Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống

VI – CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Những điều cần lưu ý

– Đối với cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần lưu ý hai điểm :

+ Một là : hình dung cho rõ sự việc, hiện tượng cần nghị luận. Người viết bài cần nêu được sự việc, hiện tượng cần nghị luận ; gọi tên nó ra, kể các biểu hiện của nó, mức độ phổ biến của nó đến đâu. Việc gọi tên hiện tượng, sự việc đòi hỏi phải có năng lực khái quát nhất định. Tên gọi có thể trở thành nhan đề của bài viết.

+ Hai là : phân tích, đánh giá tính chất tốt, xấu, lợi, hại, hay, dở của sự việc, hiện tượng ; chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng đó và bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

– Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có mấy điểm cần lưu ý :

+ Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.

+ Có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý phê bình, nhắc nhở.

+ Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng.

+ Có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên. Người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.

+ Mệnh lệnh trong đề thường là : “nêu suy nghĩ cửa mình”, “nêu nhận xét, suy nghĩ của mình”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ”…

– Nói về cách làm kiểu bài này, có hai kĩ năng cần rèn  : một    là tìm hiểu các dạng đề, hai là tìm hiểu cách làm bài.

1. Ghi nhớ

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa bài sau khi viết:

– Dàn bài chung :

+ Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Thân bài : Liền hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

– Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích nhận định, đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

2. Bài tập

Bài số 9. Cho bài nghị luận sau :

““Đi lễ chùa mà không bớt cay nghiệt” – Đó là lời nhấn xét về mẹ mình của một cậu con trai. Anh ta không hiểu được tại sao mẹ mình chăm đi lễ chùa, đền, miếu mà vẫn chửi chồng, mắng con, rủa cháu. Thì ra, nhiều người chăm đi lễ, cứ mồm nói thành thói quen : “A di đà Phật” hay “lạy Phật”, “lạy Thánh”, nhưng cũng chẳng biết mình theo đạo gì, lí thuyết của đạo ấy ra sao, mục đích chân chính của .việc đi lễ là gì… Cứ thấy thiên hạ đi lễ thì đi theo. Cũng sắm sửa đồ lễ, vàng, hương đặt lên ban thờ tai các nơi đến lễ, rồi khấn vái, xin các ngài linh thiêng phù hộ cho tất cả những gì mình cần, trừ cho tất cả những tai ương, hoạn nạn. Thậm chí có người còn cầu trừ khử đối thù cạnh tranh với mình, mong cho hàng xóm “đáng ghét” khốn đốn, làm cho những người cầm cân nảy mực pháp luật như câm, như điếc, không tìm ra những điều sai trái, ăn gian, làm dối, thất đức mà mình gây ra. Họ tin vào những lời cầu xin dẻo mồm, vần vèo, khẩn khoản, thể hiện tấm lòng thành kính với số đồ lễ thịnh soạn được đặt lên bàn thờ là các Ngài sẽ “chuẩn y” tất cả, phù hộ cho họ đạt được mọi ý muốn, dù là ngang ngược, sai trái. Họ lại còn tin đi lễ là trút xong mọi tội lỗi đã gây ra trước đó, để lễ xong ra về, tội lỗi sạch trong như người được tắm rửa sạch sẽ, không còn ăn năn, hối lỗi, áy náy gì, để rồi lại sẵn sàng mắc các tội mới, hi vọng lần sau đi lễ lại được các Ngài tha cho hết. Thật sai lầm ! Đạo nào cũng vậy. Đức Phật, Chúa Giê-su, Thánh A-la, đến Mẫu Liễu Hạnh hoặc các vị anh hùng dân tộc được tôn vinh ở các đền, miếu, nhà thờ, đều có chung mục đích : làm cho con người sống tốt hơn với mình, với người, cho gia đình và cộng đồng xã hội được hạnh phúc, lành mạnh hơn. Tự do tín ngưỡng tức là được quyền tự do tin vào bất cứ đạo giáo nào, bất kể có thực hay không. Nhưng trên tất cả mọi tín ngưỡng, mọi người đều phải lo trọn đạo làm Người, tu nhân tích đức để càng đi lễ, càng hiểu về Phật, Thánh, Mẫu thì sống càng tốt hơn, nhân hậu hơn, thật thà hơn. Đi lễ là tìm về chốn linh thiêng, tu dưỡng tâm hồn thuần khiết, để làm một người chân thực, nhân từ ; làm một người tốt trong gia đình và xã hội. Còn đi lễ mà đáo để hơn thì chỉ là mê tín, nhảm nhí, lấy việc đi lễ để tiêu tiền bạc như một thú chơi của người kém hiểu biết, vừa “ru ngủ” mình một cách u mê rằng : đã trút được mọi tội lỗi. Họ mong thoả mãn sĩ diện với bạn bè, mình là người giàu sang, được các thầy cúng, cô đồng thay mặt Thần, Thánh, Phật, Mẫu ưu ái, che chở, phù hộ… Mê tín dị đoan là mặt tiêu cực của xã hội, hoàn toàn khác với niềm tin có hiểu biết về tôn giáo, về Đức Phật, Đức Thánh, về Mẫu và các vị anh hùng được suy tôn là Thần”.

(Theo Thu Vân, báo Phụ nữ Thủ đô, số 21, 2005)

a) Xác định bố cục của bài nghị luận, bởi người viết do nhầm lẫn đã viết liền một mạch. Dựa trên cơ sở nào mà phân chia bố cục như vậy ?

b) Cho biết sự việc, hiện tượng nào trong đời sống được văn bản trên bàn đến.

c) Phần Thân bài của văn bản, người viết đã phân tích thành mấy luận điểm, theo trình tự như thế nào ?

d) Phần Kết bài có kết luận để khẳng định vấn đề qua sự việc, hiện tượng là thế nào không ? Người đọc có nhận ra lời khuyên không ?

Bài số 10. Cho đề văn sau

Hãy bàn luận về vấn đề được nêu ra trong câu ca :

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

a) Tìm hiểu đề văn.

b) Lập dàn ý cho đề văn.

c) Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Bài số 11. Cho bốn đề văn sau :

Đề 1 : Hãy trình bày và nêu suy nghĩ của em về một tấm sương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi mà em biết.

Đề 2 : Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi, mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

Đề 3 : Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã gieo rắc xuống các cánh đồng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em dưới 15 tuổi chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện đó.

Đề 4 : Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận  xét, suy  nghĩ của em về can người và thái độ học tập của nhân vật.

“Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa.  Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đứng; nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.

Một hôm, Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo :

– Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ ?

– Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.

Năm ấy,  Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi không bổ dụng.

Một thời gian sau, vua có lệnh cho gọi Nguyễn Hiền về triều, Nguyễn Hiền bảo :

– Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao ? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức.

Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh”

(Theo Cửu Thọ, Một trăm gương tốt thiếu nhi Việt Nam)

a) Bốn đề văn trên có điểm gì giống nhau ? Hãy chỉ ra những điểm giống nhau đó.

b) Mỗi em tự suy nghĩ để có một đề bài tương tự.

c) Em có nhận xét gì về đặc điểm các đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Chương trình địa phương tập làm văn – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận