Củng cố, mở rộng kiến thức về truyện trung đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6

Đang tải...

TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I. – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Truyện trung đại không phải là một thể loại. Đây là khái niệm dùng để chỉ các tác phẩm văn học được sáng tác theo loại hình tự sự thòi kì trung đại ở Việt Nam, thời kì này thường được tính từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Tự sự theo cách hiểu đơn giản là kể chuyện, đối lập với loại hình tự sự là loại hình trữ tình, kịch. Sáng tác tự sự thòi kì trung đại Việt Nam có hai hình thức là văn xuôi và văn vần. Ví dụ Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái, Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ (văn xuôi); Truyện Kiều – Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu (văn vần). Trong chương trình Ngữ văn lóp 6 chúng ta chỉ tìm hiểu truyện trung đại được sáng tác theo hình thức văn xuôi.

– Về thể loại: Truyện trung đại Việt Nam gồm có truyện văn xuôi và truyện thơ, trong đó truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán là chủ yếu. Truyện văn xuôi chữ Hán trung đại Việt Nam tồn tại dưới hai dạng chính: truyện ngắn (có dung lượng ngắn, vừa phải) và truyện dài (tiểu thuyết chương hồi).

Truyện trung đại Việt Nam tồn tại và phát triển trong môi trường văn học trung đại có tính quy luật văn, sử, triết bất phân (ba yếu tố văn, sử, triết chưa tách ra khỏi nhau) do vậy truyện thường có sự đan xen giữa các yếu tố văn, sử, triết; đan xen giữa tư duy hình tượng vói tư duy lí luận, truyện có sự pha trộn cả kí (ghi chép sự việc, sự kiện dựa trên cơ sở người thật, việc thật).

– Về ngôn ngữ – văn tự: Truyện trung đại hầu hết được sáng tác bằng chữ Hán (Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí…). Đến thế kỉ XVI, xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm (truyện Nôm) và từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX truyện Nôm phát triển rực rỡ (Hoa Tiên, Phan Trần, Truyện Kiều…).

– Ớ thời kì đầu, truyện trung đại có hình thức đơn giản, chủ yếu là sao chép từ văn học dân gian hoặc cải biến theo kiểu “cố sự tân biên” (chuyện cũ viết lại). Bởi vậy, truyện có nhiều yếu tố kì ảo, sử dụng nhiều mô-típ của văn học dân gian như: thụ thai thần kì, xuống thuỷ phủ, lên trời, diệt yêu quái, người xấu có giọng hát hay…

– Ở những thời kì về sau, truyện trung đại có xu hướng xa dần với kiểu sáng tác văn học dân gian nên yếu tố kì ảo dần mất đi và thay vào đó là những ghi chép phản ánh người thực, việc thực ngày một rồ nét hơn (kí) hoặc các sáng tác văn học hình tượng cũng đã tiến gần đến với chủ nghĩa hiện thực hơn, tuy nhiên các sáng tác này cốt truyện vẫn đơn giản, nhân vật vẫn đơn tuyến và phát triển theo trục thòi gian, nhân vật thường được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

CON HỔ CÓ NGHĨA

(Vũ Trinh)

Truyện kể về hai con hổ trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng có chung một chủ đề. Con hổ thứ nhất cõng bà đỡ Trần về đỡ đẻ cho con hổ cái. Sau khi đỡ đẻ cho con hổ cái xong, con hổ đực tạ ơn bà đỡ một cục bạc. Nhờ có cục bạc đó mà bà đã vượt qua năm mất mùa, đói kém. Con hổ thứ hai bị hóc xương nhờ bác tiều phu cứu mà thoát chết. Biết ơn bác, nó mang thịt đến tạ ơn. Khi bác mất, nó đến bên quan tài bày tỏ lòng thương tiếc. Đến ngày giỗ nó mang thịt về để trước nhà tạ ơn. Cả hai truyện này đều có cách tổ chức truyện đơn giản và khá giống nhau: hổ gặp nạn – được người giúp đỡ – hổ đền ơn.

Đây là truyện hư cấu, sử dụng biện pháp nghệ thuật phổ biến là nhân hoá, cốt truyện đơn giản, tính cách nhân vật được miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Truyện trung đại rất giàu tính giáo huấn và Con hổ có nghĩa là truyện tiêu biểu cho đặc trưng này. Truyện xây dựng theo kiểu quan hệ nhân – quả để biểu dương ngựời làm ơn cũng như người chịu ơn. Mượn chuyện của hai con hổ, nhà văn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người: hổ là thú dữ ăn thịt người mà còn có tính người như thế đáng để những kẻ làm người mà mất nhân tính phải xấu hổ, tỉnh ngộ.

MẸ HIỀN DẠY CON

(Lưu Hướng)

Truyện Mẹ hiền dạy con không nằm trong hệ thống truyện trung đại Việt Nam mà nằm trong sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc (bộ sách này của Lưu Hướng, gồm bảy quyển kể về các bậc liệt nữ – người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng). Truyện kể về cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử— một bậc hiền triết nổi tiếng Trung Quốc thời Chiến quốc. Truyện có sáu đoạn, ba đoạn đầu kể về việc mẹ của Mạnh Tử phải ba lần dời nhà để chọn môi trường tốt cho con sống. Đoạn thứ tư kể về chuyện mua thịt – không nói dối con để dạy con đức tính thật thà. Đoạn thứ năm kể về việc bà mẹ không ngần ngại, tự tay cắt mảnh vải đang dệt trên khung với một câu giải thích giản dị để tác động sâu sắc tói nhận thức của con về việc học. Đoạn thứ sáu kể về kết quả dạy dỗ của bà mẹ. Truyện có cốt truýện đơn giản nhung các chi tiết giàu ý nghĩa. Mối quan hệ trong truyện cũng xây dựng theo trục quan hệ nhân – quả. Qua câu chuyện, người đọc học được tấm lòng yêu thương con và phương pháp giáo dục đúng đắn của mẹ thầy Mạnh Tử.

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(Hồ Nguyên Trừng)

Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rút trong tập Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng. Truyện kể về Thái y lệnh Phạm Bân. Nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo để thể hiện được bản lĩnh và tấm lòng của vị Thái y. Thông qua sự kiện đặt việc cứu một dân thường đang bị bệnh nguy hiểm lên trên việc vào cung chữa bệnh cho một quý nhân theo lệnh vua, nhà văn đã nêu cao gương sáng về y đức của Thái y họ Phạm. Ông không chỉ là người tài giỏi về nghề mà còn là một lương y dám đặt tính mạng của người bệnh lên trên tính mạng của mình. Đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi vua Trần Anh Tông, một vị vua nhân đức và anh minh, đúng là một thòi đại “vua sáng tôi hiền”.

Truyện có cách viết gần vói cách viết kí (ghi chép sự việc) và cách viết sử (ghi chép chuyện có thật trong lịch sử). Ngoài giá trị văn chương, truyện còn mang tính giáo huấn khá rõ. Là truyện trung đại nên Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng thể hiện quan niệm văn dĩ tải đạo (văn dùng để chở đạo).

II. – LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng hình tượng hai con hổ? Chỉ ra sự khác nhau trong việc giúp đỡ hai con hổ của bà đỡ Trần,và bác tiều phu. Cho biết ý nghĩa của chi tiết khác nhau này. Thông qua câu chuyện, nhà văn muốn nói với ngưòi đọc điều gì?

2. Nêu suy nghĩ của em về việc làm của hai con hổ, bà đỡ Trần và bác tiều phu trong truyện Con hổ có nghĩa.

3. Em có suy nghĩ gì về cách dạy con của bà mẹ trong truyện Mẹ hiền dạy con? Qua cách dạy con như vậy, em thấy bà mẹ thầy Mạnh Tử hiện lên là người như thế nào?

4. Hãỵ phân tích y đức và bản lĩnh của Thái y lệnh Phạm Bân.

5. Những câu trả lời của Thái y lệnh cho thấy ông là người như thế nào? Hành động của vua Trần Anh Tông cho ta thấy đây là vị vua như thế nào? Em có suy nghĩ gì về hai nhân vật này qua những hành động (lòi nói) đó?

6. Hãy chỉ ra đặc điểm giống nhau của ba truyện: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Gợi ý

1. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật hư cấu, trong đó nổi bật là phép tu từ nhân hoá để xây dựng hình tượng nhân vật hai con hổ. Đó là những hành động, suy nghĩ như con người của hai con hổ.

Bà đỡ Trần bị hổ gõ cửa và cõng về để cún vợ. Bác tiều phu không bị hổ tìm đến nhà nhờ giúp đỡ mà vô tình gặp hổ bị nạn; bất chấp nguy hiểm, bác không nỡ bỏ nó và đã chủ động cứu hổ thoát chết. Tình huống cứu nạn khác nhau này dẫn đến sự trả ơn cũng khác nhau. Con hổ đực trả ơn bà đỡ một lần, còn con hổ bị hóc xương trả ơn bác tiều phu cả đời. Tạo tình huống và xử lí tình huống như vậy, tác phẩm không chỉ đề cập tói việc giáo huấn lòng biết ơn và trả ơn mà còn đề cập cả hành động làm ơn. Thông qua câu chuyện nhà văn muốn gửi tói người đọc thông điệp đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

2. Suy nghĩ về việc làm của hai con hổ, bà đỡ Trần và bác tiều phu:

– Hai con hổ: Cả hai con hổ đều có tấm lòng ân nghĩa. Ở con hổ thứ nhất tấm lòng ân nghĩa được thể hiện không chỉ ở sự biết ơn và trả ơn vói bà đỡ Trần mà còn ở trách nhiệm vói gia đình (nó không sợ nguy hiểm đi vào chỗ đông người để đón bà đỡ Trần về cứu vợ khi sinh – đó là trách nhiệm với vợ, nó còn thể hiện niềm vui sướng khi hổ con chào đòi bình an). Con hổ thứ hai do chịu ơn cứu mạng nên nó mang ơn bác tiều phu suốt đòi. Bỏi vậy nó trả ơn bác không chỉ một lần mà nhiều lần.

– Bà đỡ Trần và bác tiều phu: Họ là những con người nhân nghĩa. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái một cách tận tình, bác tiều phu cũng bất chấp nguy hiểm cứu hổ thoát chết. Hai người đều xứng đáng được hổ trả ơn.

3. Cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử: chọn môi trường tốt cho con ở, dạy con bằng cách nêu gương tốt cho con noi theo, dạy con phải chuyên cần và kiên trì học tập. Thế mới thấy để hình thành một nhân cách tốt cần phải có phương pháp giáo dục thích họp: trước hết là môi trường sống phải trong sạch; thứ hai, giáo dục phải toàn diện: vừa có chí học hành vừa phải trau dồi đạo đức; thứ ba: yêu thương nhưng phải nghiêm khắc. Qua cách dạy con này ta thấy bà mẹ thầy Mạnh Tử hiện lên là một bà mẹ vĩ đại (thông minh, yêu thương con hết mực, dám hi sinh và chấp nhận mọi khó khăn để dạy con thành người), một nhà giáo dục xuất sắc (phương pháp giáo dục rất đúng đắn).

4. Y đức và bản lĩnh của Thái y lệnh Phạm Bân được thể hiện như sau:

– Y đức: Thái y lệnh là một bậc lương y như từ mẫu. Điều này được thể hiện qua hành động dốc lòng cứu ngưòi bệnh, nhất là người nghèo khó: đem hết của cải mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để cứu giúp người bệnh, cho ở nhà mình, cho ăn, chữa bệnh cho người “dầm dề máu mủ” mà “không hề né tránh”, năm đói kém còn dựng thêm nhà cho bệnh nhân ở. Dám đặt tính mạng của người bệnh lên trên cả tính mạng của bản thân.

– Bản lĩnh: không sợ vua bắt tội, sẵn sàng cứu bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trước rồi mói đến vương phủ chữa cho quý nhân sau. Thái y đã thẳng thắn nói với Quan Trung sứ: “Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ”, “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu ngươi kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đầu

5. Những câu trả lời của Thái y lệnh cho thấy ông là người có y đức, có bản lĩnh, không sợ cường quyền, thông minh khôn khéo trong ứng xử với bề trên: phân tích cho vua thấy được bệnh nào cần chữa trước, bệnh nào cần chữa sau; cho vua thấy được lòng trung của một bề tôi với vua, đồng thời cho vua hiểu trọng trách cứu người của mình cũng là giúp vua cứu muôn dân.

Vua Trần Anh Tông là vị vua sáng suốt, anh minh, ông đã không trách tội Thái y lệnh mà còn khen ngợi Thái y “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Thái y và vua Trần đúng là “vua sáng tôi hiền”.

6. Ba truyện Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có đặc điểm chung của truỵện trung đại Việt Nam: ngắn, cốt truyện đơn giản, kết cấu cốt truyện theo mối quan hệ nhân – quả, ít miêu tả chủ yếu là kể, nhân vật đơn giản (chủ yếu thông qua lời kể), nội dung đều thể hiện những bài học giáo lí.

Xem thêm : Củng cố mở rộng kiến thức về truyện kí hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận