Cần có cái nhìn đúng về triết học Mác trong tình hình hiện nay – Vấn đề phương pháp luận trong triết học phương Tây cổ điển – Lịch sử tư tưởng trước C.Mác

Đang tải...

Triết học Mác tình hình hiện nay

GS. TS. NGUYỄN HỮU VUI

Sự vững vàng của một học thuyết khoa học cố nhiên nằm ở ngay trong các nội dung khoa học của nó. Song theo chúng tôi, việc tạo lập nội dung khoa học và phát triển nó (dù là phát triển đúng đắn nhất) vẫn chưa đủ cho sự đứng vững của một học thuyết khoa học, nhất là những học thuyết với tính cách là hệ tư tưởng như học thuyết Mác. Nó còn luôn luôn cần được bảo vệ và phòng ngừa, một là, trước sự tấn công của các hệ tư tưởng đối lập; hai là, những thái độ và nhận thức không đúng của chính những thành viên mang ý thức hệ đó (đặc biệt trong các thời kỳ lịch sử phức tạp), cả hai sự phòng ngừa này có tầm quan trọng như nhau.

Ở đây, chúng tôi không muốn nói sự nảy sinh xu hướng nhìn nhận, đánh giá lại những giá trị của triết học Mác trong mọi trường hợp đều sai lầm, vì sự đối chiếu thường xuyên với thực tiễn là đòi hỏi khách quan của bản thân triết học Mác, là xuất phát từ bản thân nó. Chúng tôi cũng chưa dám bàn những nguyên lý nào của triết học Mác còn có giá trị trong điều kiện hiện nay, những nguyên lý nào đã lạc hậu, e rằng chưa đủ thời gian, vì để khẳng định lại dù chỉ một nguyên lý, chúng ta cần nghiên cứu lại không ít hơn hàng chục tác phẩm của các nhà kinh điển. Là những người làm công tác giảng dạy, giáo dục triết học trong nhà trường đại học, chúng tôi chỉ 

muốn nêu một vài khía cạnh tư tưởng của việc nhìn nhận (cũng có thể nói là nhìn nhận lại) triết học Mác trong tình hình hiện nay.

Thời gian qua, tình hình thế giới có những biến động cực kỳ phức tạp. Chủ nghĩa xã hội bị mất ở nhiều nước (cả ở Liên Xô là nước đã có lịch sử 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực), mặc dù như một số người trong chúng ta quan niệm cái chủ nghĩa xã hội bị mất ấy có thể không phải là thứ chủ nghĩa xã hội đích thực. Lòng tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin do vậy bị suy giảm, xuất hiện những xu hướng khác nhau nhằm xem xét, đánh giá lại, thậm chí phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tế đó đã tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của đông đảo cán bộ và nhân dân ta, và công bằng mà nói, những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu lý luận chịu phần nhiều hơn của sự tác động đó.

Trong điều kiện lịch sử hiện nay (tôi chưa dám nói “thời đại” bởi vì khái niệm này còn đang được các nhà khoa học tranh luận), nhiều nguyên lý của triết học Mác, đặc biệt là những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất nhiên cần phải được giải thích cho phù hợp, chẳng hạn, nguyên lý về hình thái kinh tế – xã hội, về giai cấp và đầu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, về quan hệ giữa kinh tế và chính trị, về nhà nước, v.v. Nhưng điều chúng tôi muốn trao đổi ở đây là trước sự sụp đổ nhanh chóng của hệ thông xã hội chủ nghĩa (mà những nguyên nhân của nó cũng chưa được tìm hết) và sự xuất hiện một số nhân tố mới của xã hội hiện đại (cũng chưa được thử nghiệm đủ về thời gian), một số người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như lý luận nói chung đã có những đánh giá và nhận định có. phần đơn giản, vội vàng về triết học Mác và không thật có lợi về mặt tư tưởng. Gần đây, trước một thực tế là người ta chưa thấy “chủ nghĩa tư bản giãy chết” mà chỉ thấy chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở hàng loạt nước, cũng như sự tan rã của các đảng cộng sản ở các nước xã hội

chủ nghĩa cũ, một số người đã vội hoài nghi học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội và suy luận giản đơn rằng nếu học thuyết đó đúng thì tình hình trên thế giới phải diễn ra ngược lại. Chúng tôi hiểu vấn đề hơi khác, phải chăng ở đây một lần nữa đã chứng minh tính đúng đắn của học thuyết duy vật lịch sử về vai trò của kiến trúc thượng tầng đốì với cơ sở kinh tế và có thể nói còn chứng tỏ giai cấp tư sản cầm quyền có khả năng hơn những ngươi mácxít khi nhìn thấy trong thực tiễn vai trò của nhà nước trong sự tác động tích cực đến cơ sở kinh tế và biết khéo léo sử dụng vai trò đó vào việc điều chỉnh nền kinh tế để đưa xã hội tư bản phát triển đi lên.

Còn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước thời gian qua tất nhiên có những nguyên nhân tự thân nảy sinh từ những yếu kém của chủ nghĩa xã hội song như chúng ta biết, cũng có không ít những nhân tô” tác động từ bên ngoài. Và về mặt lý luận triết học, nó cũng chứng minh rằng giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội hiện thực có mối quan hệ hữu cơ mang tính độc lập tương đối. Bản thân các nguyên lý của triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung, không có sự phù hợp tuyệt đôì với sự vận động thực tiễn của chúng do có sự tác động của chủ thể nhận thức và vận dụng các nguyên lý đó, cũng như của nhiều nhân tô” khác. Vì vậy, không thể quy mọi sai lầm, thiếu sót của chủ nghĩa xã hội hiện thực vào sai lầm của triết học Mác. Còn nguy cơ mất vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền thì lý luận của Lênin về xây dựng đảng kiểu mới đã nói từ lâu. Sự thoái hóa, biến chất của những đảng viên cộng sản làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đốì với đảng dẫn tới sự sụp đổ của cả một đảng nếu có thì cũng chỉ chứng tỏ là người ta đã xa ròi lý luận Mác – Lênin, trong đó có lý luận về đảng. Cho nên không thể căn cứ vào các số liệu điều tra xã hội học về tỷ lệ phần trăm quần chúng ở các nước tán thành hay không tán thành hành đảng cộng sản để kết luận về sai lầm

của học thuyết về chủ nghĩa Mác, về chủ nghĩa xã hội (như cách làm gần đây của một số nhà nghiên cứu). Theo chúng tôi, ngay cả sai lầm kéo dài trong đường lối của các đảng cộng sản cũng không thể giản đơn quy về sai lầm của học thuyết Mác và triết học Mác, mặc dù học thuyết Mác là cơ sở lý luận khoa học cho đường lối đó. Bởi vì, đường lối của một đảng cũng chỉ là sự vận dụng chủ nghĩa Mác trong những hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, mỗi đảng, nó không thể không thông qua lăng kính của chủ thể, dù chủ thể đó là tập thể sáng suốt.

Xã hội ngày nay phát triển cực kỳ phong phú và đa dạng, nhiều hiện tượng tưởng chừng triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung không còn đủ sức để giải thích như sự xuất hiện nhà nưốc pháp quyền, còn nền kinh tế thị trường dưới chủ nghĩa xã hội, xu thế toàn cầu hóa nhiều lĩnh vực đời sông xã hội không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, văn hóa, rồi sự mất đi của chế độ xã hội thông qua cách mạng xã hội. Những hiện tượng đó làm nảy sinh sự hoài nghi đối với các nguyên lý của triết học Mác (đặc biệt chủ nghĩa duy vật lịch sử) về chủ nghĩa xã hội, về cách mạng xã hội, về chiến tranh, về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về tính đảng của hệ tư tưởng, của văn hóa, v.v..

Chúng tôi cho rằng sự xuất hiện các yếu tố của xã hội tư bản trong lòng chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn chứng tỏ những tư tưởng của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội như là giai đoạn thấp của xã hội cộng sản là sai lầm. Có thể nói cái xã hội chủ nghĩa lâu nay chúng ta xây dựng chưa thật đúng với tư tưởng của các nhà kinh điển, ít nhất là của C. Mác trong Phê phán cương lĩnh Gôta và của Lênin trong Nhà nước và cách mạng. Trong Phê phán cương lĩnh Gôta, C. Mác đã nói và được Lênin trích lại trong Nhà nước và cách mạng rằng, “xã hội mà chúng ta đề cập đến ở đây không phải là xã hội cộng sản đã phát triển trên nền tảng riêng của mình, mà là xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ chính xã hội tư bản chủ nghĩa và do đó về mọi 

diện, kinh tế, đạo đức và tinh thần, vẫn còn mang dấu vết của xã hội cũ mà nó đã từ đó sinh ra”. Chúng ta thì lại muôn nhanh chóng xóa bỏ những “dấu vết” đó khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Còn về xu thế hòa nhập của thế giới ngày nay trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa thậm chí tư tưởng, thì như một số nhà nghiên cứu lý luận cho rằng có khi đó là dấu hiệu của xã hội cộng sản tương lai như Mác dự báo. Theo chúng tôi, chính Lênin cũng đã nói về căn cứ của điều dự báo đó như sau: Mác đã “xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành từ chủ nghĩa tư bản, phát triển lên trong quá trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản, là kết quả của sự tác động của một lực lượng xã hội do chủ nghĩa tư bản sinh ra”. Tuy nhiên xu thế hòa nhập của thế giới ngày nay chưa hề làm mất đi ý nghĩa của học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, chiến tranh và cách mạng của triết học duy vật lịch sử. Bên cạnh xu thế hòa nhập vẫn là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa tiến bộ và phản động, giữa các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược và các thế lực áp bức, xâm lược. Chủ nghĩa đế quốc đang chông phá quyết liệt cơ sở còn lại của chủ nghĩa xã hội, muôn xóa sạch hệ tư tưởng cách mạng – chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tế đó đang còn nóng bỏng trên thế giới và ở nước ta. Những cuốn sách của các nhà chính trị và tư tưởng lớn nước Mỹ đã chứng minh điều đó. Và chúng ta suy nghĩ gì khi Clinton gần đây nói rằng, viện trợ cho nước Nga chính là vì tương lai của nước Mỹ? Mục đích chính trị thật rõ ràng.

Đáng tiếc trước tình hình đó, một số người đã không tìm cách bảo vệ lý luận khoa học Mác – Lênin mà lại có những thái độ không làm lợi cho học thuyết này. Có những thầy giáo giảng dạy lý luận, kể cả một số người 

làm công tác nghiên cứu, đã nhanh chóng chuyển từ một cực sai này sang một cực sai khác. Nếu trước đây khi nói về chủ nghĩa xã hội thường nói một chiều, chiều thuận, chiều đẹp, cố né tránh những vấn đề phức tạp, những mâu thuẫn (vốn luôn luôn có như Lênin nói) của xã hội đó hoặc là làm cái công việc gọi là “giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa” cho thanh niên sinh viên, hoặc là để “bảo vệ” chủ nghĩa Mác – Lênin, “bảo vệ” đường lối, quan điểm của Đảng thì ngày nay trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước, chủ nghĩ Mác – Lênin bị tiến công từ nhiều phía cũng như nhân đà dân chủ hóa xã hội, họ đã phê phán tràn lan, phủ nhận một cách giản đơn tất cả những gì ta đã làm (từ cách nghĩ, cách làm, kinh nghiệm, lý luận đến thành tựu trong đường lối của Đảng, trong thực tiễn của đất nước). Có người thì say sưa bàn luận, thậm chí có người từ góc độ kinh tê khi tiếp cận vấn đề thời đại cho rằng chiến tranh ngày nay chẳng có lợi cho ai cả, kể cả người thua và kẻ thắng. Cuộc chiến tranh chông Mỹ của nhân dân ta cũng vậy. Cũng có người lại bỏ nhiều tâm trí đi tìm những thiếu sót của triết học Mác và chủ nghĩa Mác. Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể và cần tìm ra những thiếu sót đó. Song điều muôn nói ở đây là những người làm công việc này thương ít chú ý phương pháp lịch sử và có phần xa rời chân lý cụ thể.

Như chúng ta biết, quá trình hình thành và phát triển triết học Mác là quá trình lâu dài và phức tạp. Năm 1848 trỏ về trước thường được coi là giai đoạn hình thành triết học Mác, sau năm 1848 (sau Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) được coi là giai đoạn phát triển. Tronsr giai đoạn hình thành, Mác và Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển hết sức khó khăn từ chủ nghĩa duy tâm đến chủ nghĩa duy vật, từ tôn giáo (Mác vốn là ngưòi sùng Thiên chúa) đến chủ nghĩa vô thần; còn về chính trị thì từ lập trường dân chủ cách mạng đến lập trường

dân chủ cách mạng đến lập trường cộng sản. Nếu cắt rời giai đoạn này khỏi giai đoạn phát triển (như các nhà Mác học tư sản làm) thì chúng ta thấy ở đó không thiếu gì những tư tưởng chưa khoa học của Mác và Ăngghen. Nhưng ngay trong các tư tưởng duy tâm tôn giáo, những tư tưởng còn thiếu sót về mặt khoa học ở thời kỳ đầu của các nhà sáng lập triết học Mác, chúng ta cũng tìm thấy những khía cạnh nhân bản hết sức sâu sắc. Ngay khi nói về tình yêu đối với Thiên chúa, là Mác muốn qua đó ca ngợi phẩm chất thánh thiện của con người. Còn trong những tư tưởng chưa đầy đủ và cũng phần nào chưa đạt tới lập trường duy vật lịch sử về con người trong Bản thảo kinh tế – triết học 1844 và những tác phẩm khác, chúng ta thấy Mác đã quan tâm rất lớn đến vấn đề con người. Những tác phẩm lý luận sau này của Mác và Angghen thoạt nhìn ta cảm thấy như các ông ít đề cập đến khía cạnh khoa học của vấn đề trên nhưng thật ra tư tưởng về vấn đề con người lại thật là vĩ đại, vì xuyên suốt học thuyết của các ông là tư tưởng giải phóng con người và loài người. Nó tràn đầy tính nhân bản. Cho nên không thể nói học thuyết Mác có thiếu sót là ít bàn vấn đề con ngươi. Tuy nhiên, có thể cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng sôi động của những năm cuối thập kỷ 40 và tiếp sang nửa sau thế kỷ XIX đã cuốn hút tâm lực của Mác và Ăngghen, nên vấn đề con người và các vấn đề khác (như vấn đề tôn giáo) đã được các ông xem xét từ góc độ chính trị – xã hội nhiều hơn hay nói cách khác, được xem xét gắn với cuộc đấu tranh chính trị. Đây cũng là một lý do để các nhà Mác học tư sản coi giá trị của triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung chấm hết sau năm 1844 với Bản thảo kinh tế – triết học, còn những người xét lại hiện đại thì cho rằng học thuyết Mác về tôn giáo ra đời trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị thế kỷ XIX không còn ý nghĩa trong thời đại thế giới hòa nhập ngày nay.
Ở đây chúng tôi không làm cái việc phê phán tính chất sai lầm của các quan điếm trên mà chỉ muốn nói rằng những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu lý luận khi thấy cần phải đánh giá lại những tư tưởng nào đó của học thuyết Mác trong điều kiện lịch sử mới thì điều quan trọng là phải có quan điểm lịch sử và cũng nên lưu ý xem kẻ thù của chủ nghĩa Mác đã phê phán chủ nghĩa Mác như thế nào.

Cần nói thêm, trong xu thế dân chủ hóa các lĩnh vực của đòi sông xã hội ta hiện nay, khi sử dụng quyền dân chủ trong lĩnh vực của mình, những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu lý luận cần thấy rằng tuy dân chủ là đặc điểm bản chất của khoa học nói chung và khoa học lý luận nói riêng, nó nói lên đặc điểm sáng tạo của khoa học, không có dân chủ thì không có khoa học, không có dân chủ thì không có sáng tạo, nhưng dân chủ trong khoa học lý luận, nhất là lý luận – tư tưởng khác với các khoa học khác. Tính chính trị của nó theo chúng tôi cao hơn các khoa học khác; mốì liên hệ của nó vối sự tồn vong của Đảng, của chế độ chặt chẽ hơn. Khi trận địa tư tưởng bị lấn chiếm thì việc lấy lại sẽ khó khăn và phải trả giá đắt hơn nhiều so với các trận địa khác. Những rối loạn trên trận địa kinh tế (nhất là kinh tế thị trường) nhiều khi có khả năng điều chỉnh và điều chỉnh nhanh hơn để trở lại ổn định. Còn rối loạn trên trận địa tư tưởng, lý luận có khi chưa kịp điều chỉnh đã phải gánh chịu những hậu quả khó lường. Cho nên dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng – lý luận (cũng như lĩnh vực tinh thần nói chung) cần khác về mức độ, hình thức và biện pháp so với các lĩnh vực khoa học khác.

Tất nhiên, như trên đã nói, trong điều kiện của thê giới ngày nay, có nhiều tư tưởng của triết học Mác khi giảng dạy và nghiên cứu cần có sự giải thích phù hợp, hoặc nói đúng hơn, những điều kiện lịch sử mối đang đòi hỏi chúng ta phải trở lại đúng tư tưởng của triết học Mác. Đó cũng là thái độ khoa học của chúng ta. Về thái độ này

những năm gần đây đã được các tác giả nói đến. ở đây chúng tôi xin nêu thêm ý kiến của mình từ góc độc giảng dạy:

Một là, ngoài việc bám sát thực tiễn xã hội như một yêu cầu cơ bản nhất, việc giảng dạy triết học còn cần bám sát thực tiễn phát triển của khoa học. Đặc biệt trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, triết học không làm được công việc trên là đã tự tước bỏ chức năng chủ yếu của mình – chức năng thế giới quan và phương pháp luận, và tình trạng lâu nay sinh viên phải ngao ngán nghe các giò giảng lý luận (kể các triết học) và thầy giáo thì cũng ngao ngán phải nói những vấn đề lý luận xa ròi thực tiễn cuộc sông, xa ròi thực tiễn khoa học là khá phổ biến. Đặc biệt, những khía cạnh xã hội của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ít được triết học ở Việt Nam quan tâm. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khi đem lại cho con người những thành tựu tiến bộ về kỹ thuật thì đồng thòi cũng đem lại không ít tiêu cực về mặt xã hội.

Hai là, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã xây dựng học thuyết của mình bằng sự nghiên cứu sâu sắc gần như toàn bộ tri thức của nhân loại cũng như bằng cuộc đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng thù địch. Nhưng việc trình bày triết học Mác ở nước ta lâu nay lại bị tách ròi khỏi lịch sử của chính nó và của lịch sử triết học nhân loại, làm cho người học triết học Mác hiểu lầm nó như một trào lưu “biệt phái”, và như vậy tự chúng ta đã làm nghèo triết học Mác. Gần đây, tình trạng này đã được khắc phục một phần bằng việc thêm nội dung lịch sử triết học vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học, song mới chỉ có một phần sơ lược lịch sử triết học trước Mác, còn cả một giai đoạn triết học tư sản hiện đại phong phú, đa dạng, trong đó không ít trào lưu chống triết học Mác, người học không được biết và do vậy đã không hình dung được lịch sử phát triển phức tạp của triết học Mác là lịch sử vừa kế thừa những di sản triết học của nhân loại, vừa đấu tranh với các 

trào lưu thù địch.

Ba là, trong điều kiện thế giới phát triển theo xu thế hòa nhập hiện nay, cần trình bày nguyên lý của triết học Mác về liên hệ của các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội sao cho không xa ròi nguyên tắc tính giai cấp nhưng cũng tránh cường điệu mặt đối lập, chỉ nhấn mạnh mặt đấu tranh, không thấy hoặc xem nhẹ sự liên hệ thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng tôi cho rằng, cả trên lĩnh vực ý thức hệ cũng cần có thái độ như vậy. Cấu trúc của một ý thức hệ là hết sức phức tạp. Bên cạnh những bộ phận gắn chặt với lợi ích giai cấp còn có những bộ phận là sản phẩm văn hóa tinh thần chung của nhân loại, hoặc tính đan xen của các hình thái ý thức mà trong một hình thái không khoa học ta cũng có thể tìm thấy những yếu tố tiến bộ, thậm chí khoa học, ví như trong tôn giáo người ta tìm thấy những yếu tố đạo đức tiến bộ, yếu tô” triết học duy vật. Chính các nhà sáng lập triết học Mác khi làm cái công việc phê phán (nhiều khi rất quyết liệt) những trào lưu hoặc những nhà triết học duy tâm trong lịch sử, các ông vẫn tìm ra những giá trị triết học tiến bộ để kê thừa. Như vậy, mọi thái độ giản đơn, một chiều trong việc nhận thức và trình bày triết học Mác, đặc biệt trong tình hình thế giới phát triển phức tạp hiện nay, đều là thiếu sót, trái với chính phương pháp của triết học Mác.

Xem thêm Phương pháp luận của các nhà triết học duy tâm

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận