Hướng dẫn làm dạng bài văn nghị luận – Ngữ Văn lớp 7 nâng cao

Đang tải...

Ngữ Văn 7 nâng cao

HƯỚNG DẪN GIẢI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Giải bài tập 1.

a) D

b) Chào thầy – một nét đẹp văn hoá : Luận đề của văn bản.

c) Hệ thống ý – hệ thống vấn đề :

– Giới thiệu vấn đề chào thầy giáo, cô giáo là một biểu hiện của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

– Tình huống chào thầy trước khi vào tiết học.

– Nhiều học sinh làrh chưa tốt hành vi văn hoá chào thầy giáo, cô giáo trước khi vào tiết học.

– Lời chào nói chung là cách ứng xử văn hoá.

d) Các luận cứ – các lí lẽ, dẫn chứng.

Luận cứ 1 : Lí lẽ : HS chào thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hoá bình thường.

Luận cứ 2 : Lí lẽ : Cao hơn chào bình thường (theo quan niệm giao tiếpbình thường) thể hiện sự tôn trọng thầy ở mọi góc độ : tuổi tác, học vấn, tư cách.

Luận cứ 3 : Lí lẽ : Chào thầy giáo, cô giáo bất kì lúc nào ta gặp thầy, gặp cô.

e) Văn bản trên đã nêu trúng một vấn đề rất thiết thực trong cuộc sống, đặc biệt là trong nhà trường.

g) Bố cục : 3 phần. HS tự làm.

Giải bài tập 2.

HS tự làm.

Giải bài tập 3.

a) Trong ba văn bản đã cho không có văn bản nghị luận.

Văn bản 1 : Biểu cảm.

Văn bản 2 : Thuyết minh.

Văn bản 3 : Tự sự.

b)

–         Chổi.

–         Trà hoa nhài.        

–         Thuốc… trái cây.

c) Đối tượng diễn tả :

Sự vật: chổi.

Sự vật: trà hoa nhài

Câu chuyện của Cún Hoa.

d) HS tự làm.

Giải bài tập 4.

a) Đoạn trích là văn bản nghị luận.

Đối tượng để bàn luận ; Là một vấn đề trong đời sống xã hội.

Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề và thuyết phục.

b) Đặt đầu đề : Kỉ cương, phép nước.

c) Luận điểm : HS tự tìm.

Giải bài tập 5.

a) B.

b) Bố cục : ba phần.

c) Đặt đầu đề : Hái lộc.

d) Các luận điểm : HS tự xác định.

Giải bài tập 6.

a) Câu 1 của đoạn là câu chốt (luận điểm).

b) Các luận cứ : HS tự tìm.

Giải bài tập 7.

HS tự viết đoạn văn theo nội dung của đề bài. Trước khi viết nên dự kiến các luận điểm, luận cứ định sử dụng.

Giải bài tập 8.

a) Tìm hiểu đề :

Kiểu bài : Nghị luận.

Vấn đề bàn luận : Thất bại không nản, rút kinh nghiệm để dẫn tới thành công.

b) Các luận điểm, luận cứ : HS tự thiết lập.

c) Viết bài tự luận (Tham khảo Đề số 24, phần Phụ lục)

Giải bài tập 9.

Đề 1 : Nghĩ về … (nghị luận).

Đề này người viết nêu suy nghĩ xung quanh câu tục ngữ : “Người ta là hoa đất”.

Đề 2 : Phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận.

Đề 3 : Nghị luận + viết thư.

Đề 4 : Chỉ nêu vấn đề để bàn luận. Phạm vi của đề rất rộng : có thể chứng minh hoặc giải thích, hoặc bình luận, tuỳ theo ý định của người viết (đề dùng cho học sinh giỏi).

HS tự chọn một trong bốn đề trên.

Giải bài tập 10.

Ba luận điểm đã tìm không phù hợp’với luận đề : “Tiếng Việt giàu đẹp”, vì các luận điểm đã tìm đều nói về vấn đề khác ngoài vấn đề tiếng Việt giàu đẹp. Cần thay một số luận điểm phù hợp với vấn đề đã nếu.

Giải bài tập 11.

HS tự làm.

Giải bài tập 12.

a) Bố cục văn bản : ba phần

Phần 1 : Giới thiệu vấn đề : Lòng nhân đạo tức là lòng thương người.

(Đoạn 1 : 2 câu).

Phần 2 : Xót thương và giúp đỡ người bất hạnh, cùng khổ là lòng nhân đạo (Đoạn 2 : 4 câu).

Phận 3 : Phát huy lòng nhân đạo trong cuộc sống (Đoạn 3 : 3 câu).

b) D.

c) Luận điểm và luận chứng của bài văn :

Giới thiệu lòng nhân đạo, tức là lòng thương người.

Thế nào là thương người ? Thế nào là nhân đạo ?

Hành động của con người trong việc phát huy lòng nhân đạo với cuộc sống

con người.

a) Phương pháp lập luận : Từ nều vấn đề để bàn luận đến giảng giải làm rõ nhận thức của vấn đề và đi đến hành động.

Giải bài tập 13.

a) Bố cục văn bản : 3 phần

Phần 1 (1 câu đầu) : Nêu vấn đề cần bàn luận.

Phần 2 (Từ “Không chỉ… quá xấu) : Thực trạng và nguyên nhân.

Phần 3 (Còn lại) : Xác định thái độ, trách nhiệm về vấn đề đã nêu.

b) Tên của văn bản – chính là luận đề – và cũng là vấn đề rất thiết thực của đời sống : “Một vấn đề đáng báo động : trẻ em cận thị”.

c) Các luận điểm và luận chứng của văn bản :

Chưa thời kì nào học sinh lại cận thị nhiều như ngày nay.

Cận thị ở mọi cấp học.

Biêu hiện của hiện tượng đáng báo động này : là các cửa hàng kính thuốc mọc lên nhiều và phát triển rầm rộ : với con số tính sơ qua là bốn trăm tỉ đồng và thực tế là tám trăm tỉ đồng cho kính thuốc.

Nguyên nhân : do nhà trường, gia đinh hay xã hội mà có hiện tượng ấy ?

Trách nhiệm của tất cả mọi người với đôi mắt của thế hệ tương lai.

d) Lập luận trên thuyết phục người nghe vì hợp lí và thiết thực. Lập luận đi theo hướng :

Nêu vấn đề cần bàn luận.

Nệu thực trạng đáng báo động.

Nêu nguyên nhân.

Tiếng chuông báo động.

Giải bài tập 14.

Hướng lập luận vấn đề :

– Nêu tên gọi của tác phẩm nằm trong thành ngữ của dân gian chỉ kẻ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo.

– Tình huống truyện của Phạm Duy Tốn : Khúc đê làng X nguy cơ vỡ – dân lặn lội, vật lộn, chưa kết quả.

– Thái độ quan phụ mẫụ được cử đi “hộ đê” : thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ lo quyền lợi của cá nhân mình.

– Lại còn quát gắt, doạ bỏ tù, chỉ lo đánh bạc hốt tiền vào túi.

– Kết cục : vỡ đê. Một bằng chứng cho sự vô nhân đạo, “sống chết mặc bay” (Các dẫn chứng từ tác phẩm làm rõ luận đề : “sống chết mặc bay”).

(Tham khảo Đề số 21, phần Phụ lục.)

Xem thêm chi tiết và tải về file word tại đây. 

=> Xem thêm:

Phương pháp và thực hành ôn luyện dạng văn nghị luận tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận