Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

III – NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Những điều cần lưu ý

– Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn : từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng tróng đời sống, đến luận bàn những vấn đề chính trị, chính sách ; từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tự tưởng, triết lí…

– Trong phạm vi tập làm văn ở nhà trường THCS, học sinh lớp 9 chỉ cần nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Hình thức nghị luận thứ nhất là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Vốn sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày : một vụ cãi lộn, đánh nhau ; một vụ đụng xe dọc đường ; một việc quay cóp khi làm bài ; một hiện tượng nhổ bậy, nói tục ; thói ăn vặt xả rác, trẻ em hút thuốc lá, đam mê chơi trò chơi điện tử, bê trễ học tập ; hiện tượng nói dối… Các sự việc, hiện tượng như thế, học sinh nhìn thấy hằng ngày ở xung quanh, nhưng ít khi các em có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá chung về các mặt : đúng, sai, lợi, hại, tốt, xấu…

Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống giúp em có thói quen suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng bình thường diễn ra xung quanh các em ; mặt khác, từ những suy nghĩ đó mà tập viết những bài văn nghị luận ngắn, nêu tư tưởng, quan niệm, đánh giá đúng đắn của mình.

Một hình thức nghị luận xã hội như vậy là phù hợp với kinh nghiệm lứa tuổi và trình độ suy luận của học sinh.

– Làm bài văn nghị luận, hình thức nghị luận đòi hỏi các em trình bày rõ sự việc, hiện tượng, các biểu hiện và vấn đề của nó, đồng thời vừa phải nêu được các luận điểm đúng đận.

– Các em có thể luyện tập dần : tập viết đoạn văn ngắn, khi thông thạo sẽ viết bài văn dài.

1. Ghi nhớ

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

– Yêu cầu nội dung của kiểu bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề ; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó ; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

– Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rỗ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp ; lời văn chính xác, sống động.

2. Bài tập

Bài số 7. Một nhóm các bạn HS giỏi đã sưu tầm một số sự việc, hiện tượng được liệt kê dưới đây, em chọn sự việc, hiện tượng để viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng diễn ra ở xã hội. Cho biết vì sao em chọn sự việc, hiện tượng ấy.

1. Tháng 3 – 1994 cậu bé Nguyễn Thanh Tùng, 9 tuổi (ở Ngọc Hà – Hà Nội), bị điện giật, toàn thân bỏng nặng. Các bác sĩ xác định : bỏng trên 80%, nửa đầu bên phải bỏng nặng, chân phải bị bỏng ảnh hưởng dây thần kinh và gân, em phải cắt bỏ đôi tay của mình. Tại Bệnh viện 103, Tùng đã phải điều trị sáu tháng, thực hiện trên 20 lần phẫu thuật và truyền hàng chục lít máu… ở bệnh viện về, em nghỉ học hai năm, không ra khỏi nhà vì mặc cảm…

Với ý chí vươn lên, Tùng đã tập luyện để thích nghi dần với cuộc sống của mình. Em đã miệt mài tập viết bằng chân ba tháng liền. Năm 1996, em bắt đầu đi học lớp 3 trường Ngọc Hà và nay em đã là học sinh lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng, nhiều năm liền em đạt học sinh khá, giỏi, được mọi người . yêu mến. Tấm gương nghị lực của em đã được báo chí dưa tin. Em đã được một người Mĩ nhân hậu đưa sang Mĩ chữa bệnh miễn phí và hiện nay em lại được một gia đình người Mĩ – ông bà Dunean (đã có hai con trai) nhận Tùng làm con nuôi. Tương lai em sẽ sang Mĩ học đại học.

(Theo Thanh Phương, báo Phụ nữ Thủ đô, số 21, 2005)

2. Anh Nguyễn Ngọc Ký vì bệnh tật mà bị liệt tay. Anh không thể làm bất kì một việc gì bằng, đôi tay. Nhưng anh đã không gụ ngã. Anh đã tập làm mọi việc bằng đôi chân. Hiện anh Ký đã học xong đại họp và là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học.

3. Anh Hoa Xuân Tứ cũng bị cụt tay và dùng vai để viết chữ.

4. Anh Đỗ Trọng Khơi cũng bị bại liệt, nhưng anh đã tự học hành và trở, thành một nhà thơ nổi tiếng.

5. Đặc biệt là anh Trần Văn Thước. Lúc sinh ra, anh cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng anh đã gặp tai nạn. Anh bị liệt toàn thân nhưng anh đã tự học để trở thành một nhà văn. Giờ đây danh tiếng của anh đã được nhiều người biết.

6. Có thể chọn một trong các hiện tượng, sự việc sau thường thấy ở học sinh THCS để viết thành bài văn nghị luận : không giữ lời hứa, sai hẹn ; nói tục, chửi bậy ; đua đòi, chơi lêu lổng, lười biếng, chỉ học tủ ; quay cóp trong giờ kiểm tra ; đi học muộn giờ ; hay có thói ỷ lại vào bạn bè và những người xung quanh…

Bài số 8

a) Hãy viết dàn ý của bài nghị luận trên cơ sở chọn một hiện tượng, sự việc được nêu ở Bài số 7.

b) Chọn một ý trong dàn ý phần Thân bài vừa lập ở trên để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh (từ 12 đến 15 câu).

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận