12 Câu Hỏi Nghị Luận Về Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu

Đang tải...

Bài viết cung cấp các câu hỏi đọc hiểu giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập và củng cố kiến thức văn bản Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu để chuẩn bị tốt cho bài thi vào lớp 10.

ĐỒNG CHÍ

Chính Hữu

                                                                  Quê hương anh nước mặn, đồng chua
                                                                  Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
                                                                  Anh với tôi đôi người xa lạ
                                                                  Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
                                                                  Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
                                                                  Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
                                                                  Đồng chí!
                                                                  Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
                                                                  Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
                                                                  Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
                                                                  Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
                                                                  Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.
                                                                  Áo anh rách vai
                                                                  Quần tôi có vài mảnh vá
                                                                  Miệng cười buốt giá
                                                                  Chân không giày
                                                                  Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
                                                                  Đêm nay rừng hoang sương muối
                                                                  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                                                                  Đầu súng trăng treo.

Câu 1: Viết đoạn văn T_P_H  bình cái hay của dòng thơ thứ 7.

Câu 2: Chứng minh 3 câu cuối của bài thơ là biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp.

– Nhiệm vụ hiểm nguy, sinh tử “chờ giặc tới”: đặc trưng của đời lính. Trước sự khốc liệt cuộc chiến, trước ranh giới giữa sống và chết, con người càng siết lại gần nhau, bên nhau, tình đồng chí càng thắm đượm, thiêng liêng.

– Họ chủ động đón giặc như chủ động với lí tưởng đời mình, chủ động với cuộc sống

– Họ cùng với nhau tạo thành bức trường thành của tình chí, đồng đội “đứng cạnh bên nhau”. 1 câu thơ 6 chữ mà có tới 4 chữ nói về sự kề vai sát cánh. Dáng đứng ấy là hiện thân sức mạnh của sự đoàn kết, hàng ngũ ấy là đội quân Việt Nam đông đảo và kiên cường.

– Tình đồng chí càng nổi bật trên nền không gian núi rừng khắc nghiệt. Cái dữ dội của thiên nhiên càng khiến họ xích lại gần nhau. Ngoại cảnh càng lạnh giá cắt buốt, thì tình người càng ấm nóng. (phân tích ngoại cảnh)

– Đầu súng trăng treo

+ Hình ảnh thực

+Những hình ảnh biểu tượng (phân tích)

– Hình ảnh kết tinh vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội nhất: họ là những con người vừa kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, vừa lãng mạn tinh tế trong xúc cảm, vừa thi sĩ vừa chiến sĩ, vừa sẵn sàng chờ giặc trong sinh tử vừa khát vọng hòa bình và lạc quan tương lai….

– Những nét đẹp ấy chỉ có thể có mặt ở những đội quân chính nghĩa, đại diện cho hồn thiêng 1 dân tộc hơn 4000 năm hào hùng, kế thừa truyền thống cha ông, hào khí Đông A, và tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Câu 3:

          Câu thơ “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí ban đầu được tác giả viết: “Đầu súng mảnh trăng treo“. Theo em, vì sao nhà thơ lại bỏ đi từ “mảnh“? Phân tích ngắn gọn cái hay của câu thơ “Đầu súng trăng treo“.

Gợi ý:

– Tác giả bỏ từ “mảnh” vì:  từ này gợi sự mong manh, cô độc, câu thơ lại thêm kéo dài, không tạo sự hài hoà về mặt ngữ âm. Trăng sáng, đẹp thường phải là trăng tròn nêm từ “mảnh” đã được tác giả bỏ đi. (1 điểm)

– Câu thơ có bốn chữ tạo nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim đồng chí. Bốn chữ tạo sự đối xứng và cách ngắt nhịp 2/3 phổ biến của tính cặp đôi. Trái tim chan chứa yêu thương mà họ cảm nhận được của nhau. Câu thơ còn gợi trăng với người lính như những người bạn trong những đêm chiến đấu. Câu thơ đặc sắc, vừa thực vừa mộng, vừa nói được cái cụ thể, vừa gợi được cái vô cùng: súng và trăng; cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng là biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí, của khát vọng hoà bình. (1 điểm)

Câu 4: Viết đoạn văn quy nạp nêu vẻ đẹp của những người lính chống Pháp trong bài thơ “Đồng chí”

Là những người lính vệ quốc quân trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

– Lí tưởng sống cao đẹp, ý chí chiến đấu

– Xuất thân từ những miền quê lam lũ

– Họ gác lại những gì quý giá, thân thiết nơi quê nhà để đi chiến đấu nhưng vẫn nặng lòng với làng quê thân yêu

– Tình đồng đội gắn bó, thắm thiết trải qua những gian lao đời lính

+ chia sẻ gian lao

+ thấu hiểu tâm tình

+ đoàn kết vượt qua mọi hiểm nguy.

– Tư thế chủ động, hiên ngang, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc

– Niềm lạc quan, tin tưởng ở tương lai hòa bình, ở chiến thắng

Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Giải thích:

+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên, là lứa tuổi được học hành, trạng bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc và đời và làm chủ xã hội tương lai

+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triền. 1 trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập

* Vì sao tuổi trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước:

+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ xây dựng đất nước sau này

+ Vốn tri thức học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng và cơ bản để tiếp tục học cao học rộng và đem la thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.

+ 1 thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có 1 lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.

+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn sánh vài với các cường quốc 5 châu thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập tu dưỡng thời trẻ

* Thực tế đã chứng minh: việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước

Những người có sự chăm chỉ học tập rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:

+ Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi… từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn

+ Ngày nay: Hồ Chí Minh, Lương Định Của, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa… góp góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Từ xưa tới nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khổ, hy sinh….

+ Trong chiến tranh

+ Trong thời bình

Các thế hệ HSSV ngày nay ra sức luyện tài, gặt hái nhiều thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học, làm tiền đề xây dựng đất nước tương lai

* Làm thế nào để phát huy được vai trò tuổi trẻ:

Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho thế hệ trẻ

Nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ toàn diện: tài, đức, kỹ năng sống

Mỗi người trẻ cần ý thức trách nhiệm của bản thân, rèn luyện để xây dựng quê hương đất nước

* Liên hệ bản thân

Câu 6: Từ hình ảnh người lính lái xe ( những cô gái TNXP/ Anh thanh niên) và những hiểu biết về xã hội, nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống.

Viết bài Nghị luận ko quá 1 trang giấy thi

1/ Giải thích:
– Giải thích lí tưởng là gì (là những ước mở, hoài bão, khát vọng sống trong cuộc đời).

2/ Phân tích biểu hiện

Trong tác phẩm:

Ví dụ: Những người lính lái xe có lí tưởng sống cao đẹp là vì miền Nam phía trước, vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Họ đã sống, chiến đấu trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy, đối diện bom đạn cái chết để thực hiện lí tưởng. Đó là lí tưởng cao đẹp, đáng ngưỡng mộ.

Trong thực tế:Lí tưởng sống có thể là những điều bình dị gần gũi có thể là những ước mơ khát vọng cao cả.

 3/ Vai trò của lí tưởng:

+ Không có lí tưởng thì không có phương hướng
Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể
Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
 Không có lẽ sống mà người ta mơ ước

+ Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống
Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa
Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.
Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi (chứng minh)

4/ Phê phán những người sống không có lí tưởng

* Lí tưởng của thanh niên ta ngày nay là gì (Phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí)

5/ Làm thế nào để sống có lí tưởng

Điều quan trọng là lí tưởng phải được thực hiện bằng hành động cụ thể và không được viển vông, xa rời thực tế

6/ Liên hệ

Câu 7: Nêu quan điểm của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết?

* Giải thích: Đoàn kết là kết thành 1 khối thống nhất cùng nhau hoạt động vì 1 mục đích chung. Đó là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

* Bàn luận:

– Đoàn kết là một nhân tố hết sức cần thiết để dẫn đến sự thành công. Xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực thì tinh thần đoàn kết lại càng phải được giữ vững và phát huy. Đoàn kết không chỉ mang lại cho ta những kết quả tốt đẹp mà nó cũng đã trở thành sợi dây vô hình liên kết con người lại gần với nhau hơn, từ đó tạo nên những mỗi quan hệ xã hội tốt đẹp.

– Trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân đã góp phần đem lại hòa bình và xây dựng được những công trình to lớn cho đất nước (nêu dẫn chứng).

– Phê phán: Đoàn kết với mọi người hay không là do chính ý thức của mỗi cá nhân. Phải đoàn kết thì chúng ta mới có thể tồn tại và phát triển. Nhưng đoàn kết cũng không có nghĩa là giúp người khác làm việc xấu hay che giấu những lỗi lầm của bạn. Mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ về đoàn kết bởi vì nó chỉ mang lại một kết quả tốt đẹp khi ta có mục đích đúng đắn. Nhận thức sai lầm về tình đoàn kết sẽ hại người và đôi khi ta cũng đã vô tình hại chính bản thân.

* Bài học nhận thức và hành động: Là một học sinh, chúng ta cần rèn luyện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau một cách đúng đắn trong học tập. Ngoài ra, mỗi người học sinh hãy tuyên truyền cho những người thân trong gia đình cũng như mọi người về tinh thần đoàn kết. Về phía nhà trường và các bậc phụ huynh, mỗi thầy cô và mỗi cha mẹ hãy giáo dục cho con em mình tình đoàn kết ngay từ lúc bé để sau này mỗi mầm xanh của đất nước sẽ nảy mầm và hình thành được một nhân cách tốt đẹp.

Câu 8:Tại sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là đồng chí”

Tên 1 tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến

Là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ những năm sau cách mạng

Là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người trong thời đại mới.

Câu 9:

Câu thơ “Quê hương anh nước mặn đồng chua… sỏi đá”.   

–> nói quá. Chỉ những vùng đất rất xấu, khó canh tác. Cuộc sống người dân muôn khó nhọc

–> Nhấn mạnh cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, sự đồng cảnh xích lại gần nhau

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? –> Hoán dụ mang tính nhân hóa: tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính với quê nhà.

– Hình ảnh vừa được sử dụng như 1 phép hoán dụ (giếng nước gốc đa biểu hiện cho làng quê Việt Nam – quê hương của những người lính, hoặc chỉ những người thân ở lại nơi quê nhà của người lính), vừa sử dụng như 1 phép nhân hóa (giếng nước gốc đa biết nhớ người ra lính)

–> giúp người lính diễn tả được 1 cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình.

– “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính người ra lính khôn nguôi nỗi nhớ quê hương và tạo cho giếng nước gốc đa 1 tâm hồn? Giữa người chiến sĩ và quê hương có 1 mối giao cảm sâu sắc, đậm đà.

– Nói lên tình cảm bình dị hồn nhiên và rất thật của người chiến sĩ, đó là lòng yêu Tổ quốc, yêu từ những gì bình dị thân quen nhất.

Câu 10: Cách sử dụng đại từ trong bài thơ có gì đặc biệt?

– Cặp đại từ xuyên suốt bài thơ “anh và tôi”, luôn sóng đôi, sánh cặp với nhau. Thể hiện sự gắn kết giữa những người lính.

Câu 11: So sánh hình ảnh người lính trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cách 1: Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:

* Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

* Khác nhau: 
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. 

Cách 2: So sánh song hành trên mọi bình diện của hai đối tượng.

a. Hoàn cảnh sáng tác:
– “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969, giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra khốc liệt nhất.

Hình ảnh người lính, dù ở tác phẩm nào cũng đều là hình ảnh của một Việt Nam anh hùng.

b. Xuất thân của những người lính:
– Người lính trong bài “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, đến từ những miền quê lam lũ “nước mặn đồng chua”, ”đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người lính “không chuyên”, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu.
– Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

c. Tư thế của những người lính: Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên với tư thế hiên ngang, bất khuất.
– Trong bài “Đồng chí”, người lính hiện lên trong tư thế “Súng bên súng đầu sát bên đâu”… “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù.
– Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính hiện lên trong tư thế “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Đó là tư thế bình thản, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh.

d. Phẩm chất của những người lính:
– Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời:
+ Người lính trong bài “Đồng chí” ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở – nơi có “giếng nước gốc đa”, “gian nhà không” và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài “Đồng chí”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng – Thấy con đường chạy thẳng vào tim”… Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim mỗi người chiến sĩ.
– Tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách:
+ Trong bài “Đồng chí”, người lính phải đối mặt với những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác…
+ Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, người lính phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ khi ngồi sau vô lăng của những chiếc xe không kính.
+ Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan, phơi phới… 
– Tinh thần đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau:
+ Đây là chủ đề xuyên suốt bài thơ “Đồng chí”.
+ Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng đã thể hiện được một cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của những người lính lái xe Trường Sơn.
– Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính trong cả hai bài thơ.

Câu 12: Từ hình ảnh những người lính trong bài thơ, nêu suy nghĩ của em về tình bạn đẹp.

Bước 1: Giải Thích.

– Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng,… là tình cảm mà chúng ta cần phải có trong cuộc sống

– Biểu hiện:

+Trong tác phẩm: Tình bạn đẹp trong bài thơ “Đồng chí”/ hoặc BTVTĐXKK/ NSXXX/ CLN: những người bạn, những người đồng đội chung hoàn cảnh xuất thân, chung lí tưởng, chung nỗi niềm, sẻ chia cùng nhau, cùng nhau vượt qua mọi gian nan đời lính… Tình bạn kết tinh cao đẹp thành tình đồng chí.

+Trong thực tế: Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó, yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình bạn đẹp  trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và chân thành, tin cậy nhau.

Bước 2: Bình.

– Vai trò, ý nghĩa của tình bạn đẹp trong cuộc sống:

+ Có tình bạn đẹp thì có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn vì người bạn tốt sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp ta có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn gian khổ hay lúc buồn đau.

+ Có tình bạn đẹp giúp ta học hỏi điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân mình. Có thể kể đến những tình bạn đẹp của Lưu Bình và Dương Lễ, Bá Nha và Tử Kì, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê,…

– Suy ngẫm về tình bạn chưa đẹp:

+ Dân gian có câu “Giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng cũng có câu “Tin bạn mất bò” bởi lẽ có nhiều người tưởng như là bạn nhưng thật ra lại lợi dụng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân. Vì thế phải suy nghĩ cẩn thận để chọn người bạn tốt để tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn Hoặc cũng có những người hiểu sai về tình bạn, bao che nhau làm những điều không đúng, không khuyên bạn khi bạn sai trái vì sợ mất lòng….

Bước 3: Luận.

– Người xưa nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” có ý khuyên ta phải chọn bạn mà chơi bởi bạn xấu sẽ gây ảnh hưởng đến ta về những thói hư tật xấu. Tình bạn trong sáng hồn nhiên thuở học đường là đẹp nhất. Vì thế khi còn là học sinh, hãy xây dựng cho mình những tình bạn đẹp đẽ để động viên, giúp đỡ, sẻ chia nhau trong học tập lẫn cuộc sống.

– Để giữ gìn tình bạn phải sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau. Nhưng bảo vệ không có nghĩa là bao che cái xấu mà phải thẳng thắn khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.

– Có được tình bạn đẹp đã khó mà giữ gìn tình bạn lại càng khó hơn. Vì thế để tình bạn luôn đẹp, mỗi người phải luôn vị tha lẫn nhau để ngọn lửa tình bạn bập bùng cháy mãi.

* Liên hệ thực tế bản thân

>> Xem thêm: Phân Tích Nội Dung Văn Bản Đồng Chí Của Chính Hữu

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận