Phương pháp luận của các nhà triết học duy tâm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX – Vấn đề phương pháp luận trong triết học phương Tây cổ điển – Lịch sử tư tưởng trước C.Mác

Đang tải...

Phương pháp luận của các nhà triết học duy tâm

Cụm từ “triết học cổ điển Đức” được c. Mác và Ph. Ăngghen sử dụng trong nhiều tác phẩm, điển hình là Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, trong đó bao hàm các nhà triết học Đức I. Cantơ, G. Phíchtơ, Senlinh, G.V.Ph. Hêghen và L. Phoiơbắc như những đại diện tiêu biểu của triết học Đức thời cận đại, một tiền đề tư tưởng của triết học mácxít, để phân biệt, tuy cùng là triết học Đức, nhưng triết học mácxít có những đặc trưng riêng, khác với các nhà triết học trên, cũng như triết học Đức nói chung. Sau Cách mạng Tháng Mưòi Nga năm 1917, cụm từ trên được lưu hành và trở thành thông dụng trong giới triết học Xôviết, trong giới triết học các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trước đây, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cuba và Việt Nam.

Hiện nay, giới triết học ở Cộng hòa liên bang Đức và phương Tây ít biết đến cụm từ trên mà thường sử dụng cụm từ “triết học duy tâm Đức” bao hàm 5 nhà triết học duy tâm trên và các nhà duy tâm khác như Lépnít, Vônphơ (Wolff), Hécđơ (Herder), Sôpenhaoơ (Schopenhauer) V.V.. Nó nêu bật một trong những đặc trưng của triết học Đức là triết học duy tâm. Ngoại trừ ba nhà triết học L. Phoiơbắc, c. Mác và Ph. Ăngghen đi theo khuynh hướng duy vật, còn thì đa phần các triết gia Đức từ đầu thê kỷ XX trở về trưốc đều theo khuynh hướng duy tâm. Một sô” ít người dùng cụm từ “triết học cổ điển Đức” nhưng là để chỉ toàn bộ triết học Đức giai đoạn từ nửa đầu thê kỷ XIX, bao gồm cả c. Mác và Ph. Angghen trở về trước.

Mặc dầu vậy, phải khẳng định rằng các nhà triết học duy tâm Đức cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX từ Cantơ đến Hêghen đã tạo ra một bước ngoặt trong sự phát triển triết học Đức nói riêng, triết học phương Tây nói chung. Triết học Cantơ, theo nhận xét của Hêghen, “là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Những hạn chế của triết học này không làm lu mò công lao đó của triết học Cantơ”. Họ đều bàn về những vấn đề phương pháp luận. Nếu như trong vấn đề phương pháp luận, các nhà triết học thế kỷ XVI-XVII còn phải “vay mượn” trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và toán học, thì các nhà triết học trên đều hiểu rằng triết học không thể phát triển trên “đôi chân của mình” nếu nó không có phương pháp luận đặc thù riêng của nó. Do vậy, họ, một mặt, có sự kế thừa trên một tinh thần phê phán phương pháp luận của các khoa học cụ thể cũng như những tư tưởng của các bậc tiền bôi, nhưng mặt khác, cũng dần dần tiến tới xây dựng một phương pháp luận 

đặc trưng riêng của triết học. Trong số đó, phải kể đến vai trò của Cantơ và Hêghen.

1. Phương pháp luận của Cantơ (Imanuel Kant)

Cantơ (1724-1804) tạo ra bước ngoặt trong lịch sử triết học phương Tây. Nếu như ở Đức có một nhà triết học lốn, thì đó phải là Cantơ. Hêghen thì coi Cantơ như người đặt nền móng cho triết học Đức hiện đại. Còn như đánh giá của Ph. Ảngghen về vai trò của triết học cổ điển Đức đối với học thuyết của các ông: Chúng tôi, những người xã hội chủ nghĩa Đức, lấy làm tự hào rằng chúng tôi xuất thân không những từ Xanh Ximông, Phuriê và Ôoen, mà cả từ Cantơ, Phíchtơ và Hêghen nữa. Cố nhiên, phương pháp luận ở Cantơ không dừng lại ở học thuyết về phương pháp, phần được coi thứ yếu trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý” của ông. “Cuộc đảo lộn Côpécníc” của triết học Cantơ thể hiện rõ ngay trong cách thức mà ông đặt vấn đề về đối tượng của triết học. Cái phương châm đề cao con người trong nghệ thuật và tinh thần nhân văn thời Phục hưng “con người là cái đẹp nhất của tạo hoá. Con người hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chính mình” giờ đây được cụ thế hóa trong 

triết học Cantơ. Nếu như Đavít Hium từng nhận xét rằng, sở dĩ triết học và khoa học từ trước tới giờ còn đứng trước nhiều vấn đề chưa giải quyết được do khoa học về con người chưa được phát triển, thì Cantơ đi xa hơn. Đương nhiên, toàn bộ triết học hướng tới lý giải vấn đề trung tâm “con người là gì?” Nhưng điều quan trọng là cách thức mà Cantơ đã cụ thể hoá vấn đề này. Triết học phải giải đáp những vấn đề mà mọi sinh linh có lý trí hàng ngày đều phải trăn trở: “Toàn bộ mối quan tâm của tôi (cả về phương diện lý luận tư biện và thực tiễn) đều dẫn tôi tới những vấn đề sau đây:

1. Tôi có thể biết được cái gì?

2. Tôi cần phải làm gì?

3.  Tôi được phép hy vọng cái gì?”

Trả lời đầy đủ ba vấn đề cơ bản trên đây cũng tức là lý giải vấn đề trung tâm của toàn bộ triết học của ông: Con người là gi? “Vấn đề thứ nhất đơn thuần mang tính tư biện … Vấn đề thứ hai đơn thuần mang tính thực tiễn… Vấn đề thứ ba, cụ thể là nếu hiện tôi đang làm cái điều mà tôi nên làm thì cái gì là cái mà tôi được phép hy vọng? Là vấn đề đồng thời cả về lý luận và thực tiễn”.

Vấn đề thứ nhất, tức khám phá ra chân lý là nhiệm vụ trung tâm của nhận thức luận. Nó thể hiện khía cạnh lý luận trong quan hệ giữa con người và thế giới. Toàn bộ Phê phán lý tính thuần tuý của Cantơ được xây dựng để lý giải vấn đề này. Với vấn đề thứ hai thì Cantơ hướng chúng ta tới các giá trị đạo đức, tới cái thiện. Cantơ coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Phê phán lý tính thực hành. Vấn đề thứ ba là vấn đề giá trị, là nhiệm vụ trung

 tâm của tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán. Triết học với nhiệm vụ xuyên suốt toàn bộ hệ thống là lý giải vấn đề “con người là gì” giờ đây được cụ thể hoá thành việc khám phá các giá trị chân lý, cái thiện và cái đẹp của con người. Cách đặt vấn đề về đối tượng triết học của Cantơ trên đây không giống với bất cứ học thuyết triết học nào trước đó. Nhiều giáo trình lịch sử triết học ở Việt Nam thường phê phán hạn chế của Cantơ trong cách đặt vấn đề về đối tượng và nhiệm vụ của triết học trên đây ở chỗ ít chú ý tới tính giai cấp, tính lịch sử và tính dân tộc của các vấn đề triết học. Đương nhiên, những vấn đề nhận thức luận, hoạt động thực tiễn và giá trị không thể không mang bản chất giai cấp và bản chất dân tộc bởi con người vối tính cách chủ thể nhận thức, chủ thể hoạt động thực tiễn không phải là con người nói chung trừu tượng, mà là những cá nhân cụ thể, là người Mỹ, người Anh, hay người Pháp cụ thể, V.V.. Đó còn là những cá nhân thuộc một thời đại lịch sử cụ thể nhất định.

Bù lại, Cantơ đặt vấn đề về đốĩ tượng của triết học mang tính phổ quát chung cho toàn nhân loại. Vấn đề tìm ra cái chân (chân lý), cái thiện, cái mỹ (cái đẹp) là những vấn đề mà bất cứ ai, không phân biệt đó là người Mỹ, người Anh hay người Pháp và cũng không phân biệt đó là người thuộc thời kỳ lịch sử nào, cổ đại hay cận đại đều trăn trở, tìm cách lý giải chung. Phương thức tư duy mới của Cantơ được tiếp tục cụ thể hoá trong giải quyết vấn đề thứ nhất thuộc nhận thức luận. “Tôi có thể biết được cái gì?” được ông chuyển tải với ngôn ngữ của nhận thức luận thành nhiệm vụ trung tâm của tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý là luận chứng “Suy diễn tiên nghiệm (a vriori) tổng hợp có được như thế nào?”.

Xét về mặt nội dung thì “tôi có thể biết được cái gì?” và “tri thức tiên nghiệm tổng hợp có được như thế nào?” chỉ là hai hình thức biểu cảm của cùng một vấn đề. Có điều, ở hình thức biểu cảm thứ nhất, triết học mang hình thức của ngôn ngữ đại chúng, khiến nó trở thành gần gũi với nhiều tầng lớp xã hội, còn ở hình thức biểu cảm thứ hai triết học mang ngôn ngữ bác học có tính hàn lâm cao. Thực chất đây là luận chứng các tri thức lý luận có được như thế nào.

Tri thức lý luận, như ta thấy, được hình thành từ thòi cổ đại. Xôcrát từng khẳng định nhận thức bản chất sự vật tức là nhận thức khái niệm của chúng. Các nhà triết học cổ đại như Xôcrát, Platôn, Arixtốt đã nhận thức rất rõ ràng rằng nhận thức sự vật ở cấp độ khái niệm là cấp độ nhận thức cao nhất về sự vật. Xu hướng duy lý này tiếp tục được khẳng định trong triết học Tây Âu trung cổ và cận đại với đỉnh cao là triết học kinh viện thê kỷ XIII và các hệ thống siêu hình học duy lý thế kỷ XVIII với những tên tuổi của Đềcáctơ, Xpinôda và Lépnít. Nhưng có lẽ Cantơ là một trong những người đầu tiên có ý thức coi nhiệm vụ của nhận thức luận là luận chứng vai trò của tri thức lý luận. Ph. Ăngghen từng nói nếu như không có tri thức lý luận thì thậm chí chúng ta cũng không biết một điều rất gần gũi trong cuộc sông thường nhật “ngày mai có còn mặt trời hay không”, bởi lẽ ngay cái khúc mắc gần gũi và tưởng như rất sơ đẳng mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày đó cũng chỉ có khoa học mới có thể giải đáp được. I. Cantơ là người hiểu rõ cái chân lý được Ph. Ăngghen diễn đạt: một dân tộc muôn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Béctơrăng Rútxen đánh giá cao ý tưởng của Cantơ qua minh họa sau: “(Trong chuồng gà có một con gà mái, hàng ngày người chủ đều đến và mang thức ăn

cho nó, con gà mái không nghi ngờ gì nữa, từ đó kết luận: sự xuất hiện của ngươi chủ gắn với sự xuất hiện của thức ăn. Nhưng vào một ngày đẹp tròi ông chủ xuất hiện bên chuồng gà không phải với thức ăn, mà với con dao, bằng cách đó một cách đầy thuyết phục chứng minh cho gà ta biết là, đấy còn là quan niệm tinh tế hơn về những con đường của khái quát khoa học…)”.

Lôgíc học của I. Cantơ là một bộ phận hữu cơ trong nhận thức luận của ông. Nếu như trong các hệ thống triết học trước đây phương pháp luận và nhận thức luận tuy có quan hệ hữu cơ với nhau nhưng mối quan hệ giữa chúng dường như vẫn thiếu sự rõ ràng và chưa được cụ thể thì giò đây chúng được I. Cantơ khắc phục. Quan hệ giữa chúng ở I.Cantơ có thể mô hình hoá giống như quan hệ giữa hai vòng tròn mà vòng tròn nhận thức luận là vòng tròn lớn bao chứa toàn bộ vòng tròn lôgíc học nhỏ hơn. Vòng tròn lôgíc này đến lượt nó lại bao hàm toàn bộ vòng tròn “phép biện chứng siêu nghiệm” nhỏ hơn nữa. Đây là cơ sở cho vấn đề quan hệ giữa phép biện chứng, lôgíc biện chứng và nhận thức luận trong triết học mácxít sau này. Như Hêghen ghi nhận: “Trong triết học Cantơ ngưòi ta vẫn thường chú ý tới cái lôgíc khách quan còn là bởi vì nó đã xem xét lại một cách kỹ lưỡng những khía cạnh quan trọng, cơ bản hơn cả của cái lôgíc, điều mà các hệ thống triết học sau này còn ít chú ý”.

Cantơ thừa nhận tồn tại lôgíc học đại cương tức lôgíc học hình thức và lôgíc học siêu nghiệm. Lôgíc học đại cương chỉ nghiên cứu các hình thức thuần tuý của tư duy trong sự tách rời với nội dung của chúng, với nội 

dung của tri thức. “Bởi vì nó tuyệt nhiên không hề truyền đạt đến nội dung của tri thức, mà chỉ đơn thuần những điều kiện hình thức thống nhất với giác tính vốn không phải bao giờ cũng tương hợp với đối tượng”. Ông đề cập đến lôgíc đại cương nghiên cứu các hình thức của tư duy trong sự tách biệt với nội dung của chúng. Trên thực tế, Cantơ ít đề cập đến lôgíc đại cương. Vai trò của lôgíc này trong việc phát triển phương pháp luận và nhận thức luận ít được ông bàn đến. Khác với Bêcơn, Đềcáctơ và các nhà triết học khác thời cận đại phê phán lôgíc hình thức và tam đoạn luận của Arixtốt, Cantơ tiếp nối xu hướng phương pháp luận của Lépnít trong vấn đề quan hệ giữa lôgíc hình thức với phương pháp luận mới. “Môn lôgic học đại cương trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức, tức là, khỏi mọi quan hệ của nhận thức với đối tượng và chỉ xem xét hình thức lôgic trong mối quan hệ giữa các nhận thức với nhau, nói cách khác, chỉ nghiên cứu mô thức của tư duy nói chung. Nhưng, vì lẽ đã có những trực quan không chỉ thuần tuý mà còn thường nghiệm (…) nên cũng có thể có một sự khác nhau giữa tư duy thuần tuý và tư duy thường nghiệm về những đối tượng. Vậy, trong trường hợp này, ắt phải có một môn lôgic học, trong đó người ta không trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức, bởi vì một môn lôgic học chỉ chứa đựng các quy luật của tư duy thuần tuý về một đốì tượng phải loại trừ mọi nhận thức có nội dung thường nghiệm”. Lôgíc học của Cantơ chia làm phân tích học siêu nghiệm và phép biện chứng siêu nghiệm. Trong phần “Phân tích học siêu nghiệm” hay còn gọi là lôgíc học chân lý, để luận chứng vấn đề “khoa học tự nhiên có được như thế nào”, Cantơ đã xây dựng một hệ thống các phạm trù. Ông thiết lập
một bảng gồm 4 nhóm mà mỗi nhóm gồm ba phạm trù của giác tính (Verstand). Quan hệ giữa các phạm trù trong mỗi nhóm được sắp xếp theo dạng: chính đề – phản đề – hợp đề, cụ thể:

Nhóm I: Các suy diễn về lượng, gồm các phạm trù: phổ quát, đặc thù; đơn nhất.

Nhóm II: Các suy diễn về chất, gồm các phạm trù.

Nhóm III: Các suy diễn về quan hệ, gồm các phạm trù.

Nhóm IV: Các suy diễn về tình thái, gồm các phạm trù.

Nhưng, khác với phần đông các nhà triết học từ trước tới giờ, Cantơ quan niệm phạm trù mới chỉ là những hình thức, chứ chưa thể hiện nội dung của tư tưởng. Nhận thức rõ hạn chế của chủ nghĩa duy nghiệm, duy cảm cũng như duy lý trong triết học cận đại thế kỷ XVII, Cantơ cho rằng phải thống nhất cảm tính với giác tính. “Không có cảm tính thì ta không cảm nhận được sự vật, nhưng nếu không có giác tính thì ta không suy tư được về sự vật. Tư tưởng mà không có nội dung thì trông rỗng, còn cảm tính mà không có khái niệm thì mù quáng”. Tri thức là sự thống nhất giữa phạm trù và kinh nghiệm. “Tri thức bao gồm hai công đoạn: trước hết là khái niệm, nhờ đó có thể suy tư về đối tượng (các phạm trù), và thứ đến là cảm tính nhờ đó các giác quan chúng ta có được đối tượng”.

Để gắn kết các phạm trù với tính cách là hình thức của tư duy với nội dung cảm tính của chúng cần thực hiện phép trực cảm trí tuệ. Điều đó chỉ có thể thực hiện qua một khâu trung gian vừa mang tính chất của giác tính, lại vừa chứa đựng cả những thành tố cảm tính. Cantơ tìm thấy khâu trung gian này là phạm trù “thời gian”. Trước hết, “thời gian”, cũng như “không gian” là những phạm trù cảm tính, khác với 12 phạm trù của giác tính vừa liệt

kê trên. Cantơ thực hiện phép trực cảm trí tuệ. Cantơ coi khả năng này là năng lực tư duy, năng lực suy tư, hay còn gọi là năng lực phán đoán của con người. Năng lực này bẩm sinh. Kết quả là 12 phạm trù mang lại cho chúng ta 12 biểu đồ. Đây thực sự là những chữ cái cấu nên tòa nhà khoa học tự nhiên. Nói cách khác, nếu ví những tri thức khoa học như một ngôn ngữ thì cái ngôn ngữ đó được cấu từ 12 chữ cái trên đây.

Trong phần thứ hai, “Phép biện chứng siêu nghiệm” cho thấy Cantơ hiểu phép biện chứng khác với các quan niệm truyền thông. Phép biện chứng không đơn thuần là nghệ thuật tranh luận, mà đã trở thành một lý luận. Trong phần “Phép biện chứng siêu nghiệm’’, tức là học thuyết về lý tính (Vernunft) nổi cộm là các Antinomia (nghịch lý). Lý trí cũng chính là giác tính, nhưng khác với giác tính, không dừng lại ở phạm vi hiện tượng luận. Lý tính cũng là khả năng trí tuệ cao nhất bởi vì “toàn bộ tri thức của chúng ta bắt đầu từ các giác quan, thông qua giác tính, và kết thúc ở lý tính và trong chúng ta không còn gì có thể cao hơn thế nữa”. Các nghịch lý của lý tính nảy sinh là do mâu thuẫn giữa, một mặt, là ước vọng của lý trí, với tính cách là khả năng trí tuệ cao nhất của con người muôn vươn tới chinh phục “vật tự nó”, với, mặt khác, là trong tay ta cũng chỉ có duy nhất các công cụ nhận thức là 5 giác quan cảm tính và giác tính mà thôi. Ước vọng đó của lý tính muôn chinh phục “vật tự nó” là sai lầm, nhưng theo Cantơ là tất yếu, khó tránh khỏi. Do vậy, học thuyết về lý trí còn gọi là lôgíc của những sai lầm. Có 4 Antinomia của lý tính. Mỗi Antinomia gồm chính đề và phản đề:

Nội dung của các Antinomia xoay quanh các chủ đề như: thế giới chúng ta xét về mặt không gian và thời gian là hữu hạn hay vô hạn? Thế giới chúng ta là một chỉnh thể thống nhất hay giữa các sự vật vô cùng đa dạng xung quanh ta không có mối liên hệ nào cả? Có tồn tại định mệnh, một sự tiền định nào đó hay mọi cái diễn ra xung quanh ta là hoàn toàn khách quan, ngẫu nhiên và tự do. Đây đều là những vấn đề cơ bản mà triết học từ trước tới giò vẫn thường bàn luận và xung quanh những chủ đề trên, các nhà triết học tuỳ theo hướng giải quyết chúng mà phân thành hai khuynh hướng cơ bản. Quan điểm của phía chính đề là quan điểm của các nhà duy tâm, cho rằng thế giới chúng ta là hữu hạn, do Chúa tròi tạo ra, thừa nhận định mệnh luận. Còn của phía phản đề là của các nhà duy vật, cho rằng thế giới không phải do Chúa trời tạo ra, vô hạn, không thừa nhận 
định mệnh luận. Dưới ngôn ngữ của Cantơ, đó là cuộc tranh luận giữa hai chủ nghĩa giáo điều, giữa phương pháp luận giáo điều (duy tâm) và phương pháp luận hoài nghi (duy vật).

Các Antinomia của Cantơ không còn là những mâu thuẫn của lôgíc hình thức thông thường bởi Cantơ khẳng định chúng là khách quan và mang tính tất yếu của lý tính con người. Trong cách giải quyết các Antinomia, Cantơ cũng không tuân thủ luật bài trung (A hoặc 1A) của lôgíc học hình thức cổ điển. Tuy vậy, cũng cần khẳng định các Antinomia của Cantơ chưa phải là mâu thuẫn biện chứng theo cách hiểu của các nhà triết học mácxít bởi giữa chính đề và phản đề chưa có sự liên kết, nghĩa là chưa có sự thông nhất hai mặt đối lập trong một chỉnh thể. Hêghen cũng cho rằng mâu thuẫn có ở mọi tư tưởng, mọi sự vật, chứ không bó gọn ở 4 Antinomia của Cantơ. Hơn nữa,, phạm vi của các Antinomia mới chỉ dừng lại trong phạm vi lý tính con người, chứ không phải trong các sự vật. Theo Hêghen, “mâu thuẫn – đó là cái trên thực tế làm lay chuyển cả thế gian và thật nực cưòi khi nói rằng không thể tư duy được mâu thuẫn. Cái đúng trong điều khẳng định trên chỉ là ở chỗ sự vật không thể kết thúc bằng mâu thuẫn và rằng nó (tức mâu thuẫn) tự nó lại vượt qua chính nó”.

Bên cạnh những thành tựu trên, phương pháp luận về nhận thức luận của Cantơ có một số hạn chế. Một là, nhận thức luận của ông dừng lại trước việc thừa nhận “vật tự nó” không nhận thức được. Nếu như ở Hume, chủ nghĩa bất khả tri dừng lại ở tâm trạng, ở sự hoài nghi, thì ở Cantơ nó đã được luận chứng một cách hoàn 

toàn có ý thức. Hai là, nhận thức luận của Cantơ cuối cùng có thể quy về học thuyết về các khả năng nhận thức, cụ thể là cảm tính, giác tính và lý tính. Ông chưa khắc phục triệt để hạn chế của chủ nghĩa duy cảm, duy nghiệm và duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII bởi vì ở ông, quan hệ giữa cảm tính và giác tính mới chỉ dừng lại ở bề ngoài, chẳng khác gì người ta gò hai con bò chung vào một cái chuồng. Ba là, ông quan niệm về phạm trù một cách phiến diện, coi đó chỉ là hình thức của tư tưởng, tách biệt chúng khỏi nội dung cảm tính để rồi lại phải cần đến phép trực cảm trí tuệ để “ghép” chúng vào với nhau, về điểm này, Cantơ không đi xa hơn so với Arixtốt vốn khẳng định phạm trù đồng thòi mang cả hai khía cạnh bản thể luận và nhận thức luận.

Hêghen đánh giá cao ý tưởng của Cantơ về lôgíc học siêu nghiệm bởi theo ông, lôgíc học siêu nghiệm là tiền đề cho lôgíc học biện chứng. Sự phát triển của khoa học này đang đứng trước nhiều thử thách, nhưng dầu thế nào cũng phải ghi nhận vai trò của Cantơ trong việc phát triển lôgíc học nói riêng, phương pháp luận nói chung. Các nhà kinh điển Mác – Lênin cũng ghi nhận vai trò to lớn của triết học Cantơ trong tiến trình lịch sử tư tưởng của nhân loại, nhưng không có điều kiện đi sâu phân tích phương pháp luận của ông. Theo nhà triết học

Xôviết E.v. Ilencôp, “Cantơ là người đầu tiên đã định thâu tóm về một cách hiểu duy nhất tất cả những nguyên tắc tư duy cơ bản thù địch lẫn nhau của thời đại đang tiến gần đến sự sụp đổ thảm hại của mình. Khi mưu toan liên kết và dung hoà những nguyên tắc ấy vào trong một hệ thông, thì muôn hay không ông cũng đã phát hiện ra bản chất của vấn đề không thể giải quyết nhò những phương pháp đã được triết học biết đến và đang dùng”.

2. Phương pháp luận ở Hêghen (1770-1831)

Hêghen xây dựng phương pháp luận biện chứng. Triết học phải dựa trên nền tảng của phương pháp biện chứng. Mác đã đánh giá về vai trò của Hêghen đốì với học thuyết của ông như sau: Tôi đã công khai thừa nhận mình là học trò của nhà tư tưởng vĩ đại ấy, và thậm chí trong chương nói về học thuyết giá trị, đôi khi tôi còn làm duyên dáng học đòi cái lối diễn đạt đặc biệt của Hêghen nữa. Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành ngươi đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ớ Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí (…) vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính phê phán và cách mạng. Xuất phát từ quan niệm khẳng định sự thông nhất giữa tư tưởng và hiện thực, giữa tư duy và tồn tại, các quy luật biện chứng vừa đồng thòi là những quy luật phát triển tư duy, vừa đồng thời là những 

quy luật phát triển của sự vật. Hai khía cạnh bản thể luận và nhận thức luận của chúng không tách rời nhau.

Ý tưởng về phương pháp biện chứng ở Hêghen được manh nha ngay trong tác phẩm Triết học thực tại Jena. Ở đây, Hêghen có quan niệm mối về cái cụ thể và cái trừu tượng. Khác với cái cụ thể cảm tính có thể cảm nhận được bằng các giác quan, cái cụ thể trong tư duy là cái chỉnh thể, còn cái trừu tượng là chỉ một khía cạnh hay một tính chất riêng biệt của chỉnh thể đó. Đi từ trừu tượng tới cụ thể là đi từ chỗ hiểu biết một vài tính chất riêng biệt, phiến diện về sự vật tới chỗ hiểu sự vật đó sâu sắc hơn. Hiểu sự vật một cách cụ thể nghĩa là hiểu sự vật đó như bản thân nó trên thực tế. Quan niệm này làm nền tảng cho quan niệm của Mác về cái “cụ thể như là sự thống nhất trong tính nhiều vẻ” và phương pháp đi từ trừu tượng tới cụ thể như một phương pháp chính mà Mác sử dụng trong Tư bản. Những nguyên lý của phương pháp biện chứng được Hêghen xây dựng tiếp theo trong Hiện tượng học tinh thần. “Cái nụ hoa biến mất khi bông hoa xuất hiện, hay có thể nói là nó bị phủ định bởi bông hoa. Tương tự như vậy, rồi bông hoa cũng bị coi là không còn hợp thời trong sự phát triển của cây khi thay vào bông hoa là quả. Những hình thức tồn tại trên đây không chỉ tự bản thân chúng khác nhau, mà có thể coi là bài trừ nhau. Nhưng bản chất sự phát triển của chúng đồng thời làm nên chúng thành những yếu tố của một chỉnh thể hữu cơ, trong đó chúng không mâu thuẫn với nhau, mà lại bổ trợ cho nhau, cái này cũng tất yếu như cái kia. Chỉ có tính tất yếu như nhau này tạo thành sự sống của chỉnh thể [hữu cơ đó – TG.]”. Hiện tượng học tinh thần thể hiện quan niệm của Hêghen về mối Quan hệ biện chứng cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân là kết

quả của thời đại mà cá nhân đó sống. Thời đại mà cá nhân đó sống đến lượt nó lại là kết quả của toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển trước đó. Do vậy, để tiếp thu được những thành tựu của thòi đại mình, đạt đến ngang tầm với thòi đại mình, cá nhân đó không có cách nào khác ngoài việc phải tiếp thu toàn bộ những gì mà nhân loại trước đó đã làm. Quá trình này diễn ra một cách tổng quan, sơ lược, khái quát. Đó chính là quá trình giáo dục, hình thành nhân cách của cá thể. Quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân giông như quan hệ giữa cổ sinh vật học và bào thai học. “Cá thể riêng biệt về nội dung phải trải qua những giai đoạn phát triển của cái tinh thần phổ quát [tinh thần tuyệt đối nói theo Hêghen hay ý thức xã hội nói theo ngôn ngữ của Mác – TG.] (…) Cái trạng thái đã được chắt lọc qua quá khứ này của tinh thần là thực thể của cá thể, do vậy, là cái nằm ngoài cá thể đó, như thế giới vô cơ của cá thể đó. Theo khía cạnh này, sự giáo dục dưới góc nhìn của cá thể nằm ở chỗ cá thể phải bao quát được cái trưốc mặt anh ta, làm giàu mình bởi cái thế giói vô cơ đó của mình và tiếp nhận nó”.

Những nguyên lý trên tiếp tục được triển khai trong Khoa học lôgíc (Wissenschaft der Logik) và các tác phẩm sau này của Hêghen. Phương pháp biện chứng là linh hồn của triết học Hêghen. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các phạm trù, các quy luật của lôgíc học, làm cho lôgíc học trở thành một khoa học phát triển, sông động. Hêghen khẳng định sự thống nhất giữa hệ thông và phương pháp. Đó chỉ là hai cách thể hiện của cùng một cái. Nói tối hệ thông là có ý nhấn mạnh tính chỉnh thể, còn nói về phương pháp là nhấn mạnh cách thức, 

thức tồn tại của chỉnh thể đó. Nguyên tắc thông nhất giữa tư tưởng và hiện thực trở thành một nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận, lôgíc học là khoa học về tư duy. Nhưng tư duy đó không phải là tư duy được hiểu theo nghĩa cá thể, mà theo nghĩa rộng, theo nghĩa xã hội. Hơn nữa, tư duy đó phải được vật hóa. Toàn bộ các sự vật trong thế giới chúng ta là hiện thân của tư duy, là “tồn tại khác” của tư duy được gọi là tinh thần tuyệt đốì. Lôgíc học, do vậy, cũng chính là siêu hình học, tức khoa học về bản chất của mọi vật. Các nguyên lý phương pháp luận của Hêghen chứa đựng đồng thòi cả hai khía cạnh bản thể luận và nhận thức luận. Nó xuất phát từ tư tưởng chủ đạo của triết học Hêghen là sự thông nhất giữa tư tưởng và hiện thực, giữa tư duy và tồn tại. Nguyên lý thống nhất giữa tinh thần và giới tự nhiên là xương sông của toàn bộ hệ thống triết học, trong đó có phương pháp luận của ông. Điều đó được thể hiện rõ ở luận điểm lần đầu tiên được phát biểu trong triết học pháp quyền, sau đó trong Bách khoa thư các khoa học triết học xuất bản năm 1817: “Cái gì hiện thực thì trở thành hợp lý, và cái gì hợp lý thì trở thành hiện thực”.

Trên thực tế, Hêghen phân biệt rất rõ sự khác nhau giữa tồn tại (Sein) và hiện thực (Wirklichkeit). Hiện thực là cái tồn tại trong tính tất yếu của nó. Dưới góc độ tồn tại, ngươi ta chỉ có thể khẳng định sự vật tồn tại, nghĩa là nó có, hay không tồn tại, nghĩa là không có. Trong khí đó, hiện thực thể hiện trạng thái cụ thể mà vật đó đang tồn tại. Chẳng hạn, một con người từ lúc sinh ra tới lúc chết, dưới góc độ tồn tại là như nhau, còn dưối góc độ hiện thực thì mỗi giai đoạn phát sinh, phát triển, diệt vong của nó đều maner những bản sắc riêng.

Thực tế, luận điểm này xuyên suốt hệ thống triết học Hêghen khẳng định. Thứ nhất, tư duy và tồn tại, tinh thần và vật chất thống nhất với nhau. Không tồn tại tư duy thuần tuý phi vật chất cũng như ngược lại. Cụ thể hơn, trong hệ thông của Hêghen, toàn bộ giới tự nhiên, thế giới vật chất không là gì khác ngoài hiện thân, hay nói theo ngôn ngữ của Hêghen, là dạng “tồn tại khác” của tinh thần tuyệt đối. Thứ hai, sự thống nhất, đồng nhất giữa tư tưởng và hiện thực, giữa tư duy và tồn tại là sự đồng nhất biện chứng. Đó không phải là một cái gì đó có sẵn, hoàn toàn xong xuôi, mà là một quá trình biện chứng. Thứ ba, và đây là điều quan trọng nhất, tiến trình lịch sử suy cho cùng “cái gì hiện thực, thì trở thành hợp lý. Và cái gì hợp lý, thì trở thành hiện thực”. Hêghen phân biệt rõ sự khác nhau giữa “tồn tại” và “hiện thực”. Tồn tại nghĩa là có, khẳng định sự hiện diện của sự vật. Chẳng hạn, một người từ khi sinh ra tới lúc chết đi, dưới góc độ tồn tại là như nhau. Trong khi hiện thực là trạng thái hiện tại của người đó trong quan hệ với các vật khác (tuổi tác, sức khoẻ, v.v.). Luận điểm trên xuất phát từ lập trường giai cấp của Hêghen bảo vệ sự tồn tại của nhà nưốc Phổ nửa đầu thế kỷ XIX từng bị Mác và Ăngghen phê phán, nhưng về phương diện bản thể luận và nhận thức luận, nó được Hêghen khẳng định lại trong tiểu lôgíc học của ông, coi sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại là một quá trình biện chứng. Về phương
diện chính trị – xã hội, luận điểm đó của Hêghen khẳng định tính tất yếu của tiến trình phát triển lịch sử.

Nếu như Cantơ và phần lớn các nhà triết học trước đây quan niệm về phép biện chứng (dialectics) theo nguyên gốc tiếng Hy Lạp của từ này, nghĩa là nghệ thuật hùng biện, phương pháp tìm ra chân lý thông qua tranh luận, diễn thuyết, thì lần đầu tiên, Hêghen hiểu phép biện chứng như một khoa học. Đó là khoa học, là học thuyết về sự phát triển. Hêghen trình bày, xây dựng ba quy luật cơ bản của phép biện chứng trong Khoa học lôgíc của ông: Quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất và ngược lại (trong học thuyết về tồn tại); quy luật thông nhất và đấu tranh giữa các mặt đốì lập (được xây dựng trong học thuyết về bản chất) và quy luật phủ định của phủ định (đan xen với các quy luật khác). Cũng trong Khoa học lôgíc, Hêghen phân tích những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng (cái chung và cái riêng; bản chất và hiện tượng; khả năng và hiện thực; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; chỉnh thể và bộ phận; thực thể và hình thức tồn tại của thực thể; bên trong và bên ngoài). Tất cả các quy luật và các cặp phạm trù của phép biện chứng tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ với nhau, không tách rời nhau).

Phép biện chứng của Hêghen là một thành tựu lớn của triết học phương Tây cận đại. Công lao lớn nhất của Hêghen là ở chỗ ông là ngưòi đầu tiên đã coi toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần là một quá trình – nghĩa là không ngừng vận động, biến đổi, biến hóa và phát triển; và đã thử tìm hiểu mối liên hệ nội tại của sự 

vận động và sự phát triển ấy. Theo quan điểm ấy, lịch sử nhân loại không còn là một mớ hỗn độn gồm những hành vi bạo lực (…) mà là một quá trình phát triển của bản thân loài người.  Theo Lênin: Không thể hoàn toàn hiểu được Tư bản của Mác và đặc biệt là chương I của sách đó, nếu chưa nghiên cứu kỹ và chưa hiểu toàn bộ lôgic của Hêghen. Có thê nêu một số nhận xét sau:

Thứ nhất, phép biện chứng của Hêghen được xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy tâm triết học. Đối với ông, tinh thần tuyệt đối là bản chất của hiện thực. Giới tự nhiên chỉ là hiện thân của ý niệm, do vậy không có lịch sử riêng của mình. Mặc dầu Hêghen khẳng định sự thông nhất giữa phương pháp và hệ thống, rằng đó chỉ là hai mặt, hai phương diện thể hiện của một chỉnh thể thông nhất, nhưng thực tế tồn tại mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng vốn là những quy luật khách quan của sự vật với hệ thông duy tâm. Hơn nữa, hệ thông của Hêghen có mặt siêu hình khi ông chủ yếu chỉ bàn đến sự phát triển trong quá khứ, chứ không đề cập đến sự phát triển trong tương lai. Trong lòi tựa cho lần xuất bản Tư bản lần thứ hai, Mác khẳng định sự khác nhau, thậm chí đối lập nhau giữa phép biện chứng của Hêghen vối phép biện chứng mácxít: Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Đối với Hêghen, quá trình tư duy – mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm – chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực (…) Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất

được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó.

Thứ hai, Hêghen coi phương pháp luận biện chứng như một phương pháp luận phổ biến, có thể áp dụng ở mọi chỗ, mọi nơi. Nó được coi như chiếc chìa khóa vạn năng trong việc giải quyết mọi vấn đề, có ưu thế hơn bất kỳ phương pháp nào khác. Tất cả các phương pháp luận của các khoa học cụ thể khác chỉ là thứ yếu, thậm chí dương như không được ông nhắc đến. Trong khi đó, các nhà kinh điển Mác – Lênin, một mặt, nhấn mạnh những ưu thế của phương pháp tư duy biện chứng, giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận của các khoa học khác, nhưng mặt khác, vẫn khẳng định vai trò của các phương pháp luận chuyên ngành. Các khoa học cụ thể không thể đứng trên đôi chân của mình nếu không có phương pháp luận riêng của mình. Không nên coi phép biện chứng là một vũ khí vạn năng do vậy không nên vận dụng nó một cách tuỳ tiện. Cường điệu phương pháp biện chứng tới mức cực đoan dễ đẩy chúng ta rơi vào các thái cực, hoặc là đưa triết học trở lại thòi kỳ cận đại, tự mãn coi triết học như một khoa học của các khoa học cụ thể, hoặc là siêu hình, coi nó như một phương pháp luận tuyệt đối, nghĩa là đi ngược lại tinh thần của phép biện chứng.

Thứ ba, có một số khác nhau giữa Hêghen và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong quan niệm về nội dung của phép biện chứng. Hêghen phân tích 9 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng:

1)  Cái phổ quát (Allgemein), cái đặc thù và cái riêng;

2)  Bản chất và hiện tượng;

3)  Nội dung và hình thức;

4)  Khả năng và hiện thực;

5)  Nguyên nhân và kết quả;

6)  Tất nhiên và ngẫu nhiên;

7)  Bên trong và bên ngoài;

8)  Chỉnh thể và bộ phận;

9)  Thực thể và dạng thức.

Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, ông còn xem xét hai mối quan hệ phụ bản chất – hình thức và vật chất – hình thức. Trong số tất cả các phạm trù của phép biện chứng, thì phạm trù cái phổ quát là quan trọng nhất, vì nó là bản chất, là nền tảng và cội nguồn của tất cả mọi vật. Điều này trong các giáo trình triết học Mác – Lênin ở Liên Xô và ở Việt Nam trước đây và hiện nay ít được chú ý. Khác nhau giữa phép biện chứng ở Hêghen và phép biện chứng trong quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng càng thể hiện rõ trong cách quan niệm về cơ chế của các quy luật phép biện chứng. Chẳng hạn, ở Hêghen, quy luật phủ định được xây dựng khá đơn giản và được sử dụng một cách máy móc, phổ biến là được quy về tam đoạn thức, về cơ chế của quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất giữa Hêghen và chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này về cơ bản là như nhau ngoại trừ sự khác biệt giữa lập trường duy vật và duy tâm trong việc xây dựng quy luật này.

Đối với quy luật thông nhất và đấu tranh giữa các mặt đốì lập thì giữa Hêghen và chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự khác nhau khá rõ. Ở Hêghen, hai vế “thông nhất” và “đấu tranh” dường như là cân bằng. Điều đó được thể hiện rõ nhất khi ông, một mặt, thừa nhận mâu thuẫn khách quan, nhấn mạnh mâu thuẫn là động lực của sự phát triển của mọi vật, mọi tư tưởng. Mặt khác, ông chủ trương dung hòa mâu thuẫn, nhất là khi phân tích các 

hiện tượng xã hội. Điều đó không phải chỉ có việc do ông gắn với các quan niệm chính trị – xã hội của ông, bảo vệ nhà nước Phổ phong kiến thời đó, dung hòa những mâu thuẫn trong lòng xã hội đó cùng những bất công của nó, mà có cội nguồn trong các nhà triết học tiền bối của ông. Những người phát hiện và xây dựng quy luật mâu thuẫn, từ Hốpxơ đến Rútxô, rồi đến Cantơ đều một mặt đề cao vai trò của mâu thuẫn, của đấu tranh giữa các mặt đối lập, coi đó là động lực phát triển của mọi vật. Nhưng mặt khác, họ đề cao sự thống nhất, khẳng định thông nhất vừa là cơ sở, vừa là mục đích của đấu tranh. Đấu tranh để đi đến thông nhất. Do đó, nhấn mạnh thống nhất hay đấu tranh chỉ mang tính chiến thuật, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Còn về nguyên tắc, cơ chê của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đôl lập đòi hỏi phải cân bằng hai vế “thống nhất” và “đấu tranh”. Trong khi đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng tuy khẳng định hai vế “thông nhất” và “đấu tranh” không tách ròi nhau, nhưng về phương diện phương pháp luận có xu hướng nhấn mạnh khía cạnh mâu thuẫn, khía cạnh đấu tranh. Ph. Ăngghen trong khi phân tích các hiện tượng tự nhiên, khẳng định “vận động là tuyệt đối, còn đứng im là tương đốĩ”. c. Mác và Ph. Ăngghen mở đầu Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng luận điểm: “Lịch sử của loài người từ khi xuất hiện đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Theo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Cũng vối tinh thần đó trong việc phân tích các sự kiện xã hội, gắn vối cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản lật đổ chế độ tư bản, thiết lập xã hội mối cộng sản chủ nghĩa, Lênin khẳng định “thống nhất là tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối”. Việc nhấn mạnh khía cạnh đấu tranh đối với khía cạnh thống nhấtcàng được thể hiện rõ trong các quan niệm của Xtalin và Mao Trạch Đông.
Thứ tư, phép biện chứng ở Hêghen (và cả ở Mác) với tư cách là khoa học về những quy luật chung nhất của tư duy được thể hiện thông qua dạng “tồn tại khác” của nó tức giới tự nhiên và xã hội, hoàn toàn đồng nhất với lôgíc biện chứng và lý luận nhận thức. Nếu như Cantơ còn thừa nhận hai dạng lôgíc học khác nhau, thì Hêghen chỉ thừa nhận lôgíc học biện chứng là khoa học duy nhất về tư duy. Tất cả các khoa học khác chỉ là lôgíc học ứng dụng, nghĩa là lôgíc học theo nghĩa rộng của từ này. Ở đây, quan niệm của Hêghen về triết học là “tinh hoa tinh thần của thời đại, là thòi đại thể hiện dưới hình thức tư tưởng” được thể hiện rõ nhất. Cơ sở chính của sự đồng nhất giữa phép biện chứng, lôgíc biện chứng và lý luận nhận thức là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tư tưởng và hiện thực. Đương nhiên, vì nhận thức là một quá trình, nên đồng nhất giữa chúng cũng là một quá trình. Nhưng về nguyên tắc, vì con người có thể nhận thức thế giới, nên giữa chúng không có sự khác biệt nào về nội dung. Theo tinh thần đó, Lênin trong Bút ký triết học khẳng định: lôgíc biện chứng, lý luận nhận thức và phép biện chứng là một.

Thứ năm, (và có lẽ đây là một trong những điều quan trọng nhất) phép biện chứng của Hêghen không chỉ dừng lại ở phạm vi những hiện tượng tự nhiên hay nhận thức luận, mà còn cả trong phân tích các vấn đề chính trị – xã hội. Như chúng ta biết, quan niệm duy vật lịch sử là một trong hai phát minh của c. Mác mà Ph. Ảngghen khẳng định trong diễn văn tại mộ của Mác. Lòi khẳng định này ghi nhận thành tựu của triết học Mác so với triết học trước đó. Có điều, việc phân chia triết học Mác thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử có điểm hợp lý, song từ đây nhiều người dễ lầm tưởng rằng Mác đơn giản kế thừa phép biện chứng trong triết học Hêghen trong lĩnh vực “chủ nghĩa duy vật biện chứng”, còn sau đó việc xây dựng “chủ nghĩa duy vật lịch 

 sử” là công việc hoàn toàn của Mác. Thực tế, Mác không thể xây dựng được quan niệm duy vật lịch sử nếu không kế thừa những phân tích, nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị – xã hội của các nhà triết học trước đó, đặc biệt là Rútxô, Cantơ và Hêghen. Kế thừa những di sản quý báu trong triết học trước đó, Hêghen đã xây dựng những quan niệm chính trị – xã hội của ông khá hoàn chỉnh. Chẳng hạn, các quan niệm của ông về đối tượng của triết học, về mối quan hệ giữa triết học và lịch sử triết học cũng như những kết quả nghiên cứu xã hội Á Đông của ông rất đáng trân trọng. Hêghen quan niệm lịch sử là tiến trình vận động đi tới tự do. Tự do được ông hiểu là kết quả con ngưòi nhận thức và làm theo những quy luật tất yếu. Trình độ thực hiện tự do, trình độ giải phóng con ngươi là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ưu việt của thòi đại này đối với thời đại khác, của quốc gia này đốĩ với quốc gia khác.

Quan niệm của Hêghen về nhà nước cũng chứa đựng nhiều điểm hợp lý. Nhà nước, theo Hêghen, là tổng thể những thể chế, quy ước về các lĩnh vực chính trị, pháp quyền/, đạo đức, văn hóa, tôn giáo với chức năng cơ bản là điều hòa sự phát triển xã hội. Do vậy, nhà nước là một sản phẩm của lịch sử, ra đòi khi xã hội đạt đến một trình độ phát triển nhất định, nhưng dường như là một phạm trù vĩnh viễn. Vấn đề “tiêu vong nhà nước” không được ông đặt ra bởi chừng nào xã hội loài người còn tồn tại, chức năng điều hòa phát triển xã hội vẫn còn, thì nhà nước còn tồn tại. Như vậy, chức năng giai cấp, trấn áp, bảo vệ quyền lời của giai cấp thống trị chỉ 

là một chức năng cơ bản mà nhà nước phải có trong giai đoạn lịch sử cụ thể khi mà trong xã hội còn giai cấp. Trong quan niệm của Hêghen về nhà nước thể hiện tính hai mặt trong quan niệm của ông về vai trò của mâu thuẫn xã hội. Một mặt, theo tinh thần của phép biện chứng, ông thừa nhận mâu thuẫn xã hội là động lực phát triển xã hội. Mặt khác, ông chủ trương dung hòa mâu thuẫn trong xã hội phong kiến nước Phổ nửa đầu thế kỷ XIX. Dưới con mắt của Hêghen, trong xã hội có giai cấp, nhà nước có chức năng điều hòa đối kháng giai cấp, điều hòa mâu thuẫn giai cấp.

Nhìn chung trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng xã hội, Hêghen đã tiến sát tới quan niệm duy vật lịch sử của Mác. Điều này đã được Lênin ghi nhận trong Bút ký triết học. Cũng như những đóng góp to lớn của Hêghen trong lĩnh vực xây dựng phép biện chứng và nhận thức luận mácxít, những tư tưởng của Hêghen về vai trò của lao động trong việc cải tạo xã hội, về tính hai mặt của lao động lao động cụ thể và lao động trừu tượng), về quan hệ giữa cá nhân và xã hội: Với luận điểm “người ta không thể nhảy ra khỏi thòi đại mình như nhảy ra khỏi cửa sổ vậy”, ông khẳng định cá nhân bị chế ước bởi thòi đại mà cá nhân đó sinh ra. Con người tạo ra hoàn cảnh, vừa đồng thời là kết quả của hoàn cảnh. Con người vừa là chủ thể, đồng thòi là’ kết quả của nền văn hoá, văn minh do mình tạo ra. Trong những vấn đề này, ở những nét đại thể dường như không có sự khác nhau giữa quan niệm của Hêghen và quan niệm mácxít. Tương tự, tư tưởng của Hêghen về những nguyên lý xem xét lịch sử (nguyên lý xem xét lịch sử một cách khách quan; nguyên lý thông nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong việc đánh giá, phân tích các hiện tượng xã hội, v.v..), về những quy luật biện chứng trong sự phát triển của xã hội (chính sự nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa các lực lượng đối kháng là động

 lực phát triển của xã hội), về quan hệ giữa tất yếu và tự do trong sự phát triển xã hội, về thiết chê của nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp quyền, v.v. là những đóng góp không thể phủ nhận. Nhiều vấn đề, ở Hêghen còn là tư tưởng, sau này được Mác kế thừa, phát triển thành học thuyết. Ở đây cho thấy đóng góp của Hêghen không chỉ dừng lại ở việc xây dựng phương pháp biện chứng, mà điều quan trọng không kém là sự vận dụng của ông trong việc nghiên cứu, lý giải những hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Mác đã chỉ ra sự khác nhau giữa phép biện chứng của Hêghen và phép biện chứng C. Mác: Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn vối phương pháp ấy nữa. Đối với Hêghen, quá trình tư duy – mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm – chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực (…) Đốì với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con ngưòi và được cải biến đi ở trong đó1. Tuy nhiên, ta cũng không nên quá nhấn mạnh điều này, bởỉ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chỉ có ở trong phạm vi vấn đề cơ bản của triết học. Ngoài phạm vi của quan hệ giữa vật chất và ý thức thì sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không còn. Trên thực tế, trong lịch sử triết học phương Tây, và càng thấy rõ hơn đối với lịch sử triết học phương Đông, những nhà triết học lớn thường là duy tâm. Trên thực tế, những đóng góp của họ vào kho tàng tư tưởng của nhân loại không kém các nhà duy vật. Cho nên, ở điểm này, sự so sánh của Lênin giữa “chủ nghĩa duy tâm thông minh” với “chủ nghĩa duy vật tầm thường” có lý hơn cả.

Việc phân tích sự phát triển của phương pháp luận trong triết học phương Tây cổ điển cho chúng ta thấy: Phép biện chứng là một thành tựu cơ bản của lịch sử triết học phương Tây cổ điển. Được các nhà triết học cổ đại khám phá, phép biện chứng tiếp tục được nhiều thế hệ các nhà triết học sau này xây dựng, hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao ở hệ thống của Hêghen. Phép biện chứng từ chỗ là phương pháp suy tư, phương pháp tranh luận thòi cổ đại, đến thế kỷ XIX nó đã trở thành một phương pháp luận khoa học, được coi như một lý luận về sự phát triển với cả một hệ thông các phạm trù, các quy luật và nguyên lý của mình. Tuy nhiên, chúng ta không nên tuyệt đối hoá phương pháp biện chứng như Hêghen đã từng làm, coi đó như một vũ khí vạn năng để rồi vận dụng nó một cách bừa bãi, thiếu suy xét. Phương pháp biện chứng mang tính định hướng chung, do vậy nó phải được bổ sung thêm bởi phương pháp của các ngành khoa học cụ thể. Mỗi ngành khoa học cụ thể có những phương pháp luận riêng, mang tính chất khá đặc trưng của ngành mình như phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp xác suất thông kê. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của các ngành khoa học khác. Nhưng nó sẽ trở thành kìm hãm sự phát triển của các ngành khoa học khác khi nó không tuân thủ phạm vi của mình, lấn sân, can thiệp quá sâu, có ý làm thay cho các ngành khoa học khác.
Với xu thế liên ngành hiện nay, các phương pháp triết học cũng như các phương pháp khoa học cụ thể càng gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau, nhưng không thể thay thế được cho nhau. Sai lầm của Hêghen là đã tuyệt đối hoá phương pháp biện chứng, coi đó như một phương pháp luận vạn năng. Tuyệt đối hoá phương pháp biện chứng là sản phẩm của quan niệm cũ coi triết học như là khoa học của các khoa học. Thực tế, mọi phương pháp khoa học, kể cả phương pháp biện chứng đều có phạm vi thích dụng nhất định. Ngoài phạm vi thích dụng đó, nó sẽ mất tác dụng, thậm chí phản tác dụng. Việc vận dụng phương pháp phải tuỳ từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, các tiên đề hình học ơclít chỉ đúng trong phạm vi hình học phẳng. Trong hình học không gian nó phải nhường bước cho các tiên đề của Lôbaxépxki. Các tiên đề của cơ học cổ điển cũng vậy, thỉ thích dụng trong phạm vi thế giới thường, không thể áp dụng trong thế giới vi mô. ở đây, nó phải nhường chỗ cho một ngành khoa học mới là cơ học lượng tử với những phương pháp riêng của mình. Phương pháp luận của các nhà triết học phương Tây cổ điển có quan hệ hữu cơ với phương pháp luận của các khoa học cụ thể. Không nên coi tư tưởng phương pháp luận của triết học phương Tây trước Mác là di sản của riêng triết học. Không chỉ phương pháp suy tư, hay phương pháp biện chứng, mà cả các phương pháp của các ngành khoa học cụ thể đều đã được xây dựng trong triết học cận đại. Phương pháp suy tư của các triết gia cổ đại cũng phù hợp với trình độ của những nghiên cứu tự nhiên khi đó. Thời cận đại, phương pháp luận, của Bêcơn là phương pháp quy nạp, phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên thực nghiệm, còn phương pháp luận của Đềcáctơ là phương pháp diễn dịch, phương pháp toán học.

Xem thêm Phương pháp luận của các nhà triết học Tây Âu

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận