Thuyết minh về kính đeo mắt – Văn bản thuyết minh – Tập làm văn 8

Đang tải...

Thuyết minh về kính đeo mắt

Đề bài. Thuyết minh về kính đeo mắt.

  1. Gợi ý
  • Kiểu bài thuyết minh một đồ dùng. Qua bài viết phải thể hiện được một cách rõ nét đồ dùng đó có cấu tạo ra sao, được sản xuất ở đâu, có ích thế nào, sử dụng và bảo quản ra sao.
  • Bố cục bài viết hợp lí.
  • Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc ý.
  • Cần quan sát các loại kính khác nhau: kính râm, kính đổi màu, kính lão, kính áp tròng…
  • Có thể đọc quảng cáo về kính thời trang.

2. Dàn bài

Mở bài : Giới thiệu chung về kính đeo mắt.

Thân bài

  • Kính đeo mắt là vật dụng cần thiết cho mọi người.
  • Sự xuất hiện của kính đeo mắt.
  • Cấu tạo của kính.
  • Tác dụng của các loại kính : kính thuốc, kính bảo hộ, kính thời trang.
  • Cách sử dụng và bảo quản kính.

Kết bài

  • Nhấn mạnh tác dụng của kính.
  • Lời khuyên về kính thời trang.

 Bài 1

Một trong những vật dụng thiết yếu của con người là kính đeo mắt. Có ba loại kính :kính thuốc, kính bảo vệ mắt và kính mốt. Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là học sinh, mắc các bệnh về mắt. Chính vì thế mà ta cần tới kính thuốc.Bụi bặm, ô nhiễm khiến nhiều người cần kính để bảo vệ mắt. Cũng từ giá trị sử dụng đó, người ta còn biến nó thành vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt nên kính mốt ra đời.

Kính đeo mắt có thể chia thành hai phần gọng kính và mắt kính.

Có hai loại gọng kính là gọng kính kim loại và gọng kính nhựa. Mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Gọng kính kim loại được làm từ một loại hợp kim của sắt. Khi đeo loại gọng này, người đeo cảm thấy chắc chắn và cứng cáp. Nhưng không vì thế mà gọng nhựa mất đi vị thế của mình. Gọng nhựa dẻo và bền. Nó có thể chịu được áp lực lớn mà không bị gãy hoặc biến dạng nhiều như kính kim loại và đặc biệt nhẹ. Nói thế không phải gọng kim loại là nặng. Một số loại gọng được làm từ ti-tan (titanium) cũng vô cùng nhẹ và có thể bẻ cong mà không gãy. Mặc dù khác nhâa nhiều về đặc tính nhưng tất cả các loại gọng kính đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng. Chúng đều là đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của con người.

Mắt kính cũng được chia làm hai loại là mắt thuỷ tinh và mắt pla-xtíc (nhựa trong),tuỳ ý thích và nhu cầu riêng cho chúng ta lựa chọn. Mắt thuỷ tinh trong suố tnhưng nặng, mắt nhựa nhẹ nhưng dễ xước. Mắt kính được tạo ra rất nhiều dáng hình khác nhau, tuỳ thời đại và sự lựa chọn của con người. Mắt kính được làm ra với nhiều màu sắc’, sẫm hoặc nhạt, hồng hoặc xanh, ghi hoặc đen. Chọn lựa kính không chỉ tuỹ thuộc vào yêu cầu sử dụng mà còn thể hiện thẩm mĩ của mỗi người và cũng phụ thuộc vào khả năng tài chính nữa.

Lời khuyên duy nhất là hãy chọn cho mình chiếc kính vừa cải thiện được đôi mắt lại vừa phù hợp với khuôn mặt và khả năng riêng. Chúc các bạn vừa ý với sự lựa chọn của mình.

(Lương Ngọc Tuấn, lớp 8A1, Trửờng THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Nắm được thể loại thuyết minh, bạn đã cho người đọc hiểu được lợi ích của kính, các loại kính và cấu tạo của các bộ phận. Người viết đã nêu được những ưu điểm và nhược điểm của các loại gọng kính, mắt kính. Lời khuyên : Chọn lựa kính không chỉ tuỳ thuộc thuộc vào khả năng tài chính nữa chứng tỏ người viết khá am tường về kính; Tuy nhiên, khi thuyết minh về gọng kính, người viết mới thiên về chất liệu, mà chưa chú ý đến các bộ phận như khung giữ mắt kính, càng kính, chân kính tì lên hai bên sống mũi.

Lời kết tương đối tự nhiên. Có lẽ cần phải thêm từ vào cho chính xác hơn. Bởi lẽ kính không thể cải thiện được đôi mắt, mà chỉ là cải thiện được thị lực(sức nhìn) của mắt mà thôi.

Bài 2

Từ khi ra đời còn chưa được ưa chuộng, trải qua nhiều thế kỉ, ngày nay, kính mắt đã trở thành một phục trang quen thuộc và phổ biến với mọi người.

Cặp kính đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1260. Nhưng trong xã hội bấy giờ, chỉ có các thầy tu và giới quý tộc biết đọc mà họ lại không mấy mặn mà với kính nên khi mới ra đời, kính mắt ít được biết đến và càng hiếm người sử dụng nó. Đã thế, kính mắt chẳng thuộc một tôn giáo nào và cũng chẳng là của ăn hay dùng được mà lại là một phát minh của khoa học trong khi ở thời Trung cổ mê muội thì những phát minh đa phần bị phản đối hoặc bị lờ toẹt đi. Kính mắt thuộc về trường hợp thứ hai. Ngay cả những người cần kính để đọc thì cũng hiếm lúc mang nó ra ngoài.Khi khoa học thường bị coi là ma quỷ và những nhà khoa học luôn đồng nghĩa với các thầy phù thuỷ thì mạng sống là thứ không thể đem ra thách thức hay đùa giỡn chỉ bằng một cặp kính mắt. Nhưng không phải ai cũng như người Anh và Pháp,khăng khăng rằng kính mắt chỉ nên đeo ở nhà,những người Tây Ban Nha tin rằng kính mắt khiến họ trở nên quan trọng, đáng kính hơn và biến nó thánh một biểu tượng của giới học giả và thầy tu. Nhờ vậy,kính mắt ngày càng được nhiều người biết tới và dần dần trở thành phổ biến như hiện nay.

Kể từ khi ra đời, cặp mắt kính đã luôn được cải tiến để phù hợp và tiện lợi hơn cho người sử dụng. Ban đầu, khi mới được phát minh, thiết kế của kính chỉ có độc cái mắt kính nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó, người Tây Ban Nha đã thử dùng dây ruy-băng buộc cặp mắt kính vào hai tai để tránh cho nó khỏi nghịch ngợm mà “nhảy dù” khỏi hai mắt của người sử dụng, nhưng cái sáng kiến ấy chẳng bao giờ được chấp nhận vì trông nó thật quá tạm bợ. Mãi đến năm 1730, Edward Scarllet – một chuyên gia quang học người Luân-đôn- mới sáng chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn.

Nhiều người cho rằng Tổng thống Mĩ Benjamin Franklin là người đã phát minh ra kính đa tròng nhưng thực tế, ông chỉ. là người đưa ra ý tưởng. Vào năm 1780, vì mệt mỏi với việc cứ phải thay kính mắt liên tục, ông đã yêu cầu một người thợ cắt mắt kính làm hai phần để có thể nhìn lên nhìn xuống mà không phải thay kính.

Dù đã được phác thảo trước đó bởi danh hoạ Leonardo da Vinci nhưng phải mãi tớinăm 1827, công nghệ kính áp tròng mới thực sự bắt đầu do ý tưởng mài mắt kính áp tròng cho vừa vặn với tròng mắt của nhà thiên văn học người Anh Sir JohnHerschel. Năm 1887, thợ thổi thuỷ tinh người Đức F.E. Muller đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt. Những phát minh ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Nếu tìm hiểu kĩ, ta sỗ thấy được sự đa dạng của kính mắt từ chất liệu cấu thành đến các phụ kiện đi kèm. Mắt kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thuỷ tinh, nhựa, policarbonate, polarized, propionate… Ngoài ra, mắt kính còn được áp dụng nhiều công nghệ như xử lí tia cực tím, tráng chống xước, tráng gương, tráng phằn quang, công nghệ đổi màu, mắt kính có màu nhuộm,..

Gọng kính cũng lá một thế giới chất liệu rất phong phú. Nhựa là chất liệu phổ biến nhất vì nó không những rẻ mà còn tạo ra những biên độ vô cùng sáng tạo. Tuy thế, cũng còn rất nhiều các chất liệu khác có thể làm thành gọng kính với những ưu điểm khác nhau như : laminate zyl, acetate, propionate, titanium, beryllium,thép không gỉ, ticral, flexon, scandium, monel, đồng thiếc nguyên chất, bạc,vàng,… Đi theo các cặp mắt kính ấy còn có nhiều phụ kiện đa dạng như : dây đeo, nước rửa kính, khăn lau kính, kẹp kính, bao kính,… Tất cả góp phần tạo nên một thế giới kính mắt phong phú và hấp dẫn mọi người.

Kính có thể được chia thành nhiều loại như kính thuốc, kính râm, kính thời trang,…Kính thuốc là loại kính dùng cho người có bệnh về mắt như cận thị, viễn thị,loạn thị ; kính lão hay để bảo vệ mắt khi đọc sách nhiều và làm việc lâu bên máy vi tính. Với từng loại và mức độ bệnh của mắt mà kính có độ dày, độ cong và cấu tạo khác nhau hay thiết kế phù hợp để điều chỉnh khoảng cách tốt nhất,tránh cho người sử dụng bị mỏi mắt, căng thẳng khi phải tập trung quá lâu vào một điểm. Trong họ nhà kính, kính râm được sử dụng phổ biến nhất nhưng lại có tuổi đời trẻ nhất, mãi đến năm 1752 nó mới ra đời. Kính râm giúp cho mắt đỡ bị mỏi và bị chói do ánh nắng gay gắt ngoài trời. Kính thời trang luôn là mặt hàngkhông thể thiếu trong các hiệu kính. Các mốt kính luôn được thay đổi theo thời gian,chúng được thay đổi thành nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, được nhuộm màu sắc phù hợp với sở thích của mỗi người sử dụng. Tuy vậy, các kính vẫn phải đạt tiêu chuẩn là ngăn chặn được ít nhất 70% tia UVB và 60% tia UVA. Trên các khung kính đều có in các con số chỉ cỡ của thấu kính, cỡ của cần mũi và chiều dài của càng kính. Mỗi người có một cỡ đầu nhất định nên cũng có rất nhiều số đo khác nhau.

Càng ngày, xã hội càng phát triển vớicác xu thế thời trang hiện đại và các cặp mắt kính vẫn là một phục trang đóng góp một phần không nhỏ vào dòng chảy ấy.

(Khúc Mai Thương, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

BạnThương quả là một người thông thạo về kính. Bài thuyết minh của bạn đã phản ánhđầy đủ sự ra đời của kính mắt, sự phát triển của một số loại kính như kính hai tròng, kính áp tròng, kính râm. Qua bài thuyết minh của bạn, người đọc mới thấy được hoá ra trước đầy đã có quan niệm hẹp hòi của người Anh, người Pháp chỉ đeo kính ở nhà, trái với quan niệm của người Tây Ban Nha cho rằng kính cần phải đeo khi ra đường như một dấu hiệu của người đáng kính. Những số liệu, các tên tuổi những người có liên quan đến kính mà bạn Thương đã thu thập được khiến cho người đọc vừa ngạc nhiên vừa thích thú. Ngay một nhận xét nhỏ thôi, nhưng cũngchứng tỏ người viết am hiểu về đối tượng thuyết minh. Đó là khi bạn viết : Đi theo các cặp mắt kính ấy còn có nhiều phụ kiện đa dạng như : dây đeo,nước rửa kính, khăn lau kính, kẹp kính, bao kính,… Tất cả góp phần tạo nên một thế giới kính mắt phong phú và hấp dẫn mọi người.

Đặc sắc nhất của bài thuyết minh về kính này của Khúc Mai Thương chính là lịch sử phát triển của kính. Chỉ nguyên một điều đó thôi, chúng ta cũng thấy công phu sưu tầm tư liệu của bạn. Thật đáng khen.

Xem thêm 

Văn bản thuyết minh

Ghi lại cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận