Ghi lại cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo – Văn tự sự – Tập làm văn 8

Đang tải...

Ghi lại cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo

Nhóm bài kể chuyện có sẵn theo ngôi kể khác hoặc thêm nhân vật

Đề bài : Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ?

1. Yêu cầu

– Dạng bài kể chuyện : Kể chuyện có sẵn theo ngôi kể khác, bằng cách tưởng tượng thêm nhân vật chứng kiến (tôi).

– Nội dung : Kể lại cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (Nam Cao, Lão Hạc)

– Mục đích : Làm rõ nỗi đau khổ, ân hận của lão Hạc khi phải bán con chó vàng và sự cảm thông của ông giáo với lão.

2. Gợi ý

– Trước hết, cần đọc kĩ lại đoạn trích có nội dung kể về việc lão Hạc sang nhà ông giáo kể về việc bán con chó vàng ; nắm vững những chi tiết thể hiện tâm trạng lão Hạc và ông giáo.

– Đồng thời cũng cần hiểu tác phẩm, nhớ một số chi tiết liên quan đến con chó vàng nhưng không sa vào kể lại toàn bộ tác phẩm.

– Mặc dù kể lại chuyện đã có nhưng cũng cần phải sáng tạo trong khi kể một cách hợp lí:

+ Đóng vai nhân vật thứ ba trong đoạn truyện (xuhg “tôi” – như vậy, nhân vật ông giáo không còn là người kể xưng “tôi” nũtei mà là nhân vệt tham dự vào đoạn truyện

+ Nam Cao đã kể rất đặc sắc sự việc này, miêu tả, biểu cảm cũng đạt đến độ tuyệt vời nên khi kể không nên tả lại các chi tiết đó mà biến nó thành sư quan sát của mình để nhận xét, suy nghĩ về ông giáo, về lão Hạc, về cuộc đời.

c) Lập dàn ý

Mở bài : Hoàn cảnh được chứng kiến câu chuyện (tôi ngồi chơi với ông giáo – đang trò chuyện…).

Thân bài

– Lão Hạc xuất hiện. Hình ảnh lão Hạc qua ấn tượng của “tôi”.

– Câu chuyện giữa lão Hạc với ồng giáo.

Lão Hạc kể chuyện bán chó.

+ Nội dung lời kể.                                                                          

+ Ngoại hình và tâm trạng lão Hạc.

(Phần này sử dụng tác phẩm, chỉ thay đổi ngôi kể cho phù hợp.)

Ông giáo khi nghe kể chuyện (qua cảm nhận của “tôi”).

+ Tả ngoại hình để thể hiện tâm trạng nhân vật.

+ Lời an ủi, cảm thông của ông giáo với lão Hạc.

Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

+ Về lão Hạc.

+ Về cuộc sống.

Kết bài

– Lão Hạc về nhà.

– Tâm trạng ông giáo và “tôi”.

4. Bài làm minh hoạ

Bài 1

Đã mấy hôm rồi mà tôi vẫn không thôi suy nghĩ miên man, không khỏi thấy day dứt khó tả về cuộc đời, số phận của ông lão đó – một ông già có thể hu hu khóc như con nít chỉ vì phải mất đi một con chó. Đã lâu lắm rồi, cuộc sống khổ sở để lo cho từng bữa ăn, cái mặc triền miên đã làm tôi bỏ quên những suy nghĩ về cuộc đời. Giờ, chính vì những giọt nước mắt chân thành ấy đã làm tôi chìm trong những suy tư mới, khác hơn về cuộc đời.

Sớm hôm đó, tôi đã dậy từ khá lâu. Thói quen thức khuya dậy sớm của một người nông dân không cho phép tôi ngủ trễ để chờ mặt trời lên cao trên ngọn cây. Tôi chuẩn bị tới nhà ông giáo. Chẳng giấu gì mọi người, tôi cũng có một đứa con trai đang theo học ông giáo. Cậu chàng cũng còn   ham chơi hơn thích học cái chữ lắm nên hôm nay tôi định đến nhà ông giáo trước để thăm hỏi,  sau để nắm được tình hình học hành lâu nay của cháu nó.

Trên đường đi, không khí mát rượi còn đẫm mùi rạ ướt làm tôi thấy khoan khoái, dễ chịu lạ. Đường làng thì cũng chẳng mấy quanh co khiến tôi rảo bước tới nhà ông giáo lúc nào chằng hay. Nhà ông giáo nằm khuất sau lùm cây râm bụt, trông màu lá vẫn còn nhuốm héo úa từ trận bão vừa qua. Sau khoảng sân rộng rãi, căn nhà lá tuy có phần đơn giản, xuềnh xoàng mà vẫn gọn ghẽ, ngăn nắp như chính chủ nhân của nó vậy. Vừa thấy tôi, ông giáo liền niềm nở tiếp :

– Dạ, chào bác ạ ! Hôm nay bác tới chơi.

Bẩm, chào ông giáo. Lâu ngày không gặp chắc ông giáo vẫn khoẻ. Hôm nay, tôi đến cũng cốt là về việc học của cháu nó…

Tôi đang thưa thì giữa chừng bỗng nghe tiếng gọi từ ngoài bờ giậu :

– Ông giáo ơi !

Thấy ông giáo có vẻ nhận ra giọng nói đó, tôi chắc mẩm đây là người quen của ông nên định giữ ý xin phép về. Nhưng ông giáo đã nhũn nhặn mời tôi vào nhà trong. Và chẳng ngờ tôi đã trở thành người thứ ba bất đắc dĩ nghe câu chuyện của họ.

Từ cổng bước vào là một ông lão dáng vẻ tất tả mà khi nhìn người ta sẽ thấy những đường nét khổ hạnh đã làm ông già đi hàng chục tuổi. Trên khuôn mặt ông còn đôi nét phảng phất chút hoảng hốt như vừa trải qua một sự kiện bất ngờ nào đó. Giọng điệu vội vã, ông hấp tấp nói :

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

Tôi nghĩ thầm chắc “cậu Vàng” là một người họ hàng hay chí ít cũng là hàng xóm láng giềng mà ông lão quen biết. Khổ, giờ mùa vụ đói gieo đói giắt, bão lại hoành hành, chẳng trách gì con người cũng khó sống nổi. Thấy ông giáo sững sờ trong giây lát, tôi khẽ thở dài. Nhưng rồi, chính tôi lại là người phải ngạc nhiên về đoạn nói chuyện tiếp theo của họ. Ông giáo hỏi :

– Cụ bán rồi à ?

– Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Câu trả lời gọn lỏn nhưng nghe giọng vẫn còn run run. Không hiểu sao tôi có cảm giác kì lạ rằng ông cố tỏ ra vui vẻ nhưng cảm xúc dường như đã đi ngược lại với ý muốn của chủ nhân : ông cười mà miệng méo xệch như mếu, còn đôi mắt cứ ầng ậng nước.

– Thế nó cho bắt à ?

Ông giáo hình như còn chưa trấn tĩnh lại trước thông tin này, hỏi do buột miệng và hổi chỉ như có chuyện. Nhưng, chỉ một câu hỏi đơn giản vậy thôi mà cũng khiến ông lão kia không kìm được nước mắt. Ông đang định trả lời thì hình như tất cả cảm xúc nãy giờ bị dồn nén, nghẹn lại ở cổ họng giờ bỗng trào ra, không kìm nổi nữa. Ông lão lúc đó nhìn thật kì lạ. Tôi có cảm giác ông là một đứa con nít đứng giữa sân mà hu hu khóc. Khuôn mặt thì đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Trong tiếng nấc nghẹn ngào cùng dòng nước mắt đang nhễu nhão chảy, ông lại nói :

– Khốn nạn… Ông giáo ơi !… Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng…

Rồi ông kể đến chuyện con chó bị bắt ra sao. Đoạn kể tới chỗ con chó bị hai tên Mục, Xiên trói chặt chân, đôi mắt ông tự nhiên long lên đầy giận dữ, thân hình bé nhỏ như rung lên. Ông ngồi kể tiếp, lần này thì như thì thầm với chính mình vậy, khuôn mặt dãn ra, thẫn thờ, giọng nói run run đôi lúc bị nhoè đi :

– Nó cứ làm in như nó trách tôi : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !

Tôi miên man chìm vào cơn suy nghĩ : tôi chưa từng thấy một người nào lại có thể khóc khi mất một con chó, lại cả đau đớn mãnh liệt và tiếc thương, day dứt như ông lão này. Giữa những năm tháng khốn khó của cuộc sống như thế, sự thương khóc của ông lão là điều ngốc nghếch, đáng thương hại của một người già đã không còn minh mẫn hay đó là chút lương tâm con người còn sót lại sau những khó khăn cuộc đời đang cố vùi dập ?

Sau một hồi lâu im lặng, ông lão và cả người thầy giáo nữa, chẳng ai biết phải nói gì nữa, có lẽ im lặng lúc này là hơn. Chợt ông giáo lên tiếng, cất lời an ủi :

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là tioá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Có vẻ như lí lẽ này không thuyết phục được một con người đang day dứt, đau đớn như ông lão. Ông già cười nhạt rồi nói vu vơ :

– Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !…

Trong giọng nói có cái gì đó chua xót, đắng cay. Lão ngồi đó, buông tiếng thở dài rồi chìm đắm vào dòng suy nghĩ củá riêng mình mặc cho ông giáo còn an ủi. Tôi cũng chẳng còn tập trung được vào câu chuyện đó nũct. Tôi ngồi, thẫn thờ suy nghĩ về lời nói vừa nghe. Hình như, tôi đã vừa thấy một lời tự thú, lời tổng kết về cuộc đời đầy đau khổ của một con người.

Lúc tôi ngẩng đầu lên thì chỉ còn nghe ông giáo cố nài ông lão ấy ở lại uống chén nước nhưng lão từ chối khéo rồi ra về. Lão lết đi giữa chạng vạng bình minh, như lần theo bóng hình sâu thẳm nào đó của cậu Vàng.

Cuộc đời thật lắm nỗi bất công với những con người còn giữ lại trong tâm hồn mình một chút tình thương, lương tâm hiếm hoi. Nhưng cuộc đối thoại ngắn ngủi cũng đã làm tôi thay đổi, tôi đã biết tin vào những tốt đẹp của tinh thần, dù nó có nằm lẫn giữa bao gian khổ, đói nghèo lẫn lộn. Đó là một ánh sáng le lói sau những trận bão. Dù chỉ le lói nhưng nó cũng đủ để ta tin tưởng rằng trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn có những người tốt.

(Ngô Mai Anh, lớp 8H2, Trường THCS Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Bạn đã sắm vai một vị phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con để tạo ra cớ đến nhà ông giáo, chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông. Những đoạn đối thoại của lão Hạc và ông giáo đều đã được bạn ghi lại khá đầy đủ. Chứng tỏ bạn nắm khá chắc tác phẩm. Tuy vậy có chỗ bạn sáng tạo nhưng không rõ. Bạn viết : Đoạn kể tới chỗ con chó bị hai tên Mục, Xiên trói chặt chân, đôi mắt ông tự nhiên long lên đầy giận dữ, thân hình bé nhỏ như rung lên. Không rõ ông giận ai ? Giận Xiên và Mục chăng ? Hay là giận chính mình ?

Nhìn chung bạn đã ghi lại khá trung thành và có những sáng tạo khi nêu ra những suy nghĩ của người chứng kiến. Tuy bạn có nhiều cố gắng trong dùng từ, song vẫn còn một số trường hợp chưa chuẩn. Hãy xem lại cách xưng hô với ông giáo : Bẩm, chào ông giáo. “Bẩm” là từ dùng để thưa trình với người trên, thường có tuổi tác, địa vị và chức sắc. Ông giáo là người được quý trọng nhưng không cần “bẩm”. Với lại “bẩm” đi liền với câu chào thì không tự nhiên. Các cụm từ như nhễu nhão chảy (nước mắt), chạng vạng bình minh (Tối hay là sớm ?) đều không ổn.

Bài 2

Tôi đang ngồi nhặt rau giúp bà giáo thì chợt thấy lão Hạc thất thểu bước vào nhà. Hình như tìm ông giáo thì phải. Lão Hạc là ông lão già tuổi, con trai lão đã đi làm ở đồn điền cao su, vợ mất sớm, lại ốm đau liên miên. Song tính cũng lập dị. Đời thuở nhà ai có tiền mà không tiêu, có đất nhà không bán,  sống đói sống khát chả ai thương nổi. Vừa thấy ông giáo bước ra chào,  lão Hạc vội nói:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

A, cậu Vàng là con chó của lão Hạc. Đó cũng là một lí do để lão ta bị coi là quái dị. Trong cái thời đại này, đặc biệt đối với cái làng này, làm gì có ai mà lại nuôi chó để mà cưng nựng như lão ta cơ chứ. Có lần tôi sang nhà lão để xin mấy củ gừng, tôi nhìn thấy lão nựng con chó nào “cậu” này, “cậu” nọ, lại còn gắp cho nó ăn. Lão quý nó đến thế cơ mà. Sao tự dưng lại bán đi nhỉ ? Ông giáo hỏi :

– Cụ bán rồi à ?

– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Giọng lão nhừa nhựa, chứạ đầy đau khổ. Ông giáo ngoái sang hỏi tiếp :

– Thế nó cho bắt à ?

Bỗng nhiên lão Hạc yên lặng một cách kì lạ. Tôi ngước lên nhìn lão. Dù không rõ lắm nhưng hình như lão đang khóc. Những giọt nước mắt đau khổ. Nhìn lão mà tôi tựa như thấy những nếp nhăn trên mặt lão xô vào nhau và ép ra từ đó những giọt nước mắt hiếm hoi của một ông già, một người dạn dày trong vất vả, lam lũ. Mình khổ thì chả khóc, hơi đâu khóc vì con chó. Lão nói trong tiếng khóc uất ức, tức tưởi :

– Khốn nạn… ! Nào nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Rồi tôi cho nó ăn. Nó đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục chạy ra, tóm lấy cẳng sau nó mà dốc ngược lên. Hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói được nó. Nó khôn lắm ông giáo ạ ! Nó làm in như nó trách tôi : “A ! Lão già tệ lắm. Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Trời ơi, tôi già bằng này rồi mà còn nỡ tâm lừa một con chó…

Tiếng nói của lão sao mà nghe chua cay, đau xót đến thế. Quả thực là lão đau khổ và cảm thấy nhục nhã vô cùng khi làm việc ấy. Bỗng dưng sao tôi như cảm thông với lão, hiểu rõ những điều lão đang làm.

Ông giáo có vẻ rất thông cảm với lão. Ông rót một bát nước để trước mặt lão Hạc rồi khẽ an ủi :

– Đấy là cụ tưởng thế chứ nó chả biết gì đâu. Hơn nữa có ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt. Mà ta giết nó là hoá kiếp cho nó đấy cụ ạ.

Lão Hạc đáp lại với cái giọng chua chát, mỉa mai :

– Ông giáo nói phải ! Kiếp chó là kiếp khổ, thôi thì ta cứ hoá kiếp cho nó làm kiếp người. Có thế, may ra mới sung sướng hơn. Kiếp người như kiếp, tôi đây chẳng hạn.

Phải rồi, như kiếp lão, như kiếp tôi, ở cái thời này, con người sống có khác gì con chó. Nếu không phải khốn khổ vì vật chất thì cũng phải luồn cúi nhục nhã. Tự dưng tôi thấy đồng cảm với lão, với nỗi đau của lão vô cùng. Có lẽ ông giáo cũng nghĩ vậy. Ông giáo khẽ nắm bờ vai gầy của lão, bảo :

– Cụ chờ chút, tôi vào lấy ấm chè tươi thật đặc và mấy củ khoai vừa luộc. Uống nước chè, hút điếu thuốc lào và ăn củ khoai nóng… thế là sướng !

Tôi ra về tựa như cảm nhận nỗi đau của lão Hạc. Phải rồi, tôi, lão, ông giáo… đều khốn khó, mòn mỏi. Phải làm gì đây cho cuộc đời tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn ?

(Nguyễn Ngọc Thuỷ, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Không rõ tôi là người như thế nào, nhưng nhân vật đã chọn chỗ ngồi nhặt rau giúp bà giáo, một chỗ đắc địa để có thể chứng kiến toàn bộ cuộc nói chuyện.

Nội dung câu chuyện đã được ghi lại khá đầy đủ. Đó là sự đau khổ, ân hận của lão Hạc, sự an ủi, động viên của ông giáo. Người kể lại đã khéo léo đưa chi tiết mình sang nhà lão Hạc xin mấy củ gừng để nói thêm về việc lão Hạc quý và cứng chiều con chó vàng, gọi nó là cậu này, cậu nọ. Đáng ghi nhận là chi tiết nói về việc hút thuốc lào, ăn khoai luộc và uống nước chè cũng được bạn lưu ý phản ánh.

Có hai chi tiết đáng lưu ý. Một là lão Hạc ốm đau liên miên. Thật ra lão chỉ ốm có một trận thôi. Hai là việc lão Hạc chăm cậu Vàng được người kể chuyện cho là quái dị. Chỉ là bất bình thường, khác thường thôi chứ quái dị thì chưa đến mức.

Xem thêm 

Việc làm tốt khiến bố mẹ rất vui lòng

 Em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận