Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 2)

Đang tải...

+ Chỉ ra : ( 1 điểm )

Hình ảnh chiếc lá rơi được so sánh với nhiều sự vật khác nhau :

–  Có chiếc lá  tựa  mũi tên nhọn,

–  Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không

–  Cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cây không bằng một vài giây bay lượn…

–  Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè…

+ Phân tích tác dụng : ( 3.5 điểm )

Mỗi phép so sánh miêu tả một trạng thái rơi của chiếc lá :

– Chiếc lá rụng rất nhanh

– Chiếc lá rụng theo vòng xoáy của gió

– Chiếc lá rơi nhẹ nhàng

– Chiếc lá rơi xuống rồi nhưng lại bị gió thổi bay lên

> Tác dụng : Gợi hình, gợi cảm, miêu tả sự vật cụ thể, sinh động và biểu hiện tưởng, tình cảm thêm sâu sắc.

Chiếc lá là một sự vật hiện tượng vô tri, vô giác trong tự nhiên. Khi lá ở trên cây là biểu hiện sự sống còn tồn tại. Khi lá rụng là biểu hiện ngừng sự sống và trở về với đất. Mượn hình ảnh chiếc lá hết nhựa đã rời cành, đã kết thúc một kiếp sống theo quy luận tự nhiên nhà văn muốn nói về sự sống và caío chết của con người. :

  • Có cái chết thản nhiên, không tiếc thương, không lưu luyến cuộc đời.
  • Cận kề cái chết, vẫn nuối tiếc sự sống
  • Chết thanh thản, nhẹ nhàng
  • Sợ hãi trước cái chết
  • Phải là người có cái nhìn tinh tế, tỉ mỉ mới miêu tả được đoạn văn hay và sống động như vậy. ( 0.5 điểm )

Câu 12: (4.0 điểm )

        Mưa xuân . Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang ,… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.

                                                                                      (Vũ Tú Nam )
         Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân .

Câu 13: ( 4,0 điểm )


– Xác định được các từ láy có trong đoạn văn : ( 1,0 điểm )


Bâng khuâng , phập phồng , bổi hổi , xốn xang , nhớ nhung , lấm tấm .
– Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn :
( 3, 0 điểm )


+ Mưa được cảm nhận như là một sự bâng khuâng gieo hạt .
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng chờ đợi , có gì đó bổi hổi xôn xang .
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung .
* Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế : nhẹ , mỏng hết sức đáng yêu .

– Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: (0,5điểm)

     +  Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.

+ Biện pháp tu từ:

Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.

So sánh: mặt đất như muốn thở dài.

– Phân tích: (1,5điểm )

+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.

+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.

+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.

Þ Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam

 Câu 14 ( 3.0 điểm):

Đọc kỹ mấy câu sau:

Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

                                                          ( Lao xao – Duy Khán)

Em hãy:

  1. Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa có trong các câu trên.
  2. Cho biết phép nhân hóa trong các câu trên được tạo ra bằng cách nào?
  3. Nêu tác dụng của phép nhân hóa.

Câu 15 ( 3.0 điểm ):

  1. Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa có trong các câu đã cho: 1.0 điểm. Cụ thể:

– Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộnđuổi cả bướm … = > 0.5 điểm

– Bướm hiền lànhrủ, lặng lẽ = > 0.5 điểm.

  1. Chỉ ra được cách thực hiện phép nhân hóa (1.0 điểm). Cụ thể:

+ Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: ( ong vàng, ong vò vẽ, ong mật ) đánh lộn, đuổi; (bướm) rủ (nhau), lặng lẽ…   =>1.0  điểm.

  1. Tác dụng của phép nhân hóa:

Biện pháp nhân hóa đã góp phần quan trọng trong việc miêu tả cụ thể, sống động thế giới loài vật trong khung cảnh chớm hè; làm cho chúng trở nên có đời sống tâm hồn và rất gần gũi với con người. Qua đó, góp phần thể hiện rõ tài quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả => 1.0 điểm.

Câu 16 (4 điểm)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau:

“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua mặt đất mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non,  ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”

  Câu 17 ( 4 điểm )

-Xác định đúng phép so sánh (2 điểm )

+ Măng – mũi gai khổng lồ( nhọn hoắt ) ( 1đ )

+ Bẹ măng – áo mẹ (bọc kín, ủ kĩ )           ( 1 đ )

-Phân tích được tác dụng: ( 2 điểm )

+ Gợi hình ảnh về những mầm măng trỗi dậy mạnh mẽ, tràn đầy sức sống; về sự bao bọc, chở che tự nhiên vốn có của loài thảo mộc ( 1 đ )

+ Gợi sự liên tưởng về tình mẫu tử; yêu thương, chăm sóc, nâng niu, ấp ủ … ( 1 đ)

Câu 18 (3 điểm)

          Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá  được sử

 dụng trong đoạn thơ sau:

 “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
    Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
    Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
                                                                                             (Khánh Chi, “Biển”)

Câu 19. (3 điểm) :    Học sinh cần trình bày dưới dạng  đoạn văn ngắn gọn, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Ý 1: Xác định được các phép so sánh, nhân hoá: (1,0 điểm)
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.(0,5 đểm)
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, nũng nịu, dỗ dành, đùa, khóc.(0,5 điểm)

Ý 2: Nêu được tác dụng: (2,0 điểm)

+ Biển được miêu tả như con người với nhiều tâm trạng khác nhau.(0,5điểm)
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ thơ, có khi lại đầy tâm trạng buồn, vui, mộng mơ…(0,5 điểm)
=> Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đã cho thấy sự thay đổi của biển thật rõ, thật cụ thể về màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên bức tranh sống động về biển. Biển vừa lớn lao vừa gần gũi, thân thương qua cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả. (1đ)

Câu 20. (3,0 điểm)

Phân tích hiệu quả của phép tu từ trong đoạn văn sau:

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ … Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

         Phân tích hiệu quả của phép tu từ đã học trong đoạn văn sau:

          “ Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Trông tre thanh cao, giản dị, chí khí như người.”

                              ( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)

                                             (Biển đẹp-Vũ Tú Nam)

Câu 21: (3 điểm)  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng v ề và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn

Ý 1: Xác định được các phép nhân hoá: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.

-Ý 2:  Nêu được tác dụng: Làm cho việc miêu tả bến cảng trở nên sống động, nhộn nhịp hơn.

Đang tải...

Tải về >> tại đây

Xem thêm 

Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 1) >> tại đây

Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 3) >> tại đây

Biện pháp tu từ – Ngữ Văn lớp 6 (Phần 4) >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận