Triết lý Kitô giáo và thần học công giáo: quan niệm và lịch sử – Triết học Tôn giáo – Những trường hợp cụ thể. Một số vấn đề nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Đang tải...

Thần học công giáo

TS. Phạm Huy Thông

Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Hà Nội

Đạo Công giáo xuất hiện đã hơn 2000 năm trên thế giới và cũng có mặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ nên không phải là đối tượng xa lạ với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhưng khác với một số tôn giáo khác, Kitô giáo nói chung, Công giáo nói riêng không chủ trương xây dựng thành trường phái triết học Kitô giáo hay triết học Công giáo. Họ chỉ có triết lý Kitô giáo và thần học Công giáo. Trong khuôn khổ nội dung của buổi toạ đàm này, tôi xin phác thảo quan niệm và lịch sử của đạo Công giáo về triết lý Kitô giáo và Thần học Công giáo.

1. Triết lý Kitô giáo

Trước khi trình bày về vấn đề triết lý Ki tô giáo, chúng ta hãy xem quan niệm về triết học. Triết học là môn học bắt buộc trong tất cả các trường đại học Công giáo. Các tác giả Công giáo cũng thừa nhận rằng khó có thể đưa ra một định nghĩa về triết học được mọi người chấp nhận vì có quá nhiều khuynh hướng, trường phái. Ngay trong cuốn “Từ điển và danh từ triết học” của linh mục, Giáo sư Trần Văn Hiến Minh trong mục từ triết học cũng chỉ nêu các quan niệm của các triết gia từ Aristote, Decartes, Kant, Khổng Tử… Nhưng giáo trình triết học ở Công giáo đều có đưa ra những đặc tính chung là: tính triệt để tức triết học đi tới cùng trong nhu cầu giải thích thực tại; tính thống nhất là nhắm tới cái toàn thể, khái quát; tính nhân bản, tính hiện sinh, có nghĩa là liên quan đến vấn đề giá trị của 

kiếp sống con người và cuối cùng là tính chủ quan vì triết học luôn mang dấu ấn của người làm ra nó. Đặc tính thứ tư này theo như quan điểm của Rene Descates: “về khoa học triết học, tôi chỉ muốn nói một điều này: nó đã được nghiền ngẫm bởi những bộ óc minh mẫn đã sống từng bao nhiêu thế kỷ trước, thế mà không có một điều gì người ta đồng ý kiến với nhau, và bởi thế, không có điều gỉ ỉà không đáng nghi ngờ”. Quan niệm này về của triết học không hẳn là phi lý và triết gia Nga A.L Nhikiphirov đã khẳng định “triết học không phải là khoa học” từ năm 1988. Trong khi đó các giáo trình triết học Macxit ở ta đều khẳng định triết học là khoa học. Chấp nhận điều này sẽ rất khó giải thích vì sao lại có nhiều trường phái triết học và kể cả các trường phái lớn cũng không được sự công nhận của đa số trong khi với khoa học lại là sự đương nhiên. Các kết luận của triết học cũng rất khó kiểm định để kết luận đúng, sai trong khi với khoa học lại dễ dàng.

Nhiều triết gia Công giáo cũng thống nhất cho rằng, con người là động vật luôn khát khao đi tìm nguyên nhân của các sự vật hiện tượng. Do đó khoa học ra đời. Nhưng khoa học đi tìm nguyên nhân trực tiếp như là điều kiện xuất hiện sự vật, hiện tượng ví dụ như nhiệt là nguyên nhân gây giãn nở của kim loại hay lạnh là nguyên nhân của nước đóng băng. Còn triết học lại đi tìm bản chất của hiện tượng giãn Ĩ1Ở hay đóng băng là gì? Vì vậy người ta nói sự giải thích của khoa học nằm ở chiều ngang, còn triết học nằm ở chiều dọc. Song khoa học và triết học không đối lập nhau. Triết học cũng là những suy tư logic chứ không phải tuỳ tiện nên nó cũng cần dựa trên thành tựu của khoa học và cũng không ai cấm nhà khoa học tiếp tục suy tư đi “tìm nguyên nhân tận cùng” như Einstein 

hay Openheimer đã làm công việc của một triết gia.

Trong giáo tình ở các trường đại học Công giáo, triết học được chia làm 4 bộ phận cấu thành là luận lý học (gồm Logique và Methodologie); Triết học về tự nhiên (gồm Cosmologie và Psychologie); Siêu hình học (gồm Metaphysique generale và Theologie naturelle) và Đạo đức học. Các triết gia Công giáo cũng thống nhất rằng, giống như nghệ thuật, không thể so sánh tư tưởng triết học của tác giả này sâu sắc hơn tác giả kia, tư tưởng thời đại hôm nay vĩ đại hơn tư tưởng thời đại trước. Vì vậy, trong giáo trình triết học của trường Công giáo vẫn có phần trình bày triết học Mác với những đánh giá cũng rất trân trọng: “Cái nhìn của Mác về thân phận con người trong xã hội rất đúng, đúng nơi chế độ tá điền cũng như các nhà máy. Đó là cái hình ảnh “người bóc lột người”. Chính nhờ Mác mà chúng ta lấy lại giá trị của lao động”.

Vì quan niệm triết học là đi tìm nguyên nhân cuối cùng của thế giới nên dù có rất nhiều triết gia Kitô giáo tên tuổi xưa nay nhưng không có trường phái triết học Kitô giáo hay Công giáo mà chỉ có triết lý Kitô giáo (Philosophia Christiana) mà thôi. Bởi nếu có triết học Kitô giáo, nó phải đặt ra câu hỏi: Cái gì là nguyên nhân sự hiện hữu của Chúa? Không thể có câu trả lời. Vì Chúa là nguyên nhân cuối cùng rồi. Hơn nữa, theo các triết gia Kitô giáo, lý tí con người có giới hạn chứ không phải vô hạn. Có những vấn đề, nó không thể suy tư như các màu nhiệm Ba ngôi Thiên chúa, Thiên chúa làm người, vv… Giai thoại Augustino gặp đứa bé trên bờ biển là minh chứng. Khi ông hỏi đứa bé làm sao tát nước biển bằng cái vỏ sò đổ vào lỗ còng còng được? Cậu bé ừả lời: Còn dễ hơn việc ông đang suy tư về Chúa Ba Ngôi. Thế là Augustino tò bỏ suy luận đó.

Chúng ta đều biết rằng, triết học Hy Lạp đã đạt được thành tựu rực rỡ từ thời cổ đại và đã bành trướng ra toàn đế quốc Roma. Tại đây có sự gặp gỡ giữa triết học và các tôn giáo phương Đông trong đó có Do Thái và Kitô giáo. Mặc dù triết học Hy Lạp dựa vào lý trí còn tôn giáo dựa trên niềm tin nhưng chúng lại tìm ra những ưu việt của nhau và đưa về làm giàu cho mình. Đó chính là quá trình mà ngày nay ta gọi là “hội nhập văn hoá”. Thật ra, tiến trình Kitô giáo giao lưu mạnh mẽ với triết học Hy Lạp chỉ thực sự bắt đầu khi có những trí thức theo văn hoá Hy Lạp gia nhập Kitô giáo từ thế kỷ thứ II- III như Justinô (100-163), Plotin (204-270), Clêmentê thành Alexandria (150- 215). Những trí thức này tìm thấy ở Kitô giáo những nét mới lạ nên đã gia nhập đạo và họ đem những tri thức của triết học Hy Lạp để trình bày giáo lý một cách logic hơn. Dĩ nhiên, trước đó ví dụ trong Kinh thánh Tân ước cũng đã đề cập đến sự khôn ngoan để hiểu biết Thiên Chúa (Cr. 1, 9) và triết gia Philon (30 tr. CN- 50) cũng đã tìm sự dung hoà giữa triết học và tôn giáo. Theo Philon, con người nhờ lý trí nên có thể đi từ vũ trụ đến với Logos và từ Logos đến với Thiên Chúa.

Justinô khẳng định rằng: “Kitô giáo là triết lý duy nhất chắc chắn và hữu ích”. Tuy nhiên phải chờ đến Giám mục Clêmente thành Alexandria mới là người đầu tiên dùng khái niệm Philosophia Christiana. Theo ông, triết lý là hâm mộ sự khôn ngoan mà sự khôn ngoan tuyệt đối lại là chính Thiên Chúa. Cho nên dùng lý trí cũng tất yếu tìm đến với Chúa. Chẳng hạn nhìn ngôi nhà, ta biết có người vẽ kiểu, làm ra nó. Vậy vũ trụ ai tạo ra? Câu trả lời sẽ là Thiên Chúa. Công thức mà Augustinô đưa ra là: “Crede ut intelligas, Intellige ut credas” (đức tin dẫn đến sự hiểu biết và hiểu để tin) đã nói lên vai trò của triết lý và mục đích của triết lý Kitô giáo. Triết lý Kitô giáo được coi như là một phương thức minh giáo, bảo vệ các tín điều của giáo hội. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến nguy cơ lạc giáo vì lý trí con người lại phong phú và bay bổng chẳng suy tư theo một hướng cố định. Chẳng hạn cứ hiểu là có niềm tin, vậy tại sao có một số nhà thông thái không tin có Chúa? Để trả lời câu hỏi này, thần học đã ra đời.

Triết lý Kitô giáo giai đoạn đầu mang đậm tư tưởng của trường phái Platon (427- 347 tr. CN). Ví dụ quan niệm về linh hồn, Platon cho rằng do lỗi lầm mà linh hồn bị đầy xuống trần gian, đầu thai vào thân xác vì vậy đời sống trần gian là sự sa đoạ. Đen Plotin, ông cụ thể hơn khi cho rằng hồn vũ trụ thể hiện ra nhiều cấp độ, hồn cá nhân là một biểu lộ hồn vũ trụ. Sang thời giáo phụ (Apologistes) từ thế kỷ thứ II, rồi đến Augustino (354- 430) cũng cho là linh hồn hoàn toàn xa lạ với xác, nó làm cho xác sống động. Trái lại, thân xác không có tác động nào trên linh hồn. Tại Hy Lạp, triết gia Origene (184-253) lại đưa ra 2 giả thuyết về linh hồn: có thể do cha mẹ truyền lại hoặc do bên ngoài nhập vào thân xác. ông cho rằng, do lạm dụng quyền tự do nên con người bị sa đoạ và chỉ có nhờ ân sủng của Đức Kitô, linh hồn mới được giải thoát. Sang thời Trung cổ (X- XV), trong các nhà trường, người ta đã đưa vào giảng dạy chương trình triết học mà ta hay gọi là triết học kinh viện (Khái niệm kinh viện- scholastique, bắt nguồn từ Scholae có nghĩa là nhà trường chứ không mang ý nghĩa là bảo thủ, máy móc như ngày nay nhiều người vẫn dùng). Bonaventura (1221- 1274) đã dung hoà quan niệm của cả Platon và Aristote. ông cho rằng, linh hồn ở vào dạng trung gian. Một đàng, nếu nó hướng về vật chất, nó nhận thức được sự vật bằng các tri thức. Đàng khác khi hướng về Chúa, nó sẽ tiếp nhận được chân lý trường cửu. Đến Thomas Aquino (1225 – 1274) quan niệm về hồn được hoàn thiện làm nền tảng cho giáo lý Công giáo, ông cho rằng, con người có cả xác và hồn. Cũng không phải chỉ có hồn mới có hiểu biết mà cả con người đều có hiểu biết, sống động và linh hồn là bất tử. Ông cũng xây dựng mối quan hệ giữa lý trí và đức tin trong triết lý Kitô giáo. Đương nhiên lý trí chỉ chiếm địa vị thứ yếu so với mạc khải
khải. Đen triết gia duy cảm Etiene Bonnot de Condillac (1714- 1780) lại cho ràng, con người là pho tượng vô cảm, nhờ có cảm giác thì cuộc sống tâm linh mới sống động. Các chức năng của linh hồn như tình cảm, ước muốn, tư duy, phán đoán đều xuất phát từ cảm giác.

Sau Thomas Aquino, triết lý Kitô giáo còn rất ít ảnh hưởng ở các triết gia. Phong trào cải cách của Tin Lành đã đánh tan quan điểm của triết lý Kitô giáo. Với Luther và Calvin, lý trí bị loại trừ, chỉ có đức tin tuyệt đối vào Lời Chúa, con người mới mong được cứu rỗi và giải thoát. Nhà triết học Đức I. Kant phủ nhận việc dùng lý trí để chứng minh sự hiện hữu của linh hồn, của Chúa. Đến đây, quan niệm về triết lý Kitô giáo đã không còn nguyên nghĩa nữa và nhiều cuộc tranh luận sau này đã xảy ra khi bàn đến vấn đề, có hay không triết lý Kitô giáo? Triết gia Emile Brehier cho rằng, nếu triết lý do các tác gia Kitô giáo xây dựng được gọi là triết lý Kitô giáo thì sẽ có “toán học hay vật lý học Kitô giáo” vì cũng có nhiều nhà toán học, vật lý học theo Kitô giáo. Cho nên năm 1928, khi thảo luận về đề tài “Có một triết lý Kitô giáo không?” ông khẳng định: không có. Triết gia hiện sinh người Đan Mạch Kierkegaard mặc dù cũng là người Công giáo nhưng cũng nhận định: “Triết lý và Kitô giáo không bao giờ có thể kết thân với nhau được”. GS trường đại học Sorbonne là Etienne Gilson (1884-1978) không phủ nhận triết lý Kitô giáo nhưng đưa vào một nội hàm khác. Ông viết: “Một triết lý mở ra đón nhận siêu nhiên, chắc chắn là một triết lý phù hợp với Kitô giáo, nhưng không nhất thiết là triết lý Kitô. Cho nên muốn có một triết lý Kitô thì siêu nhiên phải xâm nhập như yếu tố cấu tạo vào công việc tạo nên triết lý đó. Tôi gọi triết lý Kitô khi mọi triết lý nhìn nhận mạc khải Kitô như một yếu tố tối cần cho lý trí”.

Như vậy, theo lịch sử trong các dòng tư tưởng của Kitô giáo đã có một triết lý Kitô, có vai trò tích cực trong việc minh giáo, bảo vệ tín lý của giáo hội. Trong triết lý đó, lý trí vẫn hoạt động một cách tự chủ nhằm đem lại những câu trả lời có tính phổ quát nhưng cũng là một hướng tiếp cận để tìm kiếm Chân lý tuyệt đối là Thiên Chúa. Công đồng Vaticanô II viết: “Giáo hội cố gắng dùng sự khôn ngoan của các triết gia để làm sáng tỏ sứ điệp Chúa Kitô” (MV số 44).

2. Thần học Công giáo

Khi nghiên cứu tôn giáo, có nhiều vấn đề mà lý trí cảm thấy bất lực. Nói như triết gia Immanuel Kant: “Tôn giáo là một đại dương bao la mà chúng ta không có thuyền bè để qua lại trên đó”. Vậy phải chăng có mâu thuẫn với mệnh đề: íìdes quaerens inlellectum (đức tin tìm kiếm lý trí). Hơn nữa, nếu lý trí dẫn đưa đến đức tin thì sao có những nhà thông thái, khoa học gia không tôn giáo? Các học giả Công giáo trả lời rằng, triết lý chỉ là người mở đường nhưng có đi được đúng hướng hay không phải cần có người hướng dẫn. Đó chính là thần học (Theologia).

Người Hy Lạp và nhất là Platon hay dùng khái niệm Theologia để chỉ thần linh hay các vật thiêng. Các nhà thơ dùng từ Theologos để gọi thần thánh. Triết gia Origene là người Kitô giáo đầu tiên dùng từ thần học để chỉ tri thức con người về Thiên Chúa. Sau đó các giáo phụ Hy Lạp dùng như là học thuyết đúng đắn về Thiên Chúa.

Nhưng từ thế kỷ XII, thần học được coi như môn học ở những đại học lớn ở Paris, Bologna, Oxford Năm 1250, đại học Paris chính thức có khoa thần học. Dòng Tên là dòng đi tiên phong trong việc dạy và học thần học. Tất nhiên, đây chỉ ià môn bắt buộc cho những ai chuẩn bị nhận chức linh mục. Còn các đại học Công giáo khác, môn thần học được ghép vào phần tôn giáo học trong chương trình đại cương: “Cho tới những năm 1950, phần đông các đại học Công giáo đã không cung cấp những khoá thần học ngay cả xét như một môn thuần tuý có tính học thuật. Đó là những học viện văn khoa với chương trình rộng thoáng, tập trung vào triết học chứ không phải thần học. Đa số các đại học ấy có cung cấp những khoá nghiên cứu tôn giáo, nhưng đây thường là những khoá thiên về minh giáo”.

Vậy thần học là gì? Nhiều người nghĩ đến thần học là nghĩ đến các khái niệm trừu tượng, khó hiểu như cánh chung, mạc khải, thần khí, cứu chuộc, ân sủng, học thuyết Thảnh (Sacra Doctrina). Có người lại nhớ đến các trường phái nào là thần học giải phóng, thần học con trâu, thần học nữ quyền, thần học Rôma, thần học phái Rahner.. .Thật ra, thần học chỉ đơn giản là sự diễn giải kinh nghiệm của một cộng đoàn đức tin bằng ngôn ngữ và biểu tượng. Theo Karl Rahner, thần học là “sự giải thích có ý thức và có phương pháp- mạc khải của Thiên Chúa vốn đã dược đón nhận và được nắm giữ trong đức tin”. Nói cách khác, thần học là khoa học về đức tin.

Đối tượng chính của thần học là Thiên Chúa, còn đối tượng phụ là các thụ tạo tức toàn thể vũ trụ, xã hội, con người. Còn phương pháp nghiên cứu thần học là phương pháp điển cứ (méthode positive) và phương pháp suy lý (méthode spéculaive).

Phương pháp điển cứ là chứng minh học thuyết thần học do giáo hội dạy có cơ sở trong Thánh kinh và Thánh truyền. Còn phương pháp suy lý là dùng lý trí để suy luận dưới sự hướng dẫn của đức tin. Thần học nghiên cứu theo phương pháp điển cứ gọi là thần học điển cứ (theologie positive), thần học nghiên cứu theo phương pháp suy lý gọi là thần học suy lý (theologie spéculaive).

Theo Thánh Thomas thì sự thông hiểu của Chúa là đơn nhất mà thần học phản ánh sự thông hiểu của Chúa nơi tâm trí con người nên thần học cũng phải đơn nhất tức thần học chỉ có một khoa duy nhất. Tuy nhiên, trong đó người ta cũng phân chia ra ba ngành chính:

– Ngành thần học tín lý gồm 2 phần: thần học cơ bản và phần tín lý. Phần cơ bản có các bộ môn: Sự kiện tôn giáo, mạc khải, đức tin. Phần tín lý gồm mầu nhiệm Thiên Chúa, công trình cứu độ, ân sủng, giáo hội, bí tích, cánh chung.

– Ngành thần học Thánh kinh và lịch sử gồm Kinh Thánh nhập môn, chú giải Kinh Thánh, lịch sử giáo hội, lịch sử tín điều, lịch sử phụng vụ, giáo luật, giáo phụ.

–  Ngành thần học thực hành gồm thần học luân lý, mục vụ giáo luật, giáo huấn, giảng thuyết.

Trong tương quan với triết học, các học giả Công giáo cho rằng, thần học và triết học có những điểm tương đồng như một số vấn đề đặt ra cho triết học cũng đặt ra cho thần học để suy tư như triết học lịch sử, thần học lịch sử. Tuy nhiên do đối tượng của thần học rộng hơn, sâu hơn và phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau nên cái nhìn của thần học sâu hơn để giải đáp những câu hỏi mà triết học bất lực như sự đau khổ, con người từ đâu tới? Chết rồi thì đi đâu? Trong suy luận triết học, lý trí là chủ đạo nhưng trong thần học, lý trí chỉ là công cụ của đức tin, phải phục tùng đức tin. Thánh Augustino nói: “Đối với lý trí, đức tin phải là qui tắc”. Còn Clemente d’ Alexandrie còn 

 nhấn mạnh hơn: “Triết học không phải là chủ nhưng là tôi tớ của thần học”. Tuy nhiên quan niệm của thần học kinh viện (X- XIV) đã được Công đồng Vatican II vượt bỏ. Cộng đồng cho rằng không có mâu thuẫn giữa đức tin và lý trí mặc dù đức tin đứng ở bình diện cao hơn. Đức tin không cản trở khoa học, tiến bộ mà giữ cho lý trí khỏi lầm lạc‘ và mang lại cho lý trí nhiều nhận thức phong phú. Thánh Thomas Aquino là người đầu tiên phân biệt triết học và thần học. Ông cho rằng triết học đặt trên cơ sở của lý trí còn thần học dựa trên cơ sở đức tin. Song lý trí cũng bắt nguồn từ trí năng của Chúa nên về nguyên tắc lý trí và đức tin không thể trái ngược nhau. Neu kết luận của lý trí ngược với đức tin thì kết luận đó sai lầm. Nhà thần học có bổn phận phải chỉ ra sai lầm đó.

Khác với các bộ môn khác, đức tin không bao giờ vắng bóng ở thần học. Bởi vậy, các thần học gia cho rằng, nếu không có đức tin không bao giờ tiếp cận được thần học. Nếu cứ làm thì kết quả không đáng là bao giống như người khiếm thị nghiên cứu hội hoạ hay khiếm thính nghiên cứu âm nhạc vậy. Thần học gia nổi tiếng Karl Rahner định nghĩa: “Thần học là sự suy tư có tính khoa học và hệ thống của giáo hội về đức tin của mình”. Vì thế thần học là một khoa học về đức tin nhưng cũng là một công việc của giáo hội. Vì là công việc của giáo hội nên các nhà thần học chuyên nghiệp cũng như các giám mục đều tham gia nhưng theo cách thức và vị trí khác nhau.

Thế kỷ XIII, XIV, các nhà thần học được thực thi quyền giáo huấn thuộc chức vụ giảng dạy. Đến đời Giáo hoàng Grigori ở thế kỷ XVI (khoảng 1830) thì quyền giáo huấn tức chức năng giảng dạy là của giáo hoàng và các giám 

mục. Tuỵ nhiên, trong thực tế, nhiều khi vai trò của nhà thần học và các giám mục cũng bị lẫn lộn, gây tranh cãi. Giáo hội có nhiều văn bản quy định cho việc phát ngôn thần học. Giáo luật 1983 nói rằng, các nhà thần học Công giáo có quyền tự do nghiên cứu nhưng khi giảng dạy thần học phải có giấy uỷ nhiệm thư của giáo quyền. Các quan điếm thần học phải nhất quán với đức tin và Thánh truyền Công giáo và cũng không được mâu thuẫn với tri thức khoa học. Dĩ nhiên, quyền phán quyết cuối cùng vẫn là của Toà thánh. Do đó, trong lịch sử, một sọ nhà thần học đã bị Vatican kỷ luật. Năm 1979, GS. Hans Kung ở đại học Tubigen bị cấm giảng dạy với tư cách nhà thần học Công giáo. Những nhà sáng lập ra thần học gịải phóng như E. Schillebeekx, L. Boff cũng bị triệu về Roma và cấm công bố quan điểm của mình. Năm 1986, Giáo sư Curan cũng bị mất chức giảng dạy ở các trường đại học Công giáo Mỹ vì quan điểm tự do tính dục. Năm 1995, linh mục Tissa Blasuriya- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội và tôn giáo tại Colombo (Sri Lanca) ra mắt cuốn “Đức Maria và công cuộc giải phóng con người”, lập tức bị Hồng y Joseph Ratzinger (nay là Giáo hoàng Benedicto XVI) yêu cầu rút lại vì lỗi đức tin. Hiệp hội các nhà thần học Ấn Độ và 80 nhà thần học châu Á xin Giáo hoàng Gioan Phaolô II đừng khai trừ thần học gia này. Nhưng kỷ luật không thay đổi. Một thần học gia người Việt nổi tiếng thế giới là linh mục Giáo sư Phan Đình Cho. Ông có 3 bằng tiến sĩ thần học trong đó có bằng tiến sĩ cao cấp do đại học London cấp. ông cũng là Trưởng khoa tư tưởng xã hội tôn giáo của đại học Geogetown và nguyên là Chủ tịch hội thần học Công giáo Hoa Kỳ – nơi có 1400 nhà thần học khi cho công bố cuốn sách “Being Religious Interreligiously” năm 2004, Toà thánh cũng yêu cầu linh mục Cho phải xét lại quan điểm về đức tin đối với các tôn giáo khác trong cuốn sách trên. Thế nhưng cũng có những
người bị kỷ luật sau lại được hồi phục vinh thăng bậc Hồng y như Yves Congar. Có người được phong thánh và tôn phong là tiến sĩ của Hội thánh như Tôma Aquinô, Johannes Duns Scotus (1226- 1308). Nhiều nhà thần học được tấn phong Hồng y.

Trước đây, việc giảng dạy thần học chủ yếu diễn ra ở chủng viện. Sau đó, các đại học tư liên kết với các đại học Công giáo mở khoa này. Lúc đầu tại chủng viện, chỉ có ai chuẩn bị nhận chức linh mục mới học thần học. Sau Cồng đồng Vaticano 2, nhiều giáo dân cũng có bằng cử nhân, tiến sĩ thần học. Ở Hoa Kỳ, đa số các đại học công không có khoa thần học. Chỉ có các đại học tư mới có khoa tôn giáo hay thần học nhưng cũng có thể là môn tự chọn với sinh viên chứ không bắt buộc. Tại các đại học Công giáo, khoa thần học bây giờ cũng thoáng hơn, trở thành khoa nghiên cứu tôn giáo. Chỉ có phần nhập môn tôn giáo là bắt buộc còn tuỳ chọn. Bởi vì sinh viên học trong trường có cả người khồng Công giáo thành ra có khi sinh viên tốt nghiệp đại học Công giáo mà chẳng phải đọc cuốn Kinh thánh nào.

Tóm lại, triết lý Kitô giáo và thần học Công giáo còn khá mới mẻ với giới nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam nhất là những người ngoài Công giáo, mặc dù sách báo phê phán chúng ở ta lại khá nhiều và có thể tìm thấy ở nhiều cuốn sách triết học. Song có lẽ đó ỉà thái độ chưa thật sự khách quan. Bởi bất cứ tư tưởng nào kể cả triết lý Kitô giáo hay thần học Công giáo cũng là những suy tư logic của con người có trí tuệ nên cần phải được tôn trọng, nghiên cứu vậ đối xử một cách khoa học.

Xem thêm Dung thông tư tưởng tôn giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận