Hội nhập – Một khía cạnh triết học Phật giáo Việt Nam – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Hội nhập triết học Phật giáo Việt Nam

GVC. Trương Hải Cường

Đại học Quốc gia Hà Nội

Thuật ngữ hội nhập không thấy trong kinh sách Phật giáo, bởi Phật giáo thường dùng từ “khế” hay “khế hợp”, như khế cơ, khế lý, khế xứ, khế thời, khế sự. Thuật ngữ “khế” trong trường hợp này có thể được hiểu là hợp, theo nghĩa là tự điều chỉnh về nội dung và cách thức cho hợp với thời gian, không gian, sự việc, v,v, song không làm mất đi cái căn cốt, cái bản chất của nó. Do vậy Kinh điển của Phật giáo theo nghĩa này được gọi là Khế Kinh – bao gồm cả khế lý và khế cơ, nói nôm na là hợp với kinh điển và hợp với thời thế, hay lý thuyết không xa rời thực tiễn, mà phải luôn được đưa vào thực tiễn cuộc sống. Theo nghĩa ấy thì tự thân Phật giáo luôn hội nhập và triết học Phật giáo là một loại triết học hội nhập.

Tuy nhiên, cũng như các tôn giáo lớn khác, Phật giáo vừa là một tôn giáo vừa là một hệ thống triết học. Triết học Phật giáo là cơ sở cho giáo lý của tôn giáo Phật. Do vậy ở đây, sự hội nhập về triết học của Phật giáo là cơ sở cho hội nhập của giáo lý, giáo lễ, giáo luật Phật giáo. Nghiên cứu sự hội nhập của triết học học Phật giáo là nghiên cứu cơ sở của sự hội nhập Phật giáo. Có thể có nhiều góc độ tiêp cận, lý giải về triết học Phật giáo cũng như sự hội nhập, sự thích nghi của nó với mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, song ở đây ta phân tích đôi nét về tinh thần “Khế” của Phật giáo để khẳng định rằng nhờ có tinh thần này mà Phật giáo có sự hội nhập,

sự thích nghi với các điều kiện hoàn cảnh khác nhau và làm nên đặc trưng của văn hóa Phật giáo. Ở đây, nhờ có triết học (và cả văn hóa) hội nhập (khế lý, khế cơ, v,v.) có cái đặc sắc của triết học Phật giáo. Dưới góc nhìn triết học, chữ khế của Phật giáo thể hiện tinh thần biện chứng, nhưng đã vượt ra khỏi giới hạn của phương pháp biện chứng, tạo nên sự linh hoạt của đời sống đạo Phật, tức nó đã vượt ra, vượt lên khỏi lý thuyết để đi vào thực tiễn.

Trước đây và cả hiện nay người ta bàn nhiều về Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo đồng quy, Dung thông tam giáo để luận giải về mối liên hệ, sự vay mượn, sự trở về, sự quy tụ, sự nương tựa lẫn nhau giữa Nho, Phật, Lão. Sự bàn luận này đã ít nhiều làm rõ được mối quan hệ, vai trò, vị trí của mỗi tôn giáo (hay mỗi hệ tư tưởng triết học) của chúng và giữa chúng. Song cái rốt ráo của Phật giáo, cái khế họp của Phật giáo còn chưa có vị trí đáng kế trong sự luận giải trên. Do vậy ở đây để luận bàn về những vấn đề trên không thể không tính đến vấn đề này. về mặt nhân sinh cái rốt ráo của đạo Phật là giải thoát, do vậy việc dung thông, hay vay mượn cũng chỉ là một phương tiện, Rozenberg trong tác phẩm Phật giáo những vấn đề triết học, cho rằng: “…cần nhấn mạnh thêm một đặc điểm nữa của Phật giáo mà các tài liệu đã chỉ ra trực tiếp, đó là việc Phật giáo tiếp nhận những phương pháp truyền đạt khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết của người nghe” [1, 109], và theo chúng tôi cũng phải nhấm mạnh thêm rằng bản thân Phật giáo cũng chỉ là phương tiện cho sự giải thoát. Ngay cả vấn đề chân lý rốt ráo của đạo Phật cũng không dễ đặt tên, không dễ lạm bàn. Dường như Phật giáo là một triết học hư vô song lại không phải hư vô vì nó hướng tới thực tại hiện hữu, hiện tồn, song nó cũng không phải là triết học hiện tồn, bởi cái hiện tồn cũng chỉ là giả tạm, có thể đó là một triết học siêu việt ở khía cạnh này Theodore M. Ludwig trong Những con đường tâm linh phương Đông (Phần I) mới dừng lại ở thực thể tối hậu, khi ông cho rằng: “Vậy thì cái gì toàn 

thể? Phật pháp. Niết bàn, Tính không. Những thuật ngữ này gộp lại – tất cả về cơ bản không thể định nghĩa – đều nhắm vào tạo hình thực thể tối thượng trong Phật giáo” [2, 329-330]. Trong Kinh Kim cương bát nhã ba la mật có đoạn:

“Hết thảy pháp hữu vi,

Như mộng ảo, bọt nước,

Như sương sa, điện chóp.

Nên quán sát như vậy.” [3, 16]

Kinh Viên giác chỉ ra rằng: “Trong Như Lai Tạng vốn chẳng có sự sanh diệt nên chẳng có sự tri kiến sanh diệt trong đó, cũng như pháp giới tánh, rốt ráo viên mãn đầy khắp mười phương không gian và thời gian, ấy mới gọi là nhân địa phát tâm theo chánh pháp, tu hành theo chánh hạnh.” [4, 37]. Và theo chúng tôi, để hiểu vấn đề này có thể quy về nguyên lý đối đãi của Phật giáo (cái này có thì cái kia có; cái này không thì cái kia không; cái này sinh thì cái kia sinh; cái này diệt thì cái kia diệt) để thấy rằng Phật giáo đã vượt lên trên khỏi sự biện biệt của sự đối đãi ấy.

Tinh thần khế hợp của Phật giáo có thể xét ở hai chiều cạnh: Niềm tin (theo nghĩa chánh tín) và hoạt động (hội nhập) dường như vấn đề, sự hội nhập của Phật giáo bị đẩy về hai phía, phía rốt ráo của tâm linh và sự giải thoát mang tính toàn giác và phía nhập thế mang tính thế tục. Song với (hay ở) mỗi một Phật tử vấn đề không phải như vậy, bởi lẽ không có sự tách biệt giữa hai chiều cạnh này (có thể các tôn giáo lớn cũng vậy). Bởi nhập thế hay hội nhập là phương tiện cho sự nhận thức và giải thoát, do vậy nó còn là niềm vui (hay đúng hơn là niềm an lạc), là mục đích của sự cứu nhân độ thế. Sự nhập thế này cũng phải chấp nhận thực tại của lịch sử, văn hóa, thiết chế, truyền thống, v,v.

Dường như cả ở mặt nhận thức và hành động nhập thế về mặt mục đích của Phật giáo không dừng lại ở những gì nó để lại dù là giá trị vật chất hay tinh thần mà còn là cái an lạc của đời sống của cá nhân và cộng đồng (hay đúng hơn là chúng sinh). Như vậy về mặt nhập thế Phật giáo để lại cái chân, thiện, mỹ có thể cảm nhận và hưởng thụ, song do nhập thế (hay hội nhập) chỉ là khế hợp cho nên vượt lên trên những cái đó là sự giải thoát và an lạc. Cũng có thể cụ thể hơn, nhờ hội nhập, nhập thế mà có cái vui, cái buồn, cái trăn trở bởi thực tại trần tục, song vì khế hợp lại được định hướng bởi cái rốt ráo mà Phật giáo không bị trói buộc vào những cái đó, do vậy mà nó hướng tới sự an nhiên, tự tại của một cảnh giới Niết bàn, một cảnh giới đối lập với cái gọi là địa ngục. Bởi vậy trong vấn đề tam giáo đồng nguyên, tam giáo đồng quy hay dung thông tam giáo, thì Phật giáo không chỉ là một bộ phận có tính bù đắp cho những thiếu hụt của Nho giáo và Lão giáo mà tự nó (xét từ Phật giáo) là một sự hội nhập, do vậy, Nho giáo, Lão giáo và cả nó (tức Phật giáo) cũng chỉ là phương tiện cho sự giải thoát mà thôi.

Từ khi được truyền bá vào Việt Nam đến nay, Phật giáo luồn khế hợp với văn hóa Việt Nam, có những đóng góp to lớn cho công cuộc dựng nước và giữ nước, cho nền văn hóa dân tộc, song còn một giá trị khác không dễ chỉ ra, không dễ nhận rõ đó là cái niềm an lạc luôn ở đằng sau những đóng góp nhìn thấy được. Ở khía cạnh nhập thế đó là tinh thần lạc quan của dân tộc trong bất kỳ một hoàn cảnh nào. Khi khẳng định như vậy chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm cho rằng Phật giáo là tôn giáo lạc quan, nhập thế nhắm tới sự giải thoát, an lạc chứ không phải là tôn giáo bi quan yếm thế.

Xem thêm Thần học công giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận