Cảm thụ văn học – Bồi dưỡng Tiếng Việt lớp 4

Đang tải...

Cảm thụ văn học

I. MỤC TIÊU:

-HS hiểu được thế nào là cảm thụ văn học.

-Cách làm bài về cảm thụ văn học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Lí thuyết:

Cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc , tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm( cốt truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm thậm chí một từ ngữ có giá trị trong cau văn, câu thơ,..

-Để làm được một bài cảm thụ văn học được tốt , cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

          1, Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của BT.( Phải trả lời được điều gì? cần nêu bật được  ý gì?…)

          2, Đọc và tìm hiểu về câu thơ( câu văn, hay đoạn trích được nêu trong bài)

VD: Cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, cách sử dụng biện pháp nghệ thuạt,…

          3, Viết đoạn văn và cảm thụ văn học( khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài( đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn, để dẫn dắt người đọc hoặcảtả lời thẳng vào bài. Cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội dung cảm thụ .

B. Thực hành

1. Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụg gọi tả của mỗi từ láy đó?

Quýt nhà ai chín đỏ cây

Hỡi em đi học hây hây má tròn.

Trường em mấy tổ trong thôn

Ríu ra ríu rít chim non đàu mùa.

HD:-Tìm từ láy có trong bài.

Nêu tác dụng gọi tả của mỗi từ láy đó.

( hây hây: ( má tròn) màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức sống.

ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng cười nói trong và cao , vanh lên liên tiếp và vui vẻ.)

2. Đoạn văn dưới đây có  thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? điều đó đã góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào?

      Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo, thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rầu sợ sệt…

3.

“…Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                              ( Mẹ- Trần Quốc Minh)

Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?

HD: Theo em, hình ảnh ” ngọn gió” trong câu: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấyngười mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ, và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời.như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn.mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con , làm cho đoạn thơ hay hơn.

4. Cảm thụ của em vè đoạn thơ sau:

“…Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà”

                               (Mẹ vắng nhà ngày bão)

Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả

1.Hãy nêu ró những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của đất nước VN trong mõi đoạn thơ dưới đây:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

2. Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho người đọc  cảm nhận được điều gì?

Mồ hôi xuống, cây mọc lên

Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu.

HD: Hình ảnh đối lập: mồ hôi đổ xuống- cây mọc lên- sự đối lạp đó gợi cho người đọc cảm nhận được kết quả tốt đẹp của sức lao động của con người. Từ đó ta càng thấy rõc ý nghĩa quan trọng  và to lớn của lao động , làm cho mọi người ăn no, đánh thắng làm cho dân yên- nước giàu.

Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh.

* So sánh:

1, Hãy thêm vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây trở thành câu văn có hình ảnh mới mẻ, sinh động.

a. Mặt biến sáng trong như…..( tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch)

b. Dòng sông như….( tấm gương tráng thủy ngân xanh soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt đang bay)

c. Một dải mây mỏng, mềm mại như…..(một dải lụa trắng dài vô tận)

d. Trên trời xanh biếc có vài đám mây trắng đủng đỉnh đang bay như………(những chiếc thuyền buồm khoan thai lướt trên mặt biển)

e.Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài , trông xa như………..(một bàn tay vẫy- mặt trời mới mọc)

g.Hoa phải bỏng treo lủng là lủng lẳng từng chùm trên cây như…….(những chiếc đèn lồng nhỏ xíu- những chùm quả đỏ)

h. Bé chập chững đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ như……..(chim non bay về tổ)

i. ánh mắt dịu hiền của mẹ như……….(ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con-ngôi sao dẫn đường cho  con đi lên phía trước)

k.Những con ngựa lao nhanh trên đường đua như…( những mũi tên bay trong gió-những vien dạn rời khỏi nòng súng.)

Nhân hóa:

1.Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa khi nói về sự vật trong đoạn htơ dưới đây:

a. Bé ngủ ngon quá

Đẩy cả giấc trưa

Cái võng thương

Thức hoài đưa đưa

b.Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

mừng vui quá.

2.Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa.

-Vầng trăng…….(hiền hòa, hiền từ, hiền hậu,…)

-Mặt trời……..(chạy trốn, nấp sau bụi tre,nhìn xuống trái đất,…)

-Bông hoa……..(duyên dáng, tươi cười chào đón em, thì thầm tỏa hương,…)

-Chiếc bảng đen…………(nhìn cả lớp, nhòe nhoẹt nước mắt, chăm chỉ,…)

-Cổng trường………..( dang tay chào đón các bạn, mở rộng vòng tay, buồn bã, nghiêng mình nhường lối,…)

Điệp ngữ

1,Chỉ rõ từng điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đâyvà cho biết tác dụng của nó?( nhằm nhấn mạnh ý gì? hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

Ai dậy sớm

Đi ra đồng

Có vừng dông

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm

Chạy lên dồi

Cả đất trời

                                                        Đang chờ đón.

HD: ( Nhấn mạnh ý dậy sớm. Gợi cảm xúc hào hứng.)

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh, lá tốt vấn vương tơ tằm.

……………………….đầm

Cá lội phía dưới rau nằm phía trên.

( nhấn mạnh giá trị to lớn của giọt mồ hôi. sức lao động của con người.)

Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái , trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành dào, lê, mận.Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

( gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.)

BÀI TÂP

1.” Lấp lóe lửa chài sao hiện ra

Mây bay láng lánh cánh buồm xa

Em mang sắc biển về quê đó

Sắc biển xanh trên những mái nhà.

                                                    (Mang biển về quê- Trần Đăng Khoa)

Hãy nêu cảm xúc của tác giả ở hai câu cuối bài thơ để thấy rõ ấn tượng về biển của nhà thơ?

( HD: Mà xanh mênh mang, vời vợi của biển cả là 1 ấn tượng sâu sắc đối với bất kì ai ra biển lần đầu.ấn tượng ấy đọng lại sâu trong mỗi tâm hồn. Dù đã xa biển hưng màu xanh của biển vẫn như còn đọng lại trong mắt ta, khiến ta nhìn vào đâu cũng thấy màu xanh ấy. Cảm giác đó là một sự thật. Diễn tả cảm giác có thật ấy

theo cách của Trần Dăng Khoa vừa gợi tả vừa độc đáo và thật kì diệu.)

2.                                            ” Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa”

                                             ( Ngày em vào đội- Xuân Quỳnh)

Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật đươc sử dụng trong đoan thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào?

HD: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh(…như lời hát, con tàu là đất nước)cả hai hình ảnh so sánh đó đều nhằm nói lên những mơ ước, khát vọngvề tương lai của đất nước. ” bướm bay”, ” con tàu” đều là những hình ảnh sống động, khoáng đãng, rực rỡ. ” lời hát”- ” đất nước” đều có ý nghĩa khích lệ , động viên, thôi thúc thế hệ trẻ quyết tâm vươn tới một tương lai tươi sáng mà một ngày nào đó các em sẽ vươn tới.)

Xem thêm

Cách viết tên người và tên địa lí

Từ đơn – từ ghép – từ láy (tiếp theo)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận