Kinh Nghiệm Khi Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo bài viết chia sẻ 9 kinh nghiệm hữu ích khi bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn dành cho giáo viên. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây:

KINH NGHIỆM KHI BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN

1. Khi bồi dưỡng, giáo viên đừng quá nặng nề lí thuyết vì thực tế lí thuyết các em đã được học trên lớp mà thay vào đó là dùng các đề thi để củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức.

2. Sau mỗi buổi bồi dưỡng, giáo viên cho các em vài đề để các em về nhà lập dàn ý, đến buổi thứ 2 giáo viên kiểm tra, chữa đề và nhận xét. Buổi tiếp theo cũng tương tự, chúng ta dạy cuốn chiếu, đề nào dễ có thể chỉ cho học sinh làm trước chứ không cần dạy kĩ.

3. Yêu cầu các em nhớ dàn ý siêu ngắn gọn, tức là mỗi đề (đề tự luận 10 điểm) giáo viên yêu cầu các em chỉ được làm trong 20 đến 30 chữ là tối đa. Từ 20 chữ này giáo viên tiếp tục yêu cầu các em triển khai thành dàn ý chi tiết.

Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì học sinh chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau:

+ Giải thích

+ Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc

+ Ánh sáng của lòng cảm thông, chia sẻ

+ Ánh sáng của tình thương yêu

+ Ánh sáng của lòng tự trọng

+ Đặc sắc về nghệ thuật

⇒ Đây là dàn ý siêu ngắn gọn

4. Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ, giáo viên phải cho học sinh thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa kĩ để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí. Thực tế học sinh chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là cái bẩy của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút. Câu nghị luận xã hội 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận văn học là 60 đến 65 phút.

5. Các bài kiểm tra định kì trên lớp giáo viên cho học sinh giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho học sinh làm câu nghị luận văn học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xã hội để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian.

6. Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với học sinh nói chung và đội tuyển nói riêng. Động viên các em về điểm, 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì học sinh đi học lấy điểm thôi.

7. Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với học sinh giỏi cũng phải khác với học sinh bình thường. Ví dụ: giáo viên có thể hỏi câu “lên lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận xã hội…

8. Tóm lại: Bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba dòng thật khó mà hết. Nếu ai có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi.

9. Chúc các bạn thành công.

>> Xem thêm: Bàn Về Kết Truyện Của Tác Phẩm Lão Hạc (Nam Cao)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận