Phân Tích Nội Dung Văn Bản Đồng Chí Của Chính Hữu

Đang tải...

Bài viết cung cấp kiến thức cơ bản về bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu gồm: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục và phân tích nội dung của tác phẩm. 

ĐỒNG CHÍ

Chính Hữu

                                                                  Quê hương anh nước mặn, đồng chua
                                                                  Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
                                                                  Anh với tôi đôi người xa lạ
                                                                  Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
                                                                  Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
                                                                  Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
                                                                  Đồng chí!
                                                                  Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
                                                                  Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
                                                                  Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
                                                                  Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
                                                                  Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.
                                                                  Áo anh rách vai
                                                                  Quần tôi có vài mảnh vá
                                                                  Miệng cười buốt giá
                                                                  Chân không giày
                                                                  Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
                                                                  Đêm nay rừng hoang sương muối
                                                                  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                                                                  Đầu súng trăng treo.

A. NỘI DUNG VĂN BẢN:

1. Bản câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng

         – Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó:

         + Thành ngữ, từ ngữ gợi tả mang tính sóng đôi: những vùng quê nghèo khó, “nước mặn, đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, “đất cày lên sỏi đá” là nơi đồi núi trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai – mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân từ nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng. Từ sự đồng cảnh khiến họ xích lại gần nhau hơn và dễ dàng tìm được tiếng nói chung.

         Bình: “Nước mặn đồng chua” có lẽ miền biển, “đất cày sỏi đá” có lẽ miền núi. Tác giả không định mà nói nhưng đã nói được tính toàn dân của cuộc kháng chiến. Hai miền đất nhiều khác biệt nhưng lại giống nhau ở cái nghèo.

–> những người nông dân mặc áo lính

        Biện pháp hoán dụ, nói quá, liệt kê, thành ngữ “nước mặn đồng chua”, “đất cày sỏi đá”, –> Những câu thơ mộc mạc tự nhiên như lời thăm hỏi quen thuộc “quê quán, cửa nhà”… là những điều “Đầu câu chuyện” của người bình dân Việt Nam. Thật dễ cởi mở và thân thiết khi cùng 1 cảnh ngộ, họ hiểu nhau thương nhau tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn lâu đời giữa những người lao động.

         Chính Hữu: “Tôi không phải nông dân và quê hương tôi không phải trong cảnh nước mặn đồng chua hoặc đất cày sỏi đá. Cái tôi trong bài thơ có những chi tiết không phải là tôi mà là của bạn, nhưng về cơ bản thì là của tôi”.

         Liên hệ:

”Thằng giặc Tây, thằng chúa đất

Đứa đè cổ, đứa lột da

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta“

(Nguyễn Đình Thi)

         + Xưng hô thân mật, gần gũi “tôi” – “anh”

         “Anh” – “tôi” lúc đầu còn đứng riêng mỗi dòng thơ, sau “anh” – “tôi” trên cùng 1 dòng thơ –> người lính gần nhau hơn

         – Sự tương đồng về nhiệm vụ chiến đấu, lý tưởng bảo vệ Tổ quốc

         + Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn, “với”: quan hệ từ kết nối.

         + “Tự phương trời”: họ về đây, tụ hợp không phải do cái nghèo xô đẩy mà là để cùng đứng trong đội ngũ bảo vệ đất nước. Tuy chẳng quen nhau nhưng cùng nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí – tình cảm không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí, lẫn ý tưởng và mục đích cao cả: Chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.

         +“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

         Chiến đấu                                lí tưởng

–> điệp từ súng, bên. Đã “bên” lại còn “sát”, hình ảnh sóng đôi

         Hai chữ “bên”, “sát” xóa đi mọi khoảng cách. Nhiệm vụ quân sự xóa được khoảng cách không gian, tâm sự mới xóa được khoảng cách tình cảm. Từ “bên” bật lên như 1 tiếng reo vỡ lẽ, bất ngờ, chiêm nghiệm.

         Ẩn dụ: súng bên súng –> cuộc chiến đấu

         đầu sát bên đầu –> chí hướng, lí tưởng

–> Câu thơ ngắn, sử dụng phép đối, chia ra làm 2 vế sóng đôi với nhau thể hiện sự sát cánh bên nhau

         – Cùng chia sẻ gian lao đời lính:

         + Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thất với nhau. Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

         Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét mà gợi cảm giác ấm cúng của tình đồng đội

         Lê Kim:

“Ba thằng quặp chặt, gió lùa vào đâu

Nửa đêm sương gội mái đầu

Chòi cao phần phật mấy tàu chuối khô”

         + Cả 7 câu thơ có duy nhất từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: Chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

         + Các hình ảnh thơ đối ứng sóng đôi “anh-tôi”, “súng-súng”, “đầu-đầu” gợi tả sự đồng hành, đồng cam cộng khổ, đồng chí đồng lòng của những người lính

         + Nhìn lại cả 7 câu thơ đầu những từ ngữ nói về người lính: đầu tiên là “anh” và “tôi” trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi mới gặp gỡ, dường như vẫn là hai thế giới riêng biệt. Rồi “anh”“tôi” trong cùng một dòng, đến “đôi người” nhưng là “đôi người xa lạ” và rồi đã biến thành đôi tri kỉ – một tình bạn keo sơn, gắn bó. Và cao hơn nữa là đồng chí. Như vậy từ rời rạc, riêng lẻ, hai người đã dần nhập thành chung, thành một, khó tách rời.

–> Tại sao những khó khăn lại được đưa về sau mà không phải ở trước? Những người lính lạc quan, coi thường gian khổ. Họ dùng sự gắn bó, tương đồng lẫn nhau để trở thành động lực vượt qua khó khăn.

         Liên hệ: Cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn thiếu thốn, đêm miền Bắc rét mướt, cắt da cắt thịt. Khi tấm chăn đắp lại, tâm tình mở ra, họ kể cho nhau nghe tất cả mọi chuyện, họ hiểu nhau hơn. Từ cái thân, cái gần, cái hiểu, họ thành những đôi bạn tri kỉ. “Tri kỉ”: hiểu bạn như hiểu mình –> sự phát triển tình cảm giữa những người lính

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

(Tố Hữu)

         Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa

(Nhớ – Hồng Nguyên)

         – Dòng thơ đặc biệt “Đồng chí”: Tình cảm giữa những người lính được đẩy lên cao nhất. Từ tình người, tình đời (tri kỉ), thành tình đồng chí – kết tinh mọi tình cảm, cảm xúc                        

Ý NGHĨA CỦA DÒNG THƠ “ĐỒNG CHÍ”

         – Cũng đồng thời là nhan đề, biểu hiện chủ đề của bài thơ, “nhãn tự”

         – “Đồng”: thể hiện sự gắn kết giữa 2 con người, 2 trái tim, 2 tâm hồn. “Đồng chí” không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan cảm xúc.

        – Cấu trúc câu đặc biệt: nốt nhấn, điểm chốt, điểm tựa. 

         – Vang lên như 1 phát hiện, 1 lời khẳng định: những con người ra đi từ miền quê nghèo khó, cùng nhau tụ hợp trong hàng ngũ cách mạng, cùng nhau chiến đấu, chia sẻ gian lao là những người đồng chí.

         – Khép lại ý thơ đoạn trên, mở ra ý thơ đoạn dưới. Câu thơ ngắn như 1 dấu gạch nối gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ 2, như một chiếc bản lề nối hai cách cửa cảm xúc: Nguồn gốc của tình đồng chí và những biểu hiện đẹp đẽ, sâu nặng của tình cảm thiêng liêng ấy.

         – Thể hiện 1 tình cảm cách mạng mới mẻ nhưng vô cùng thiêng liêng, sâu sắc

         – Là tiếng gọi nhau thiết tha, thiêng liêng cất lên từ trái tim những người cùng chí hướng, tiếng gọi được khai sinh từ cuộc kháng chiến chống Pháp, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng

         Trước đó, các anh bộ đội không gọi nhau đồng chí. Giờ đây, chỉ 1 tiếng gọi 2 tiếng đồng chí thì giữa họ đã có biết bao yêu thương, gần gũi chia sẻ. Chính từ đồng chí được đưa vào tạo nên 1 câu thơ kết tinh nhất phong cách Chính Hữu: nói ít mà cô đọng nhiều.

         Đồng chí = đồng cảnh + đồng ngũ (cùng tập hợp dưới ngọn cờ Đảng) + đồng đội (cùng đơn vị, chiến hào) + tri kỉ

         – Đồng chí: không gợi về chính trị mà diễn đạt bằng tình người.

2. Mười câu thơ tiếp theo: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

a. Những biểu hiện, vẻ đẹp của tình đồng chí:

         * Đồng chí là những người cảm thông tâm tư và hiểu thấu nỗi lòng nhau: Bạn mình đi lính để lại vợ con, ruộng vườn nơi quê nhà.

         + Những hình ảnh giản dị quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam “ruộng nương, gian nhà,….” có lẽ những người lính đang rất nhớ mảnh đất chôn nhau cắt rốn, có những người thân, có những kỉ niệm đẹp đẽ từ thuở ấu thơ…

         Nhà cửa, ruộng nương là tài sản, là cơ nghiệp mà cả 1 đời tích góp mới làm nên được, vậy mà họ sẵn sàng rời bỏ để lên đường theo tiếng gọi non sông

        + “Mặc kệ”: từ tình thái, 2 thanh trắc làm trĩu nặng câu thơ, khẳng định chắc nịch, đanh thép, quyết đoán, người lính được trang bị lí tưởng cao đẹp, hiểu sâu sắc được ý nghĩa thiêng liêng của mình khi cầm súng lên đường chiến đấu.

–> thể hiện rõ thái độ dứt khoát khi lên đường, gửi lại sau lưng ruộng nương gian nhà – những tài sản quý giá, để lại những người thân yêu, những kỉ niệm gắn bó để cầm súng đánh giặc cứu nước + thể hiện ý chí quyết tâm gác bỏ tình riêng vì nghĩa lớn

         Nhưng sâu thẳm trái tim họ vẫn là nỗi nhớ gia đình, quê hương đau đáu, tha thiết

        + “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”: hình ảnh hoán dụ (giếng nước gốc đa hoán dụ cho quê hương và con người quê hương) và nhân hóa (nhớ) –> gợi nỗi nhớ đôi chiều giữa người ra đi và người ở lại, giữa hậu phương và tiền tuyến: nỗi niềm lưu luyến với quê hương, nỗi nhớ thương trong sâu thẳm tâm hồn những người lính ra đi vì nghĩa lớn + nỗi nhớ thương của quê hương, gia đình với người lính

         Bình: Quê nhà nhớ lắm những người ra đi, và người ra đi nhớ lắm những người ở lại. Ở 1 khía cạnh khác còn ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa. Bởi họ thường ngần ngại, ngượng ngập khi nói về tình yêu và tình yêu đôi lứa nép vào tình yêu quê hương, vừa tế nhị vừa khéo léo.

         – Chính tình yêu quê hương gia đình là động lực giúp người lính vững chắc tay súng.

–> Lòng yêu nước thiết tha, sẵn sàng hy sinh vì cuộc kháng chiến của dân tộc

         Đó là tình tri kỉ, hiểu bạn như hiểu mình và còn vì mình là người trong cuộc, người cùng cảnh ngộ. Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả một cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc. Câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi, biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ” thì quả đó là sự hi sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không dửng dưng vô tình. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, “Giếng nước”, “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ gợi về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Vậy là người lính đã chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ nhà và vượt lên trên nỗi nhớ.

         * Vẻ đẹp và sức mạnh giữa những người lính thể hiện ở sự cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn vô cùng của đời lính

         + Những thiếu thốn về quân trang được thể hiện qua những câu thơ sóng đôi, những hình ảnh thơ rất thật từ hiện thực “áo quần giày dép“ là những  quân trang tối cần thiết, nhưng họ vẫn vô cùng thiếu thốn

         Các câu thơ sóng đôi –> sự sát cánh của người lính ngay trước mọi khó khăn

         “Anh với tôi”: Nói về bạn trước khi nói về mình, “với” chứ không phải “và”, “với” mang sự gắn kết, là một.

         Liên hệ: nếu như “Chiếc quần nâu đã vá mụn giang hồ” (Yên Thao)- vá chiếc quần nâu dùng tới hình ảnh “mụn giang hồ” cho có chất thơ, thì chiếc áo vá, chiếc quần rách này vào thơ như 1 tiếng súng đoàng, giản dị mà sâu sắc đến giật mình.

         + Những cơn sốt rét rừng khủng khiếp gợi lên qua những vần thơ hàm xúc, những chi tiết chân thực cơn ớn lạnh, vừng trán ướt mồ hôi

         Căn bệnh phổ biến nguy hiểm mà bộ đội ta lại rất thiếu thốn thuốc men.

         “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”. Chính Hữu đã từng trải qua căn bệnh này, đã từng được đồng chí giúp đỡ.

         “Miệng cười”: 1 chi tiết biểu cảm, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, trong giá rét thiếu thốn vẫn cười, dù cho có thể là nụ cười tê tái trong giá rét nhưng vẫn là sức mạnh tinh thần để chiến thắng,

         “Miệng cười buốt giá”: câu thơ dồn nén cả tình và ý

         “Với”: nếu thay từ với thành từ sẽ thấy sự khác biệt, anh với tôi có sự cộng hưởng, có sự sẻ chia, có sự yêu thương nhau tới tận đáy lòng.

         + Những khắc nghiệt của thời tiết “buốt giá”

         – Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Họ đã nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật và những cơn sốt rét rừng ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

         – Hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao –> diễn tả sâu sắc sự gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh, giúp các anh vượt qua mọi thiếu thốn gian truân, cực nhọc của đời lính.

         “Áo anh rách vai
         Quần tôi có vài mảnh vá
         Miệng cười buốt giá
         Chân không giày”

         Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu). Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đã làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá.

         – Những câu thơ đối ứng, hình ảnh sóng đôi “anh – tôi”, “áo anh rách vai – quần tôi có vài mảnh vá”, “miệng cười buốt giá – chân không giày”: diễn tả những khó khăn thiếu thốn của bộ đội ta trong thời kì đầu kháng chiến chống pháp + đồng thời thể hiện tính chất “cặp đôi”, sát cánh kề vai của những người lính.

–> hoán dụ (giếng nước gốc đa), nhân hóa (nhớ), phép đối

         Tướng Marcel Bigeard – Cựu bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp viết:

         “Tôi đã thấy họ khởi đầu từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”

         * Vẻ đẹp, sức mạnh của tình đồng chí thể hiện qua sự gắn bó, tiếp sức cho nhau, làm nên sức mạnh phi thường để những người lính cách mạng hoàn thành nhiệm vụ

         – Sức mạnh từ tinh thần đoàn kết, chia sẻ giúp vượt lên những gian khổ nhọc nhằn đời lính “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: Chi tiết chọn lọc, giàu biểu cảm, hình ảnh cao nhất của sự sẻ chia thầm lặng đầy sức mạnh giữa những người lính, là sự thông cảm yêu thương đến tận cùng, xiết chặt để cùng đứng vững, cùng trụ lại trong gian khó. Xuất phát từ 1 hình ảnh trong thực tế, anh thương bạn tay cóng trong giá rét, cầm bàn tay bạn, truyền hơi ấm sang cho bạn, thật bất ngờ, đôi bàn tay truyền hơi ấm ấy lại trở thành bàn tay giao cảm, truyền cho nhau  sức mạnh và niềm tin, ý chí và nghị lực, tình yêu thương để vượt qua gian khổ cuộc kháng chiến.

         Chính Hữu: Tất cả những gian khổ của đời lính trong giai đoạn này thật khó kể hết, nhưng chúng tôi đã vượt lên được nhờ sự gắn bó, tiếp sức của đồng đội trong quân ngũ. Cho tới hôm nay, mỗi khi nghĩ đến tình đồng đội năm xưa, lòng tôi vẫn còn xúc động, bồi hồi….” (Nhà văn nói về tác phẩm – NXB văn học)

         Họ quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đlà một cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói. Và đó không phải là sự gắn bó bất chợt mà là sự gắn bó trường kì suốt cả mấy ngàn ngày kháng chiến. họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó với nhau trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu dày để đi tới chiều cao: Cùng sống chết cho lí tưởng. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên.

         Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.

         – Sức mạnh xua tan giá lạnh đêm đông, sưởi ấm người lính trong đêm sương muối ở chiến trường, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ

         – Sức mạnh từ tình đồng chí sẽ làm nên chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến.

3. Khổ thơ cuối: Tình đồng chí trong chiến đấu –> Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính.

         – Thời điểm bước vào trận chiến sinh tử: “Đêm nay”

         Bài thơ mang cấu trúc của dòng hồi tưởng, từ “đêm nay” gợi nhớ về ngày đầu gặp gỡ, về những tháng ngày gắn bó bên nhau.

         – Không gian: mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo giữa đêm tối mịt mùng

         – Bức tranh đêm đông rừng giá rét với 3 hình ảnh: khẩu súng, vầng trăng, người lính:

         + Phản ánh chân thực hiện thực khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Pháp

         + Hai chữ “cạnh”, “bên” thể hiện sức mạnh của tình đồng chí, đồng dội xua vợi giá lạnh đêm đông, sưởi ấm lòng người chiến sĩ để họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ thiếu thốn để chiến đấu.

         – Tư thế chiến đấu hiên ngang: “chờ giặc tới”

         “Chờ”: Tư thế chủ động, đối diện với giặc

         – Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí: “Đầu súng trăng treo”

         Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh quan sát được từ thực tế (người lính đứng phục kích giặc với cây súng trên vai, khuya trăng xuống núi như treo trên đầu súng), –> mang ý nghĩa biểu tượng đẹp về tâm hồn người lính ta cùng kẻ thù ôm cây súng, nhưng cây súng của ta là “đầu súng trăng treo”

         – Sự vận động của hình ảnh thơ: Đầu súng à trăng treo: từ gần đến xa, từ chiến tranh đến hòa bình, từ thực tại đến mơ ước, từ bóng tối đến ánh sáng, từ chiến sĩ đến thi sĩ.

         Nhịp thơ 2/2 gợi lên nhịp chung chiêng, lúc lắc của vầng trăng treo trên đầu súng

         “Đầu súng trăng treo”: câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, đẹp đẽ:

  • Thực: câu thơ gợi mở hình ảnh thực và rất lãng mạn: trong đêm hành quân, trăng trôi trên nền trời, nhìn từ xa, trăng như treo trên đầu ngọn súng
  • Ẩn dụ:

Đầu súng 

Trăng treo

  • Gần
  • Chiến tranh
  • Gian khổ, hy sinh
  • Hiện thực khốc liệt
  • Cứng rắn
  • Chiến sĩ
  • Bóng tối
  • Nỗi buồn
  • Xa
  • Hòa bình
  • Hạnh phúc
  • Lãng mạn thơ mộng
  • Dịu hiền
  • Thi sĩ
  • Ánh sáng
  • Niềm vui

–> Đầu súng trăng treo:  “con mắt thơ” của bài thơ –> nhan đề bài thơ –> nhan đề tập thơ –> tư tưởng tập thơ –> Tư tưởng của cả thế hệ –> Tư tưởng cao đẹp của cả dân tộc

–> mục đích chiến đấu cao cả của những người lính + ngợi ca cuộc chiến chính nghĩa

–> Súng và trăng hòa hợp giống như anh và tôi, như 2 mảng trong vẻ đẹp tâm hồn của người lính, sự hòa hợp giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ

         “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng”

         “Sống vững chải bốn nghìn năm sừng sững
         Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
         Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
         Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa
​” (Huy Cận)

         Khác xa với “Non Kì quạnh quẽ trăng treo” trong Chinh Phụ Ngâm

         – Sự đối lập giữa khung cảnh và tình cảm ấm nồng giữa những người lính. –> Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.

         – Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng, cao đẹp. ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” –> tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng, vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm gian lao.

         – Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh –> Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.

         – Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ và là điểm nhấn của phần ba, điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh thơ rất thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn là trăng. Trăng treo trên nền trời, nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng. nhịp thơ ở đây là nhịp 2-2 như gợi lên nhịp lắc của một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực, vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát của cuộc sống thanh bình. Sợ hoà hợp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hoà quyện, bổ xung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.

         Chỉ 3 câu là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ, của tình đồng chí đồng đội.

Nghệ thuật:                                          

         – Nhiều chi tiết chân thực, cụ thể mà cô đúc, gợi cảm gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn tả cụ thể quá trình phát triển của một tình cảm cách mạng thiêng liêng: Tình đồng chí – một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và thi vị.

         – Câu thơ có cấu trúc đặc biệt

         + Câu thơ có cấu trúc sóng đôi đối ứng từng cặp –> diễn tả sự tương đồng cảnh ngộ, sự gắn bó chia sẻ của những người lính.

         + Dòng thơ cấu tạo đặc biệt “ Đồng chí”.

         – Hình ảnh kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn mang ý nghĩa biểu tượng

         Súng – Trăng :       Gần và xa

                                      Thực tại và mơ mộng

                                      Chất chiến đấu và chất trữ tình

                                      Chiến sĩ và thi sĩ

                                      Hòa quyện chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ Chính Hữu

         – Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết.

         – Bài thơ đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho khuynh hướng sáng tác của thơ ca kháng chiến. đặc biệt là cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khung ghi nhớ:

1. Bảy câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng

         – Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó

         – Chung mục đích, lý tưởng bảo vệ Tổ quốc

         – Chung nhiệm vụ chiến đấu, chung chiến hào

         – Chung gian lao đời lính, chia sẻ tâm tình

         – Dòng thơ đặc biệt “Đồng chí”:

         + Vang lên như 1 nốt nhất, một phát hiện, 1 lời khẳng định: những con người ra đi từ miền quê nghèo khó, cùng nhau tụ hợp trong hàng ngũ cách mạng, cùng nhau chiến đấu, chia sẻ gian lao là những người đồng chí.

         + Câu thơ ngắn như 1 dấu gạch nối gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ 2, như một chiếc bản lề nối hai cách cửa cảm xúc: Nguồn gốc của tình đồng chí và những biểu hiện đẹp đẽ, sâu nặng của tình cảm thiêng liêng ấy

2. Mười câu thơ tiếp theo:

a. Những biểu hiện của tình đồng chí:

         – Đồng chí là những người cảm thông tâm tư và hiểu thấu nỗi lòng nhau: Bạn mình đi lính để lại vợ con, ruộng vườn nơi quê nhà.

         + “Mặc kệ” thể hiện rõ thái độ dứt khoát khi lên đường

         + “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”: nỗi niềm lưu luyến với quê hương và nỗi nhớ thương trong sâu thẳm tâm hồn những người lính ra đi vì nghĩa lớn.

         – Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn vô cùng của đời lính

         + Những thiếu thốn về quân trang được thể hiện qua những câu thơ sóng đôi, những hình ảnh thơ rất thật từ hiện thực

         + Những cơn sốt rét rừng khủng khiếp gợi lên qua những vần thơ hàm xúc, những chi tiết chân thực cơn ớn lạnh, vừng trán ướt mồ hôi

b. Sức mạnh của tình đồng chí: làm nên sức mạnh phi thường để những người lính cách mạng hoàn thành nhiệm vụ

         – Sức mạnh từ tinh thần đoàn kết, chia sẻ giúp vượt lên những gian khổ nhọc nhằn đời lính “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

         – Sức mạnh xua tan giá lạnh đêm đông, sưởi ấm người lính trong đêm sương muối ở chiến trường, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ

         – Sức mạnh từ tình đồng chí sẽ làm nên chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến.

3. Khổ thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính.

         – Bức tranh đêm đông rừng giá rét với 3 hình ảnh: khẩu súng, vầng trăng, người lính:

         + Phản ánh chân thực hiện thực khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Pháp

         + Hai chữ “cạnh”, “bên” thể hiện sức mạnh của tình đồng chí, đồng dội xua vợi giá lạnh đêm đông, sưởi ấm lòng người chiến sĩ để họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ thiếu thốn để chiến đấu.

         – Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh quan sát được từ thực tế (người lính đứng phục kích giặc với cây súng trên vai, khuya trăng xuống núi như treo trên đầu súng), –> mang ý nghĩa biểu tượng đẹp về tâm hồn người lính.

 >> Xem thêm: Kiến thức cơ bản về Bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận