Củng cố mở rộng kiến thức về truyện kí hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6

Đang tải...

TRUYỆN, Kí HIỆN ĐẠI

I – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Về mặt thể loại, truyện và kí là hai loại chính của văn xuôi. Truyện có nhiều thể như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết. Và kí củng có nhiều thể khác nhau như kí sự, bút kí, phóng sự, du kí, tản văn, nhật kí, hồi kí, tuỳ bút… Các thể truyện và kí đều thuộc loại hình tự sự. Tự sự là một trong ba phương thức tái hiện đòi sống của văn học (tự sự — trữ tình – kịch). Tự sự tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó chủ yếu bằng kể và tả. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về con người hoặc sự vật, sự việc nào đó được người kể chuyện kể lại hoặc miêu tả lại.

– Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực đời sống trong sự cảm nhận chủ quan của nhà văn thì truyện lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Truyện phản ánh hiện thực đời sống trong không gian, thòi gian qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong tác phẩm truyện nhà văn cũng thể hiện tư tưởng tình cảm. Nhung ở đây, tư tưởng tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong truyện là một thế giới tạo hình đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài tác giả, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của tác giả. Phương thức phản ánh hiện thực thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người cho nên trong truyện có các yếu tố như cốt truyện, nhân vật, lời trần thuật (lời kể chuyện).

– Kí là loại hình trung gian giữa văn học và báo chí. Nó thiên về ghi chép những con người và sự việc có thật. Kí không miêu tả quá trình hình thành, phát triển tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Đối tượng của kí là một trạng thái đạo đức – phong hoá xã hội, một trạng thái tồn tại của con ngưòi hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Do đó, kí rất gần vói truyện nhưng lại khác với truyện ở chỗ không có cốt truyện, không hư cấu, tôn trọng sự.thật khách quan của đời sống, sự việc và con người trong kí phải xác thực, có địa chỉ rõ ràng. Tác phẩm kí văn học vừa có giá trị về tư liệu lịch sử vừa có giá trị về sáng tạo nghệ thuật.

2. Chương trình Ngữ văn lớp 6 có 5 tác phẩm truyện (4 tác phẩm Việt Nam và 1 tác phẩm của Pháp) và 4 bài kí (3 tác phẩm kí của Việt Nam và 1 tác phẩm kí của Nga).

– Các tác phẩm truyện, kí của Việt Nam có cách viết giản dị, gần gũi với trẻ em. Các nhà văn đã xâỷ dựng được nhiều hình tượng đẹp, rrĩang tính giáo dục cao. Truyện Bài học đường đòi đầu tiên [DếMèn phiêu lưu kí) giúp người đọc, nhất là các bạn nhỏ tuổi nhận ra được một điều vô cùng thấm thìa: ở.đời không được sống hung hăng, hống hách, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Truyện Sông nước Cà Mau đem đến cho chúng ta một vẻ đẹp trù phú, giàu có cùng vói những nét độc đáo của cảnh sắc thiên nhiên và- sinh hoạt của con người ở một vùng đất phương Nam. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi để lại cho ta một bài học về cách ứng xử trong cuộc đời-: cách ứng xử với tài năng và ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống. Truyện Vượt thác đem đến cho chúng ta một bức tranh sinh động về con người lao động giản dị mà khoẻ khoắn. Hình ảnh đó cũng là biểu tượng cho sức mạnh và ý chí của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Bài kí Cây tre Việt Nam đã xâỵ dựng được một biểu tượng đẹp đẽ về con người và đất nước Việt Nam vói những truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, hiên ngang, kiên cường trong chiến đấu để bảo vệ quê hương. Bài kí Cô Tô đem đến cho người đọc một vẻ đẹp không phải chỉ có ở ngôn từ của nhà văn mà còn là của cảnh vật thiên nhiên tráng lệ làm say đắm lòng người cùng cuộc sống lao động của con người trên đảo Cô Tô, thấy được sự hoà họp giữa thiên nhiên và con người trên đảo trong công cuộc xây dụng đất nước. Lao xao đã gợi lại cho ta nhớ về cuộc sống ở làng quê thòi xưa trong những bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Cuộc sống thuở ấy tuy vất vả, nghèo khó nhưng bền bỉ, dẻo dai, chứa đựng nhiều nét văn hoá độc đáo cúa làng quê Bắc bộ.

– Các tác phẩm truyện, kí của nước ngoài cũng vậy. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng không chỉ đơn giản là kể lại một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường tiểu học tại một làng quê thuộc vùng An-dát (Pháp) mà hơn thế, qua hình ảnh sinh động, đẹp đẽ, cảm động của thầy Ha-men rìhà văn đã cho chúng ta thấy một bài học sâu sắc về lòng yêu nước. Truyện ngắn này đã khơi dậy niềm tự hào và tinh thần yêu nước, giáo dục tình yêu Tố quốc từ những biểu hiện bình dị, nhỏ bé và rất gần gũi với mỗi con người. Bài kí Lòng yêu nước vừa gợi lên những vẻ đẹp của từng vùng miền của nước Nga thân yêu vừa thể hiện đưọ’c tinh thần yêu nước thiết tha của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc. .Đồng thời cũng nêu lên một chân lí giản dị mà sâu sắc: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất […]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Các tác phẩm truyện, kí trong chương trình Ngữ văn lóp 6 rất đặc sắc về nghệ thuật. Các tác phẩm thể hiện một năng lực quan sát và thể hiện sự vật, hiện tượng rất nhạy cảm, tinh tế của nhà văn. Các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, mượn truyện loài vật để nói chuyện của con người được các nhà văn khai thác rất hữu hiệu góp phần thể hiện rất sinh động cảnh vật và hoạt động của con người. Nhiều câu văn giàu hình ảnh, thấm đẫm chất thơ đi sâu vào tâm hồn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Xem thêm: Các câu chuyện về truyện kí hiện đại (câu hỏi và trả lời) – Bồi dưỡng HSG Văn 6 tại đây. 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận