Phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận xã hội – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận xã hội

Chương ba VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I – PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

Những điều cần lưu ý

– Đem một sự vật, hiện tượng, một khái niệm mà phân chia thành các bộ phận tạo thành, nhằm tìm ra các tính chất, đặc điểm, bản chất của chúng cùng mối quan hệ qua lại của chúng với nhau, đó là phương pháp phân tích. Vận dụng phương pháp phân tích, người ta có thể chia tách các hiện tượng của cuộc sống thành các bộ phận, xem xét các bộ phận ấy để chọn lấy vấn đề có ý nghĩa làm đề tài cho bài văn. Lại đem bộ phận ấy (tức vấn đề đã chọn) chia thành các bộ phận nhỏ hơn, tìm đặc điểm của các bộ phận nhỏ, xem xét mối quan hệ của các bộ phận ấy với nhau, rồi tổng hợp lại, đề xuất nhận định chung về đề tài được xem xét. Như thế là phân tích.

– Không nên hiểu : phân tích chỉ giản đơn là chia nhỏ đối tượng để xem xét. Phân tích còn là chỉ ra các mối liên hệ của sự việc này với sự việc kia, vạch ra nguyên nhân và hậu quả, phanh phui mâu thuẫn của sự vật, để thấy xu hướng vận động của nó.

– Phân tích sự vật trước hết phải phân chia sự vật thành các bộ phận ; việc phân chia này phải phù hợp với cậu tạo, quy luật của sự vật, các bộ phận được chia phải cùng ở trên một bình diện. Ví dụ : Phân tích một văn bản thì trước hết phải chia theo bố cục : mở bài, thân bài, kết bài. Sau đó, trong thân bài mới chia ra các ý (1, 2, 3,…). Phân tích các hình tượng trong tác phẩm thì phải chia các hình tượng nhân vật thành chính, phụ ; rồi tìm cách phân biệt các nhân vật chính, các nhân vật phụ, hoặc chia thành các tuyến nhân vật, các bên mâu thuẫn, làm cho các yếu tố được chia đều nằm trên cùng một bình diện.

– Phân tích sự vật không chỉ là phân chia ra các bộ phận trên cùng một bình diện, mà còn phải dùng các biện pháp khác : như so sánh, đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa của bộ phận ấy, tìm ra mối quan hệ giữa các bộ phận ấy với nhau để cùng tổng hợp‘thành ý nghĩa chung của sự vật.

– Tổng hợp là một phương pháp tư duy ngược lại với phân tích. Nó đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau, nêu ra nhận định chung về sự vật ấy.

Sự nhận thức của con người đối với sự vật nói chung là tản mạn, từng mặt, chỉ khi nào đem các nhận định riêng lẻ ấy tổng hợp lại với nhau mới có được một tư tưởng toàn diện. Trong tập làm văn cũng vậy, sau khi phân tích từng ý, từng phần, người viết phải tổng hợp lại thì mới thành bài văn hoàn chỉnh.

– Phương pháp tổng hợp nói chung có các loại sau :

+ Tổng hợp cá thể : đem các bộ phận, tính chất thuộc về một đối tượng cụ thể mà tổng hợp lại, làm thành nhận thức về đối tượng ấy.

+ Tổng hợp toàn thể (gồm nhiều cá thể) : Sau các tính chất chung của nhiều sự vật khác nhau mà tổng hợp lại để nêu thành một vấn đề chung của toàn thể. Yí dụ : Tổng hợp các tính chất chung của nhiều tác phẩm khác nhau của một thời kì, một tác giả nhằm đưa ra nhận định chung về thời kì văn học ấy hoặc về tác giả ấy.

– Hai phương pháp phân tích và tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi, phải tổng hợp mới có ý nghĩa ; mặt khác trên cơ sở phân tích, rồi mới có sự tổng hợp.

1. Ghi nhớ

– Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đố, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.

– Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận của một vấn đề, nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu…

– Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn, hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

2. Bài tập

Bài số 1. Để bàn về vấn đề Tranh giành và nhường nhịn, một bạn HS đã viết như sau : (đây là đoạn trích phần thân bài).

“Tranh giành là gì ? Nhường nhịn là thế nào ? Chúng, ta cùng tìm hiểu hai khái niệm này.

Tranh giành là giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về cho mình. Còn nhường nhịn là cho, là chia sẻ công sức, thành quả của mình cho những người thiếu thốn, khó khăn hơn mình. Hai khái niệm này luôn đối lập nhau, nhưng chúng cùng được thể hiện qua lời nói, hành động của tất cả mọi người. Ngay từ nhỏ, sống trong gia đình, nếu không được nhắc nhở, giáo dục thường xuyên, ta có thể giành của anh em từ cái kẹo ; ở trường, ở lớp có thể ta sẽ giành với bạn từ chỗ ngồi, từ cái bút, quyển vở. Tới khi trưởng thành trong mối quan hệ xã hội, ta có thể dễ dàng tranh giành với người khác bất kể cái gì, lúc nào và ở đâu. Ngược lại, nếu từ nhỏ, ta đã biết nhường nhịn người khác, biết yêu thương kẻ khó, thì lớn lên ta cũng biết yếu thương, nhường nhịn hết thảy những người quanh ta. Đó là quan niệm của chúng ta về tranh giành và nhường nhịn.

Con người muốn tranh giành quyền lợi với kẻ khác là con người bộc lộ rõ sự ích kỉ, cá nhân. Sự tranh giành sẽ làm cho con người trở nên cố độc, làm xấu đi mối quan hệ giữa con người và con người. Con người biết nhường nhịn là con người có lòng nhân ái, yêu thương ; là con người dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người trong gia đình mình cũng như ngoài xã hội. Sự nhường nhịn sẽ làm cho quan hệ giữa con người và con người trong xã hội trở nên tốt đẹp.

Từ lâu, ông cha ta – tổ tiên người Việt đã dạy ta rằng : “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít, đùm lá rách nhiều”. Sống ở trên đời, ai dám nói lúc nào ta cũng khoẻ, lúc nào ta cũng đủ ; mà có lúc ta gặp khó khăn, ta phải nhờ đến bạn bè, xóm giềng. Vậy trong một cộng đồng, nên phát triển đức tính nhường nhịn và giảm bớt dần tranh giành. Làm sao ta quên được “hũ gạo chống đói” năm 1946 khi Bác Hồ phát động phong trào giúp đỡ người nghèo đói. Quên sao được việc Bác nhịn đói bữa trưa, dành gạo cứu người đói. Gần đây, cả nước đã dấy lên phong trào ủng hộ giúp đỡ người nghèo đói và tàn tật, khó khăn. Đồng thời, không ngừng tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để giảm bớt cảnh anh em trong nhà, bà con xóm giềng tranh cãi, .chém giết nhau vì những quyền lợi trước mắt. Thế có nghĩa là hãy khuyên khích, phát triển những việc làm từ thiện, nhường nhịn, xẻ chia khó khăn với nhau của mọi người. Một xã hội ngày càng văn minh, quan hệ giữa con người ngày càng trong sáng, đẹp đẽ là xã hội của tương lai.

a) Để bàn về vấn đề “Tranh giành và nhường nhịn”, trong phần Thân bài ở bài tập làm văn của mình, bạn HS trên đã chia ra thành mấy luận điểm ? Nội dung của các luận điểm ấy như thế nào ?

b) Nội dung vừa nêu ở từng luận điểm, theo em có phải là sự tổng hợp từng luận điểm không ? Và sau ba luận điểm vừa phân tích, người viết có thể tổng hợp chung để làm rõ về vấn đề : “Tranh giành và nhường nhịn” hay không ?

c) Có nên rút ra kết luận về vị trí của phép tổng hợp từng luận điểm ở phần Thân bài không ? Vậy quan hệ giữa phân tích và tổng hợp như thế nào, nhất là trong một bài văn nghị luận ?

Bài số 2. Tìm hiểu kĩ năng phân tích và tổng hợp trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 (Bài 19, Ngữ văn 9, tập hai).

(Gợi ý :

– Luận điểm 1 : Nội dung của văn nghệ.

Chú ý câu cuối cùng của luận điểm.

– Luận điểm 2 : “Tiếng nói của văn nghệ” rất cần thiết đối với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh gian khổ….

Chú ý câu cuối cùng là lời nói của Tôn-xtôi.

– Luận điểm 3 : Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu…

Chú ý câu nghị luận tuyệt hay : “……Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy…”.

Chú ý câu cuối cùng của Luận điểm 3).

Bài số 3. Hiện nay, có một số học sinh học qua loa, đối phó, không chăm chỉ học tập. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó này và tổng hợp để nêu lên tác hại của nó.

Phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận xã hội

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm:

+ Luyện tập phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận xã hội – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận