉ khác nhau về hình thức. Nguyên tử tồn tại vĩnh viễn không bị phân chia, là cơ sở tồn tại của mọi vật trong thế giới.

Triết học Lokàyata hay còn gọi là Carvaka, hoặc Barhaspatya. Đây là trường phái triết học duy vật triệt để nhất ở Ấn Độ cổ đại. Theo quan niệm của những nhà triết học Lokàyata, thế giới được tạo ra từ 4 yểu tố vật chất: đất, nước, lửa, gió (hay không khi). Một số người còn cho là có 5 yếu tố: đất, nước, lửa, gió, khoảng không. Ý thức nảy sinh từ các yếu tố đó như sức mạnh kích thích. Con người chỉ là thân thể có ý thức tức có sức mạnh kích thích, không có tinh thần (atman) tồn tại ngoài thân thể. Trong quan niệm này* những nhà triết học Lokàyata đã khẳng định có những yếu tố vật chất đầu tiên tồn tại khách quan, vĩnh viễn, làm cơ sở cho sự tồn tại của mọi vật và ý thức chỉ tồn tại trên cơ sở vật chất. Những yếu tố vật chất đầu tiên đó đồng nhất với những dạng vật chất cụ thể mà chúng ta có thể cảm nhận được. Điều đó thể hiện quan điểm duy vật rất rõ ràng, nhưng còn rất mộc mạc, mang đậm tính chất cảm tính.

Trong quan niệm về thế giới, khi đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”, Phật giáo cũng nêu ra quan niệm về vật chất. Theo lý thuyết của đạo Phật, “thế giới, nhất là thế giới hữu tình (con người) được tạo thành do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và các yếu tố tinh thần (Danh) được chia làm 5 thành phần:

Quan niệm về vật chất trong lịch sử Triết học

Cũng có thuyết của Phật giáo cho con người là do 6 yếu tố tạo nên là:

Quan niệm về vật chất trong lịch sử Triết học

Danh và sắc chỉ tạm thời hội tụ, rồi lại chuyển sang trạng thái khác, do vậy “không có cái Tôi” (Vô ngã, anatman). Bản chất của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (Vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy thế giới không do ai sáng tạo ra và cũng không có cái gì vĩnh viễn tồn tại” (sđd, tr. 134 – 135). Ở đây, Phật giáo không cho rằng vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức, mà ý thức như một yếu tố ngang hàng với yếu tố vật chất. Tuy nhiên chúng ta thấy Phật giáo cũng cho rằng có các yếu tố vật chất ban đầu là cơ sở tồn tại cho các vật thể khác. 

Tóm lại trong triết học Ấn Độ cổ đại đã có một số trào lưu triết học nêu ra quan điểm khác nhau về vật chất, trong đó đều cho rằng có vật chất nguyên thuỷ, là cơ sở đầu tiên để hình thành nên các vật. Vật chất nguyên thủy thường đồng nhất với những dạng vật chất cụ thể nào đó. Quan niệm này tuy còn thô sơ, mộc mạc, nhưng cũng khẳng định vật chất tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức và thế giới vật chất là vô cùng vô tận. Điều đó có giá trị tích cực đối với việc phát triến tư tưởng khoa học thời kỳ cổ đại ở Ấn Độ, là tiền đề cho sự phát triển triết học duy vật sau này.
Danh và sắc chỉ tạm thời hội tụ, rồi lại chuyển sang trạng thái khác, do vậy “không có cái Tôi” (Vô ngã, anatman). Bản chất của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (Vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậy thế giới không do ai sáng tạo ra và cũng không có cái gì vĩnh viễn tồn tại” (sđd, tr. 134-135). ở đây, Phật giáo không cho rằng vật chất quyết định sự tồn tại của ý thức, mà ý thức như một yếu tổ ngang hàng với yếu tổ vật chất. Tuy nhiên chúng ta thấy Phật giáo cũng cho rằng có các yếu tố vật chất ban đầu là cơ sở tồn tại cho các vật thể khác.

b) Quan niệm về vật chất trong triết học Trung Quốc cổ đại

Triết học Trung Quốc cổ đại bàn nhiều đến những vấn đề chính trị – xã hội, đến những vấn đề đạo đức, cách ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, triết học Trung Quốc cổ đại cũng có những trường phái triết học, khi giải thích các hiện tượng tự nhiên đã nêu lên quan niệm của mình về vật chất.

Theo cuốn Lịch sử triết học do NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 1998, (GS. TS. Nguyễn Hữu Vui chủ biên), thì: Thuyết Âm – Dương cho rằng có hai lực lượng âm – dương đối lập nhau, nhưng lại gắn bó, cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự sinh thành, biến hoá. Âm – dương là điều kiện tồn tại của nhau, là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Âm – dương biểu hiện dưới dạng cụ thể như: mặt trời – mặt trăng; sáng – tối; cao – thấp; ngắn – dài; cứng – mềm; nóng – lạnh; nam – nữ; cha – mẹ; chồng – vợ; nhanh – chậm; thịnh – suy, v.v. Không có cái gì thuần âm, hay thuần dương.

Mỗi sự vật đều có âm và dương, trong Thái âm (âm lớn) có Thiếu dương (dương nhỏ), trong thái dương (dường lớn) có thiếu âm (âm nhỏ). Sự chuyển hoá giữa âm và dương trong sự vật quy định sự vận động của mọi sự .vật, hiện tượng trong thế giới.

Phái Ngũ hành cho rằng có 5 yếu tố vật chất nguyên thuỷ là Kim (Kim loại), Mộc (Cây cối), Thuỷ (Nước), Hoả (Lửa), Thổ (Đất). Các yếu tố vật chất nguyên thuỷ ấy không ở trạng thái tĩnh tại, đứng im mà luôn vận động, không cô lập với nhau mà quan hệ mật thiết với nhau và chuyển hoá lẫn nhau tạo nên các vật trong thế giới. Cơ chế của sự chuyển hoá đó được biểu hiện ở chỗ: Cái này sinh ra cái kia (tương sinh), hoặc cái này khắc cái kia, kìm hãm, chế ngự, thủ tiêu cái kia (tương khắc) theo một chu kỳ tuần hoàn:

“Tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và lại tiếp tục quá trình Thổ sinh Kim.

Tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và lại tiếp tục quá trình Thổ khắc Thủy.

Họ còn cho rằng 5 yếu tố vật chất này có 5 tính năng gọi là 5 đức để giải thích nguồn gốc, chủng loại của các hiện tượng tự nhiên.

Ngũ hành: Thổ (Đất) – Kim (Kim loại) – Thuỷ (Nước) – Mộc (Cây cối) – Hỏa (Lửa).

Ngũ sắc: Vàng – Trắng – Đen – Xanh – Đỏ.

Ngũ tạng: Tỳ vị – Phế – Thận – Can – Tâm.

Bốn Mùa: Điều hoà 4 mùa – Thu – Đông – Xuân – Hạ

Bốn phương: Ở giữa – Tây – Bắc – Đông – Nam.”

Họ cho rằng quá trình tương sinh (bồi đắp, bồi dưỡng) và tương khắc (ức chế) diễn ra không ngừng, là quá trình tồn tại của vật chất. Như vậy thuyết Âm – Dương, Ngũ hành đã thừa nhận tính vật chất của thế giới, tức tính tự tồn tại, tự vận động biến đổi của thế giới. Họ giải thích nguyên nhân của sự biến đổi của thế giới là do sự tác động của thế giới, tức tính tự tồn tại, tự vận động biến đổi của thế giới. Họ giải thích nguyên nhân của sự biến đổi của thế giới là do sự tác động của 2  hoặc 5 yếu tố vật chất đầu tiên, từ đó tạo nên các dạng vật chất vô cùng đa dạng trong thế giới. Sự tồn tại, biến hoá của các vật trong thế giới không phải do tinh thần, hay do lực lượng thần thánh, siêu tự nhiên nào đó quyết định, mà do sự tác động lẫn nhau của chính các yếu tổ vật chất quyết định.

Trong Dịch truyện cũng nêu ra quan niệm về thế giới, cho rằng khởi nguyên của thế giới là do hai khí Âm – Dương; hai khí đó giao cảm với nhau mà tạo thành mọi vật. Như vậy ở đây theo Dịch truyện có vật chất đầu tiên mà họ gọi là “khí Âm” và “khí Dương”. Đây là hai yếu tố nguyên thuỷ của thế giới vật chất quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên mà biểu hiện của nó như: Trời – Đất, Cha – Mẹ, Nóng – Lạnh, Cứng – Mềm v.v.

Vương Sung (27-105), một nhà triết học theo quan điểm duy vật thời Hán cho rằng “vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ cái có”, thế giới là do một thực thể vật chất “khí” tồn tại vĩnh viễn sinh ra. Trong “khí” có “khí đặc” và “khí loãng” (hay khí ấm và khí dương), hai khí đó tương tác với nhau không ngừng và sản sinh ra muôn vật. Như vậy Vương Sung cũng cho rằng cỏ vật chất đầu tiên (khí – cái “có”) là cơ sở sinh ra mọi dạng vật chất cụ thể khác.

Quan niệm về vật chất của thuyết âm – dương, ngũ hành, của Dịch truyện cũng như của Vương Sung và một số các nhà triết học khác ở Trung Quốc cổ đại đều cho rằng có thực thể vật chất đầu tiên, mà họ thường đồng nhất với những dạng cụ thể của vật chất. Mọi vật trong thế giới đều được sinh ra từ sự tác động và kết họp các thực thể vật chất đầu tiên đó. Quan niệm đó tuy còn chất phác và máy móc, nhưng nó đã có tác dụng tích cực, chống lại quan niệm duy tâm tôn giáo về tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển tư tưởng khoa học thời kỳ cổ đại, cố gắng tìm nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên không phải từ tinh thần mà từ vật chất.

c) Quan niệm về vật chất trong triết học Hy Lạp cổ đại

Ở Hy Lạp cổ đại, từ thế kỷ VI đến thế kỷ IV tr.CN với sự phát triến mạnh mẽ của sản xuất, của nghề thủ công, sự giao lưu buôn bán mở rộng, sự ra đời, tồn tại hai quốc gia thành bang hựng mạnh nhất là Athenes và Spartes, cũng là lúc văn hoá cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ nhất. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của Hy Lạp cổ đại đó tạo điều kiện cho tư tưởng triết học phát triển rất phong phú. Các trường phái triết học thể hiện khá rõ nét, trong đó trường phái duy vật và duy tâm là chủ yếu. Sự đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy triết học Hy Lạp cổ đại phát triển. Trong khi giải thích thế giới, các nhà triết học ở Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vật chất.

Talét (khoảng 625 – 547 tr.CN) (có sách cho Talét sống khoảng 640 đến 550 Tr.CN) cho rằng nước là khởi nguyên của thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại biến thành nước. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì biến đổi không ngừng. Thế giới là một thể thống nhất, biến đổi không ngừng theo một vòng tuần hoàn mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn đó. Như vậy ở đây Talét đã đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể là nước mà ông coi là cơ sở (hay bản nguyên) đầu tiên của mọi vật trong thế giới. Quan niệm này thể hiện rõ tính chất duy vật sơ khai về thế giới của triết học Hy Lạp cổ đại.

Anaximan (khoảng 610 – 546 fr.CN) là học trò của Talét. Khác với Talét, Anaximan cho rằng nguồn gốc và cơ sở của mọi vật không phải là nước mà là Apeirôn (theo tiếng Hy Lạp Apeirôn hay Apâyrông – nghĩa là treo lơ lửng). Theo ông, Apeirôn là cái không có hình thức xác định, là vô cùng, vô tận, tồn tại vĩnh viễn khắp mọi nơi trong vũ trụ. Apeirôn không phải là nước, cũng không phải là lửa, là cái trung gian giữa nước và lửa, nhưng mọi vật đều được sinh ra từ nó. Quan niệm của Anaximan về Apeirôn thể hiện sự cố gắng của nhà triết học muốn thoát khỏi tính hạn chế của việc đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của nó. Nhưng do trình độ hiểu biết của con người về thế giới còn rất hạn chế, nên vẫn coi có một dạng vật chất đầu tiên là Apeirôn (do tưởng tượng ra) làm cơ sở của mọi vật.

Anaximen (khoảng 588 – 525 tr.CN) (là học trò của Anaximan) lại cho rằng không khí là nguồn gốc của tất thảy mọi vật, là cái vô định hình mà ngay cả Apeirôn cũng chỉ là tính chất của không khí.

Không khí loãng ra thì tạo thành lửa, sau đó là một dạng ête, không khí đặc lại thì tạo thành gió, mây, sau đó là nước, đất, đá. Mặt trời thực chất cũng chỉ là đất bị đốt cháy do chuyển động quá nhanh. Ngay cả linh hồn của con người cũng chỉ là không khí, vì thế người ta không thể sống nếu thiếu không khí. Điều trình bày trên đây cho thấy thích một số hiện tượng tự nhiên, tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng đó, thậm chí cả mối liên hệ giữa tinh thần và vật chất. Tuy nhiên Anaximen vẫn cho rằng thế giới được sinh ra từ vật chất đầu tiên và đồng nhất vật chất đầu tiên đó với một dạng cụ thể của vật chất là không khí.

Hêraclit (sinh khoảng 544 – 541 tr.CN và không rõ mất thời gian nào) là nhà triết học Hy Lạp cổ đại có nhiều tư tưởng biện chứng rất sâu sắc. Ông cho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra mọi vật trong thế giới, cho nên mọi vật linh động như ngọn lửa. Mọi cái biến thành lửa và lửa thành mọi cái tương tự như trao đổi vàng thành hàng hoá và hàng hoá thành vàng. Lửa là cơ sở của mọi vật, đồng thời là khởi nguyên sinh ra mọi vật, lửa không chỉ sản sinh ra các sự vật vật chất mà còn sinh ra cả những hiện tượng tinh thần, cả linh hồn con người.

Pitago (khoảng nửa cuối thế kỷ VI tr.CN) chịu ảnh hưởng bởi các quan niệm toán học nên ông cho rằng bản chất thế giới và khởi nguyên của thế giới là các con số. Theo Pitago, mọi cái trên thế giới đều chỉ là hiện thân của các con số, một vật tương ứng với một con số nhất định, chẳng hạn điểm hình học được coi là đon vị đơn giản nhất tương ứng với số 1, đường thẳng tương ứng với số 2, mặt phẳng tương ứng với số 3, vật thể tương ứng với số 4 V.V. Những con số là khởi nguyên của mọi vật và tồn tại trước mọi vật. Quan niệm này cho vật chất có nguồn gốc từ các yếu tổ phi vật chất, do vậy đây là quan niệm duy tâm về vật chất.

Kxênôphan (khoảng 579 – 478 tr.CN) đã nêu ra quan niệm cho rằng toàn bộ đất đai của chúng ta trước kia bị chìm ngập dưới biển, sau đó một phần đất nổi lên và trở thành lục địa, chỗ cao trở thành nói non. Từ đó Kxênôphan cho rằng đất cùng với nước là cơ sở của mọi cái trên thế gian, là nguồn gốc tạo nên sự sống của muôn loài sinh vật.

Bản thân nước tạo ra các đám mây, các đám mây đó lại tạo ra các hành tinh, kể cả mặt trăng và mặt trời. Trong quan niệm này thể hiện rõ tư tưởng cho rằng có vật chất đầu tiên, là cơ sở cho mọi dạng vật chất cụ thể, thế giới có điểm khởi đầu.

Parmênit (khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V tr.CN) là học trò của Kxênôphan, cho rằng bản chất của mọi sự vật trong thế giới là tồn tại, không thể có cái “không – tồn tại”, bởi chúng ta không thể hình dung được nó là cái gì. Tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của thế giới bởi vì mọi vật dù khác nhau thế nào thì vẫn có điểm chung là “Tồn tại”, tức là chúng có thực. Không có cái gì trên thế gian lại sinh ra từ hư vô, tức là từ cái “không – tồn tại”. Ngược lại, không có cái gì mất đi mà không để lại dấu vết, Trên thế giới, chúng ta chỉ thấy liên tiếp diễn ra sự biến đổi từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác mà thôi. Bản chất của tồn tại là bất biến, vĩnh viễn, và không thể mất đi được. Tồn tại tự đồng nhất với chính bản thân nó. Chỉ có thể nhận thức được tồn tại bằng tư duy, bằng lý tính, Mọi tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại. Tư duy và tồn tại đồng nhất với nhau, chúng là một. Như vậy phạm trù tồn tại của Parmênit không thừa nhận có vật chất đầu tiên là cơ sở của mọi vật cụ thể, là khởi nguyên của thế giới vật chất. Tuy nhiên phạm trù tồn tại của Parmênit lại bao hàm cả khía cạnh vật chất cả khía cạnh tinh thần. Đây là mặt hạn chế trong quan niệm của Parmênít về tồn tại vì ông chưa hiểu được sự đồng nhất giữa các khía cạnh vật chất và tinh thần là cả một quá trình. Thật ra, ở ông chưa có sự phân biệt giữa tư tưởng về đối tượng với đổi tượng của tư tưởng, chưa thấy ranh giới tương đối giữa tinh thần và vật chất. Điều đó làm cho học thuyết của ông về tồn tại gần gũi với chủ nghĩa duy tâm. Nhưng học thuyết về tồn tại của Parmênit là sự phê phán mạnh mẽ quan niệm của các nhà triết học trước đó ở chỗ: Một là, các nhà triết học trước đó đã tuỳ tiện lựa chọn các nguyên tố đầu tiên (khởi nguyên); Hai là, thừa nhận* có cả tồn tại và không tồn tại. Như vậy chúng ta thấy quan niệm của Parmênit về vật chất đã có tính khái quát khá cao, thể hiện sự cố gắng của ông muốn thoát khỏi tính cụ thể trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học Hy Lạp đương thời khác.

Empeđốc (khoảng 490 – 430 tr.CN) và Anaxago (khoảng 500 – 428 tr.CN) không thoả mãn với các nhà triết học trước đây cho khởi nguyên thế giới chỉ là một yếu tố, ông thừa nhận có bốn yếu tố khởi nguyên của mọi sự vật là: ỉửa, không khí, nước và đất. Bổn yếu tố khởi nguyên này tồn tại độc lập, bất biến. Từ sự kết hợp và phân giải bốn yếu tố khởi nguyên trên theo tỷ ỉệ khác nhau mà sinh ra mọi sự vật trên thế gian này. Ngay cả các bộ phận của cơ thể con người cũng là sự kết hợp theo một tỷ lệ nhất định các yếu tố khởi nguyên ban đầu nêu trên.

Đêmôcrit (khoảng 460-370 tr.CN), cho rằng khởi nguyên thế giới không phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhiều nhà triết học trước đó quan niệm mà là các nguyên tử (tức tồn tại) và khoảng không (tức cái không – tồn tại). Nguyên tử và khoảng không đều là các nguyên nhân vật chất (theo nhận xét của Arixtốt). Nguyên tử và khoảng không có nhiều đặc tính khác nhau: Nguyên tử thì đậm đặc, vững chắc không thể phân chia, khoảng không thì trống rỗng; nguyên tử thì đa dạng, khoảng không thì thuần nhất; nguyên tử thì có kích thước hình dạng nhất định, còn khoảng không thì vô tận và không có hình dạng nhất định nào cả.

Theo Đêmôcrít, nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình lõm v.v. Các nguyên tử còn khác nhau về thể trạng và tư thế. Các nguyên tử không thể biến hoá từ nguyên tử này sang nguyên tử kia mà tồn tại vĩnh viễn. Chính sự đa dạng về hình thức của các nguyên tử và sự kết hợp các nguyên tử trong khoảng không tạo nên sự đa dạng của các sự vật trong thế giới. Quan niệm của Đêmôcrit về nguyên tử là sự kết họp quan niệm của Hêraclít và Parmanít về tồn tại, vừa cho rằng tồn tại là bất biến (nguyên tử là bất biến) vừa cho rằng thế giới luôn luôn biến đổi (Sự kết họp các nguyên tử tạo nên các vật thường xuyên thay đổi). Quan niệm của Đêmôcrít về nguyên tử đã giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, là đỉnh cao của quan niệm triết học duy vật.thời kỳ cổ đại về phạm trù vật chất. Quan niệm đó đã khẳng định nguyên nhân vật chất của thế giới, đồng thời cho rằng có vật chất ban đầu là nguyên tử. Nguyên tử là giới hạn cuối cùng của vật chất, không thể có yếu tố vật chất nào là bộ phận của nguyên tử nữa.

Tóm lại ở thời kỳ cổ đại các nhà triết học chưa nêu ra được định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất (hay chưa có khái niệm trừu tượng về vật chất), mà thường đồng nhất vật chất nói chung với một dạng, hoặc một vài dạng cụ thể của vật chất mà họ gọi là khởi nguyên của thế giới. Họ nhận thấy thế giới bao gồm vô vàn các sự vật khác nhau, biến đổi không ngừng, nhưng vẫn thống nhất với nhau, và họ tìm cách giải thích thế giới các sự vật đa dạng đó ở cơ sở đầu tiên (yếu tố khởi nguyên). Do sự hiểu biết thế giới xung quanh còn ít, những tài liệu về thế giới chủ yếu dựa vào những quan sát trực tiếp, nên những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư tưởng nêu ra đều là các giả định, còn mang tính chất cảm tính, chưa được chứng minh về mặt khoa học, thường chỉ được cảm nhận của chúng ta xác nhận phần nào. Tính chất cảm tính trong quan niệm về vật chất của thời kỳ cổ đại thế hiện ở chỗ mỗi nhà triết học lại đưa ra quan niệm khác nhau về yếu tố khởi nguyên của thế giới do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống khác nhau. Chẳng hạn, Talét cho yếu tố khởi nguyên của các vật là nước vì ông nhận thấy nước cần thiết cho con người và mọi sinh vật; Hêraclit cho yếu tố khởi nguyên của các vật là lửa vì ông sống trong thời kỷ chiến tranh thường xuyên xảy ra. Trong chiến tranh, lửa là vũ khí mạnh mẽ nhất v.v. Đây là đặc điểm lớn nhất của quan niệm về vật chất ở thời kỳ cổ đại. Điều này cũng cho thấy những quan niệm của triết học về thế giới chịu ảnh hưởng của điều kiện sống của con người như thế nào.

Ở Tây Âu, thời kỳ Trung cổ kéo dài từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, là thời kỳ thống trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Ở phương Đông? chế độ phong kiến ra đời sớm và tồn tại lâu dài hàng thiên niên kỷ làm cho sự phát triển xã hội diễn ra chậm chạp. Quan điểm triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ chịu ảnh hưởng rất sâu sắc quan điểm của tôn giáo. Triết học là bộ phận của tôn giáo, phục vụ cho tôn giáo và phụ thuộc vào tôn giáo. Trong điều kiện đó những tư tưởng triết học tiến bộ về phạm trù vật chất nói chung không được phát triển. Chỉ từ nửa sau của thế kỷ XV, với điều kiện mới của thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học, triết học bước đầu thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo. Đến thế kỷ XVII – XVIII và đầu thế kỷ XIX, triết học cùng với khoa học tự nhiiên có sự phát triển mới. Vì vậy dưới đây chúng ta không nghiên cứu quan niệm về vật chất trong thời kỳ trung cổ mà đi vào nghiên cứu quan niệm về vật chất trong triết học phương Tây thế kỷ XVII – XVIII.

1.1.2. Quan niệm về vật chất trong triết học phương Tây thế kỷ XVII – XVIII.

Từ cuối thế kỷ XVI, do nhu cầu của sản xuất, khoa học tự nhiên thực nghiệm bắt đầu được phát triển. Đen thế kỷ XVII – XVIII khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng được các thành tựu của toán học và cơ học. Nhiều môn khoa học mới ra đời và đạt được những kết quả mới trong việc nghiên cứu tự nhiên, như quang học, điện và từ, thiên văn học, hoá học, động vật học và thực vật học. Những thành tựu của khoa học tự nhiên trên các lĩnh vực khác nhau đã tạo điều kiện cho sự khái quát triết học về phạm trù vật chất tiến lên một bước mới, không dừng lại ở các giả định mà là những khái quát dựa trên những tài liệu thực tế của khoa học. Tuy nhiên, khoa học thế kỷ XVII – XVIII mới là những khoa học nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của thế giới, những tài liệu về mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau còn chưa có. Phương pháp nghiên cứu khoa học thời kỳ này chủ yếu là phương pháp phân tích, tiến từ cái toàn thể đến cái bộ phận, sự phân chia thế giới thống nhất ra thành các bộ phận để tìm hiểu. Chính do ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu khoa học thời kỳ này nên quan niệm về vật chất trong thời kỳ này mang tính chất siêu hình, máy móc.

Các nhà triết học tiêu biểu thời kỳ này đã nêu ra một số quan niệm khác nhau về phạm trù vật chất như Brunô (1554-1600), Phran xi Bêcơn (1561-162ỒỊ, Tômát Hôpxơ (1588-1679), Rêne Đềcác (1596-1650), Bêkênít Xpinôza (1632-1677), Đêni Điđrô (1713-1784), Gialenơphơ Lametri (1709-1751) v.v.

Brunô (1554 – 1600) là một nhà triết học và nhà khoa học tự nhiên của Italia thời kỳ Phục hưng, là người bảo vệ thuyết nhật tâm của Côpécních, một nhà tự nhiên thần luận nghiêng về lập trường duy vật hơn, do vậy ông đã bị Giáo hội thiêu sống.

Do thế lực tôn giáo còn lớn, chi phối đời sống tinh thần của xã hội, nên quan niệm về vật chất của Brunô phải bọc trong cái vỏ thần học. Ông nêu ra phạm trù cái duy nhất (Uno) đó là Thượng đế tồn tại dưới dạng tự nhiên, như là một thế giới độc lập, không phải được sinh ra từ một cái khác nào đó. Theo Brunô, Uno là tự nhiên – Thượng đế. Mọi sự vật chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của Uno. Sự vật thì biến đổi không ngừng, nhưng bản thân Uno thì bất biến giống như quan niệm của Parcmênít về tồn tại. Ở đây Thượng đế không phải là lực lượng siêu tự nhiên, sinh ra tự nhiên, mà là chính tự nhiên, chính cái duy nhất Uno ấy. Có thể nói Uno trong quan niệm của Brunô là một cách gọi khác về cơ sở đầu tiên có tính vật chất của các sự vật trong thế giới. Chữ “Thượng đế” ở đây chỉ là một từ trống rỗng, không có ý nghĩa là thực thể tinh thần tạo nên các sự vật vật chất như quan niệm về ý niệm của Platon, mà chỉ là cái vỏ bọc cho tư tưởng về cơ sở vật chất của thế giới.

Chịu ảnh hưởng quan niệm của Arixtốt nhưng Brunô cũng chống lại quan niệm của Arixtốt. Arixtốt cho rằng có cái vật chất ban đầu tồn tại bên ngoài cái hình dạng thuần túy, vật chất chỉ là cái thụ động, tiêu cực phụ thuộc vào hình dạng thuần túy. Brunô cho không có cái vật chất ban đầu bên ngoài cái hình dạng thuần túy, vật chất và hình dạng thống nhất trong Uno. Vật chất phải là cái tích cực, nó vừa là cơ chất, vừa là thực thể của mọi vật. Mọi hình dạng chẳng qua là hình dạng của vật chất mà thôi. Để giải thích cơ cấu hình thành các vật và sự vận động của chúng, ông nêu ra thuyết đơn tử (Monad – đơn vị theo tiếng Hy Lạp), theo đó mọi sự vật và cả vũ trụ nói chung được cấu thành từ các đơn tử như những phần tử nhỏ nhất của vật chất có chứa đựng khả năng tinh thần, ông thừa nhận vận động là đặc tính của vật chất, do vậy trong nội tâm của các đơn tử đều có vận động làm cho nó có sinh khí, rất linh hoạt. Tuy nhiên ông lại dao động trong việc giải thích nguồn gốc của vận động và hình dạng của vật chất, ông cho rằng nguồn gốc của vận động và hình dạng của các vật là do linh hồn và hình dạng phổ biến của thế giới quyết định. Điều này đưa ông đến chủ nghĩa vật hoạt luận, tức là cho rằng mọi vật có đặc tính tinh thần như con người, sự tồn tại và biến đổi của các vật là có mục đích nhất định.

Những điều trình bày trên đây cho thấy quan niệm của Brunô về vật chất có xu hướng duy vật và có yếu tố biện chứng, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của thế giới quan tôn giáo.

Phranxis Bêcơn (1561 – 1626) là một nhà triết học vĩ đại, ông tổ của chủ nghĩa duy vật cận đại Anh.

Quan niệm về vật chất của Bêcơn thể hiện trong quan niệm về thể giới của ông. Theo Bêcơn, để giải thích thế giới chỉ cần có vật chất là đủ, không cần phải tìm đến thế giới thần thánh, hay thế giới tinh thần siêu tự nhiên. Như vậy ông phủ nhận ý thức là nguyên nhân sinh ra vật chất. Ông cho mọi cái trên thế gian được tạo thành là do 3 nguyên nhân: “hình dạng”, “vật chất”, “vận động”, đó thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì vậy vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. Quan niệm trên của Bêcơn về vật chất có sự phát triển hơn so với quan niệm của Arixtốt thời kỳ cổ đại. Ông đã thấy được sự thống nhất của vật chất với hình dạng và vận động, tức là ông đã có quan niệm sâu sắc hơn về sự thống nhất của thế giới vật chất và tính chất phong phú trong hình thức tồn tại của nó. Tuy nhiên do hạn chế của điều kiện lịch sử và còn chịu ảnh hưởng nặng nề cái quan niệm siêu hình máy móc về thể giới nên đôi khi Ph. Bêcơn còn hiểu hình dạng như một khái niệm chung thuộc về lĩnh vực tinh thần chứ không phải là bản chất của chính bản thân sự vật vật chất. Hơn nữa Bêcơn vẫn chỉ thấy vận động của vật chất là vận động cơ học (gồm 19 dạng vận động như: “1) vận động xung đối; 2) vận động móc nối, kết hợp; 3) vận động giải phóng đưa tới thoát khỏi áp lực; 4) vận động đưa sự vật tới kích thước và khối lượng mới; 5) vận động liên tục; 6) vận động có lợi; 7) vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) vận động tự họp lại với quy mô nhỏ; 9) vận động từ tính; 10) vận động sản sinh ra; 11) vận động chạy trốn; 12) vận động thức tỉnh; 13) vận động mô tả; 14) vận động ngoại tuyến; 15) vận động theo xu hướng; 16) vận động hùng tráng; 17) vận động tự quay; 18) vận động rung động; 19) đứng yên”.

Những vận động nêu trên dường như vẫn chỉ là những dạng vận động cơ học mà Ph. Bêcơn phân chia theo cảm nhận của mình, chưa theo cấp độ khác nhau về cấu trúc vật chất.

Tômát Hốpxơ (1588 – 1679) cũng là một đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Thế giới vật chất có trước con người và không phải do chúa trời tạo ra. Nhưng Hốpxơ lại ngả theo lập trường duy danh cho rằng thế giới của chúng ta chỉ tồn tại các sự vật đon lẻ, những khái niệm như “thực thể”, “vật chất” chỉ là những tên gọi. Theo ông không tồn tại khách quan cái bản chất chung của các sự vật, cho nên ông không có được quan niệm biện chứng về mối liên hệ giữa các sự vật trong thế giới. Điều đó làm cho quan điểm duy vật của ông trở nên không triệt để.

Rêne Đềcáctơ (1596 – 1650) – một nhà triết học lỗi lạc của Pháp, một nhà duy lý rất đề cao lý tính, trí tuệ của con người. Ông nêu lên luận điểm nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” với ý nghĩa đề cao vai trò chủ thể tư duy, ý thức của con người.

Quan niệm về vật chất của Đồcáctơ có tính chất nhị nguyên, ông cho rằng Thượng đế sáng tạo ra 2 loại thực thể khác nhau: thực thể vật chất có quảng tính, tạo nên các sự vật vật chất và thực thể tinh thần tạo nên các hiện tượng tinh thần không có kích thước, hình dáng xác định, không cảm nhận được bằng các cảm giác. Thực thể vật chất và thực thể tinh thần song song tồn tại, không phụ thuộc vào nhau, không sản sinh ra nhau, mà chỉ phụ thuộc vào Thượng đế.

Thực thể, theo quan niệm của Đềcáctơ là một thế giới độc lập hoàn toàn, không cần và không liên quan đến cái khác. Tự nó có thể tồn tại và phát triển được. Thực thể chỉ phụ thuộc vào Thượng đế vì thực thể do Thượng đế sinh ra. Vì vậy thực thể vật chất tự tồn tại, tự phát triển, không liên quan đến thực thể tinh thần. Thực thể vật chất, hay thực thể quảng tính tạo nên các sự vật có tính không gian và thời gian, tức là có kích thước và thay đổi theo thời gian, các giác quan con người có thể cảm nhận được. Mọi vật trong thế giới đều thuộc vào một trong hai thực thể trên, chỉ có con người là một vật đặc biệt thuộc về cả hai thực thể, là sự liên Kểt hai thực thể là thể xác (vật chất) và linh hồn (tinh thần) nhờ Thượng đế. Quan niệm này của Đầcáctơ thể hiện tư tưởng muốn thừa nhận vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức. Nhưng vì không thấy mối quan hệ biện chứng giữa tư duy lý tính với cảm tính, tách tư duy, tư tưởng con người thành một lĩnh vực độc lập, nên quan niệm của Đềcáctơ về thế giới không tiến đến lập trường duy vật triệt để, thừa nhận cơ sở vật chất của ý thức, mà lại rơi vào lập trường duy tâm về vật chất và thế giới.

Theo Đềcáctơ, bức tranh thế giới được khái quát như sau:

 

Quan niệm về vật chất trong lịch sử Triết học

Đecáctơ còn là tác giả của thuyết “gió xoáy”, một trong những thuyết đầu tiên đưa ra tư tưởng về sự hình thành vũ trụ, đánh dấu một bước tiến bộ lớn so với các quan niệm thời cổ về vũ trụ. Đó là một sự phê phán quan điểm siêu hình về tính bất biến của thế giới tự nhiên, đặt nền móng cho quan niệm biện chứng về sự phát triển của giới tự nhiên.

Bêkênít Xpinôza (ỉ632 – 1677) ỉà một nhà triết học lỗi lạc của Hà Lan. Quan niệm về vật chất của Xpinôza thể hiện qua quan niệm về giới tự nhiên như một thực thể với những thuộc tính và dạng thức của nó. Ông cho rằng giới tự nhiên như một thực thể duy nhất, tồn tại hoàn toàn độc lập do nguyên nhân tự nó. Khác với Đềcáctơ, Xpinôza cho thực thể chính là thực thể giới tự nhiên chứ không phải ở ngoài hay ở trên giới tự nhiên như một lực lượng siêu nhiên thần bí nào đó.

Theo xpinôza giới tự nhiên ixiiU’ một thực thể có các đặc tính như:

Một là: Nó đang tồn tại trọn vẹn và đầy đủ, không phải thêm cái gì vào nữa. Điều này khẳng định tính khách quan của giới tự nhiên.

Hai là: Thực thể tồn tại hoàn toàn độc lập. Ngoài toàn bộ giới tự nhiên như một thực thể duy nhất ra thì không còn cái gì khác. Thực thể là nguồn gốc chung, là nền tảng, đồng thời là bản chất chung của mọi vật, cả vật chất lẫn tinh thần. Điều này khẳng định thể giới có nguyên nhân tự nó, có sự thống nhất giữa tính chất chung và tính chất nhiều vẻ của nó.

Ba là: Thực thể là vô cùng tận về không gian và vĩnh hằng về thời gian. Thực thể không đồng nhất với các vật mà tách rời với các vật, là một cái siêu không gian và siêu thời gian, và không thể phân chia được.

Quan niệm về thực thể với các đặc tính nêu trên thể hiện Xpinôza giải thích thế giới vật chất theo lập trường duy vật, cố gắng đưa ra một quan niệm khái quát hơn về vật chất, đưa ra phạm trù thực thể không đồng nhất với một dạng cụ thể của vật chất để giải thích các sự vật trong thế giới. Tuy nhiên việc tách rời thực thể với các vật, thực thể là cơ sở chung của các vật, tồn tại trước các vật làm cho quan niệm về yật chất của Xpinôza vẫn không vượt khỏi đặc điểm chung của quan niệm về vật chất của các nhà triết học đương thời với ông, vẫn đồng nhất vật chất với một bản nguyên ban đầu nào đó, mà ở đây là thực thể.

Đêni Điđrô (1713 – 1784) – một nhà triết học điển hình của Pháp thời kỳ Khai sáng. Quan niệm về vật chất của ông có nhiều yếu tố biện chứng. Ồng cho rằng vật chất là nguyên nhân duy nhất của mọi cảm giác của chúng ta. “Trên thực tế vũ trụ chỉ có một thực thể, cả trong con người lẫn động vật, cũng như các sự vật khác, đó là vật chất. Bản tính cố hữu của nó là vận động. Chính vận động là năng lực sống động của vật chất. Sự dịch chuyển của vật thể từ vị trí này sang vị trí khác, không phải là vận động mà chỉ là sự di động. Còn vận động có cả ở vật đang vận động lẫn vật đang đứng yên” (trích theo cuốn Lịch sử triết học của Nguyễn Hữu Vui, tr.362-363). Trong quan niệm này của Điđrô cho thấy ông đã kế thừa các quan điểm về vật chất của các nhà triết học trong lịch sử, kết họp với những tài liệu mới của khoa học để đưa ra một quan niệm có cơ sở khoa học hơn về sự tồn tại độc lập của vật chất, về sự tự tồn tại và luôn vận động của vật chất, ông coi vật chất là thực thể chung, phổ biến của mọi vật, thực thể vật chất có bản tính vận động. Vận động không phải chỉ là sự dịch chuyên từ vị trí này sang vị trí khác, mà còn có các hình thức vận động khác nữa. Tuy nhiên ông chưa phân biệt rõ các hình thức vận động khác nhau của vật chất.

Không những thế ông còn khẳng định rằng trong quá trình vận động và phát triển, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì phù hợp với nó, giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải, loại bỏ những vật nào không thích hợp hoặc không tuân theo quy luật của nó. Do vậy cấu trúc của giới tự nhiên (chẳng hạn, cẩu trúc và trạng thái của các sinh vật) là kết quả của quá trình vận động chọn lọc và thích nghi lâu dài của giới tự nhiên. Có thể nói, với quan điểm này, Điđrô là người đầu tiên nêu ra giả thiết về quá trình tiến hoá của giới sinh vật, là bậc tiền bối của thuyết chọn lọc tự nhiên của Đácuyn. Tất nhiên đây mới chỉ là giả thiết trừu tượng, chưa được chứng minh bằng các tài liệu nghiên cứu khoa học thực tế.

Điđrô còn cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Trong con người linh hồn và thể xác thống nhất hữu cơ với nhau. Linh hồn là một tổng thể các hiện tượng tâm lý của con người. Bản thân linh hồn cũng là đặc tính của vật chất. Không có linh hồn thuần tuý tồn tại bên ngoài thể xác, hay không có thể xác thì không thể tồn tại linh hồn. Ở đây Điđrô đã nhận thấy ý thức là thuộc tính của con người, tồn tại trong con người, gắn với quá trình tâm lý của con người. Ông cũng cho rằng nhân cách của con người là kết quả của sự tác động của hoàn cảnh môi trường xung quanh đến con người. Tuy nhiên ông chưa hiểu được môi trường xung qunh cũng là kết quả của hoạt động của con người, nó có tính lịch sử. Như vậy có thể nói, ông chưa hiểu được vai trò của thực tiễn xã hội, của hoạt động vật chất cải tạo tự nhiên của con người trong sự hình thành nhân cách, ý thức của con người, nghĩa là ông chưa phân biệt được vật chất trong xã hội với vật chất trong tự nhiên.

Điều trình bày trên đây cho chúng ta thấy quan niệm về vật chất của Điđrô tiến gần tới quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ông đã nêu ra tư tưởng vật chất gắn liền với vận động, ý thức của con người chỉ là một thuộc tính của vật chất, phụ thuộc vào vật chất. Tuy nhiên ông vẫn cho rằng có một thực thể vật chất duy nhất tồn tại trong mọi sự vật, quyết định sự tồn tại của sự vật. Thực thể vật chất – cơ sở chung của mọi vật – có thể tách khỏi sự vật cụ thể để tồn tại dưới một dạng riêng, ý thức gắn liền với hoạt động của thể xác con người, là sản phẩm của vật chất. Tuy nhiên ông chưa thấy được vai trò của môi trường xã hội, của hoạt động thực tiễn đối với sự hình thành ý thức, cũng như chưa thấy vật chất tồn tại trong lĩnh vực xã hội là gì.

Gialen Ơphrơ Lamétri (1709 – 1751) cũng là một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy vật Pháp thời kỳ Khai sáng. Tiếp thu tư tưởng duy vật của các nhà triết học tiền bối, ông cũng nêu ra quan điếm về vật chất của mình, ông cho rằng, chỉ tồn tại một thực thể duy nhất là vật chất. Thực thể này tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào mọi nguyên nhân thần thánh tối cao nào, mà tồn tại tự thân và tất yếu. Theo ông, vật chất không chỉ là một thuộc tính cơ bản của thực thế mà chính bản thân thực thể là nguồn gốc duy nhất của mọi cái trên thế gian kể cả con người. Vật chất không phải là cái gì đó thụ động, mà luôn có khả năng tự vận động, biến đổi không ngừng. Bản thân vật chất chứa đựng một lực lượng làm nó sống động và là nguyên nhân trực tiếp của mọi quy luật vận động. Trong thế giới của chúng ta không có cái gì khác ngoài thế giới vật chất đang vận động vĩnh viễn.

Quan niệm của Lamétri về vật chất đã khái quát được những đặc trưng chủ yếu của vật chất là: tồn tại khách quan, vĩnh viễn, tự vận động, biến đổi không ngừng, có tính tích cực chứ không phải thụ động, thực thể vật chất là nguồn gốc duy nhất của mọi cái trên thế gian, phủ nhận quan điểm duy tâm, tôn giáo về nguồn gốc siêu tự nhiên của các sự vật trong thế giới. Những điều trình bày trên đây thế hiện sự tiến bộ trong quan điểm về vật chất của Lamétri. Quan điểm đó chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý, gần với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tuy nhiên Lamétri vẫn cho rằng có một thực thế vật chất như một cơ sở chung tồn tại tách rời các vật cụ thể. Ông vẫn cố gắng đồng nhất vật chất nói chung với một bản nguyên đầu tiên nào đó, đặc biệt ông vẫn chưa thấy xã hội là một dạng tồn tại đặc thù của vật chẩt, vật chất tồn tại dưới hình thức các quá trình xã hội Là như thế nào.

Tóm lại, quan niệm về vật chất của các nhà ừiết học thế kỷ XVII – XVIII trình bày trên đây có những điểm chung là so với quan niệm của thời kỳ cổ đại thì quan niệm về vật chất của họ có tính khái quát và sâu sắc hơn, đã bao quát được những đặc tính chung, bản chất của vật chất dựa trên những tài liệu khoa học tự nhiên thực chứng chứ không phải chỉ là sự phỏng đoán thuần tuý, hay sự giả định đơn thuần; thấy được mối liên hệ giữa hình thức tồn tại của vật chất với bản thân vật chất; thấy được mổi liên hệ giữa vận động và vật chất.

Tuy nhiên quan niệm của họ còn hạn chế ở chỗ vẫn đồng nhất vật chất nói chung với một thực thể duy nhất cấu tạo nên các vật; dạng cụ thế của vật chất và vật chất nói chung tách rời nhau. Sự vận động của vật chất còn có tính chất cơ giới, máy móc (nhìn chung họ vẫn cho vận động chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian, vận động có thể tách rời vật chất V.V.); chưa phân biệt vật chất với tư cách phạm trù triết học với những kết cấu vật chất cụ thể, là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên; đồng nhất vật chất với tư cách là phạm trù triết học với những kết cấu vật chất cụ thể; chỉ quan tâm đến những dạng vật chất trong tự nhiên, chưa đưa ra được quan niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội là thế nào.

Sở dĩ có những ưu điểm và hạn chế trên đây vì thực tiễn sự phát triển xã hội và sự phát triển của nhận thức khoa học về tự nhiên thời kỳ này đã đạt được rất nhiều thành tựu so với thời kỳ cổ đại và thời kỳ trung cổ, tạo điều kiện để con người đưa ra những khái niệm triết học sâu sắc hơn trong đó có khái niệm về vật chất. Tuy nhiên khoa học tự nhiên lúc này chủ yếu vẫn chỉ mới đi sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt, chưa nghiên cứu mối liên hệ giữa lĩnh vực này với lĩnh vực khác. Rất nhiều mối liên hệ chung giữa các bộ phận khác nhau của thế giới con người chưa có đủ tài liệu để chứng minh, nhất là mối liên hệ giữa thế giới chưa có sự sống với thế giới có sự sống, giữa thế giới động vật và thế giới thực vật, giữa động vật và con người, giữa con người và tự nhiên, giữa c.á nhân con người và xã hội v.v. Mối liên hệ giữa các lĩnh vực đó với nhaụ ‘còn bị che lấp do vậy quan niệm của con người về th.ế giới chủ yếũvẫn là quan’niệm siêu hình, Đi ều đó tất yếu cũng được thể hiện trong quan niệm của các nhà triết Ỉ1ỌC về vật chất còn siêu hình như nói ở trên.

1.2. Quan niệm về vật chất trong triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênin ra đời trong điều kiện lịch sử ở Tây Âu và nước Đức vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó ra đời và phát triển trở thành phương thức sản xuất thống trị trong xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đó làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở nên sâu sắc. Cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp tư sản phát triển, đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi đường! Các lý luận về triết học, kinh tế – chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã hội trong xã hội tư bản khi đó, mặc dù có sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ cổ đại và trung cổ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc đẩu tranh của giai cấp vô sản nhằm giải phóng mình và giải phóng xã hội. Cùng với điều đó, khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng có bước phát triển mới Khoa học tự nhiên không chỉ nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt mà đó bắt đầu đi vào nghiên cứu các quá trình, sự liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất. Nhiều phát minh mới của khoa học tự nhiên ra đời đó bác bỏ quan điểm siêu hình về thế giới trước đây và tạo cơ sở cho quan điểm biện chứng duy vật ra đời. Ke thừa có phê phán những quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học, khái quát thực tiễn xã hội và những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên hiện đại trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác – Lênin đó đưa ra quan niệm về vật chất khác căn bản với các quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước đây. Quản niệm về vật chất của triết học Mác – Lênin từ thời kỳ Mác, Ăngghen đến thời kỳ Lênin, cũng có sự phát triển. Điều đó là do hoàn cảnh lịch sử cụ thể và sự phát triến khoa học tự nhiên trong hai thời kỳ này quyết định. Nhiệm vụ trọng tâm của Mác và Ảngghen là xây dựng hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, do vậy các ông chỉ nêu những tư tưởng cơ bản về phạm trù vật chất, không đi sâu hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù này. Thời kỳ Lênin do nhiệm vụ đấu tranh chổng chủ nghĩa duy tâm chủ quan đầu thế kỷ XX, muốn lợi dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên hiện đại để phủ nhận chủ nghĩa duy vật nói chung, nên Lênin đó phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, đi đến hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù vật chất. Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm về vật chất trong triết học Mác – Lênin cũng được chia ra ‘lai thời kỳ: thời kỳ Mác, Ăngghen và thời kỳ Lênin.

1.2.1. Tư tưởng của Mác và Ăngghen về phạm trù vật chất

Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen đã trình bày quan niệm về phạm trù vật chất trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khác căn bản với các nhà triết học duy vật siêu hình trước đây. Các ông đều khẳng định rằng vật chất tồn tại độc lập với ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Ý thức là hình ảnh tinh thần của thế giới vật chất, là thế giới vật chất (hiện thực khách quan) được di chuyển vào trong óc của con người và được cải biến đi thành hình ảnh chủ quan ở trong đó. Như vậy sự tồn tại của vật chất không bị quyết định bởi ý thức mà là vật chất tự tồn tại. Con người và ý thức của con người cũng chỉ là một sản phẩm của thế giới vật chất. Vật chất tồn tại thông qua vận động, gắn liền với vận động. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Không có không gian và thời gian thuần tuý. Con người và xã hội loài người cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt được sinh ra từ quá trình vận động, phát triển không ngừng của vật chất.

Ngay trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu Mác đã nêu ra luận điểm thể hiện một quan niệm mới của ông về vật chất, ông viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”

Luận điểm trên đây thể hiện các tư tưởng của Mác sau:

Thứ nhất, sự biến đổi của vật chất là do bản thân vật chất quyết định, tinh thần, tư tưởng (hay lý luận) không thể thay thế vật chất được, điều đó khẳng định tính thứ nhất của vật chất và tính thứ hai của ý thức.

Thứ hai, ý thức, tư tưởng (hay lý luận) có thể trở thành lực lượng vật chất khi thâm nhập vào quần chúng, ở đây, lý luận thâm nhập vào quần chúng có thể hiểu là được quần chúng nhận thức và vận dụng, biến thành niềm tin, ý chí, và các quy tắc hướng dẫn hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân dân, thông qila đó ý thức, lý luận phát huy vai trò tích cực của mình.

Thứ ba, Mác đã mở rộng quan niệm về vật chất vào lĩnh vực đời sống xã hội, nhận dạng sự tồn tại vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó chính là hoạt động thực tiễn của con người. Sau này Mác và Ăngghen còn đi sâu nghiên cứu những dạng vật chất trong lĩnh vực xã hội, khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội như: tồn tại xã hội, là toàn bộ đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là cái quyết định ý thức xã hội; các quan hệ sản xuất là các quan hệ vật chất hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất, đó là dạng tồn tại của vật chất trong xã hội, quyết định các quan hệ xã hội khác như các quan hệ chính trị, đạo đức, tư tưởng v.v. Tuy nhiên Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất.

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh và tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen đã trình bày khá chi tiết quan niệm của mình về phạm trù vật chất. Ông đã chỉ ra sai lầm của các nhà khoa học tự nhiên, do bị ảnh hưởng bởi quan điểm siêu hình về thế giới vật chất, nên đã cho rằng thế giới vật chất có điểm khởi đầu, hay còn gọi là “bản nguyên đầu tiên”, “thực thể vật chất đầu tiên”. Thực thể vật chất đầu tiên hoàn toàn thuần nhất, tồn tại vĩnh viễn, không được sinh ra và không mất , đi. Mọi dạng vật chất cụ thể đều bắt nguồn từ thực thể vật chất đầu tiên đó, đều do sự kết họp thực thể đầu tiên đó theo một cách thức nhất định nào đó mà tạo thành; cái thực thể đầu tiên đó có thể tồn tại bên ngoài các dạng vật chất cụ thể. Các dạng vật chất cụ thể chỉ khác nhau ở hình thức kết hợp cái bản nguyên đầu tiên đó thôi. Do vậy các dạng vật chất đều có thể quy về sự khác nhau về lượng. Điều này sẽ dẫn đến việc phủ nhận sự phong phú về chất của các sự vật trong thế giới vật chất. Khi phê phán quan điểm siêu hình về vật chất và quan hệ giữa vật chất với vận động, để phân biệt quan điểm biện chứng với quan điểm siêu hình về thế giới vật chất Ăngghen đã viết: “Thực thể, vật chất không phải cái gì khác hơn là tông sô những vật íliê từ đó người ía rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hoá; vận động với tính cách là vận động không phải là cái gì khác hơn là tổng số những hình thức vận động có thể cảm biết được bằng các giác quan; nhũng từ như “vật chất” và “vận động” chỉ là những sự tóm tắt trong đó chúng ta tập họp theo những thuộc tính chung của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng các giác quan. Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta cũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách là vật chất và vận động”. Trong đoạn trích dẫn này Ảngghen giải thích rất rõ: Vật chất là khái niệm chung, được rút ra bằng con đường trừu tượng hoá. Đối tượng mà khái niệm vật chất phản ánh đó là tổng số những vật thể. Như vậy Ăngghen không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng vật chất cụ thể, không coi có một vật chất ban đầu tồn tại bên ngoài các vật thể cụ thể và là cơ sở của các vật thể cụ thể. Vật chất và vận động chỉ là sự tóm tắt trong đó chúng ta tập họp theo những thuộc tính chung của các vật thể cụ thể, các hình thức vận động cụ thể vào khái niệm vật chất và vận động.

Ở chỗ khác cũng tinh thần đó, Ăngghen viết: “Vật chất, với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần tuý của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tính cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất xác định và đang tồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính. Khi khoa học tự nhiên hy vọng tìm ra vật chất có hình dạng đồng nhất, và muốn quy tất cả những sự khác nhau về chất lượng thành những sự khác nhau thuần tuý về số lượng do sự kết họp của những hạt nhỏ đồng nhất tạo ra thì như thế là nó cũng hành động giống như khi nó muốn coi trái cây với tính cách là trái cây chứ không phải là trái anh đào, trái lê, trái táo; coi loài có vú với tính cách là loài có vú, chứ không phải là con mèo, con chó, con cừu v.v.”

Các đoạn trích trên của Ăngghen thể hiện rõ nhũng nội dung sau đây về phạm trù vật chất:

Một là không được đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất; không coi vật chất nói chung là một thực thể vật chất đầu tiên (hay bản nguyên đầu tiên) nào đó làm cơ sở cho mọi vật như các nhà khoa học tự nhiên cận đại, hoặc các nhà triết học thời kỳ cổ đại quan niệm. Điều đó nghĩa là Ăngghen không coi thế giới có điểm khởi đầu, hay có giới hạn.

Hai là, phạm trù vật chất với tính cách là phạm trù triết học, một phạm trù trừu tượng và có tính khái quát rất cao. Phạm trù vật chất phải bao quát được đặc tính chung của tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới. Đặc tính chung đó chính là sự tồn tại độc lập, bên ngoài ý thức, tức là khẳng định vật chất tự tồn tại, không phụ thuộc vào ý thức.

Ba là, vật chất với tính cách là vật chất (nghĩa là khái niệm triết học về vật chất) không tồn tại như một sự vật cảm tính, hữu hình, cũng không phải là một cái gì trừu tượng chung chung tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể như quan niệm về Thượng đế của tôn giáo, hoặc như quan niệm về cáỉ chung của phái Duy thực trong triết học Tây Âu trung cổ. Vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể. Các dạng cụ thể chính là một phần vật chất, Nhận thức các dạng cụ thể chính là nhận thức những bộ phận của vật chất. Vì thế mà con người có thể đi từ nhận thức các dạng cụ thể của vật chất đến chỗ nhận thức được thế giới vật chất.

Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động, không gian, thời gian. Vận động, không gian, thời gian là phưcmg thức và hình thức tồn tại của vật chất. Không có vật chất không vận động và tồn tại bên ngoài không gian, thời gian. Vật chất là vô cùng vô tận, tồn tại vĩnh viễn; vận động, không gian và thời gian gắn liền với vật chất, cũng vô cùng vô tận và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sáng tạo ra.

Tóm lại, tuy Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất, nhưng quan niệm của Mác và Ăngghen về vật chất rõ ràng là có tính chất duy vật biện chứng sâu sắc. Các ông đó mở rộng quan niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội, khắc phục được tính chất siêu hình máy móc của các nhà triết học duy vật trước đây, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp phạm trù vật chất mà Lênin thực hiện trong điều kiện khoa học tự nhiên có bước phát triển mới vào đầu thế kỷ XX.

1.2.2. Quan niệm của Lênin về phạm trù vật chất

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học có bước phát triển mới, đã đi sâu vào nghiên cứu thế giới vi mô và đã phát hiện ra nhiều đặc tính mới của thế giới vật chất. Những đặc tính mới đó mâu thuẫn với quan điểm duy vật siêu hình về thế giới vật chất. Những nhà triết học duy tâm chủ quan, tiêu biểu là Ma-khơ và A-vê-na-ri-út đã lợi dụng sự mâu thuẫn giữa những thành tựu mới của vật lý học hiện đại với quan điểm duy vật siêu hình về thế giới để phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy vật nói chung, trong đó bao gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Ma-khơ và A-vê-na-ri-út, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, Lênin đã kế thừa và phát triển hơn những quan điểm của Mác và Ăngghen về vật chất. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Kinh nghiệm phê phán, khi phê phán quan điểm duy tâm chủ quan của Ma-khơ và phái Ma-khơ ở Nga, lợi dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại để phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, Lênin đã nêu lên định nghĩa về phạm trù vật chất như sau: “Vật,chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”;. Cũng trong tác phẩm này, ở một chỗ khác Lênin còn viết: “Các khoa học tự nhiên khẳng định một cách tích cực rằng, trái đất đã từng tồn tại trong một trạng thái chưa có và cũng không thể có loài người hay bất cứ một sinh vật nào nói chung cả. Vật chất hữu cơ là một hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài. Như vậy tức là hồi bấy giờ, không có vật chất có năng lực cảm giác, không có cái Tôi nào. Vật chất là cái có trước; tư duy, ý thức, cảm giác đều là sản phẩm của một sự phát triển rất cao (của vật chất – DVT)”y. “Vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác, vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác”. Lênin nhắc lại luận điểm của Ăngghen: “Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi”.

Trong định nghĩa và những luận điểm giải thích thêm về vật chất trên đây của Lênin đã tiếp tục phát triển tư tưởng của Ăngghen về vật chất, điều đó thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, định nghĩa chỉ rõ vật chất với tư cách là phạm trù ưiết học, là phạm trù rộng nhất, khái quát đặc tính chung của toàn bộ những sự vật, những quá trình diễn ra trong hiện thực khách quan; ở đây Lênin không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất, hoặc với một thực thể, một bản nguyên đầu tiên nào đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể, dù đó là những đối tượng vô cùng bé hoặc vô cùng lớn. Đối tượng vật chất cụ thể thì có giới hạn, có ra đời và mất đi, nhưng vật chất nói chung thì vô hạn và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và không mất đi.

Hai là, vật chất có đặc tính chung là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, không lệ thuộc vào ý thức. Đây là đặc tính chung, căn bản của vật chất để xác định đâu là vật chất, phân biệt vật chất với ý thức. Ý thức, cảm giác, tinh thần, tư duy chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Sự tồn tại của ý thức phải dựa trên cơ sở vật chất. Không có ý thức tồn tại thuần túy ngoài vật chất, độc lập với vật chất.

Ba là, vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của vật chất, không có “vật chất nói chung” tồn tại bên ngoài các dạng cụ thể của vật chất như một “thực thể” độc lập làm cơ sở cho mọi vật, hoặc là điểm khởi đầu của thế giới vật chất. Các vật trong thế giới không phải là sự kết hợp theo một cách thức nào đó “cái vật chất nói chung” “ban đầu” như các nhà duy vật trước Mác quan niệm, mà các vật chính là dạng cụ thể của vật chất. Con người nhận thức các dạng vật chất cụ thể chính là nhận thức các bộ phận của vật chất, từ đó con người sẽ có khả năng nhận thức được thế giới vật chất vô cùng vô tận một cách đầy đủ. Điều này khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người.

Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động và tồn tại trong không gian và thời gian. Không có vật chất tồn tại mà không vận động, không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian, cũng không có vận động, không gian, thời gian thuần tuý ngoài vật chất. Vận động, không gian, thời gian là thuộc tính và hình thức tồn tại cố hữu của vật chất gắn liền với vật chất.

Năm là, vật chất là vô cùng vô tận, vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và cũng không mất đi. Ý thức, tư tưởng và tư duy của con người chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não của con người, là sự phản ánh ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn những thuộc tính của các dạng vật chất vào bộ não con người. Ý thức, tư duy của con người tự bản thân nó kiiông làm thay đổi vật chất. Ý thức, tư duy của con người có thể tác động đến vật chất, làm biển đổi vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.

Như vậy quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất khác căn bản với quan niệm duy tâm và duy vật siêu hình về vật chất. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất không đi tìm một điểm khởi đầu, một thực thể vật chất đầu tiên nào đó làm cơ sở cho mọi vật trong thế giới vật chất, không đồng nhất vật chất với vật thể. Quan điểm đó của triết học Mác – Lênin là phù hợp với những phát minh của khoa học tự nhiên hiện đại. Với sự phát triển của khoa học hiện đại và của thực tiễn xã hội, quan niệm của triết học Mác-Lênin về phạm trù vật chất càng được chứng thực. Chẳng hạn những phát minh của cơ học lượng tử, những nghiên cứu về đặc tính của các hạt cơ bản (tính chất sóng – hạt của Electron; các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của nó như năng lượng, toạ độ, xung lượng, mômen xung lượng, không có trị số xác định được chi phối bởi hệ số bất định V.V.). So với cơ học cổ điển những tính chất của Electron trên đây do cơ học lượng tử phát hiện ra khác rất nhiều. Nếu không có quan điểm biện chứng và duy vật về thế giới, về vật chất sẽ dễ rơi vào giải thích các hiện tượng vật lý đó theo quan điểm duy tâm, nghĩa là cho rằng tính chất không xác định của thế giới vi mô là không có thật, chỉ do cảm nhận của con người quyết định. Theo quan điểm duy vật biện chứng về vật chất thì phải thừa nhận rằng những tính chất của thế giới vi mô là phương thức tồn tại của thế giới vật chất mà con người mới phát hiện ra. Phương thức tồn tại đó là vốn có của thế giới vật chất, là khách quan không do ý thức, cảm giác của con người quyết định. Điều đó hoàn toàn phù họp với quan niệm về tính chất vô cùng vô tận của thế giới vật chất của triết học Mác – Lênin. Đó chính là sự xác nhận nội dung khoa học thực sự của quan niệm về vật chất của triết học Mác – Lênin. Mặt khác quan niệm về vật chất của triết học Mác – Lênin không đồng nhất vật chất với vật thể, là cơ sở để xác định hình thức tồn tại của vật chất trong lĩnh vực xã hội, từ đó có cơ sở để xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử.

Xem thêm Thế giới quan trong thời đại ngày nay

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận