Ôn tập về dấu câu – luật chính tả – Bồi dưỡng Tiếng Việt lớp 4

Đang tải...

Ôn tập về dấu câu – luật chính tả

I. MỤC TIÊU:

-Giúp HS biết điền các dấu câu phụ hợp.

-Nắm chắc luật chính tả để làm tốt các BT.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Luật chính tả:

Lí thuyết:

Những điều cần lưu ý khi xác định từ láy- từ ghép:

    Những từ có các tiếng vừa được ghép nghĩa vừa giống nhau về âm như: đi đứng, tươi tốt, mặt mũi,  thúng mủng,…thì được xếp vào từ ghép.

-Những từ có một tiếng mất nghĩa như: xe cộ, chợ búa, gà qué,…vẫn được xem là từ ghép.

  -Những từ có một tiếng mất nghĩa nhưng các tiếng lại giống nhauvề âm như: đất đai. Khách khứa, hỏi han, chùa chiền,…được xếp vào từ láy.

  -Những từ thoạt nhìn trên chữ viết không thấy có điểm giống nhau như: cong queo, kinh co ong, kệch cỡm,…cũng là từ láy vì các con chưc k.c. q đều ghi âm “c”.

  -Những từ như: ầm ĩ, ỏn ẻn, í ới,…cũng được xem là từ láy. Đây là những từ láy vắng khuyết phụ âm đầu.

Một số mẹo để xác định d hay gi:

 -” D” thường đứng trước vần có âm đệm o,u tức là đứng trước  các vần oa, ơ, oe, uê, uô, uy.

 VD: dọa nạt, doanh trại, duy trì, duyệt binh,…

Còn gi thì không đi với các vần này.

* Trong từ Hán Việt, ” d” thường đi với thanh ngã và nặng.

VD: hướng dẫn, dị dạng, dụng ý, dã man,…

Còn ” gi” thường đi với thanh hỏi và thanh sắc.

VD: giả mạo, giá trị, giám đốc, giản đơn,…

B. Bài tập:

1, Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đậm dưới đây:

Làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình.

GV : Các tiéng này đều có chung một phụ âm đầu “dờ”, phụ âm này trong tiếng việt được viết bằng 3 hình thức chữ viết :

          -d: duyên dáng,…

          -gi: giặc giã, gia giáo,…

          -g: ( lược bớt i trong gi) : gì, giết ,giếng.

HS suy nghĩ-làm bài:

Âm đầu gi: giữ, giặc, giã, gia.

-Âm đầu g: gì, gìn, giết, giêng, giếng.

2, Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu là” d”. 5 từ láy có phụ âm đầu là ” v” :

HS tìm được như:

” d” : dễ dàng, dễ dãi, dồi dào, dạt dào, dịu dàng.

” v” : vội vã, vớ vẩn, vui vẻ, vạm vỡ, võ vẽ,

3, ở mỗi chỗ trống dưới đây,có thể điền chữ gì có âm d/gi.

-Nó……..rất kĩ, không để lại……..vết gì.

-Đồng hồ đã được lên ………..mà kim……….vẫn không hoạt động.

-Ông tớ mua một đôi giày……………và một ít đồ ………..dụng.

( Đ/A: giấu- dấu; dây- giây; da- gia)

4.Điền dấu thích hợp trong hai đoạn văn sau. Nêu rõ tác dụng của dấu gạch ngang.

a. Tùng lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh. Thế rồi hai đứa chúi đầu vào quyển ảnh. Vinh dừng lại trước một tấm ảnh đã ngã màu vàng liếc nhìn Tùng rồi nhìn kĩ ảnh chỉ

Chụp lúc cậu lên mấy mà nom ngộ ghe

Thằng Tùng cười

Ê cậu nhầm tớ đâu mà ông tớ đấy

Ông cậu mắt Vinh tròn xoe

ừ ông tó ngày xưa còn bé mà…

HD:  Tùng lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh. Thế rồi hai đứa chúi đầu vào quyển ảnh. Vinh dừng lại trước một tấm ảnh đã ngã màu vàng, liếc nhìn Tùng rồi nhìn kĩ ảnh, chỉ:

-Chụp lúc cậu lên mấy mà nom ngộ ghê.

  Thằng Tùng cười:

-Ê!cậu nhầm !  tớ đâu mà!  ông tớ đấy!

Ông cậu ? – mắt Vinh tròn xoe:

 -Ừ ! ông tó ngày xưa còn bé mà…

5. Tìm các từ láy có hụ âm đầu là g, hoăck( gh); ng hoặc ( ngh) :

-HS làm bài và đọc bài trước lớp

-( gồ ghề, gắt gao, gắt gỏng, gầm ghè, gớm ghiếc, gù gù…

_(ngoan ngoãn, ngủ nghê, nghỉ ngiơi, nghỉ ngợi, ngẫm nghĩ, nghịch ngợm,…)

6. Điền vào chỗ trống an hay ang, ay hay ây?

Cuối thu trăng vẫn ….trưng

Hoàng………hoa sữa thơm lừng không……..

Hồ ……., Hoàn Kiếm, Thuyên Qu…

Nước thu sóng sánh soi …….mây ….

Nhớ về Hà Nội hôm….

Cây me, …..sấu có th….lá v….

( sáng, lan, gian, Tây, quang, hàng, bay, nay, cây, thay, vàng)

7. Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào các từ sau:

Nung nịu, vớ vân, ngớ ngân, rộng rai, lộng lây, sáng sua, sạch se, vội va, nho nhen, lanh lanh, lạnh leo.

( ngã, hỏi,  hỏi, ngã, ngã, hỏi, ngã, ngã, hỏi, hỏi, ngã)

Các bài tập điền từ:

1. Chon từ thích hợp trong các từ sau điền vào chỗ trống( nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực , nhân tài)

-Giàu lòng ( nhân ái).

-Trọng dụng..( nhân tài)

-Thu phục…( nhân tâm).

-Lời khai của…( nhân chứng).

Nguồn….( nhân lực) dồi dào.

2. Chọn từ thích hợp sau điền vào chỗ trống: ( tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản)

a. Tưởng mình giỏi nên sinh ra………….

b. Lòng ……….dân tộc.

c.Buổi lao động do học sinh……..

d.Mới đùa một tí đã………….

e.Mồ côi từ nhỏ, hai anh phải sống…………….

( tự kiêu, tự hào, tự quản, tự ái, tự lập)

3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để đièn vào chỗ trống.

( trung hiếu, trung hậu, trung kiên,trung thành, trung thực)

a……………..với Tổ quốc.

b. Khí tiết của một người chiến sĩ………

c. Họ là những người con ………..của dân tộc.

d. Tôi xin báo cáo……..sự việc xẩy ra.

e.Chị ấy là người phụ nữ ……….

( trung thành, trung kiên, trung hiếu,trung thực, trung hậu)

4. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống( ý chí, chí thân, chí hướng)

-Nam là người bạn ………….của tôi.

-Hai người thanh niên yêu nước ấycùng theo đuổi một ……….

-…..của Bác Hồ cũng là………..của toàn thể nhân dân VN.

( chí thân, chí hướng, ý chí, ý chí)

5.Điền các từ: tận tụy. Tận tâm, tận lực, tận tình vào chỗ trống cho thích hợp.

-………….với công việc.

-………….với nghề nghiệp.

-……………cứu chữa người bệnh.

-…………giúp đỡ bạn.

-………….khắc phục khó khăn.

( tận tụy( tận tâm);  tạn tâm,  tận tình( tận tâm);  tận tình;  tận lực;)

6. Dùng gạch chéo đẻ tách mỗi câu sau thành hiểu được nhiều nghĩa khác nhau:

-Đoàn tàu chở ô tô sơn xanh.

-Nam, Hà đi với Sơn nhé!

-Xe không được rẽ trái.

-Chiếc xe đạp nặng quá.

( Đoàn tàu/ chở ô tô sơn xanh.( ô tô có sơn màu xanh)

( Đoàn tàu chở ô tô/ sơn xanh( đoàn tàu được sơn màu xanh)

Nam,/ Hà đi với Sơn nhé!( Nam ơi ! Hà đi với Sơn nhé.)

Nam, Hà/ đi với Sơn nhé!( Nam và Hà cùg đi với Sơn nhé)

Nam, Hà đi với/ Sơn nhé! ( cho Nam và Hà đi với Sơn nhé)

Xe/ không được rẽ trái.( không cho xe rẽ trái)

Xe không/ được rẽ trái.( nếu xe không chở gì thì được rẽ trái)

Chiếc xe/ đạp nặng quá.( chiếc xe này đạp nặng nề, vất vả)

Chiếc xe đạp/ nặng quá.(trọng lượng chiếc xe này rất nặng)

Xem thêm

Cảm thụ văn học

Cách viết tên người và tên địa lí

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận