Củng cố, mở rộng kiến thức về truyện cười – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6

Đang tải...

TRUYỆN CƯỜI

I.  CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

2. – Truyện cười Việt Nam tập trung vào một số nội dung sau:

+ Những thói xấu thuộc về bản chất bộc lộ chủ ỵếu ở những hành vi buồn cười trong sinh hoạt của các tằng lóp vua, chúa, quan lại, thánh thần, cường hào, địa chủ, sứ thần trong xã hội phong kiến.

+ Những thói xấu “thông thường” ở tầng lóp những ngưòi bình dân bộc lộ qua các hành vi buồn cười trong sinh hoạt của họ.

+ Những hiện tượng buồn cười do hiểu lầm, hớ hênh… mà mọi người dễ mắc phải, hoặc do những khuyết điểm, những khuyết tật không gây tổn hại cho ai.

– Truyện cười là truyện kể để cười, tức là để gây ra tiếng cười. Tuy nhiên tiếng cười trong truyện cười không chỉ đơn thuần để giải trí mà nó còn có các mục đích khác như sau:

+ Thể hiện sự nhận thức, đánh giá sự vật, hiện tượng.

+ Thể hiện những bài học giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc.

+ Thể hiện thái độ châm biếm, phê phán những gì trái tự nhiên, trái quy luật, những thói hư tật xấu của con người.

– Dựa vào chức năng, người ta chia truyện cười thành hai loại: •

+ Truyện cười hài hước (khôi hài). Đây là những truyện có nội dung phê phán nhẹ nhàng, có tính chất mua vui, giải trí nhằm giúp mọi người nhận ra cái sai, cái xấu để hoàn thiện mình hơn.

+ Truyện cười trào phúng (đả kích). Đây là những truyện có nội dung phê phán mạnh mẽ. Đó là tiếng cười phê phán những thói xấu làm ảnh hưởng đến đời sống con người, phản xã hội.

– Kết cấu: Truyện cười có kết cấu đơn giản, cốt truyện ngắn, nhân vật ít, tình tiết ít và rõ ràng. Mỗi mẩu truyện dù ngắn thì cũng có đủ ba chặng: chặng đầu giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật, chặng hai là tình huống gây cười, chặng ba là bản chất đáng cười được bộc lộ.

– Nhân vật: Truyện cười ít nhân vật, thường chỉ có hai nhân vật, đôi khi cũng có tới ba nhân vật. Nhân vật trong truyện cười không hoàn chỉnh, không có số phận, chỉ bộc lộ một nét tính cách, một hành động nào đó có tác dụng gây cười: Sau tiếng cười màn kịch về nhân vật được khép lại.

– Tình huống gây cười: Là tình huống tạo ra tiếng cười. Thường mỗi loại nhân vật được đặt vào một loại tình huống đặc biệt để gây cười. Ví dụ anh tham ăn thì được đặt vào tình huống đi ăn cỗ, thầy đồ thì được đặt vào tình huống đứng trước học trò… Ngoài tình huống gây cười thì ngôn ngữ, hành động của nhân vật cũng là những yếu tố giúp tạo nên tiếng cưới.

TREO BIỂN

Hiện tượng đáng cười trong truyện Treo biển được thể hiện ở hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là lòi góp ý của những người qua đường. Khía cạnh thứ hai là thái độ tiếp thu ba phải, thiếu chủ kiến của người chủ hiệu.

Tiếng cười được bật ra một cách khoái trá, thú vị, từ từ và cuối cùng là tiếng cười sảng khoái khi kết thúc truyện. Tiếng cười phê phán thói ba phải, tiếp thu thiếu chủ kiến một cách hài hước, nhẹ nhàng, dí dỏm đã mang đến cho câu chuyện một bài học thú vị (giống như truyện ngụ ngôn): khi được người khác góp ý, ta không được hấp tấp, vội vàng làm theo ngay mà phải suy xét để tiếp thu một cách có lựa chọn, chỉ tiếp thu những cái hợp lí.

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Lợn cưới, áo mới giống như một màn hài kịch. Màn hài này có hai nhân vật có tính hay khoe của: một anh muốn khoe chiếc áo mới và một anh muốn khoe con lợn cưới. Khoe của là một thói xấu, đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, thường thích khoe ra để chứng tỏ mình hơh người. Loại người này đã trờ thành đối tượng để tác giả dân gian chế giễu, phê phán thông qua truyện cười Lợn cưới, áo mới.

Vói cách kể hài hước, nghệ thuật gây cười của truyện đã khai thác thông qua sử dụng lời thoại của nhân vật gắn với xây dựng tình huống kịch tính, cách dẫn chuyện khéo léo, kết thúc đột ngột, bất ngờ. Truyện đem đến cho người đọc, người nghe tiếng cười giải trí, hài hước, vừa giúp thư giãn với một bài học nhẹ nhàng, ý nghĩa giáo dục tinh tế; vừa thể hiện thái độ phê phán của nhân dân với những thói hư tật xấu trong nội bộ quần chúng.

II- LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Hãy phân tích ý nghĩa của từng yếu tố trong tấm biển quảng cáo của cửa hàng cá trong truyện Treo biển. Em có nhận xét gì về tấm biển quảng cáo này?

2. Em có suy nghĩ gì về lời góp ý của các vị khách và hành động của chủ cửa hàng trong truyện Treo biển

3. Hãy chỉ ra những chỗ bất bình thường của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới. Những chỗ bất bình thường này cho thấy tính cách của họ như thế nào?

4. Nêu ý nghĩa của tiếng cười trong hai truyện Treo biển; Lợn cưới, áo mới.

Gợi ý

1. Cửa hàng có biển quảng cáo đề là: “Ở đây có bán cá tươi”. Tấm biển gồm có bốn yếu tố thực hiện bốn chức năng thông báo khác nhau là:

– “Ở đây”: thông báo về địa điểm cửa hàng.

– “Có bán”: thông báo về một hoạt động của cửa hàng.

– “Cá”: thông báo về loại mặt hàng, chỉ có một loại hàng duy nhất.

– “Tươi”: thông báo về chất lượng hàng hoá.

Tấm biển quảng cáo có câu chữ đầy đủ, chính xác, nội dung thông báo như thế không thừa và không thiếu. Như chúng ta đã biết, một tấm biển quảng cáo muốn làm tốt được chức năng xã hội của mình thì tối thiểu phải có đầy đủ bốn yếu tố, thực -hiện bốn chức năng như trên. Trong thực tế, rất có thể, lúc chợ đã tan, người qua lại nhìn yếu tố thứ nhất “ở đây” sẽ giúp họ biết địa điểm bán thứ hàng mà khi cần họ có thể tìm đến để mua, cũng có thể yếu tố này dùng để phân biệt với các cửa hàng cùng bán một loại hàng như vậy ở những địa điểm khác. Yếu tố thứ hai “có bán” là yếu tố quan trọng, nhất thiết phải có bỏi nó không chỉ thông báo mà còn phân biệt hoạt động của cửa hàng nhằm thông báo cho mọi người biết và thực hiện, trong chợ có nhiều cửa hàng, mỗi cửa hàng lại có những hoạt động riêng khác nhau: mua, bán hoặc vừa mua vừa bán, chế biên, giới thiệu sản phẩm… Yếu tố thứ ba “cá” là yếu tố cũng không thể thiếu cho dù vật bày bán tự nó cũng có thể có chức năng thông báo. Nói nó không thể thiếu bởi chủ cửa hàng bao giờ cũng muốn khẳng định rõ thứ hàng hoá mình chuyên bán là loại hàng gì. Yếu tố thứ tư “tươi” rõ ràng là rất cần. Yếu tố này không chỉ thông báo mà còn khẳng định chất lượng của sản phẩm mà cửa hàng bán ra, việc cung cấp thông tin này sẽ tạo niềm tin cho khách mua hàng.

2. Bốn người khách góp ý, khuyên cắt bớt những thành phần ghi trên biển quảng cáo vói chủ hiệu đều không có ác ý, những ý kiến họ đóng góp đều rất chân tình (cử chỉ và ngôn ngữ: cười, bảo) và thoạt nhìn thì những lời khuyên đó đều có vẻ rất họp lí nhưng thực ra lại không họp lí. Sự không họp lí này có thể thấy dưới những góc nhìn sau. Thứ nhất, biển hiệu qụảng cáo bên cạnh chức năng thông báo thông tin còn có chức năng gây sự chú ý để hấp dẫn người đọc thông tin quảng cáo. Cả bốn vị khách đã bỏ qua chức năng này, người nào cũng lấy việc trực tiếp nhìn ngửi, xem xét mặt hàng của mình thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng, đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ (ngôn ngữ có khả năng làm tín hiệu thay thế sự vật, sự vật không, cần hiện diện, chỉ cần thấy tên gọi là người ta đã hình dung ra). Thứ hai, cả bốn vị khách, mỗi người chỉ quan tâm tói một hoặc một số thành phần (yếu tố) của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng, họ nhìn nhận các thành phần trong sự tách rời nhau, không có quan hệ qua lại vói nhau, trong khi đó từng thành phần trong câu quảng cáo lại có một chức năng riêng và có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Nhờ sự tác động qua lại này mà câu quảng cáo mới tạo thành một ý nghĩa nhất đính, thực hiện đầy đủ các chức năng thông báo thông tin một cách hiệu quả nhất.

Chủ cửa hàng là người ba phải, tiếp thu không chính kiến. Anh ta treo biển quảng cáo mà không hiểu mục đích của quảng cáo, không hiểu chức năng của tấm biển. Nghĩ đến cùng, trong truyện này người góp ý không có lỗi mà lỗi ở chủ cửa hàng: không biết suy xét đúng sai, ai nói gì cũng cho là đúng, nghe đến mức đánh mất cả vai trò làm chủ của chính mình.

3. Chỗ bất bình thường của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới: Anh có áo mói: mặc áo đứng hóng từ sáng đến chiều để chờ có người khen. Khi trả lòi câu hỏi thì không tập trung vào ý của người hỏi cần biết ngay mà cố tình có những hành động, lòi nói thừa (giơ vạt áo, từ lúc tôi mặc áo mới này). Còn anh tìm lợn thì có lòi nói và động tác, hoàn cảnh mâu thuẫn nhau. Hoàn cảnh thì “nước sôi lửa bỏng” (cưới mà bị sổng mất lợn), động tác thì “tất tưởi” vậy mà lời hỏi lại cố tình thừa một từ (cưới). Những chỗ bất bình thường này cho thấy hai anh chàng trong truyện là những người thích khoe khoang. Đúng là “kì phùng địch thủ”, “kẻ cắp bà già gặp nhau”.

4. Ý nghĩa của tiếng cười trong truyện Treo biển; Lợn cưới, áo mới:

Treo biển: Tiếng cười phê phán thói ba phải, tiếp thu thiếu chủ kiến.

Lợn cưới, áo mới: Tiếng cười phê phán những người có tính thích khoe khoang, một tính xấu phổ biến trong xã hội.

Xem thêm: Củng cố, mở rộng kiến thức về truyện trung đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6 tại đây. 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận