Đọc hiểu văn bản thông tin – Bài 5 – Ngữ Văn 6 bộ Cánh Diều

Đang tải...

BÀI 5 – VĂN BẢN THÔNG TIN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Trong phần này, sách Ngữ Văn 6 bộ Cánh Diều hướng dẫn các em soạn bài đọc hiểu văn bản thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.

Hổ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

BÙI ĐÌNH PHONG

1. Chuẩn bị

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

>> Xem tại đây: Bài 5 – Văn bản thông tin – Ngữ Văn 6 bộ Cánh Diều

– Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian, các em cần chú ý:

+ Thời điểm và nơi xuất hiện của văn bản. Thời điểm đó có ý nghĩa gì?

+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc. Thông tin ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc gì?

+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng gì?

+ Sự kiện được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó đối với người đọc?

– Đọc trước văn bản Hồ Chỉ Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”; tìm hiếu về tác giả Bùi Đình Phong.

– Tìm hiểu về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 và ghi lại những thông tin cần thiết. Ghi rõ nguồn cung cấp các thông tin ấy.

2. Đọc hiểu văn bản thông tin

Thứ Bảy, 1-9-2018

Bằng chính sự gan góc, quyết tâm của cả dân tộc vì một nền Cộng hoà Dân chủ, quyền tự do, độc lập thật sự, Tuyên ngôn Độc lập khẳng định dân tộc Việt Nam phải được tự do và độc lập; “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”.

[…]

tuyên ngôn độc lập

(1) Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng 5, Người yêu cầu Trung uý Giôn, báo vụ[1] của OSS[2] (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

(2) Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời[3]; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân. Ngày ra mắt Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị.

Người đưa bản thảo[4] để các thành viên Chính phủ xét duyệt, đề nghị duyệt kĩ, vì ta sẽ đọc không phải chỉ để đồng bào cả nước ta nghe, mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh[5] nghe. […]

Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn.

Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.

(3) 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

(Theo baodanang.vn)

Câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin

1. Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

3. Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần (2) của văn bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gian Thông tin cụ thể
22-8-1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội
   
   

4. Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm mục đích gì?

5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

*Chú thích:

[1]   Báo vụ: người có nhiệm vụ nhận và phát điện báo.

[2]    OSS (US Office of Strategic Services): Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ, tiền thân của CIA (Central Intelligence Agency) – Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.

[3]   Lâm thời: tạm trong một thời gian, chưa chính thức.

[4]   Bản thảo: văn bản được soạn ra để đưa in.

[5]    Các nước đồng minh: các nước liên kết quân sự với nhau chống lại các nước phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận