Các câu chuyện về truyện kí hiện đại (câu hỏi và trả lời) – Bồi dưỡng HSG Văn 6

Đang tải...

Các câu chuyện về truyện kí hiện đại

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

Văn bản được trích từ chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm được sáng tác dựa trên những kỉ niệm tuổi thơ từ vùng Bưởi – quê hương của tác giả. Dế Mèn phiêu lưu kí gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn vì mục đích xây dựng một thế giói đại đồng, hoà họp, muôn loài kết làm anh em. Trên những chuyến phiêu du ấy, Dế Mèn ngày càng trưởng thành, trở thành một thanh niên biết trọng lẽ phải, khao khát vươn tới một lí tưởng cao đẹp… Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, bằng lòi kể của chính Dế Mèn, đoạn trích đã dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh của chàng dế thanh niên, cường tráng nhưng tính tình còn kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ, xốc nổi, hung hăng. Bởi tính cách này mà Dế Mèn đã bày trò trêu chị Cốc, làm cho chị Cốc nổi giận và dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt, một hàng xóm của Dế Mèn. Cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn vô cùng ân hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên: “Ở đời mà có thói hung hăng’bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”. Với cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật miêu tả và kể chuyện sinh động, ngôn ngữ chírih xác, phong phú gồm hệ thống các từ láy và các động từ, tính từ đặc sắc, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới loài vật hiện lên thật sinh động, gần gũi, tự nhiên. Đoạn trích dụng lên một hình ảnh sống động về thế giới loài vật, qua đó gợi lên thế giới của con người cùng với những mối quan hệ xã hội rất đa dạng.

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

(Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)

Đoạn trích được trích từ chương XVIII trong truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Nhà văn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ ở cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau. Với sự am hiểu về địa danh và ngôn ngữ địa phương, kết họp với nhiều phương thức, thủ pháp miêu tả độc đáo tác giả đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, nguyên sơ, trù phú, đầy sức sống. Đó là cảnh sông ngòi, kênh rạch “bủa giăng chi chít như mạng nhện” cùng với màu xanh và tiếng “rì rào bất tận” của vùng sông nườc Cà Mau. Đồng thời cũng tái hiện được cảnh sinh hoạt độc đáo với không khí “ồn ào, đông vui, tấp nập” của chợ Năm Căn họp trên mặt nước. Như vậy, Đoàn Giỏi đã miêu tả cuộc sống ở vùng Cà Mau qua hai phương diện chính: đất nước và con người. Đoạn văn cho thấy óc quan sát tinh tế, cách miêu tả cảnh sắc, hương vị đất nước rất chân thực nhưng hết sức sinh động của nhà văn Đoàn Giỏi.

BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

(Tạ Duy Anh)

Truyện Bức tranh của em gái.tôi của Tạ Duy Anh được rút trong tập “Con dế ma. Truyện đã được tặng giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong. Tác phẩm kể về mối quan hệ của hai anh em trong một gia đình. Cô em gái có tài năng hội hoạ và có tâm hồn trong sáng, nhân hậu. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khẳng định thì người anh luôn mặc cảm, tự ti, ghen tị. Rồi một lần đứng trước bức tranh đoạt giải Nhất của em gái vẽ về mình, người anh đã thức tỉnh. Sự trong sáng, hồn nhiên, nhân hậu của người em đã giúp người anh nhận ra sự hạn chế của bản thân. Qua câu chuyện về sự thức tỉnh của người anh, tác giả muốn nhắn nhủ người đọc: không được ghen tị, mặc cảm, tự ti trước thành công của người khác mà phải trân trọng, chia sẻ niềm vui với họ một cách chân thành; phải vượt lên sự hạn chế của bản thân để khắc phục những sai lầm và hoàn thiện mình hon. Đồng thời tác phẩm cũng gửi một thông điệp về sức mạnh chân chính của nghệ thuật: cái đẹp sẽ giúp con người hoàn thiện mình.

Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất khiến cho lời kể rất hồn nhiên, chân thực, dễ dàng bộc lộ được diễn biến tâm lí của nhân vật và thể hiện một cách tinh tế những sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật. Chính vì lời kể của người anh mang hình thức tự truyện nên ý nghĩa giáo dục của tác phẩm không lộ liễu mà mang tính truyền cảm cao. Cách tạo tình huống bất ngờ ở cuối truyện càng góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề, tư tưởng tác phẩm.

VƯỢT THÁC

(Trích Quê nội – Võ Quảng)

Vượt thác trích từ chương XI trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Tác phẩm viết về cuộc sống của làng Hoà Phước, ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cục và Cù Lao là hai nhân vật chính của tác phẩm. Hai ngưòi có quan hệ họ hàng nhưng đồng thời cũng là những người bạn vô cùng thân thiết với nhau. Hai người cùng nhau đi học, cùng giúp đỡ lẫn * nhau, cùng “vào sinh ra tử” vói nhau. Cục và Cù Lao muốn tham gia đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng đòi sống mới của dân làng nên đã cùng dượng Hương Thư và chú Hai Tuân ngược dòng sông Thu Bồn lên rừng Dùi Chiêng lấy gỗ về dựng trường học. Cảnh vượt thác được miêu tả trong bối cảnh này. Theo hành trình của con thuyền ngược dòng sông, đoạn trích đã miêu tả rất sinh động cảnh quan những vùng địa hình khác nhau ở hai bên bờ của dòíig sông Thu Bồn, đặc biệt là cảnh con thuyền vượt thác từ vùng đồng bằng trù phú vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn. Trong cuộc vượt thác này, dượng Hương Thư chính là .người đứng mũi chịu sào, người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm và vô cùng quả cảm. Ngoại hình của dượng Hương Thư vạm vỡ, gân guốc, khoẻ mạnh được tôi luyện qua bao nắng gió, gian lao. Qua miêu tả, tác gi’ả đã khắc hoạ được một hình ảnh đẹp về dượng Hương Thư. Đó là vẻ đẹp dũng mãnh của con người lao động trên nền của thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và hiểm trở.

Lối kể chuyện tự nhiên, cách miêu tả tinh tế và việc sử dụng các chi tiết nghệ thuật họp lí đã góp phần đem đến thành công cho đoạn văn này.

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(An-phông-xơ Đô-đê)

Đây là truyện ngắn của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê. Truyện lấy bối cảnh nước Pháp thua trận sau cuộc chiến Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, theo đó hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Bởi vậy, những trường học ở hai vùng này buộc phải lấy tiếng Đức làm ngôn ngũ’ chính để giảng dạy thay cho tiếng Pháp. An-phông-xơ Đô-đê đã kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường tiểu học tại một làng quê thuộc vùng An-dát. Qua cái nhìn và tâm trạng của cậu học trò Phrăng và hình ảnh sinh động, đẹp đẽ, cảm động của thầy Ha-men, nhà văn đã thể hiện lòng yêu nước một cách sâu nặng, tha thiết bằng một biểu hiện rất cụ thể. Đó là tình yêu tiếng nói của dân tộc (tiếng Pháp). Đồng thời cũng khẳng định một chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”. Truyện ngắn đã khơi dậy niềm tự hào và tinh thần yêu nước, giáo dục tình yêu Tổ quốc từ những biểu hiện bình dị, nhỏ bé và rất gần gũi với mọi người.

Đây là một truyện ngắn đặc sắc về phương diện nghệ thuật. Câu chuyện do một em bé người An-dát là Phrăng kể. Lời kể giản dị nhưng hết sức thấm thía. Thầy giáo Ha-men và Phrăng là hai nhân vật được xây dựng thành công.

CÔ TÔ

(Trích Cô Tô – Nguyễn Tuân)

Nguyễn Tuân là một nhà văn độc đáo. Tài năng của ông thể hiện rõ nhất trong hai thể loại sở trường: kí và tuỳ bút. Nhắc đến ông là nhắc đến một cây bút tài hoa và uyên bác. Nét độc đáo của Nguyễn Tuân là ông luôn nhìn đối tượng bằng cái nhìn thiên về văn hoá và thẩm mĩ.

Đoạn trích nằm trong phần cuối bài kí cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân, một bài kí đặc sắc thể hiện rất rõ bút pháp độc đáo của tác giả. Bài văn có ba đoạn, cũng là ba cảnh chính bổ sung cho nhau để làm hiện lên bức tranh giàu đẹp của vùng biển đảo Cô Tô. Đó là vẻ đẹp trong trẻo và sáng sủa của Cô Tô sau trận bão; vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, rộng lớn của Cô Tô khi mặt trời mọc và cuộc sống sinh hoạt vui vẻ, ấm áp trên đảo Cô Tô. Bài kí đã thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên cùng sự say mê, gắn bó vói thiên nhiên, đất nước và con người lao động ở vùng biển đảo Cô Tô của nhà văn. Bài văn giúp cho ngưòi đọc hiểu biết và yêu mến một vùng biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Bài kí hấp dẫn ở nghệ thuật miêu tả cảnh độc đáo của tác giả, những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng phong phú, cách sử dụng từ miêu tả rất tài tình. Tất cả vẽ nên một bức tránh Cô Tô đẹp, tráng lệ, làm say lòng người.

CÂY TRE VIỆT NAM

(Thép Mới)

Đây là bài bút kí giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh vừa mang tính cụ thể vừa mang tính biểu  tượng được nhà văn Thép Mới viết làm lời bình cho một bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lọi. Thông qua hình ảnh cây tre (và các loại cây cùng họ với tre), bộ phim đã cho mọi người thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam; ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Văn bản đã khắc hoạ sinh động vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường mà thanh cao của cây tre và cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết của cây tre với đời sống tâm hồn, công việc sản xuất và trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam. Đồng thòi, nhà văn cũng khẳng định sức sống mãnh liệt, lâu bền của tre và đó cũng chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta, nhân dân ta – Tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc và đất nước Việt Nam.

Bài kí sử dụng nhiều phép tu từ đặc sắc như phép điệp ngữ, phép nhân hoá,… Giọng điệu, nhịp điệu có sức lôi cuốn. Câu văn giàu hình ảnh, giàu nhạc tính, giàu chất trữ tình, lúc thiết tha, lúc sôi nổi, lúc hào hùng, lúc bay bổng, lãng mạn. Tác phẩm đã kết họp. nhuần nhuyễn giữa miêu tả và bình luận.

LÒNG YÊU NƯỚC

(I-li-a Ê-ren-bua)

Văn bản được trích từ bài báo Thủ lửa của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược (1941 – 1945). Bài kí đã chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng vùng miền, miêu tả tinh tể; kết họp nhuần nhuyễn giữa cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lô-gíc của tư duy với lối diễn đạt sâu lắng, trữ tình đầy cảm xúc. Thể văn tuỳ bút – chính luận, giàu hình ảnh, câu văn sâu sắc, triết lí nhưng vẫn đằm thắm, tự nhiên. Cách viết theo trình tự tổng – phân – họp có lập luận chặt chẽ, có yếu tố trữ tình gợi cảm gây xúc động trong lòng người đọc. Với Lòng yêu nước, I-li-a Ê-ren-bua đã giúp chúng ta hiểu thêm về tâm hồn Nga, tính cách Nga, hiểu thêm về đất nước Liên Xô vĩ đại. Thông qua bài kí, nhà văn đã thể hiện được tinh thần yêu nước thiết tha của mình cũng như của nhân dân Xô viết trong hoàn cảnh cam go của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thòi cũng nêu lên một chân lí giản dị mà thấm thìa, sâu sắc: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất […]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

LAO XAO

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

Văn bản Lao xao được trích từ tập hồi kí – tự truyện Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán, tác phẩm xuất bản năm 1985 và được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987. Thông qua hồi tưởng và kỉ niệm tuổi thơ, nhà văn đã dựng lại những nét chấm phá về cuộc sống ở làng quê xưa trong những bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt, đồ vật và hình ảnh con người. Cuộc sống thuở ấy tuy vất vả, nghèo khó nhưng bền bỉ, dẻo dai, chứa đựng nhiều nét văn hoá độc đáo của làng quê Bắc Bộ. Sự kết họp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và kể chuyện vói nhận xét, bình luận khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn. Bằng sự quan sát tinh tế, vốn hiểu biết phong phú kết họp nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, đoạn trích đã vẽ lên những bức tranh cụ thể, nhiều sắc màu về vẻ đẹp làng quê trong buổi sáng chớm hè; về thế giới của các loài chim ở đồng quê theo cái nhìn của trẻ thơ và thấm đẫm chất văn hoá dân gian. Nhờ đó, văn bản đã gọi lên trong tâm hồn người đọc những kí ức đẹp hết sức giản dị nhưng vô cùng sống động về tuổi thơ gắn bó với làng quê Việt; bồi dưỡng tình cảm yêu mến quê hương với mỗi người, nhất là với ‘trỏ thơ.

II – LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Chỉ ra những điểm được và chưa được trong tính cách của Dế Mèn. Điều gì đã làm cho Dế Mèn ngộ nhận mình là một “tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”? Sự ngộ nhận đó đã dẫn đến hậu quả gì và cái chết của Dế Choắt đã có tác động như thế nào tói Dế Mèn?Cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của vùng “Sông nước Cà Mau” đã để lại trong em những ấn tượng như thế nào?

2. Đứng trước bức tranh đoạt giải của cô em gái Kiều Phương (trong truyện Bức tranh của em gái tôi), tâm trạng của người anh đã diễn ra như thế nào? Thể hiện sự biến đổi của người anh, nhà văn cho chúng ta thấy ý nghĩa gì cửa nghệ thuật? Qua nhân vật người anh, tác phẩm đã gợi cho người đọc về cách ứng xử vói tài năng hoặc thành công của người khác như thế nào?

3. Hãy cho biết vị trí quan sát, miêu tả của người kể chuyện trong văn bản Vượt thác. Tìm những hình ảnh miêu tả thiên nhiên và con người trong đoạn trích. Em có nhận xét gì về cách quan sát miêu tả? Cách miêu tả này gợi cho em suy nghĩ gì?

4. Chỉ ra tình huống truyện đặc sắc trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng. Việc lựa chọn tình huống đó để xây dựng truyện có ý nghĩa như thế nào?

5. Hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi dạy cuối cùng được nhà văn miêu tả ra sao? Em có suy nghĩ gì về thầy Ha-men và câu nói của thầy: “Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”?

6. Tìm những hình ảnh mà nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả đảo Cô Tô sau cơn bão, cảnh mặt trời mọc trên biển. Nều nhận xét về biện pháp tu từ và các từ ngữ được nhà văn sử dụng trong những hình ảnh miêu tả trên. Biện pháp tu từ và các từ ngữ đó giúp em cảm nhận được gì về Cô Tô?

7. Trong bài kí Cô Tô, khi nhìn cảnh sinh hoạt và lao động ở cái giếng nước ngọt rìa đảo, nhà văn có cảm nhận: “cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Theo em, tại sao?

8. Bài Cây tre Việt Nam đã ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất và tác dụng của loài tre. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều đó. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật chủ yếu được nhà văn sử dụng để miêu tả cây tre. Qua biện pháp nghệ thuật ấy, hình ảnh cây tre gọi cho em liên tưởng đến những vấn đề gì?

9. Trong Lòng yêu nước, khi nghĩ về quê hương, mỗi người dân Xô viết ở mỗi vùng quê khác nhau lại nhớ đến những hình ảnh, những ấn tượng tiêu biểu của quê hương. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết nó gợi cho người đọc biết được điều gì về đất nước Xô viết, nó có quan hệ như thế nào vói câu văn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”? Và câu văn này có phải chỉ đúng vói người dân Xô viết, trong thời kì chiến tranh vệ quốc không? Tại sao?

11. Hãy chỉ ra cách miêu tả các loài chim trong bài Lao xao của Duy Khán. Nêu nhận xét về cách quan sát và miêu tả đó. Miêu tả các loài chim như vậy, bài văn giúp em cảm nhận gì về bức tranh làng quê?

12. Trong các truyện (trích đoạn) hiện đại đã học, những truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất? Cho biết vai trò của nhân vật ấy trong mỗi truyện.

Gợi ý

1. Những điểm được và chưa được trong tính cách của Dế Mèn. Điểm được: ăn uống điều độ và làm việc chừng mực, biết làm nhà cẩn thận, sắp xếp gọn gàng (thể hiện gián tiếp qua lời chê Dế Choắt sinh sống cẩu thả, không biết làm nhà nhiều ngách để phòng tránh…), biết nhận ra và hối hận vì làm những việc sai lầm (trêu chị Cốc, gây ra cái chết của Dế Choắt). Điểm chưa được: kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, coi thường và bắt nạt mọi người, hung hăng, hống hách, xốc nổi, không biết quan tâm, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn,.yếu đuối… (cà khịa vói tất cả mọi người trong xóm, quát chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó, nói năng, cư xử với Dế Choắt một cách hách dịch, trêu chị Cốc, không dám nhận lỗi để cứu Dế Choắt…).

Dế Mèn ngộ nhận vì: Trong họ nhà dế thì Dế Mèn là một thanh niên cường tráng; có vẻ đẹp ưa nhìn, oai vệ. Khi Dế Mèn gây sự, to tiếng, ra oai với mọi người trong xóm thì ai cũng nhịn, không đáp lại. Nguyên nhân sâu xa vì Dế Mèn là chàng trai mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé toàn những người ốm yếu, hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng, ngang ngược của mình là tài ba, “sắp đứng đầu thiên hạ”.

Sự ngộ nhận đó đã dẫn đến hành động trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Và chính cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ. Dế Mèn nhận ra thiên hạ còn có người hơn mình, nhận thấy hành động của mình là ngông cuồng, dại dột… Để từ đây, Dế Mèn bắt đầu có sự thay đổi: “Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

2. Những ấn tượng về cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của vùng “Sông nước Cà Mau”:

Cảnh vật thiên nhiên thì hoang sơ, rộng lớn, hùng vĩ: không gian mênh mông; sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, rừng đước bạt ngàn, bao trùm không gian là màu xanh của trời, của nước, của cây và tiếng rì rào bất tận của sóng, của gió…

Cuộc sống sinh hoạt độc đáo, đông vui, tấp nập: chợ họp trên sông nước, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát (những đống gỗ cao như núi; thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng; những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên măt nước như những khu phố nổi, các món xào, món nấu Trung Quốc; đĩa thịt rừng, cút rượìi, kim chỉ, quần áo, nữ trang… người Hoa, người Chà Châu Giang, người Miên…).

3. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” đoạt giải Nhất của cô em gái, tâm trạng của người anh đã biến đổi: ban đầu là ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ – nhũng thay đổi tinh tế trong tâm trạng của nhân vật. Diễn biến tâm trạng này là quá trình người anh nhận ra những tính xấu của mình. Đó là sự hẹp hòi, đố kị với tài năng của em gái. Thể hiện sự biến đổi của người anh, nhà văn cho chúng ta thấy ý nghĩa của nghệ thuật: thức tỉnh, giáo dục con người. Qua nhân vật người anh, tác phẩm cũng gợi cho người đọc về cách ứng xử vói tài năng hoặc thành công của người khác: không nên đố kị mà nên trân trọng, chia sẻ niềm vui vói tài năng, thành công của người khác, bởi cuộc sống này luôn tiềm ẩn những điều thật kì diệu, ấm áp…

4. Vị trí quan sát, miêu tả của người kể chuyện trong văn bản Vượt thác. Người kể chuyện quan sát và miêu tả từ con thuyền đang vượt thác. Miêu tả theo hành trình ngược dòng sông, đi qua ba chặng của con thuyền: vùng đồng bằng hạ lưu, đoạn có nhiều núi cao, thác dữ và vùng thượng lưu với cảnh dòng sông êm ả.

Những hình ảnh miêụ tả thiên nhiên: bãi dâu trải ra bạt ngàn, vườn tược càng um tùm, dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao như đột ngột hiện ra, nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững, dọc sườn núi, mọc giữa những bụi lúp xúp…

Hình ảnh dượng Hương Thư: đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại… những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì ưên ngọn sào,…

Tác giả đã quan sát tỉ mỉ, miêu tả chi tiết. Cách quan sát và miêu tả này gợi lên hình ảnh về những vùng đất trù phú; thiên nhiên đẹp đẽ, hùng vĩ, hiểm trở; con người dũng mãnh, hào hùng chinh phục thế giới tự nhiên…

5. Tình huống truyện đặc sắc trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng. Trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), nước Pháp thua trận, vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị cắt về cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, cả hai vùng này không được học tiếng Pháp mà phải học tiếng Đức. An-phông-xơ Đô-đê đã kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường tiểu học tại một làng quê thuộc vùng An-dát.

Việc lựa chọn tình huống này để xây dựng truyện có tác dụng thể hiện được tâm trạng và thái độ của người dân An-dát đối vói tiếng Pháp (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Đức (tiếng của quân xâm lược). Đây là một cách thể hiện tình yêu nước thiết tha trước kẻ thù.

6. Hình ảnh thầy giáo Ha-men trong buổi dạy cuối cùng được nhà văn miêu tả rất cụ thể: Trang phục rất trang trọng (mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn; đội cái mủ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng), thái độ vói học sinh (ân cần, dịu dàng, nhắc nhở Phrăng khi đến muộn; lời lẽ thiết tha, truyền cảm; nhiệt tình giảng dạy như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh; chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ “rông” thật đẹp: Pháp, An-dát… cho học sinh viết tập), những lời ca ngợi tiếng Pháp – ngôn ngữ hay nhất thế giói, hành động cuối cùng trước khi kết thúc (nghẹn ngào, không nói được hết câu, đứng dựa đầu vào tường, viết lên bảng dòng chữ in đậm thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”).

Qua cách miêu tả này, người độc thấy được lòng yêu nước dạt dào của thầy Ha-men. Thầy đang muốn truyền tình cảm yêu nước của mình tới mọi người, nhắc nhở mọi ngưòi về việc bảo vệ nước Pháp. Qua các chi tiết miêu tả thầy Ha-men, chúng ta dễ dàng nhận thấy tình cảm của người kể chuyện đối vói thầy. Đó là tình cảm trân trọng, ngợi ca.

Câu nói của thầy: “Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc roi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù” đã khẳng định tầm quan trọng và sức mạnh của tiếng nói, của ngôn ngữ dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng khi đất nước bị xâm lăng.

7. Những hình ảnh mà nhà văn Nguyên Tuân miêu tả đảo Cô Tô sau cơn bão, cảnh mặt trời mọc trên biển:

Đảo Cô Tô sau cơn bão: một ngày trong trẻo, sáng sủa; bầu trời trong sáng; cây trên núi đảo thêm xanh mượt; nước biển lại lam biếc, đặm đà; cát lại vàng giòn hơn.

Cảnh mặt trời mọc trên biển: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt tròi nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân tròi màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

Nhận xét: Nhà văn sử dụng nhiều từ ngữ giàu tính tạo hình và sắc thái biểu cảm, nhiều tính từ (là từ láy hoặc từ ghép) chỉ màu sắc, ánh sáng, có khi có tính từ được sử dụng rất sáng tạo (lam biếc, vàng giòn) để làm nổi bật vẻ đẹp tươi sáng hay diễn tả những trạng thái tinh tế của cảnh vật sau cơn bão, mặt trời lên; sử dụng biện pháp tu từ so sánh (so sánh kép) để tả cảnh mặt tròi mọc. Hình ảnh so sánh này làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen, hình ảnh và màu sắc hiện lên vừa chính xác vừa dễ hình dung lại rất độc đáo.

Cách sử dụng các từ ngữ miêu tả tài tình cùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ phong phú giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp rạng rỡ, tưoi sáng, kì vĩ và tráng lệ của Cô Tô sau trận bão.

8. Nhìn cảnh sinh hoạt và lao động ở cái giếng nước ngọt rìa đảo, nhà văn có cảm nhận: “cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”, sở dĩ như vậy vì: cảnh tấp nập quanh giếng và đoàn người gánh nước xuống thuyền làm người ta liên tưởng đến sự tấp nập của một cái bến, buổi chợ. Nhưng cảnh sinh hoạt và lao động quanh cái giếng trên đảo Cô Tô vào buổi sớm mai sau trận bão còn gọi cảm giác đậm đà, mát mẻ vì đó là cuộc sống lao động thanh bình giữa đảo khơi; có cái đậm đà của tình người dân biển gắn bó, thân thiện; có cái mát mẻ của dòng nước ngọt, của không khí nhẹ nhàng tinh khiết; khác với cái không khí ồn ào, tấp nập nhưng ngột ngạt của cái chợ trong đất liền.

9. Nhưng chi tiết, hình ảnh ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất và tác dụng của cây tre:

– Vẻ đẹp của cây tre: mầm non măng mọc thẳng, màu tre tươi nhũn nhặn, dáng vưon mộc mạc, bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

– Phẩm chất của cây tre: vào đâu tre cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, thắng thắn “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thắng”, chí khí như người, ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, gắn bó với người trong mọi hoàn cảnh…

-Tác dụng của cây tre: làm cối xay, làm lạt buộc, làm đồ chơi, làm điếu hút thuốc, làm nôi, làm giường, làm vũ khí đánh giặc, làm sáo giúp con người biểu lộ tình cảm, tâm hồn,…

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được nhà văn sử dụng để miêu tả cây tre chính là biện pháp nhân hoá: tre ăn ở với người; tre là đồng chí chiến đấu; tre vốn cùng’ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc; gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù; tre xung phong vào xe tăng, đại bác; tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lứa chín; tre hi sinh để bảo vệ con người; tre, anh hùng lao động; tre, anh hùng chiến đấu… Qua biện pháp nghệ thuật ấy, hình ảnh cây tre gợi liên tường đến hình ảnh của con người Việt Nam với những phẩm chất, đức tính: cần cù, giản dị, thanh cao, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Cây tre đã trở thành hiểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

10. Trong văn bản Lòng yêu nước, khi nghĩ về quê hương, mỗi người dân Xô viết ở mỗi vùng quê khác nhau lại nhớ đến những hình ảnh, những ấn tượng tiêu biểu của quê hương. Đó là: người vùng Bắc nhớ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, nhớ hình ảnh thân cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng, tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu; người U-crai-na nhớ bóng cây thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, thời gian như ngừng trôi, tiếng ong bay khe khẽ xua động; người Gru-di-a nhớ khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ánh bạc vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay đựng trong túi da dê, nhũng lời thân ái, giản dị; người Lê-nin-grát nhớ sương mù quê hương, dòng sông Nê-va rộng và đường bệ, những tượng bằng đồng tạc chiến mã, hoa lá rực rỡ, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử; người Mát-xcơ-va nhớ phố cũ chạy ngoằn ngoèo, đại lộ thành phố mói, điện Krem-li, tháp cổ, ánh sao đỏ ban mai.

Tất cả những điều này. cho chúng ta biết những vẻ đẹp đáng yêu ở từng vùng miền khác nhau trên đất nước Xô viết. Những nỗi nhớ đó là những minh chứng cụ thể về lòng yêu nước. Từ những cái cụ thể đó để nhà văn đi đến kết luận, khái niệm cụ thể về lòng yêu nuúc “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, ỵệu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Khái niệm này không chỉ đúng vói người dân Xô viết trong thời kì chiến tranh vệ quốc mà trong mọi thời gian, không gian. Nó là chân lí của nhân loại.

11. Cách miêu tả các loài chim trong bài văn Lao xao: bồ các là tiếng kêu; sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu hót, tọ toẹ học nói; diều hâu mũi khoằm* đánh hơi rất tinh; chèo bẻo như những mũi tên đen mang hình đuôi cá, thức đêm, gọi ngưòi “chè cheo chét”; cắt có cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, đánh nhau xỉa bằng cánh; bìm bịp kêu “bịp bịp”, cánh nâu, rúc trong bụi; nhạn vùng vẫy tít mây xanh kêu “chéc chéc”; tu hú đến khi vải chín và khi hết vải thì bay đi;… Duy Khán quan sát rất chi tiết về thế giới các loài chim: từ đặc điếm ngoại hình đến môi trường sống, hoạt động, quan hệ của chúng và lựa chọn những nét đặc sắc nhất ở mỗi loài để miêu tả một cách rất tinh tế. Qua bức tranh về các loài chim, tạ thấy làng quê Việt Nam hiện lên thật thanh bình, thân thương với những hình ảnh, âm thanh sống động của thế’giới thiên nhiên. Nó làm ta thêm gắn bó, yêu mến quê hương.

12. Những truyện có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất: Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Buổi học cuối cùng.

Các nhân vật kể chuyện trên đồng thời là nhân vật chính của từng truyện, do đó vừa là người kể vừa là người tham gia trực tiếp vào các biến cố của truyện. Việc sử dụng ngôi kể ở ngôi thứ nhất như vậy tạo ra mối quan hệ gần gũi, thân mật của nhân vật với người đọc (vì người đọc như được nghe trực tiếp lời trò chuyện, lời kể lại của một người trong truyện). Đồng thời sự lựa chọn ngôi kể này giúp cho các tác giả miêu tả, bộc lộ nội tâm nhân vật dễ dàng, nhất là với các nhân vật có quá trình biến đổi tính cách, tâm lí (Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên, người anh trong Bức tranh của em gái tôi, cậu học trò Phrăng trong Buổi học cuối cùng).

Xem thêm: Củng cố, mở rộng kiến thức về thơ hiện đại – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn lớp 6 tại đây. 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận