Luyện tập phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận xã hội – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Luyện tập phép phân tích và tổng hợp – Nghị luận xã hội

II – LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

1. Ghi nhớ

– Mục tiêu của các bài tập là rèn luyện kĩ năng. Có hai phương diện kĩ năng :

+ Kĩ năng nhận dạng của vãn bản phân tích và tổng hợp.

+ Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.

– Sự phân tích và tổng hợp trên hai lĩnh vực : cuộc sống xã hội và văn học.

2. Bài tập

Bài số 4. Đọc văn bản : về bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải.

(Người viết: Trần Đình Sử)

“Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của Trần Thái Tông Trần Cảnh, là thượng tướng, vừa là nhà ngoại giao, là nhà thơ. Ông không chỉ lập công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, mà còn để lại tập thơ Lạc đạo, nhưng thất truyền, hiện chỉ còn một số bài, mà bài Phò giá về kinh được mọi người yêu mến, nhớ thuộc.

Bài Phò giá về kinh này thuộc loại thơ tức sự, nhân có việc mà làm ra. Sự việc đây là phò giá hai vua (tức là vua Trần Thái Tông Trần Cảnh, tuy đã nhường ngôi cho con là Trần Hoảng vào năm 1258, nhưng vẫn trông coi chính sự, cho nên gọi là hai vua) về kinh đô. Đầu tháng 6 năm Ất Dậu, 1285, quân ta giải phóng Thăng Long. Ngày 10 tháng 6 Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để chạy lên phía Bắc, Toa Đô từ Thanh Hoá ra Thiên Trường bị quân ta bắt và chém đầu. Ngày 9 -7 năm ấy, cả triều đình và quân đội về lại Thăng Long. Trở về sau khi chiến thắng, người xưa gọi là khải hoàn. Bài Phò giá về kinh có thể nói là một bài ca khải hoàn của Thượng tướng Trần Quang Khải.

Âm vang chiến công oanh liệt còn náo nức trong lòng, hai câu đầu nhà thơ nhắc lại hai trận thắng :

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân Hồ

Bến Chương Dương và cửa Hàm Tử là hai địa danh lịch sử nổi tiếng, nay ở đâu, qua bao nhiêu thế kỉ, sử sách chỉ còn ghi lại chung chung, chưa được biết cụ thể. Nhưng tên gọi thì thật vang dội. “Cướp giáo” là hình ảnh hoán dụ chỉ việc tước vũ khí giặc, vô hiệu hoá quân địch ; còn “bắt quân Hồ” là cách nói khác, chỉ việc bắt quân Mông – Nguyên, Hồ là tên mà người Trung Quốc xưa dùng để chỉ chung các dân tộc sống ở phía Bắc Trung Quốc và Tây Vực. Quân Mông – Nguyên chính là quân Hồ. Chỉ hai chiến công đó đã đủ nói lên khí phách anh hùng của quân dân ta.

Nhưng hai câu sau đột ngột mở ra một viễn cảnh mới :

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Người dũng tướng không tự thoả mãn với các chiến công trước mắt mà luôn tính đến kế sách lâu dài cho đất nước. “Tu trí lực” dịch -sát phải là nên dốc sức xây dựng. Thời thái bình đối với Trần Quang Khải không phải là lúc ăn ngon, ngủ yên, vét của để hưởng thụ, mà là lúc cần phải dốc sức để tăng cường sức mạnh của nhân dân và quân đội, tiềm lực quốc phòng, thì đất nước mới được vững bền lâu dài…

Sử sách cho biết đến tháng 7 âm lịch năm Ất Dậu, tức tháng 8 năm 1285, khu mật viện triều Nguyên lại bày kế hoạch ráo riết chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt một lần nữa để phục thù. Do viên tướng thống lĩnh A Lí Hải Nha bị ốm chết vào tháng 6 năm Bính Tuất (tức tháng 7 năm 1286), thì Hốt Tất Liệt mới hoãn binh, và sang năm Đinh Hợi (1287) lại sang xâm lược lần thứ ba, để tháng 4 năm 1288 lại bị đại bại thêm một lần nữa.

Câu thơ Trần Quang Khải không chỉ đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước tha thiết, mà chủ yếu thể hiện tầm nhìn chiến lược xa rộng, niềm tin vào sức mạnh của nhân dân mình, đất nước mình. Bài thơ thể hiện một ý thức cảnh giác kín đáo, quân xâm lược tuy thua, nhưng không từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng, nếu nước ta sa sút thì chúng sẽ thừa cơ lấn sang.

Bài thơ ngắn, hào hùng, mà ý tứ thật sâu xa, đáng để muôn đời con cháu suy ngẫm”.

a) Chỉ ra bố cục của bài nghị luận văn học trên.

b) Thân bài, tác giả chia làm mấy luận điểm nhỏ để phân tích? Ở mỗi luận điểm, lập luận tổng hợp có được thể hiện ở phía cuối không ? Hãy chí rõ : đó là những câu nào ?

c) Câu cuối cùng của bài văn có thể coi là câu tổng họp các ý phân tích toàn bài không ? Vì sao ?

d) Bài Tụng giá hoàn kinh sư đã được học ở lóp 7 (Học kì I). Em hãy. giải thích vì sao Trần Quan? Khải lại chỉ nhắc đến hai chiến thắng này và vì sao chiến thắng Chương Dương xảy ra sau, lại được nêu lên trước ? Từ độ có thể kết luận về cảm xúc của người viết.

Bài số 5: Cho đề văn : Suy nghĩ của em về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

a) Đã học và rèn về kĩ năng phân tích. Em hãy lập dàn ý cho đề văn trên.

b) Chọn một ý trong dàn ý trên, viết thành một đoạn văn phân tích hoàn chỉnh để làm rõ ý đó. Gạch dưới câu văn tổng hợp ý mà em vừa viết.

c) Sau đó, em hãy viết một đoạn tổng hợp gọn các ý vừa phân tích trong bài.

Bài số 6. Hãy viết một đoạn văn phân tích hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học và tổng hợp tác hại do việc nói chuyện riêng đã dẫn đến kết quả học tập như thế nào ? (Đoạn văn từ 12 đến 15 câu).

Luyện tập phép phân tích và tổng hợp – Nghị luận xã hội

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận