Ôn tập về thành ngữ – tục ngữ – Bồi dưỡng Tiếng Việt lớp 4

Đang tải...

Ôn tập về thành ngữ – tục ngữ

I. MỤC TIÊU:

-HS nhớ được các câu tục ngữ, thành ngữ đã học từ đầu năm lại nay- phân loại các câu theo từng chủ điểm và hiểu được các câu tục ngữ, thành ngữ đó.

-Tìm được một số thành ngữ Hán Việt , tìm được thành ngữ thuần Việt tương đương.

II. HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC:

Chủ điểm Thương người như thể thương thân

HS nhớ lại và nêu được các câu tục ngữ- thành ngữ đã học- yêu cầu HS  nêu được các câu đó khuyên chúng ta điều gì? chê chúng ta điều gì?

-ở hiền gặp lành.

-Trâu buộc ghét trâu ăn.

-Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

-Môi hở răng lạnh

Máu chảy ruột mềm.

Nhường cơm sẻ áo.

Lá lành đùm lá rách.

Hiền như bụt.

-Lành như đất .

-Gĩư như cọp.

-Thương nhau như chị em gái.

-Anh em như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

Thương con quý cháu.

Chị ngã em nâng.

Trên kính dưới nhường.

Nhiếu điều phủ lấy gía gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

HS nhớ và giải nghĩa từng câu.

Chủ điểm: Măng mọc thẳng

HS nhắc lại các câu thành ngữ và tục ngữ đó đồng thời giải nghĩa các câu đó.

-Thẳng như ruột ngựa.

-Giấy rách phải gữ lấy lề,

-Thuốc đắng dã tật.

-Cây ngay không sợ chết đứng.

-Đói cho sạch, rách cho thơm.

Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ

Cầu được ước thấy

-Ước sao được vậy.

-Ước của trái mùa

Đứng núi này trông núi nọ.

– Chủ điểm: Có chí thì nên

-Có công mài sắt có ngày nên kim.

-Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

-Thua keo này, bày keo khác.

-Người có chí thì nên

Nhà có nền thì vững.

-Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai cau chạch câu rùa mặc ai.

-Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

-Thất bại là mẹ của thành công.

-Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

-Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

Chủ điểm: Tiếng sáo diều

-Chơi với lửa

-Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

-Chơi diều đứt dây

-Chơi dao có ngày đứt tay.

B. Bài tập:

Đặt một câu trong đó có sử dụng một thành ngữ, hai thành ngữ.

( Với tinh thần ” Lá lành đùm lá rách” lớp chúng em đã quyên góp sách vở ủng hộ các bạn vùng lũ lụt.

-Hương sơn không phải là nơi chôn rau cắt rốn của tôi nhưng tôi vẫn rất nặng tình nặng nghĩa với nó.

2. Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây, sau đó đặt câu với một thành ngữ đó?

-Đồng sức đồng …………. ( lòng).

-Đồng ……….nhất trí.   ( tâm)

-Đồng cam cộng …..( khổ).

-Đồng tâm hiệp……( lực).

Đặt câu: Tôi và anh ấy đã từng đồng cam cộng khổ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

4. Hoàn thành các thành ngữ nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đó.

-Thẳng như ………

-Thật như….( đếm)

-Ruột để ngoài….( da)

Cây ngay không sợ ……..

Đặt câu: Nó rất bộc tuệch ruôt để ngoài da , không phải là người nham hiểm.

5. Đặt câu với mỗi thành ngữ sau và đặt câu với mỗi thành ngữ đó:

Tài cao đức trọng.

Tài hèn đức mon.

Tài cao đức trọng.(Người tài giỏi, đạo đức được kính trọng.)

Tài hèn đức mon.( người tài và đức đều kém cỏi. Có khi là cách nói khiem tốn)

VD; Nguyễn Trãi là một nhà thơ yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có tài cao đức trọng.

-Không thể để những kẻ tài hèn đức mọn phạm tội tham nhũng mà vẫn sống  ngang nhiên.

6. Tìm thành ngữ trái nghĩa với mõi thành ngữ dưới đây:

Yếu như sên                           -khỏe như voi.

Chân yếu tay mềm                – mạnh chan khỏe tay

Chậm như rùa                         -nhanh như sóc.

-Mềm như bún                       -Cứng như sắt.

7. Điền tiếng chứa âm tr/ch vào chỗ thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

–Cha……….con nối. Vụng chèo khéo………..-Chó…….mèo đậy.-Nước chảy bèo…..8. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ, thành ngữ sau:–Cái nết đánh chết cái đẹp.….kính dưới nhường.………mặt gửi vàng.

Vào sinh ra tử.

Đặt câu với mối thành ngữ đó.

Cái nết đánh chết cái đẹp.( nết na quý hơn sắc đẹp)

-Vào sinh ra tử.( xông pha nơi nguy hiểm, nơi chiến trường)

VD:   Thấy chị tớ ăn diện , có lần, bà tớ nói: ” Cháu nhớ đừng có đua đòi ăn diện , quần nọ áo kia, chăm lo học hành mới là điề quan trọng . Cái nết đánh chết cái đẹp đấy cháu ạ.

-Bác ấy đã từng vào sinh ra tử ở mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa.

9. Tìm thành ngữ trong đó có tiếng ” chó” để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ở nơi………………….cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b.Nhà ấy đã nghèo túng, khó khăn lại cò gặp rủi ro, thật là……………..

c.Bọn địch lâm vào tình thế…………………, có thể sẽ liều lĩnh để thoát thân.

( chó ăn đá, gà ăn sỏi;  chó cắn áo rách;    chó cùng rứt dậu)

10. Cảm thụ văn học:

Trong bài Ngày em vào đội , nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:

Màu khăn tuổi thiếu niên

Suốt đời tươi thắm mãi

Như lời ru vời vợi

Chẳng bao giờ cách xa.

Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với các em Đội viên điều gì?

(….màu khăn quàng đỏ của Đọi viên Đội TNTP HCM tượng trưng cho màu cơ Tổ quốc sẽ ” Tươi thắm mãi” trong cuộc đời của các em , giống như “Lời ru vời vợi” chứa chan tình thương của người mẹ luôn gần gũi bên em, tiếp thêm sức mạnh cho các em  vươn lên cuộc sống.)

Xem thêm

Ôn tập về dấu câu – luật chính tả

Cảm thụ văn học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận